Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Tết Nguyên Đán - Võ Phương Anh

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

- Biết một số hoạt động chuẩn bị cho ngày tết Nguyên Đán.

- Biết một số món ăn, hoạt động trong ngày tết.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng quan sát, tư duy phán đoán.

- Rèn cho trẻ tính tích cực trong các hoạt động và kỹ năng tư duy độc lập, tự học, tự tìm tòi khám phá kiến thức.

- Rèn phản xạ nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.

- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng ngôn ngữ để mô tả những hoạt động có trong ngày tết cổ truyền.

- Phát triển khả năng chú ý quan sát, phân loại, ghi nhớ có chủ định.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ lòng tự hào về truyền thống văn hóa Việt Nam, tích cực tham gia vào các hoạt động đón chào ngày tết Nguyên Đán.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, quan tâm đến người thân, biết ý nghĩa của ngày tết cổ truyền Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/11/2024 | Lượt xem: 47 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Tết Nguyên Đán - Võ Phương Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Mầm non Thanh Trì
Khối: Mẫu giáo lớn

Họ và tên giáo viên: Võ Phương Anh
 Trương Thị Thanh Loan
 Nguyễn Thị Ngọc Anh


HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Tết Nguyên Đán
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
- Biết một số hoạt động chuẩn bị cho ngày tết Nguyên Đán.
- Biết một số món ăn, hoạt động trong ngày tết.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng quan sát, tư duy phán đoán.
- Rèn cho trẻ tính tích cực trong các hoạt động và kỹ năng tư duy độc lập, tự học, tự tìm tòi khám phá kiến thức.
- Rèn phản xạ nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng ngôn ngữ để mô tả những hoạt động có trong ngày tết cổ truyền.
- Phát triển khả năng chú ý quan sát, phân loại, ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ lòng tự hào về truyền thống văn hóa Việt Nam, tích cực tham gia vào các hoạt động đón chào ngày tết Nguyên Đán.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, quan tâm đến người thân, biết ý nghĩa của ngày tết cổ truyền Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ
1. Các video ghi hình giáo viên
2. Video lấy nguồn từ Youtube
3. Lời ghi âm, hình ảnh, âm nhạc minh họa.
4. Các phần mềm sử dụng trong bài giảng
5. Các cuốn sách tham khảo liên quan đến bài giảng
6. Các slide hướng dẫn thao tác bài tập tương tác, một số lưu ý khi sử dụng bài giảng, cách thu phóng hình ảnh.
III. ỔN ĐỊNH:
- Cho trẻ nghe bài hát: “Bé đón Tết sang”
- Hỏi trẻ về bài hát:
Câu hỏi 1: Các con vừa nghe bài hát gì? (Dạng bài tập chọn 1 đáp án)
Câu hỏi 2: Bài hát nói về ngày Tết gì của Việt Nam? (Dạng bài tập kéo thả)
- Dẫn dắt vào bài bằng các hình ảnh Tết Nguyên Đán kèm lời ghi âm của giáo viên có sử dụng hiệu ứng PowerPoint và đồng bộ bằng Ispring.
IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán
- Cung cấp kiến thức cho trẻ về các hoạt động chuẩn bị đón Tết: Dọn dẹp trang trí nhà cửa, mua sắm, gói bánh chưng kèm lời dẫn của giáo viên.
- Trẻ được trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã cung cấp về các hoạt động đón Tết bằng các câu hỏi tương tác: 
Câu1: Gia đình con thường làm gì để chuẩn bị đón tết? (Dạng câu hỏi chọn nhiều đáp án đúng)
Câu 2: Loại bánh nào đặc trưng nhất của Tết Nguyên Đán? (Dạng câu hỏi chọn 1 đáp án đúng)
Câu 3: Các loại cây, hoa nào thường chuẩn bị trong ngày Tết (Dạng câu hỏi chọn nhiều đáp án đúng)
- Giáo viên chốt hoạt động 1 bằng hình ảnh, kết hợp lời dẫn của giáo viên.
2. Hoạt động 2: Các hoạt động trong ngày tết 
- Giáo viên hỏi trẻ bằng các câu hỏi tương tác để khai thác hiểu biết của trẻ:
Câu 1: Đêm giao thừa có hoạt động gì nổi bật? (Dạng câu hỏi chọn 1 đáp án đúng)
Câu 2: Con hãy chọn hình ảnh các hoạt động có trong này tết. (Dạng câu hỏi kéo thả)
Câu 3: Câu thơ về hoa đào. (Dạng câu hỏi chọn 1 đáp án đúng)
- Giáo viên chốt bằng video có hình ảnh, lời dẫn và ghi âm về các hoạt động trong ngày Tết Nguyên Đán.
- Để khắc sâu hơn nữa kiến thức của trẻ về các các hoạt động trong ngày Tết Nguyên Đán, giáo viên cho trẻ chơi trò chơi PowerPoint: “Hái lộc đầu xuân” có sử dụng các hiệu ứng PowerPoint phù hợp với chủ đề hoạt động và giúp trẻ hứng thú hơn. Trong trò chơi Powerpoint có các câu hỏi sau:
Câu 1: Con hãy chọn hình ảnh thường diễn ra trong đêm giao thừa
Câu 2: Trong ngày mồng 1 tết mọi người thường làm gì?
Câu 3: Đâu là hình ảnh đúng của hoạt động hái lộc?
Câu 4: Các con thường được nhận gì trong ngày Tết?
3. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố
- Sử dụng gói câu hỏi Quiz của Ispring để đưa ra các dạng câu hỏi khác nhau củng cố kiến thức về Tết Nguyên Đán cho trẻ. Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Theo con những hình ảnh nào nói về ngày tết? (Dạng câu hỏi chọn đáp án đúng)
Câu 2: Con hãy nối hình ảnh bên trái với hình ảnh bên phải sao cho đúng nhé (Dạng câu hỏi ghép đôi)
Câu 3: Con hãy chọn các loại quả cho vào giỏ để bày mâm ngũ quả nhé! (Dạng câu hỏi kéo thả)
Câu 4: Câu hỏi kết hợp giáo dục: Khi nhận mừng tuổi con nên làm thế nào? (Dạng câu hỏi kéo thả)
* Mở rộng: Cuốn từ điển điện tử “Món ăn ngày Tết” thực hiện bằng Ispring có hình ảnh, ghi âm tiếng giáo viên minh họa ở từng trang món ăn ngày Tết Nguyên Đán
4. Kết thúc
- Giáo viên ghi hình giáo dục và kết thúc hoạt động.
- Tài liệu tham khảo có kèm các loại sách liên quan đến chủ đề hoạt động dành cho trẻ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_de_tai.doc