Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Xác định vị trí của đồ vật phải-trái, trên-dưới, trước-sau so với bản thân
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.Kiến thức
- Trẻ phân biệt được phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới , phía phải phía trái của bản thân.
- Củng cố kiến thức cho trẻ về xác định trên - dưới; trước - sau, phải - trái của cơ thể trẻ.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng định hướng Phía trên- phía dưới; phía trước- phía sau, phải - trái của bản thân, tư duy, trí nhớ, sự chú ý.
3. Thái độ
- Dạy trẻ biết ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất.
GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: XĐ vị trí của đồ vật phải - trái, trên - dưới, trước - sau so với bản thân. Chủ đề: Bản thân Đối tượng: Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi Số lượng: 30 trẻ. Thời gian: 30 phút Ngày soạn: Ngày dạy: Người thực hiện: I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1.Kiến thức - Trẻ phân biệt được phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới , phía phải phía trái của bản thân. - Củng cố kiến thức cho trẻ về xác định trên - dưới; trước - sau, phải - trái của cơ thể trẻ. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng định hướng Phía trên- phía dưới; phía trước- phía sau, phải - trái của bản thân, tư duy, trí nhớ, sự chú ý. 3. Thái độ - Dạy trẻ biết ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ. - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô - Thảm nền, chùm bóng bay trên cao, búp bê, mũ. - Bài hát “ Màu hoa”, đường em đi”. 2. Đồ dùng của trẻ - Mỗi trẻ có 1 búp bê dạ, 1 mũ lưỡi chai. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú: - Gọi trẻ (xúm xít) cùng làm quả bóng tròn to nào? - Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể. - Đố các con biết chúng ta có mấy giác quan? Tương ứng với bộ phận nào trên cơ thể? - Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh, chúng mình phải làm gì? - Giáo dục: Đúng rồi chúng ta phải giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. - Trẻ lại cầm tay nhau thành vòng tròn rộng - 5 giác quan: Xúc giác, khứu giác, thính giác, vị giác, thị giác. Trẻ kể về một số bộ phận trên cơ thể mình: tay, mũi,tai,lưỡi,mắt. - Phải giữ gìn cơ thể sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất - Trẻ nghe cô giáo dục. 2. Bài mới a. Ôn xác định phía trên - dưới, trước - sau, trái - phải của bản thân. * Ôn phía trên - dưới, trước - sau, trái - phải của cơ thể. - Cô cho trẻ giơ hai bàn tay, TC: - Bàn tay của chúng mình rất đẹp, chúng mình dùng để múa, vẽ này và còn để làm gì nữa nhỉ? - Vậy khi ăn cơm tay phải chúng mình làm gì? Tay trái chúng mình làm gì? - Vậy khi vẽ chúng mình dùng tay nào để cầm bút vẽ ? - Tay trái sẽ làm gì? - Sau mỗi lần trẻ giơ tay cô kiểm tra xem đúng chưa?( Cô cho trẻ giơ tay trái - tay phải) + Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh” - Cô nói “ Tay phải”, trẻ nói “ Tay cầm thìa”, “ Cầm bút”, “ Cầm bàn chải đánh răng”, “ cầm cốc” - Cô nói “Tay trái” trẻ nói “Tay cầm bát”, “giữ vở”, Và ngược lại cô nói “Tay trái” trẻ nói “Cầm bát” + Bụng no của chúng mình đâu? Bụng ở phía nào của cơ thể? + Lưng các con đâu nhỉ? Có nhìn được lưng không? Lưng ở phía nào của cơ thể? + Đầu chúng mình đâu? Đầu ở phía nào so với cơ thể? + Chân các con đâu? Chân ở phía nào của cơ thể các con? * Hoạt động 2: Nhận biết phía trước - sau, trên - dưới của bản thân - (Trốn cô), (Cô đâu) Xuất hiện chùm bóng bay + Lớp chúng mình có rất nhiều đồ chơi đẹp, hôm nay có gì đặc biệt? + Chùm bóng ở đâu? Làm thế nào để nhìn thấy được chùm bóng? + Vì sao phải ngẩng đầu lên mới thấy được bóng bay nhỉ? Vì chùm bóng ở phía nào của các con? - Cô nhấn mạnh lại và cho trẻ phát hiện và đọc “Phía trên”. - Những gì mà ngẩng đầu lên mới thấy được thì gọi là phía trên. + Ngoài chùm bóng ra phía trên con còn có gì nữa? (Hỏi một số trẻ) - Cho trẻ chơi trò chơi “Giấu chân” + “Chân đâu”? + Chúng mình có nhìn thấy chân của chúng mình không nào? + Làm thế nào để nhìn thấy chân của chúng mình? + Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy? Vì chân ở phía nào của con? - Cho trẻ đọc: “phía dưới” - Cô nhấn mạnh những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới. Ngoài chân ra, phía dưới chúng mình còn có gì nữa? - Cho trẻ hát “ Màu hoa” đi lấy đồ chơi về chỗ ngồi hình chữ U. + Bạn búp bê thấy chúng mình học ngoan nên bạn búp bê muốn học cùng các bạn lắm bây giờ chúng mình mời búp bê học cùng chúng mình nào! + Chúng mình mời búp bê ngồi đây. Chào bạn búp bê nào! + Chúng mình có nhìn thấy bạn búp bê không? Búp bê ở phía nào của các con? - Các con nhìn thấy bạn búp bê vì bạn ấy ở “Phía trước” các con đấy! - Cho trẻ đọc tập thể cá nhân “Phía trước” - Cho cá nhân trẻ xác định phía trước của mình (3-4 trẻ) + Chúng mình cùng chơi trò chơi nào “giấu tay” đưa tay ra sau bế em búp bê ra phía sau nào! + Bây giờ chúng mình có thấy em búp bê không? Vì sao chúng mình không thấy em búp bê nhỉ? - Đúng rồi.Vì em búp bê ở phía sau lưng của các con nên chúng mình không nhìn thấy được. - Cả lớp đọc “Phía sau”. Các con ạ những gì ở phía sau mà phải quay người lại mới nhìn thấy được thì là phía sau đấy! - Cô hỏi trẻ phía sau của con đâu, phía sau của con có gì? - Vậy em búp bê của cô đang ở đâu? Phía nào của các con? - Vậy cô đang đứng ở góc nào? Phía nào của các con? + Cô vừa hướng dẫn cho chúng mình biết những phía nào nhỉ? * Luyện tập - Trò chơi 1: Ai nhanh nhất + Búp bê tặng mỗi bạn 1 chiếc mũ xinh, chúng mình đội mũ lên nào, xếp búp bê phía trước các con. + Chơi lần 1: Cô nói tên đồ dùng + Chơi lần 2: Cô nói vị trí - Thực hiện tập thể và hỏi cá nhân, sửa sai cho trẻ. - Trò chơi 2: Làm theo hiệu lệnh + Cho trẻ đứng theo đội hình + Cô nói phía trước - sau, trẻ bật theo hiệu lệnh + Cô nói phía trên trẻ bật và giơ tay lên cao, phía dưới thì trẻ ngồi xuống. - Cô nhận xét hoạt động, khích lệ động viên trẻ. - Trẻ giơ hai bàn tay ra, quan sát và đàm thoại cùng cô: - Tay dùng để cầm thìa, cầm khăn mặt, mặc quần áo - Khi ăn cơm tay phải cầm thìa ạ! Tay trái giữ bát. - Tay Phải cầm bút vẽ - Con dùng tay trái giữ giấy, giữ vở. - Trẻ giơ tay trái, tay phải theo hiệu lệnh của cô giáo. - Trẻ hưởng ứng khi cô giới thiệu trò chơi. - Trẻ lắng nghe hiệu lệnh của cô: - Tay cầm bút - trẻ giơ tay phải. - Tay cầm thìa - trẻ giơ tay phải. - Tay cầm bàn chải đánh răng - trẻ giơ tay phải. - Tay cầm bát - Trẻ giơ tay trái. - “ Tay giữ vở” - Trẻ giơ tay trái. - Tay trái - Cầm bát. - Bụng đây, bụng đây. - Phía trước của cơ thể - Lưng đây, lung đây!Không nhìn thấy lưng vì lưng ở phía sau - Đầu đây, đầu đây!Đầu ở phía trên của cơ thể - Chân đây, chân đây!Chân ở phía dưới của cơ thể - Chùm bóng bay - Chùm bóng trên trần nhà phải ngửa cổ để nhìn thấy. - Vì chùm bóng ở trên cao - Phía trên - Trẻ đọc “Phía trên” - Lắng nghe cô nói. - Có quạt trần, bóng điện - Trẻ ngồi giấu chân - Trẻ cúi nhìn xuống chân: “ Chân đây, chân đây!” - Có ạ! - Phải cúi xuống nhìn ạ! Phía dưới ạ! - Trẻ đọc phía dưới - Có thảm ạ ( có nền gạch hoa)! - Trẻ đi vòng tròn lấy rổ đồ chơi - Chào búp bê - Đặt búp bê trước mặt - Có nhìn thấy búp bê, búp bê ở trước mặt. - Lắng nghe cô nói - Trẻ phát âm “Phía trước” - Cá nhân trẻ trả lời phía trước có ai, cái gì? - Chơi giấu tay và để búp bê ra sau lung - Không ạ! - Vì búp bê ở phía sau ạ! - Trẻ đọc “Phía sau” - Trẻ nghe cô khái quát. - Phía sau con có búp bê, có giá đồ chơi. - Em búp bê ở góc phân vai, phía phải ạ! - Góc học tập, phía trái ạ! - Phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, phía trái, phía phải ạ! - Trẻ nói vị trí của đồ dùng. - Trẻ nói tên đồ dùng. - Trẻ cầm tay làm bóng tròn to - Trẻ bật theo hiệu lệnh của cô - Trẻ lắng nghe cô - Trẻ bật theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ bật và giơ tay lên cao, phía dưới thì trẻ ngồi xuống. -Trẻ nghe cô nhận xét, động viên. 3. Kết thúc - Cô cho trẻ hát vận động bài: “ Đường em đi” ra sân chơi. - Trẻ hát, vận động bài: “ Đường em đi” ra sân chơi.
File đính kèm:
- lam quen voi toan 5 tuoi_12919883.docx