Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ - Đề tài: Nặn con vật mà bé thích
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Về kiến thức:
- Trẻ biết cách nặn, tạo hình các con vật.
- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩn của mình.
2. Về kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng xoay tròn, lăn dài, ấn dẹt , uốn cong, vê tròn để tạo thành các
con vật.
- Trẻ nói lên được những nhận xét về sản phẩm của mình cũng như của bạn.
- Trẻ có kĩ năng trả lời các câu hỏi của cô đúng và đủ câu.
3. Về thái độ:
- Trẻ tập trung, hứng thú trong khi hoạt động.
- Trẻ biết tôn trọng sản phẩm do mình và bạn làm ra.
II. Chuẩn bị:
1. Đối với trẻ: Tâm thế vui tươi, thoải mái trước khi vào tiết học.
- Nguyên liệu: đất nặn, bảng nặn
- Trẻ ngồi bàn ôsin
z PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI GIÁO ÁN HỘI GIẢNG ( Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ) Đề tài: Nặn con vật mà bé thích Giáo viên: Đặng Thị Xuân Quỳnh Lớp: MGB C3 Năm học 2017 - 2018 GIÁO ÁN Đề tài: Nặn con vật mà bé thích Thể loại: Tiết đề tài Lứa tuổi: Mẫu giáo bé 3- 4 tuổi. Số lượng: 18- 20 trẻ Thời gian: 20- 25 phút Ngày dạy: 16/11/2017 I. Mục đích - yêu cầu: 1. Về kiến thức: - Trẻ biết cách nặn, tạo hình các con vật. - Trẻ biết đặt tên cho sản phẩn của mình. 2. Về kỹ năng: - Trẻ có kĩ năng xoay tròn, lăn dài, ấn dẹt , uốn cong, vê tròn để tạo thành các con vật. - Trẻ nói lên được những nhận xét về sản phẩm của mình cũng như của bạn. - Trẻ có kĩ năng trả lời các câu hỏi của cô đúng và đủ câu. 3. Về thái độ: - Trẻ tập trung, hứng thú trong khi hoạt động. - Trẻ biết tôn trọng sản phẩm do mình và bạn làm ra. II. Chuẩn bị: 1. Đối với trẻ: Tâm thế vui tươi, thoải mái trước khi vào tiết học. - Nguyên liệu: đất nặn, bảng nặn - Trẻ ngồi bàn ôsin 2. Đối với cô: - Sa bàn vườn quốc gia Cúc Phương trong đó có các thảm thực vật, động vật sinh sống. - Vật mẫu của cô - Que chỉ. - Nhạc lời bài hát: Cùng múa hát cho đời vui, ta đi vào rừng xanh. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức – giới thiệu bài: - Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Ta đi vào rừng xanh. - Cô trò chuyện về nội dung bài hát. - Cô giới thiệu hôm nay cô cháu mình sẽ cùng đến tham quan một khu rừng thu nhỏ của nước Việt Nam mình. - Cô và trẻ cùng quan sát và trò chuyện về khu vườn Quốc gia 2. Nội dung chính a. Quan sát, đàm thoại mẫu gợi ý - Cô giới thiệu: các con ạ! đây là vườn Quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên, có hệ động thực vật phong phú và đa dạng là vườn quốc gia đầu tiên của nước Việt Nam. Trong khu vườn chúng mình nhìn xem có nhìn xem có những gì? * Chúng mình cùng quan sát và có nhận xét gì về vườn Quốc gia? + Trong vườn có những gì? + Trong vườn có những con vật gì? + Chúng mình cùng nhìn xem đây là con gì nhỉ? Đúng rồi có con gấu, con thỏ, còn con gì nữa ? Cô thấy có con gì đó ở bụi cây đấy. Các con cùng quan sát kĩ nhé( tạo tình huống xuất hiện con sâu và con ốc sên). => Cô chốt: Trong vườn có nhiều cây lâu năm, có thảm thực vật phong phú và đặc biệt còn có các con vật: như con gấu, con thỏ, con ốc sên, sâu. Những con vật này được cô nặn bằng đất nặn đấy. * Cô lần lượt hướng dẫn và đàm thoại cùng trẻ (Cô chỉ vào khu vực con gấu và hỏi trẻ) + Các con quan sát xem con gấu có đặc điểm gì? + Con gấu được cô nặn như thế nào nhỉ? => Để nặn được con gấu cô chọn đất nặn màu nâu chia ra thành các phần: Phần to nhất cô xoay tròn làm thân Gấu, phần nhỏ hơn cô xoay tròn làm thành đầu Gấu. Các con quan sát xem con - Trẻ hát vận động theo nhạc. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. gấu có những bộ phận gì nữa? Đúng rồi gấu còn có 4 chân, tai, mắt, mồm. Cô lại lấy đất nặn để nặn chân, mắt, mồm cho chú gấu là những hình tròn nhỏ hơn, còn tai gấu thì cô lăn tròn sau đó ấn dẹt tạo thành cái tai (Chúng mình nhớ gắn cái tai ở trên đầu sao cho đều để con vật thêm đẹp nhé). *Chúng mình cùng quan sát xem chú thỏ có đặc điểm như thế nào nhỉ. - Cô chỉ vào từng bộ phận của chú thỏ và nói tên của từng bộ phận đó. Với chú thỏ cũng vậy cô lấy đất năn (Cô thích chú Thỏ màu hồng vì vậy cô chọn đất màu hồng để nặn). Cô chia đất ra các phần, phần to cô nặn thân con thỏ, phần nhỏ hơn cô nặn thành đầu con thỏ. Sau đó cô nặn mắt,chân thỏ là những hình tròn nhỏ. Chúng mình thấy tai thỏ như thế nào?(dài hay ngắn), tai chú thỏ thì dài hơn vì vậy cô phải lăn đất dài sau đó ấn dẹt tạo thành cái tai. Khi nặn xong từng bộ phận chúng mình nhớ gắn sao cho cân đối để cho con vật thật đẹp nhé. * Các con cùng quan sát kĩ xem con sâu cô nặn như thế nào? Con sâu cũng dùng đất nặn chia đất ra thành những phần nhỏ để cô nặn, cô ghép nhiều hình tròn vào với nhau để thành chú sâu này đấy. Để chú sâu được đẹp hơn cô chọn đất nhiều màu để nặn. Sau đó cô cũng nặn mắt, và chân bằng những hình tròn nhỏ còn râu thì cô vê dài. Sau đó cô gắn các bộ phận cho thật cân đối. * Còn đây là chú ốc sên, ốc sên cô nặn như thế nào nhỉ? - Để nặn được vỏ ốc, cô dùng đất nặn sau đó cô lăn dài đất ra, tiếp theo cô uấn cong tròn đất lại thành vỏ ốc. Tiếp theo cô nặn đầu chú ốc là hình tròn, sau đó cô cũng nặn mắt, mồn và râu cho chú ốc sên đấy. Sau khi nặn xong cô cũng gắn các bộ phận sao cho cân đối. b. Hỏi ý tưởng trẻ. - Chúng mình thấy những con vật này ngộ nghĩnh và đáng yêu không. Khu vườn sẽ vui hơn sinh động và nhiều màu sắc hơn vì vậy cô con mình hôm nay sẽ cùng nặn những con vật mà mình yêu thích để thêm vào khu vườn nhé. - Bây giờ các con thích nặn con gì nào? Nặn con gấu con nặn như thế nào? => Đúng rồi, đầu tiên con phải chia đất nặn ra, phần thân là hình tròn to hơn thì cần nhiều đất hơn, phần đầu là hình tròn nhỏ hơn cần ít đất hơn. Sau đó con xoay tròn để tạo thành những hình tròn nhé. Rồi gắn hình tròn nhỏ lên hình tròn to, tiếp - Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. theo mình sẽ nặn đến tai, mắt, chân cho con gấu nhé. Tai gấu thì tròn các con a. Con lấy một lượng đất vừa phải xoay tròn rồi ấn dẹt để làm tai nhé. - Với con thỏ, con sâu, con ốc chúng mình nặn như thế nào nhỏ. => Đúng rồi, tai của thỏ thì dài hơn, còn vỏ của ốc sên thì con lăn dài sau đó uốn cong lại nhé, nhớ nặn cho chú ốc thêm cái râu cho sinh động nhé. - Cô thấy các con bạn thì thích nặn con thỏ, bạn thì thích nặn con gấu, bạn lại thích nặn con ốc sên, có bạn thích nặn con sâu Cô chúc các con có những sản phẩm thật đẹp nhé. c. Trẻ thực hiện - Cô mở nhạc nhỏ trong quá trình trẻ thực hiện. - Cô hướng dẫn trẻ ở các bàn. - Cô quan sát hướng dẫn trẻ hoàn thành sản phẩm (Cô đến hướng dẫn gợi ý để trẻ khá nặn sáng tạo, hướng dẫn trực tiếp những trẻ yếu để trẻ hoàn thành sản phẩm) - Cô bao quát và giúp đỡ nếu trẻ gặp khó khăn d. Nhận xét sản phẩm. - Cô cho trẻ tự mang sản phẩm lên bầy vào khu vườn. - Cô cho trẻ quan sát sản phẩm và gợi ý hỏi trẻ con thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? - Trẻ quan sát trò chuyện về sản phẩm của mình và của bạn. - Cô gọi 1 - 2 trẻ lên nhận xét bài của mình và của bạn chú ý đến cách sắp xếp các bộ phận của từng sản phẩm. - Cô hỏi trẻ về tên sản phẩm của mình là gì? - Cô nhận xét chung. * Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên và khi đi thăm quan ở công viên hoặc tiếp xúc với con vật chúng mình cần giữ khoảng cách và không được trêu đùa. 3. Kết thúc: - Khen ngợi, động viên trẻ. - Chuyển hoạt động: Cho trẻ hát theo nhạc bài hát “Cùng múa hát cho đời vui”. - Trẻ hứng thú thực hiện sản phẩm. - Trẻ nhận xét bài của bạn và của mình. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ múa hát cùng cô
File đính kèm:
- Nan con vat ma be thich_12249418.pdf