Giáo án mầm non lớp lá - Môn học: Làm quen với toán - Đề tài: Dạy trẻ thao tác đo

I. Mục đích – yêu cầu:

a. Kiến thức:

 Trẻ nắm được kỹ năng đo độ dài một đối tượng. Làm quen thao tác đo.

b. Kỹ năng:

 Trẻ biết cách đo một đối tượng.

 Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích.

c. Thái độ:

 Trẻ chú ý lắng nghe và trẻ lời đúng câu hỏi của cô

II. Chuẩn bị: Đồ dùng cô và trẻ.

 Mỗi trẻ có 1 thanh nhỏ bằng bằng nhựa mỏng làm thước đo, một băng giấy có độ dài bằng 6 lần độ dài thước đo, bút chì.

 Băng giấy và thước đo của cô có kích thước để trẻ quan sát được là: 10 x 50 cm, và 5 x 10 cm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Môn học: Làm quen với toán - Đề tài: Dạy trẻ thao tác đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề
 Môn học: Làm quen với toán
Đề tài: Dạy trẻ thao tác đo 
Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi.
Thời gian: 30 – 35 phút
Ngày dạy : 
I. Mục đích – yêu cầu:
a. Kiến thức: 
Trẻ nắm được kỹ năng đo độ dài một đối tượng. Làm quen thao tác đo.
b. Kỹ năng:
Trẻ biết cách đo một đối tượng.
Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích.
c. Thái độ:
Trẻ chú ý lắng nghe và trẻ lời đúng câu hỏi của cô
II. Chuẩn bị: Đồ dùng cô và trẻ.
Mỗi trẻ có 1 thanh nhỏ bằng bằng nhựa mỏng làm thước đo, một băng giấy có độ dài bằng 6 lần độ dài thước đo, bút chì.
Băng giấy và thước đo của cô có kích thước để trẻ quan sát được là: 10 x 50 cm, và 5 x 10 cm.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giai đoạn 1:
 Cho trẻ chơi trò chơi: “Thi ai bật xa”
8 bạn ở lớp mình sẽ thi bật xa, ai bật xa nhất sẽ đi thi đấu với các nhóm khác. Bạn nào xung phong? (cô gọi 8 chấu có sức khỏe khác biệt nhau)
Mỗi đợt có 2 bạn thi với nhau, xem mỗi người bật xa được bao nhiêu chiều dài viên gạch.Bạn nào nhảy xong phải nhớ mình nhảy được bao nhiêu viên gạch để nhận thẻ số đó.
Sau khi 8 bạn thi xong, chúng ta sẽ nhìn vào các số bạn cầm để xem ai bật xa nhất.
Các bạn đều rất giỏi, bây giờ cô sẽ dạy các con cách đo khi không có sẵn các ô vuông. Cô mời các con về chỗ ngồi.
2. Giai đoạn 2:
 * Hoạt động 1: Cô đo mẫu:
Ở góc bên phải của các con có 2 giỏ đồ dùng, bạn ngồi ở bên phải đặt 1 giở sang phía bàn bên kia cho bạn nào.
Các con xem cô có cái gì? ( cô dán băng giấy lên bảng)
Cô có cái gì nữa đây?
ÚHình chữ nhật. Đây là cái thước hình chữ nhật.
Cô sẽ đo băng giấy dài bằng mấy lần cái thước này.
Các con xem cô làm nhé.
Cô đặt thước đo sao cho cạnh dưới của thước sát với mép dưới của băng giấy, đầu phía bên trái của thước sát với đầu trái của băng giấy.
Cô lấy bút kẻ lên băng giấy sát mép phải của thước để đánh dấu rồi nhấc thước ra.
Tiếp tục cô đặt thước sao cho cạnh dưới sát mép dưới của băng giấy, đầu phía bên trái của thước sát với vạch bút cô vừa kẻ.
Cô kẻ lên băng giấy sát mép phải của thước nhấc thước ra.
Cô đặt thước sao cho cạnh dưới sát mép dưới của băng giấy, đầu phía bên trái của thước sát với vạch bút cô vừa kẻ.
Cô kẻ lên băng giấy sát mép phải của thước cất thước.
Cô đã đo xong băng giấy bằng thước, cả lớp đếm xem có bao nhiêu đoạn trên băng giấy? 
Băng giấy dài bằng mấy làn chiều dài của thước.
* Hoạt động 2: Thực hành đo:
Lần 1:
Trong giỏ đồ dùng của các con cũng có 1 băng giấy và còn gì nữa?
Các con có muốn đo xem băng giấy của các con dài bằng mấy lần chiều dài thước không? Các con tập đo nhé.
Các con đặt băng giấy cho thật phẳng trước mặt.
Các con cầm thước đặt vào băng giấy sao cho cạnh dưới của thước sát với mép dưới của băng giấy, đầu phía bên trái của thước sát với đầu trái của băng giấy.( cô làm lại và giữ thước ở tư thế này cho trẻ vừa làm vừa xem cô làm).
Cô quan sát trẻ làm và chỉ dẫn cho trẻ cách đặt thước,giúp trẻ không biết cách làm.
Khi trẻ đo xong cô cho trẻ đếm kết quả và trả lời băng giấy dài bằng mấy lần chiều dài của thước.
Lần 2:
Các con đã đo được băng giấy của mình, các con có muốn đo nữa không? Các con hãy lật băng giấy úp mặt vừa đo xuống và đo lại xem lúc nãy mình đo có đúng không?
Cô quan sát và hướng dẫn trẻ cách làm.
Các con đếm xem có bao nhiêu đoạn?
Băng giấy của con dài bàng mấy lần thước đo?
3. Giai đoạn 3: Luyện tập.
Các con đứng sang 2 bên đầu bàn và mỗi bạn đo xem chiều rộng của bàn dài bằng mấy lần thước đo, Các con lấy phấn để vạch lên bàn.
Trẻ đo và nói kết quả của mình.
Cô nhận xét và kết thúc giờ học
Trẻ thi bật xa
Trẻ xem cô làm mẫu.
Hình chữ nhật
6 đoạn
6 lần
Bút chì, phấn
Trẻ tập đo

File đính kèm:

  • docToan.doc