Giáo án mầm non lớp lá năm 2014 - Chủ đề: Trường mầm non

I. Mục tiêu

1. Phát triển thể chất:

- Thực hiện các vận động của cơ thể theo nhu cầu bản thân.

- Phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trong thực hiện các vận động: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; đi kiễng gót; đập bát bóng tại chỗ, nhảy.

- Biết tên và cách chế biến 1 số món ăn thông thường ở trường MN.

- Có 1 số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh, sinh hoạt: Mời trước khi ăn, ăn hết suất, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh răng miệng, biết những nơi nguy hiểm trong trường lớp.

2. Phát triển nhận thức:

- Biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trong lớp.

- Trẻ biết giới thiệu về bản than: tên mình, sở thích, tuổi.

- Phân biệt các khu vực trong lớp, các khu vực trong trường và biết các cô, các bác trong trường MN.

- Trẻ biết các hoạt động của các cô giáo trong trường mầm non.

- Biết ngày hội đến trường là ngày khai giảng năm học mới.

- Biết về mùa thu và 1 số phong tục đặc trưng của ngày tết trung thu: Rước đèn trung thu, bày mâm cỗ và phá cỗ đêm rằm âm lịch 15/8.

- Trẻ biết gọi tên các đồ dùng đò chơi có trong lớp học và trong trường.

 

doc33 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2014 - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TRẺ
CHỦ ĐỀ: Trường Mầm non
Lớp mẫu giáo: 4 tuổi
Thời gian thực hiện: 3 tuần
Từ ngày 8/9 đến 30/9/2014
I. Mục tiêu
1. Phát triển thể chất:
- Thực hiện các vận động của cơ thể theo nhu cầu bản thân.
- Phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trong thực hiện các vận động: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; đi kiễng gót; đập bát bóng tại chỗ, nhảy.
- Biết tên và cách chế biến 1 số món ăn thông thường ở trường MN.
- Có 1 số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh, sinh hoạt: Mời trước khi ăn, ăn hết suất, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh răng miệng, biết những nơi nguy hiểm trong trường lớp.
2. Phát triển nhận thức:
- Biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn trong lớp.
- Trẻ biết giới thiệu về bản than: tên mình, sở thích, tuổi. 
- Phân biệt các khu vực trong lớp, các khu vực trong trường và biết các cô, các bác trong trường MN.
- Trẻ biết các hoạt động của các cô giáo trong trường mầm non.
- Biết ngày hội đến trường là ngày khai giảng năm học mới.
- Biết về mùa thu và 1 số phong tục đặc trưng của ngày tết trung thu: Rước đèn trung thu, bày mâm cỗ và phá cỗ đêm rằm âm lịch 15/8.
- Trẻ biết gọi tên các đồ dùng đò chơi có trong lớp học và trong trường.
- Nhận biết rõ 1 số đặc điểm, sự giống và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc trong lớp.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết kể về trường lớp, về các hoạt động của lớp theo trình tự.
- Đọc thơ, kể truyện về trường, lớp mầm non bằng ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng.
- Bày tỏ nhu cầu, mong muốn, tình cảm của bản thân bằng lời nói và hành động.
- Thuộc nhiều bài hát bài thơ về trường mầm non và về lớp học.
- Tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp.
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Yêu quý biết g trường lớp, cô giáo và các bạn.
- Yêu thích và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Biết cất đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi xong.
- Hợp tác, chia sẻ với các bạn, cô giáo.
- Thực hiện các quy định của lớp, trường.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Thể hiện bài hát về trường mầm non đúng nhịp điệu có cảm xúc.
- Tạo ra các sản phẩm tạo hình về trường lớp, đồ dùng đồ chơi, cô giáo, các bạn trong lớp.
- Tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp.
- Trẻ yêu thích cái đẹp và giữ gìn, bảo vệ cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày.
Mạng hoạt động
Chủ đề nhánh: lớp học của bé
Thực hiện từ 15/09 đến 19/09/2014
- Truyện: Món quà của cô giáo - TH: vẽ và tô màu khuôn 
- Đọc đồng dao ca dao	mặt bé.
- Đọc thơ	- Hát những bài hát theo chủ
	đề.
PTNT
PTTM
Lớp học của bé
PTNN
PTTC-XH
PTTC
- KPKH: Trò chuyện về 
lớp học của bé.	- TCĐV:Cô giáo, lớp học
- Toán: nhận biết số lượng 	- Dinh dưỡng: giáo dục trẻ	- TCXD:Xếp lớp 
1-2 và đếm đến 2.	ăn uống hợp vệ sinh, ăn đủ chất - TCGD:Rồng rắn, bịt mắt
 Dinh dưỡng. Luyện tập giữ 	bắt dê.
	sức khỏe.	-TCHT:Sưu tập tranh ảnh 
	- TD: Bò thấp chui qua cổng - TCVĐ: Chuyền bóng
MẠNG NỘI DUNG
- trẻ biết tên trường và công việc của cô trong trường - Tình cảm của trẻ đối với ngày hội đến trường 5/9.
- Biết tên trường, tên lớp, vị trí từng khu vực trong trường.
 - Biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong lớp và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cẩn thận.
- Biết tên đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Biết phân loại đồ chơi đúng theo góc chơi.
Đồ dùng đồ chơi của bé
Trường mầm non của bé
Trường Mầm non
Lớp học của bé
- Trẻ biết tên lớp, tên cô giáo, tên bạn trong lớp mình.
 - Biết tên gọi của đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp.
- Biết các góc chơi trong lớp.
- Tình cảm bạn bè.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 2
Chủ đề nhánh: Lớp học của bé.
Thời gian thực hiện: 15/9 – 19/9/2014
I. Kế hoạch tuần:
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ sau đó cất đồ dùng cá nhân.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu.
- Cho trẻ vào góc chơi tự do.
Thể dục sáng
- Cho trẻ tập các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật, kết hợp bài hát của chủ điểm.
- Điểm danh, báo ăn.
Hoạt động học
PTTC: Tung bóng lên cao và bắt bóng
PTNT: Nhận biết số lượng 1-2 và đếm đến 2.
KPKH: Trò chuyện về lớp học của bé.
PTNN: Truyện “món quà của cô giáo”
- Xem tranh ảnh, trò chuyện về lớp mình.
PTTM: ÂN: Dạy hát: vui đến trường.
ÔVĐ: Cháu đi mẫu giáo
TC: Ai đoán giỏi
Hoạt động ngoài trời
Quan sát: thời tiết
- TC: Rồng rắn
Chơi với phấn.
Dạo chơi quan sát thiên nhiên sân trường.
- TC : Thi xem ai nhanh.
Chơi tự do
Quan sát : Trường mầm non
Trò chơi vận động : Chuyền bóng + Bịt mắt bắt dê
- Chơi theo ý thích : Chơi với đồ chơi ở ngoài sân trường
Trò chuyện về các hoạt động ở lớp
- Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ
Dạo chơi quan sát trường/lớp mẫu giáo.
- Trò chơi : Kéo co.
- Chơi tự do.
Hoạt động góc
Góc PV: Cô giáo của em, bán hàng, bác sĩ
Góc NT: Hát các bài hát về chủ điểm.
Góc HT: xem sách, tranh ảnh về lớp học của bé.
Góc XD: Xây dựng lớp học của bé, xây hàng rào .
Góc TN: chăm sóc các cây hoa xung quanh lớp học
Hoạt động CS – ND
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ, chuẩn bị bàn ăn, đồ ăn.
- Cho trẻ ăn, động viên trẻ ăn hết suất.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ.
Hoạt động chiều
Đọc thơ: “Trăng sáng”
- TC: mèo đuổi chuột
LQ bài hát “Bạn có biết tên tôi”
TC: Thả đỉa ba ba.
Trò chuyện về các bạn trong lớp.
TC: Nu na nu nống.
Tô màu tranh các bạn.
- Chơi tự do
- Bình cờ.
- Bé ngoan.
- Liên hoan văn nghệ.
Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ, chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do trong lớp, kết hợp trò chuyện với trẻ trong khi đợi người thân đến đón.
Hoạt Động Góc
TT
Tên góc
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức
1
Xây dựng
- Xây dựng lớp học
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng lớp học.
- Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm của mình khi xây dựng.
- Vật liệu xây dựng: hàng rào, cây cỏ, hoa..
- Một số mô hình đồ chơi ngoài trời: đu quay, bập bênh
Cổ và trẻ TC về lớp học của mình, trẻ kể về lớp học có những gì.
Thỏa thuận vai chơi.
Hướng dẫn trẻ xây dựng lớp học và các đồ chơi ngoài trời
Nhận xét buổi chơi.
2
Phân vai
- Cô giáo
- Bán hàng
- Thỏa mãn nhu cầu HĐ của trẻ.
- Biết cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi , tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
- Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi.
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi cô giáo: xắc xô, bút , vở
- Đồ chơi cho trò chơi bán hàng: rau, củ, quả
- Đóng vai cô giáo trong 1 hoạt động cụ thể ở trường MN.
- Chơi bán hàng các loại đồ dùng học tập, các loại đồ chơi.
- Cô vào góc chơi cùng với trẻ, hướng dẫn trẻ 1 số kĩ năng của vai chơi.
- Tạo tình huống trong khi chơi.
3
Góc học tập
- Xem tranh ảnh các đồ dùng trong lớp học.
- Trẻ biết giở sách xem tranh, biết giở đúng cách.
- Sách, tranh , ảnh, báo liên quan đến chủ đề.
- Trẻ chơi cô quan sát giúp đỡ trẻ.
- Cô gợi mở cho trẻ sáng tạo
- Nhận xét
4
Nghệ thuật
- Vẽ xé dán lớp học. nặn các đồ dùng đồ chơi
- Trẻ biết dùng các kĩ năng tạo hình vẽ, tô màu tranh, luyện đôi tay khéo léo cho trẻ.
- Giấy vẽ , bút màu, đất nặn.
- Cô hỏi kĩ năng vẽ, cách cầm bút, kĩ năng nặn, xoay làm mềm đất....
- Cô gợi ý trẻ vẽ sáng tạo thêm.
5
Thiên nhiên
- Chăm sóc chậu hoa, cây cảnh.
- Trẻ biết chăm sóc cây, tưới nước, nhổ cỏ.
- Chậu nước, bình tưới cây.
- Trẻ chơi cô quan sát và hướng dẫn trẻ cách tưới nước. 
Thể dục sáng
Tập kết hợp bài “ trường chúng cháu là trường mầm non”
1. Yêu cầu:
- Biết tác dụng của việc tập thể dục thường xuyên
- Biết cách xếp hàng nhanh nhẹn khéo léo
- Tập các động tác nhịp nhàng theo lời bài hát “ trường chúng cháu là trường mầm non”
- Phát triển các cơ vận động cho trẻ
- Có ý thức trong khi tập luyện
- Hứng thú tham gia các trò chơi
2. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ
- Các động tác cho trẻ tập
3. Tổ chức cho trẻ tập:
* Hoạt động 1: khởi động
- Cho trẻ đi các kiểu đi, chạy, kiễng gót theo hiệu lệnh, đứng thành hàng ngang theo tổ giãn cách đều.
* Hoạt động 2: trọng động
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện các động tác
+ Hô hấp: thổi bóng bay
+ Động tác tay: tay giang ngang gập khửu tay trên vai
+ Động tác chân: tay chống hông chân đưa ra trước lên cao
+ Động tác bụng: cúi người về trước
+ Động tác bật: bật tiến về phía trước
Cô tập cùng trẻ 2 lần
Trẻ tự tập 1 lần
* TCVĐ: Thỏ đi hoc ( trẻ chơi 3 lần)
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh : cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân
Thứ 2 ngày 15 tháng 9 năm 2014
Hoạt động sáng
ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ - điểm danh – thể dục sáng
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên bài: Tung bóng lên cao và bắt bóng
TC: Bắt chước tạo dáng.
I) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1- Kiến thức: -Trẻ tung và bắt bóng bằng 2 tay liên tục không làm rơi bóng
 2- Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh và khéo léo cho trẻ 
 3-Thái độ: -Trẻ hào hứng tập luyện để cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh cân đối
 4- Giáo dục - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể phát triển cân đối
II) CHUẨN BỊ :
1- Đồ dùng:- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ
 -5-6 quả bóng
2- Nội dung tích hợp: Tạo hình: hỏi màu gì?
 Toán: Đếm số lượng?
III) TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Hoạt động 1 : Gây hứng thú
- Cô và cả lớp hát bài “ Cô giáo”
- Chúng mình vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về ai?
À đúng rồi đấy! bài hát nói về cô giáo trong trường mầm non của chúng mình đấy. Các cô giáo hàng ngày dạy dỗ và chăm sóc chúng mình như mẹ hiền đấy các con ạ!
2/ Hoạt động 2 : Khởi động
- Cô giáo mở nhạc có bài hát “ cô giáo” dùng xắc xô cho trẻ đi thành vòng tròn.
- Đi các kiểu: đi thường, đi kiễng gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường và chuyển đội hình thành 2 hàng ngang.
* Hoạt động 3: Trọng động
+ Bài tập phát triển chung:
* Hô hấp: Thổi bóng
* Tay: 4 lần 8 nhịp
TTCB: Đứng khép chân 2 tay cầm gậy để xuôi.
N1: Bước chân phải sang ngang rông bằng vai, đồng thời đưa gậy lên cao qua đầu.
N2: Về TTCB
N3: Như N1 đổi chân
N4: Về TTCB
* Chân: 4 lần 8 nhịp 
3/ Hoạt động 3:
Vận động cơ bản: TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG.
 Tung bóng lên cao và bắt bóng
*Giới thiệu bài:
- Giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình “ Tung bóng lên cao và bắt bóng”.
- Để tập được trước tiên các cháu quan sát cô làm mẫu trước nhé : 
 + Cô làm mẫu lần 1: hoàn chỉnh
 + Cô làm mẫu lần 2 + phân tích động tác
-TTCB: - Hai tay cô cầm bóng,mắt nhìn theo bóng.khi có hiệu lệnh tung, cô tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay, không làm rơi bóng
* Trẻ thực hiện:
- Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm, cho trẻ tập 2-3 lần
- Trong khi trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô cho 2 tổ thi đua
 + Cô vừa cho lớp mình tập bài vận động gì?
- cô mời 1 trẻ lên thực hiện lại
4 . Hoạt động 4: TCVĐ: “ BẮT CHƯỚC TẠO DÁNG”.
 Cô giới thiệu trò chơi,cách chơi và luật chơi
+ Cách chơi: - Để chơi được trò chơi này, trước tiên các cháu hãy nghĩ xem là mình sẽ bắt chước dáng con gì và là ai, khi cô gõ xắc xô cả lớp mình chạy vòng quanh lớp theo nhịp gõ của cô. khi cô nói “Tạo dáng” thì tất cả các cháu dừng lại, tạo dáng những con vật mà mình đã chọn.
+ Luật chơi: - Khi có hiệu lệnh “Tạo dáng” thì các cháu phải đứng lại và nói được dự định của mình dáng đứng tượng trưng cho con gì, cái gì
- Tiến hành cho trẻ chơi
- Cô vừa cho lớp mình chơi trò chơi gì?
- Cô nhận xét trò chơi: 
Giờ học hôm nay cô thấy lớp mình chơi trò chơi “tạo dáng”rất là giỏi. Về nhà chúng mình tạo những dáng khác nữa để cho bố mẹ chúng mình cùng xem nhé
 5. Hoạt động 5 : Hồi tĩnh:
Cho trẻ giả làm chim bay đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân.
Trẻ hát cùng cô
Bài “cô giáo”
 Nói về cô giáo ạ!
Trẻ đi vòng tròn
Đi theo hiệu lệnh
Trẻ tập bài tập phát triển chung.
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi
Trẻ chơi
Trẻ làm chim bay
IV) HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát thời tiết.
Trò chơi : Rồng rắn.
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ quan sát, nhận ra thời tiết của ngày hôm nay. Chơi tốt trò chơi.
- Trẻ nêu nhận xét về hiện tượng tự nhiên, về thời tiết. Tham gia trò chơi nhanh nhẹn.
- Giáo dục trẻ biết về các hiện tượng thiên nhiên xung quanh.
II. Chuẩn bị
- Một số tranh vẽ về thời tiết.
*/ Nội dung tích hợp :
- Giáo dục âm nhạc : Hát bài “Trời nắng, trời mưa”
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1
* Ổn định :
- Cô cùng trẻ hát bài “Trời nắng, trời mưa”
- Cô hỏi trẻ : các con vừa hát bài gì ? Bài hát nói về những hiện tượng gì ?
- Hôm nay cô cùng các con dạo quanh sân trường quan sát thời tiết nhé.
2. Hoạt động 2 :
* Quan sát thời tiết :
- Cô cùng trẻ dạo quanh sân trường và cùng quan sát về thiên nhiên và thời tiết.
- Cô hỏi trẻ : các con thấy thời tiết hôm nay thế nào ? 
- Giáo dục trẻ biết trồng và chăm sóc cây và biết khi trời mưa sẽ rất tốt cho cây cối và các loại hoa
- Hôm nay chúng ta cùng quan sát thời tiết và trò chuyện về thời tiết và biết được thời tiết cũng có khi có lợi cho đời sống nhé.
- Cô đưa lần lượt từng bức tranh cho trẻ quan sát và hỏi trẻ : tranh vẽ về hiện tượng gì ? 
- Cô cho trẻ quan sát kĩ những bức tranh và nói cho trẻ biết : các hiện tượng trong tranh như : hiện tượng mưa, hiện tượng nắng, hiện tượng gió
- Cô nói cho trẻ biết : những hiện tượng thiên nhiên này cũng có lợi và ngược lại cũng có hại, nếu như chúng ta đi ra ngoài gặp trời mưa thì chúng ta phải tránh mưa nếu mưa làm ướt cơ thể sẽ bị ốm và mưa nắng nhiều quá sẽ làm cho cây cối, hoa lá bị tàn rụi.
- Vậy nên khi thời tiết thay đổi, các con cần giữ gìn cơ thể nếu không sẽ bị ốm nhé.
* Trò chơi : “Rồng rắn” Cô giới thiệu tên trò chơi cho trẻ biết, kết hợp nêu cách chơi cho trẻ rõ.
- Cô chơ trẻ chơi, hướng dẫn trẻ chơi và động viên trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi tự do ít phút, cô bao quát trẻ sau đó cho trẻ đi vào lớp.
3. Kết thúc : cho trẻ hát bài “trời nắng, trời mưa”
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ hát
V) HOẠT ĐỘNG GÓC
- Hướng dẫn trẻ chơi theo các góc
- Quan sát trẻ chơi và nhận xét sau khi chơi
VI) HOẠT ĐỘNG TRƯA
Tổ chức cho trẻ rửa tay, ăn trưa
Hoạt động chiều
Vệ sinh trẻ - vận động nhẹ :kéo cưa – ăn phụ
HĐTC
- Đọc lại thơ: “ trăng sáng” 
- TC: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
Đánh giá cuối ngày
Thứ 3 ngày 16 tháng 9 năm 2014
Hoạt động sáng
I. ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ - điểm danh – thể dục sáng
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
TOÁN: NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 1-2 VÀ ĐẾM ĐẾN 2
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết đếm từ 1 đến 2
- Trẻ nhận biết số lượng 1- 2
- Trẻ chú ý học.
II/ CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng học toán của trẻ có số lượng 2: 2 áo, 2 quần, thẻ số 1-2, bảng con.
- Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng kích thước hợp lí.
- Đồ dùng, đồ chơi để xung quanh lớp có số lượng 2.
- Tích hợp: MTXQ - ÂN
III/HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
*Gây hứng thú giới thiệu bài: 
- Cô cho xuất hiện con gấu, hỏi trẻ : Ai đến thăm lớp mình.
- Bạn gấu hôm nay đến thăm lớp mình và xem chúng mình học như thế nào.Để chào đón bạn gấu đến với lớp mình và để trước khi vào học được sôi nổi hơn bây giờ chúng mình hát tặng bạn gấu 1 bài hát nhé.
- Cho trẻ hát bài : “ Cháu đi mẫu giáo”
- Cô trò chuyện về chủ đề.
- Cô giới thiệu bài học
Hoạt động1: Đếm số lượng 1- 2:
- Bạn gấu đến chơi với lớp mình còn mang theo một số đồ dùng học tập tặng cho lớp mình. Chúng mình xem là những đồ dùng gì. Cho trẻ nói tên đồ dùng và nói số lượng : 1 bút màu, 1 hộp đất nặn, 1 cái bảng, 1 bông hoa.
Hoạt động 2:Dạy trẻ nhận biêt nhóm có số lượng 1-2. 
- Bạn gấu còn tặng mỗi bạn 1 rổ đồ chơi để cho chúng mình học đấy. chúng mình nhìn xem trong rổ có gì?
- Bạn gấu cũng đi học mẫu giáo như chúng mình, bây giờ thời tiết mùa thu rồi vì vậy đi học bạn ấy mang theo quần áo để thay 
- Cháu hãy xếp hết áo ở trong rổ ra thành 1 hàng ngang.
- Bạn thỏ đi học có 1 bộ quần áo. Cháu hãy xếp 1 cái quần dưới 1 cái áo để có 1 bộ quần áo
+ Có mấy áo – cùng đếm số áo
+ Có mấy quần – cùng đếm
+ Để có thêm 1 quần nữa cho đủ bộ ta làm thế nào.
- Cho trẻ thêm vào 1 cái quần nữa dưới 1 cái áo.
- Cùng đếm xem có mấy ao, mấy quần
- Để biểu thị nhóm có 2 đối tượng người ta dùng thẻ số 2.
- Cô đọc số 2, cho cả lớp đọc, tổ, cá nhân.
- Cho trẻ lấy thể số 2 dặt vào nhóm áo
- Bây giờ bạn thỏ cất đi 1 quần – cho trẻ cất đi.
- Còn lại mấy quần – đặt thẻ số mấy
- bạn thỏ cất nốt 1 quần đi – có còn cái quần nào không.
- có đặt thẻ số 1 không? Cất nốt thẻ số 1 đi
- Bạn thỏ lại cất nốt 2 cái áo đi – cho trẻ cất đi
- Có còn áo nào không? Còn lại gì đây?
- Cho trẻ cầm thẻ số 2 giơ lên và đọc lại lần nữa.
- cho trẻ cất nốt thẻ số 2 vào rổ.
Hoạt động 3:Luyện tập cá nhân:
- Yêu cầu trẻ đi tìm nhóm đồ vật có 2 đối tượng và cả lớp kiểm tra lại
Hoạt động 4: Trò chơi củng cố:
- Chia trẻ làm 2 nhóm.mỗi nhóm tìm 1 thẻ số
- Cho trẻ lên tìm thẻ số theo số của tổ 
- cho trẻ chơi trong thời gian nhất định rồi cho dừng và cùng kiểm tra kết quả.
- Cô hỏi lại tên trò chơi.
- Cô hỏi lại trẻ tên bài học.
- Bạn gấu thấy lớp mình có bạn Tuấn, Trúc học rất tốt. Đến giờ bạn thỏ phải về rồi bạn thỏ chào lớp mình.
* Kết thúc : Cho trẻ cất đồ dùng.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ nói.
- Trẻ trả lời
Trẻ xếp
Trẻ xếp 1 quần dưới 1 áo
Số áo
1,2. Có 2 áo
Thêm 1 quần vào
Trẻ thêm
Trẻ đếm
Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe.
Trẻ lấy số 2 đặt vào
Cất đi 1 quần
Còn lại 1.Thẻ số 1
Trẻ cất
 - Không, Cất nốt thẻ số 1
 - Cất 2 áo
 - không còn áo, thẻ số 2
 - Trẻ đọc 
Trẻ cất
Trẻ tìm
-Trẻ thực hiện.
IV) HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết quan sát thiên nhiên và nói chuyện về thiên nhiên. Tham gia tốt trò chơi.
- Trẻ nhận xét về thiên nhiên và thời tiết trong ngày. Tham gia trò chơi nhanh nhẹn.
- Giáo dục trẻ ngoan và biết chú ý lắng nghe, tham gia tốt hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Sân rộng, bằng phẳng ; Đưa trẻ đi dạo quanh sân trường.
- Một số đồ dùng khác.
*/ Nôi dung tích hợp : Giáo dục âm nhạc : Hát “Đi chơi”.
III. Tiến hành
Diễn biến hoạt động
Nhận xét
1. Hoạt động 1
* Ổn định : 
 - Cô cùng trẻ hát bài “Đi chơi”
- Các con vừa hát bài gì ? Bài hát nói về chúng ta đang đi đâu?
- Cô dẫn trẻ đi dạo xung quanh khu vực trường và cho trẻ cùng quan sát thiên nhiên nhé.
2. Hoạt động 2
* Dạo chơi quan sát thiên nhiên..
- Cô hỏi trẻ : các con thấy cảnh vật thiên nhiên thời tiết như thế nào? Cảnh thiên nhiên có đẹp không? Trời mưa hay nắng?
- Trong thiên nhiên có rất nhiều hiện tượng như : mưa, nắng, gió? 
- Cô nói cho trẻ biết : Ở quê hương chúng ta có hai mùa mưa nắng, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, trong mùa mưa này có những lúc mưa rất nhiều nên đôi lúc cũng không thuận lợi lắm. Còn mùa nắng từ tháng 10 đến tháng 3, mùa này cũng thế đôi lúc cũng không thuận lợi lắm.
- Ngày hôm nay các con thấy thời tiết thế nào?
- Hôm nay trời nắng đẹp, ban ngày thì nắng còn đêm đến hơi se lạnh.
- Ban ngày đi đâu chúng ta cần phải đội nón, còn ban đêm khi đi ngủ chúng ta phải đắp chăn cho ấm
* Trò chơi : Thi xem ai nhanh.
- Cô giới thiệu tên các trò chơi cho trẻ biết, kết hợp nêu cách chơi cho trẻ rõ.
- Cô cho trẻ chơi, hướng dẫn trẻ chơi và tham gia chơi cùng trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do khoảng ít phút, cô bao quát trẻ và tham gia chơi cùng trẻ sau đó cho trẻ đi vào lớp.
3. Kết thúc : Cho trẻ làm chim bay đi nhẹ nhàng
V) HOẠT ĐỘNG GÓC
- Hướng dẫn trẻ chơi theo các góc
- Quan sát trẻ chơi và nhận xét sau khi chơi
VI) HOẠT ĐỘNG TRƯA
Tổ chức cho trẻ rửa tay, ăn trưa
Hoạt động chiều
Vệ sinh trẻ - vận động nhẹ :kéo cưa – ăn phụ
*HĐTC
Làm quen bài hát: “ Bạn có biết tên tôi”
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát.
- Trẻ hứng thú với tiết học
2. Chuẩn bị
- Đĩa nhạc. 
3. Tiến hành
Cho trẻ ngồi hình chữ u. 
Cô hát cho trẻ nghe, sau đó mở đĩa cho trẻ nghe lại 2 lần.
Cô cho trẻ đọc thuộc lời bài hát.
- Tổ chức TC “ thả đỉa ba ba”
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
Đánh giá cuối ngày
Thứ 4 ngày 17 tháng 9 năm 2014
Hoạt động sáng
I. ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ - điểm danh – thể dục sáng
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Đề tài: Trò chuyện về lớp học của bé
III. Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
- Trẻ biết tên lớp, vị trí lớp của mình trong trường mình đang học
- Trẻ biết tên các bạn, tên cô giáo trong lớp
- Biết công việc hằng ngày của cô và trẻ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non.doc