Giáo án mầm non lớp lá năm 2016 - Chủ đề: Lớp học của bé

1. Phát triển thể chất

* Sức khỏe dinh dưỡng

- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.

 * Phát triển vận động

- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: Tay, lưng, bụng, lườn, chân

2. Phát triển nhận thức

- Đếm và nói đúng số lượng từ 1 đến 5

- Đọc được các số từ 1 đến 5 chọn chữ số tương ứng với nhóm.

- Tên cô giáo, công việc của cô giáo và các hoạt động của cô giáo và các bạn, tên các đồ dùng, các khu vực chơi, các đồ chơi trong lớp

 

doc17 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2016 - Chủ đề: Lớp học của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: LỚP HỌC CỦA BÉ
( Thời gian thực hiện từ ngày 19 đến ngày 23/09/2016)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
1. Phát triển thể chất 
* Sức khỏe dinh dưỡng 
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay dơ(3)(chỉ số 15) 
* Phát triển vận động 
- Trẻ thực hiện được đầy đủ, đúng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh ( 12).
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ biết nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 5, nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc ( 48) (Chỉ số 104, 116)
- Trẻ nhớ tên cô và các bạn trong lớp, đồ dùng đồ chơi của lớp.(25)
3. Phát triển ngôn ngữ 
- Trẻ không nói tục, chửi bậy(105).(chỉ số78)
- Trẻ nhận dạng được chữ cái trong các bảng tiếng Việt (118.)( chỉ số91).
- Trẻ biết nghe, hiểu nội dung , thơ, đồng dao, ca dao trong chủ đề.( 64)(91)
4. Phát triển tình cảm xã hội
- Trẻ biết thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc (62)(CS:32)
5. Phát triển thẩm mỹ	
- Trẻ nói được ý tưởng thể hiện sản phẩm tạo hình của mình(57)( chỉ số 102)
1. Phát triển thể chất 
* Sức khỏe dinh dưỡng 
- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. 
 * Phát triển vận động 
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: Tay, lưng, bụng, lườn, chân
2. Phát triển nhận thức
- Đếm và nói đúng số lượng từ 1 đến 5
- Đọc được các số từ 1 đến 5 chọn chữ số tương ứng với nhóm.
- Tên cô giáo, công việc của cô giáo và các hoạt động của cô giáo và các bạn, tên các đồ dùng, các khu vực chơi, các đồ chơi trong lớp
3. Phát triển ngôn ngữ 
--Không nói hoặc bắt chướclời nói tục trong bất cứ tình huống nào.
- Sự khác nhau giữa các chữ cái viết thường và viết hoa và phát âm đúng các âm của chữ cái đã được học.
- Tập đọc thơ, tìm hiểu nội dung bài
Trả lời các câu hỏi đàm thoại trong bài thơ.
4. Phát triển tình cảm xã hội
- Tỏ ta phấn khởi, ngăm nghía hoặc nâng niu vuốt ve, khoe và kể về sản phẩm của mình với người khác, quý trọng sản phẩm mình làm được.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân, đặt tên cho sản phẩm đã hoàn thành.
1. Phát triển thể chất 
* Sức khỏe dinh dưỡng 
- Lồng ghép trong hoạt động ngoài trời, mọi lúc, mọi nơi.
* Phát triển vận động
- Tập bài tập thể dục buổi sáng tháng 9.
 2. Phát triển nhận thức
- LQVT: ôn số lượng5 Nhận biết số 5 đặt số lượng 5 đơn vị.
- MTXQ:Trò với trẻ về lớp lá 2 của bé.
- Lồng ghép trong hoạt động ngoài trời, mọi lúc mọi nơi.
3. Phát triển ngôn ngữ 
- TCBN, lồng ghép mọi lúc mọi nơi.
- Làm quen nhóm chữ cái o ô ơ (t2)
LQVH: thơ tình bạn
4.Phát triển tình cảm xã hội
- Lồng ghép trong: Hoạt động học, hoạt động góc,hoạt động chiều.
Phát triển thẩm mỹ:
- Hoạt động học: tạo hình: vẽ đồ chơi trong lớp tặng bạn
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề: LỚP HỌC CỦA BÉ
( Thời gian thực hiện từ ngày 19 đến ngày 23/09/2016
Hoạt động
Ngày thứ 1
Lớp lá 2 của bé
Ngày thứ 2 
Chữ số đáng yêu.
Ngày thứ 3
Bé khéo tay
Ngày thứ 4
Bé vui học chữ
Ngày thứ 5
Bé yêu thơ
Đón trẻ
Trò chuyện về chủ đề mới, hướng trẻ đến sự thay đổi ở lớp
- Mở nhạc cho trẻ nghe về chủ đề.
Trò chuyện với trẻ về đồ chơi trong lớp
Trò chuyện về một số đồ dùng có dạng tròn giống chữ cái o ô ơ
Trò chuyện và cho trẻ đếm số lượng tranh ảnh và đồ dùng trong lớp.
Trò chuyện với trẻ về chủ đề 1 số đồ chơi và đồ dùng của lớp, Trao đổi với phụ huynh về một số vấn đề của trẻ .
TDS
* Thể dục buổi sáng: 
- Khởi động; Bài “ Đồng hồ báo thức”
- Trọng động: Tập kết hợp bài: “ tháng 9”
- Hồi tĩnh: Bài: “ Con Công”
( cháu tập hàng ngày theo chủ đề; cô chú ý sửa sai cho cháu)
- Kết thúc: cho trẻ dồn hàng lại và kiểm tra vệ sinh rồi ra chơi.
Điểm danh
- Nắm sĩ số trẻ hiện diện, vắng mặt
- Cô đọc tên trẻ theo danh sách
Đánh dấu vào sổ theo dõi những trẻ vắng, tìm hiểu lí do trẻ vắng mà cô và lớp biết.
Giáo dục trẻ đi học đều.
TCBN
3 tiêu chuẩn bé ngoan
- Bé đi học đều
- Không nói tục, chửi bậy.
- Biết xối nước sạch sau khi đi vệ sinh
Cô cho trẻ nhặc lại các tiêu chuẩn bé ngoan thực hiện trong tuần
Hỏi trẻ nội dung,yêu cầu của từng tiêu chuẩn
Động viên khuyến khích, giáo dục trẻ thực hiện tốt các tiêu chuẩn bé ngoan mà cô đề ra trong tuần 
HĐNT
Trò chuyện về cô giáo và các bạn trong lớp 
- T/c: bạn ở đâu.
- Chơi tự do: nhặt lá, xếp lá, vẽ trên cát, chơi với cát
Trò chuyện về đồ dùng trong trường.
- T/c: lấy đồ dùng theo yêu cầu.
- T/c: Cướp cờ.
- Chơi tự do: nhặt lá, xếp lá, vẽ trên cát, chơi với cát
Vẽ đồ dùng trên cát 
- Chơi tự do: nhặt lá, xếp lá, vẽ trên cát, chơi với cát
- Làm quen bài thơ Bàn tay cô giáo.
- T/c: chuyển quả.
- Chơi tự do: nhặt lá, xếp lá, vẽ trên cát, chơi với cát
Dạo chơi vườn cây của bé
- T/c: Thi xem tổ nào nhanh.
- TCDG; tập tầm vông.
- Chơi tự do: nhặt lá, xếp lá, vẽ trên cát, chơi với cát
HĐC
- MTXQ: Trò chuyện về lớp lá 2 của bé
LQVT:Ôn số lượng 5 Nhận biết số 5 đặt số lượng 5 đơn vị
TH: vẽ bút chì 
LQCC: o ô ơ t2
Bài thơ: tình bạn
Hoạt động góc
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến trình hoạt động
Trẻ biết tự phân vai chơi, chơi được các trong chơi ở các góc chơi.
Đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi.
1. Trước khi chơi
- Cô cho trẻ hát một bài, trò chuyện về nội dung bài hát
- Trò chuyện về chủ điểm
- Giới thiệu giờ goạt động góc, các góc chơi
- Giáo dục trẻ giữ gìn đdđc
2. Trong khi chơi
- Cô cho trẻ về các góc mà trẻ đã đăng ký.
- Cô đến các góc gợi ý cho trẻ chơi, giáo dục trẻ chơi đoàn kết
Phân vai
- Gia đình , cô giáo, bán hàng.
- Trọng tâm Thứ 2
Trẻ tự phân vai trong góc chơi.
- Rèn KN giao tiếp, tạo sản phẩm đẹp..
Đoàn kết trong góc chơi.
Đồ chơi gđ
Đồ chơi cô giáo.
* Góc phân vai:
- Cô giáo dạy các bạn học sinh .
- Cửa hàng bách hóa bán 1 số đồ dùng đồ chơi
Cô bán hàng vui vẽ lấy hàng theo yêu cầu của khách, nhận tiền cảm ơn.
- Gia đình có các thành viên như: bố, mẹ, bé
Mẹ nấu ăm, mẹ đi chợ, bố đi làm hoặc bố đưa bé đi khám học
Nghệ thuật 
Ca sĩ,Vẽ, Nặn, Hột hạt, Xé dán, Tô tranh...
- Trọng tâm Thứ 4
Rèn khả năng vẽ tô màu cân đối tạo sản phẩm đẹp của bức tranh.
Rèn khả năng ca hát của trẻ
Giấy màu bút hồ ,đồ chơi âm nhạc.
*Góc nghệ thuật:
Trẻ biết vẽ tô màu, cắt , xé nặn dán tạo sản phẩm đẹp.
 - Vẽ chân dung của bé
Tô màu tranh.
TC xếp hột hạt.
TC làm an bum.
TC biểu diễn VN .
Trong góc phôí hợp tạo sản phẩm đẹp.
Xây dựng:
- Xây dựng trường MN, lắp ghép.
- Trọng tâm Thứ 4
Trẻ biết sử dụng vật liệu khi xây dựng.trường MN của bé
Rèn KN –XD có sáng tạo.
Đoàn kết trong góc chơi.
Xe , khối trụ cây xanh đồ chơi , nhà. 
*Góc xây dựng: Trường MN của bé
Trẻ biết sử dụng một số vật liệu XD Trường MN của bé 1 trẻ chuyển vật liệu.
 2 trẻ xây dựng.
 1 trẻ trồng cây trang trí
Trong góc phối hợp tạp SP đẹp
Học tập:
- Đôminô, Thư viện, Ghép tranh,Xúc xắc, Toán nối số, Chữ cái....
- Trọng tâm Thứ 4
Giúp cháu làm quen với chữ cái chữ số qua giờ vui chơi.
Rèn khả năng chơi thể hiện vai.qua các trò chơi.xem tranh giúp phát triển ngôn ngữ.
Tranh 
Xúc xắc
Đômino
Truyện chữ cái
*Góc học tập
- Cháu chơi đômino theo chữ cái và chữ số.
 - Trẻ ghép tranh về nội dung chủ điểm , 2 trẻ chơi xúc xắc .
- 2 trẻ đọc và xem tranh truyện ở thư viện.
- Cô cho trẻ ghép từ dưới tranh.
Thiên nhiên:
- Tưới cây, nhặt lá cây....
- Trọng tâm Thứ 6
Trẻ biết 1 số kĩ năng đơn giản để chăm sóc cây.
- Gd trẻ yêu thiên nhiên.
Cây xanh 
Đồ dùng tưới. chậu ươm cây
*Góc thiên nhiên
- Cô hướng dẫn cho trẻ tưới cây như lau lá nhổ cỏ, bắt sâu cho cây
- Cho trẻ tưới cây nhặt lá vàng và vun đất cho cây.
3.Kết thúc
- Cô đến các góc nhận xét, rút kinh nghiệm cho trẻ.
- Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
VS
- Cô cho trẻ tập hợp thành hàng dọc theo tổ, lần lượt từng trẻ rửa tay bằng sà phòng dưới vòi nước chảy.
- Nhắc trẻ không xô đẩy, không tạt, té nước lên quần áo bạn, không nghịch nước.
- Giáo dục trẻ thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn , sau khi đi vệ sinh.
Ăn trưa 
- Cô và trẻ cùng chuẩn bị bàn ghế, bát thìa.
- Cô tổ chức cho trẻ ăn đúng giờ.
- Giới thiệu các món ăn, thành phần 1 số chất dinh dưỡng có trong thực đơn.
- Động viên trẻ ăn nhanh, sạch, gọn, hết xuất.
Ngủ trưa
- Cô vệ sinh lớp sạch sẽ, khô thoáng chuẩn bị, tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Phân chia chỗ ngủ cho trẻ theo nhóm trẻ nam, nhóm nữ.
- Nhắc nhở trẻ yên lặng để ngủ, tránh gây ồn ào, tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ ngủ. 
Hoạt động chiều
Ôn kiến thức sáng.
-Làm quen bài : Lớp chúng mình 
 Bé học toán, cho trẻ thực hành bài tập trong phạm vi 5
Biểu diễn văn nghệ 
Làm bài tập trong vở chữ cái bài o ô ơ.
- chơi trò chơi chọn chữ cái
Ôn thơ, dạy trẻ đọc diễn cảm, đọc sáng tạo.
Lao động vệ sinh lớp học.
Nêu gương
- Nêu gương cuối ngày.
- Nêu gương cuối tuần.
Trả trẻ
- Cô cho trẻ tập hợp 3 hàng trong lớp
- Cô nhắc nhở trẻ một số thói quen lế giáo.
- Nhắc trẻ thói quen vệ sinh để phòng bệnh tay chân miệng
- Nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh đúng giờ quy định.
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỪNG NGÀY
 CHỦ ĐỀ: LỚP HỌC CỦA BÉ
 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2016
LỚP LÁ 2 CỦA BÉ
I . MỤC TIÊU:
- Cháu biết về tên trường, lớp, cô giáo chủ nhiệm,biết được đồ dùng trong lớp (25)
- Biết thể hiện đúng giai điệu, tình cảm bài hát.
- Trẻ có hiểu biết và diễn đạt bằng ngôn ngữ về trường mầm non và các hoạt động của trường, phát triển tình cảm yêu mếm trường lớp, giáo dục biết vâng lời cô giáo, kính trọng lễ phép với người lớn.
- Biết giữ gìn trường, lớp sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp, trẻ có ý thức tổ chức tốt trong giờ học và các hoạt động vui chơi.
II. CHẨN BỊ
Tranh ảnh các hoạt động của trường mầm non, đồ dùng học tập và đồ dùng chơi trong lớp, nhạc về bài dạy hát và nghe hát, đồ dùng vệ sinh cho trẻ.
-Đồ dùng các góc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
*Hoạt động 1:Đón trẻ
*Hoạt động 2:Thể dục sáng- điểm danh- TCBN
*Hoạt động 3:Hoạt động Ngoài trời: Trò chuyện về cô giáo và các bạn trong lớp
a. Trước khi ra sân: 
Dặn dò nhắc nhở trẻ trong buổi hoạt động.
b. Ra sân:
- Cô cùng trẻ trò chuyện về sở thích , tính tình của các bạn trong lớp.
- Cô cho trẻ quan sát một số tranh hoạt động của các bạn trong lớp và cùng trò chuyện: 
- Các bạn đang làm gì? 
- Các bạn chơi với ai?
- Cô đang làm gì? ở lớp chúng ta có hoạt động gì?
- Ngoài ra cô và các bạn còn làm những công việc gì nữa?...
- Gợi ý cho trẻ kể về nội dung tranh; các hoạt động tại lớp..
- Cho trẻ kể theo khả năng nhận thức và vốn hiểu biết của trẻ.
- Cô giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trong và nghe lời cô, biết đoàn kết giúp đỡ bạn
c. HĐTT: Trò chơi “bạn ở đâu”( Luật chơi, cách chơi trong sách trò chơi câu đố trẻ 5 tuổi )
- Cô tổ chức cho trẻ cùng chơi.
*. Chơi tự do: 
- Cho trẻ chơi tự do theo ‎ ý thích với đất, cát, làm thí nghiệm,  theo chủ điểm.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi
d. Kết thúc: 
Cô đến các góc chơi tự do nhận xét và động viên trẻ
4. Hoạt động chung: MTXQ:Trò chuyện về lớp lá 2 của bé
1. Quan sát
Cho trẻ hát bài "Đu quay"
- Đàm thoại nội dung bài hát vừa hát ? 
- Trong lớp của chúng ta có những đồ dùng, đồ chơi gì? 
- Các con học lớp nào?
- Cô giới thiệu đề tài cho trẻ
2. Cung cấp kiến thức.
- Hỏi trẻ tên lớp?
- Tên cô chủ nhiệm?
- Cho trẻ quan sát, đàm thoại về các loại đồ dùng, đồ chơi của lớp mẫu giáo.
- Cô gợi ý cho trẻ kể tên một số đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp.(sách vở)
+ Nêu những đặc điểm rõ nét như màu sắc, hình dạng, chất liệu, công dụng của quyển sách bé làm quen với chữ cái?
+ Sách vở thuộc nhóm đồ dùng gì?
+ Ngoài nhóm đồ dùng học tập thì còn có những nhóm đồ dùng gì?
+ Cách cầm sách và mở sách, lật sách để xem như thế nào?
+ Khi học và chơi với các đồ chơi thì các con phải như thế nào?
Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi ở trường mẫu giáo.
Tương tự, cô cho trẻ quan sát và đàm thoại những đồ dùng, đồ chơi khác.
Cho trẻ so sánh các quyển sách với nhau về chất liệu, công dụng, hình dạng 
Cô mở rộng, giới thiệu thêm các đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non.
3.Thực hành:
 Trò chơi "Hãy kể đủ 3 thứ":
Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi: Cô gọi tên nhóm đồ dùng, đồ chơi nào thì trẻ phải kể đủ 3 thứ.
Ví dụ: Cô nói đồ dùng học toán thì trẻ nói "que tính, các khối, thẻ số"... Giáo dục trẻ biết yêu quý bạn bè, chơi đoàn kết với bạn, vâng lời cô giáo. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
4.Kết thúc hoạt động:
 Cho trẻ ra sân chơi với đồ chơi ngoài trời.
*Hoạt động 5: Hoạt động góc
*Hoạt động 6: Dinh dưỡng và sức khỏe của bé
*Hoạt động 7. Hoạt động chiều
1. trò chuyện về chủ đề, chủ điểm trường mầm non
- Cô chuẩn bị máy tính, phần mềm giáo án điện tử, một số hình ảnh về chủ đê.
- Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện.. 
2. Làm quen bài : Lớp chúng mình
- Cô hỏi trẻ về chủ đề đang học là chủ đề gì?
- Các bạn trong lớp mình phải như thế nào?
- Cô giới thiệu tên bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần, nêu nội dung.
- Dạy trẻ tập dọc lời bài hát
- Dạy trẻ hát theo cô từng câu- từng đoạn, toàn bài.
- Hỏi trẻ về hình thức vận động có thể phối hợp với giai điệu bài hát?
- Giáo dục trẻ qua nội dung bài.
NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
* Nêu gương cuối ngày
- Cho trẻ ngồi theo tổ
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề tuần, chủ đề ngày.
- Cô kể cho trẻ nghe 1 câu chuyện ngắn có hàm chứa nội dung 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Hỏi trẻ 3 TCBN trong tuần.
- Cho cá nhân trẻ tự nhận xét, các tổ tự nhận xét, cô nhận xét lại, cô phát cờ cho từng tổ, 
- Cho trừng tổ lên cắm.
-Trong khi các bạn lên cắm cờ cô cho trẻ ngồi dưới hát các bài về chủ điểm.
- Cô động viên khuyến khích những trẻ chưa đạt cố gắng hơn để được cắm cờ.
- Cô cho trẻ nhận xét xem tổ nào có nhiều bạn ngoan hơn thì mời đaị diện tổ đó lên cắm cờ tổ.
- Cô động viên các tổ chưa được cắm cờ tổ cố gắng ngoan hơn. 
TRẢ TRẺ.
- Cô cho trẻ tập hợp thành 3 hàng dọc, nhắc nhở 1 số quy định. Cho trẻ lấy đồ dùng cá nhân sau đó.cho trẻ về khi có phụ huynh đến đón, trao đổi, tuyên truyền tới phụ huynh về sức khỏe và học tập của trẻ tại trường, và công tác phòng bệnh dịch theo mùa
Đánh giá cuối ngày
. 
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2016
BÉ VUI HỌC TOÁN
I . MỤC TIÊU:
- Trẻ nhận biết những đồ dùng có số lượng 5.. đặt được số lượng 5 đơn vị. Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1.(48)(chỉ số 104. 106); Biết tên gọi, đặc điểm của một số đồ chơi quanh lớp, cách sử dụng đồ chơi.
- Kể được tên gọi đặc điểm của 1 số đồ chơi; biết sử dụng một số thuật ngữ toán học như: tương ứng 1:1
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập, ĐDĐCtrẻ có ý thức tổ chức tốt trong giờ học.
Biết giữ gìn trường, lớp sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp, sạch đẹp.
- Chơi được các trò chơi vận động.
II. CHẨN BỊ
 Đồ dùng đồ chơi của lớp có số lượng từ 3 trở lên, đồ dùng trong trường để trẻ quan sát,đồ dùng vệ sinh cho trẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
*Hoạt động 1:Đón trẻ
*Hoạt động 2:Thể dục sáng- điểm danh- TCBN
*Hoạt động 3:Hoạt động Ngoài trời: Đồ chơi quanh lớp bé
- 1. Trước khi ra sân:
Dặn dò nhắc nhở.
2. Ra sân:
- Đàm thoại đẻ trẻ qs xem trường học có những gì.
- Đồ chơi đó tên gì?Chất liệu gì?
- Cho trẻ phát biểu ý kiến.
- Cho trẻ đọc tên từng nhóm loại đồ chơi trong góc chơi.
- Cô hỏi trẻ về công dụng của các đồ chơi?
- Hỏi trẻ về cách chơi và giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi trong trường.
- GD trẻ yêu quý trường lớp, bạn bè.
3. HĐTT: 
Cô giơí thiệu trò chơi "Đồ dùng gì biến mất" cho trẻ nghe, cô giới thiệu luật chơi, cách chơi và tiến hành cho trẻ chơi, cô động viên khích lệ trẻ chơi tốt .
*. Chơi tự do: 
Cô giới thiệu các góc chơi tự do cho trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do theo ‎ ý thích với đất, cát, làm thí nghiệm theo chủ điểm.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi
4. Kết thúc: 
Cô đến từng góc chơi nhận xét và nhắc trẻ thu dọn đồ chơi
HOẠT ĐỘNG CHUNG
LQVT:Ôn số lượng 5 Nhận biết số 5 đặt số lượng 5 đơn vị
1.Ôn tập kiến thức cũ 
Cô cho trẻ lên gắn hai chiếc xích đu và chữ số tương ứng, cô cho cả lớp đếm, cô hỏi trẻ để có 5 chiếc xích đu các con phải làm gì?
Cô giới thiệu đề tài cho trẻ nghe.
2. Tổ chức ôn luyện
- Cô tặng trẻ một món quà và cho trẻ mở xem trong đó có gì? ( Có sách) có bao nhiêu quyển sách? ( Có 3 quyển sách).
Cho trẻ lên gắn cho đủ 5 quyển.
Cô cho trẻ gắn số tương ứng, cả lớp đọc chữ số 5.
Tương tự cô cho trẻ đếm bút chì, hộp màu ... 
3. Kiểm tra sắc xuất
Cô gọi trẻ lên gắn 3 cái bập bênh và chữ số tương ứng, gắn thẻ số .
Cô và cả lớp kiểm tra 
4.Luyện tập:
 - Cô giơ số từ số 1 đến số 5 và cho trẻ giơ số ngón tay bằng số cô giơ lên và nói số lượng là mấy.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp có tất cả mấy cái xích đu, mấy quả bóng, mấy con búp bê( tất cả các đồ vật này đêu có 5 cái và để rải rác xung quanh lớp).
- Cho trẻ chơi " Ai đếm đúng". Cô chuẩn bị 1 số hình khối, hoặc viên sỏi to, cho từng nhóm 2 - 3 trẻ lên chơi. Cô xếp các đồ chơi đã chuẩn bị vào từng rổ, đậy kín lại để trẻ không biết trong rổ có mấy đồ chơi. Bịt mắt trẻ lên chơi và mở rổ ra để trẻ sờ đếm trong mổi rổ có mấy đồ chơi. Bạn nào đếm nhanh, đúng là thắng. Có thể cho 2 - 3 nhóm trẻ lên chơi.
- Cô cho trẻ cùng chọn thẻ số 5 đặt và các nhóm đồ chơi có 5 cái.
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ có từ 1 đến 5 chấm tròn. Xung quanh lớp, cô treo các thẻ số từ số 1 đến số 5Cho trẻ chơi trò chơi " Tìm nhà", trẻ có thẻ có bao nhiêu chấm tròn phải về nhà có thẻ số lượng bấy nhiêu. 
 Kết thúc: Cô chuyển hoạt động cho trẻ 
*Hoạt động 5: Hoạt động góc
*Hoạt động 6: Dinh dưỡng và sức khỏe của bé
*Hoạt động 7:Hoạt động chiều
1. Cô cho trẻ ôn số lượng trong phạm vi 5
Cô hướng dẫn trẻ cách làm các bài tập trong vở.
Cô cho trẻ thực hiện bài tập trong vở
- Ôn nhận biết nhóm có số lượng 5
- Bé học toán, cho trẻ thực hành bài tập trong phạm vi 5
Cô cho trẻ nghỉ và chuyển hoạt động khác.
 TRẢ TRẺ.
- Cô cho trẻ tập hợp thành 3 hàng dọc, nhắc nhở 1 số quy định. Cho trẻ lấy đồ dùng cá nhân sau đó.cho trẻ về khi có phụ huynh đến đón, trao đổi, tuyên truyền tới phụ huynh về sức khỏe và học tập của trẻ tại trường, và công tác phòng bệnh dịch theo mùa
Đánh giá cuối ngày
.
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2016
BÉ KHÉO TAY
I . MỤC TIÊU:
- Trẻ biết vẽ chiếc bút chì và các đồ dùng đồ chơi trong lớp , biết chơi các trò chơi cô yêu cầu và tổ chức.
- Trẻ nói được ý tưởng thể hiện sản phẩm tạo hình của mình(57)( chỉ số 102)
- Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi, cách phối hợp màu sắc
 - GD trẻ biết giữ gìn trường, lớp sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp
- Biết được vai trò, lợi ích của chiếc bút chì và một số đồ dùng đồ chơi của lớp mình.
II. CHẨN BỊ
Đồ dùng đồ chơi của trường , tranh mẫu và dụng cụ để vẽ, khăn và các dụng cụ vệ sinh, .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Hoạt động 1:Đón trẻ
Hoạt động 2: Thể dục sáng- điểm danh- TCBN
Hoạt động: 3 Hoạt động Ngoài trời: Vẽ đồ chơi trên cát
- 1. Trước khi ra sân:
Dặn dò nhắc nhở.
2. Ra sân:
- Hỏi trẻ đồ chơi trẻ thích?
- Khi chơi với đồ chơi thì các con cần phải như thế nào?
- Cùng trẻ thảo luận về cách vẽ đồ chơi tặng bạn
 - Muốn vẽ được những đồ chơi này thì chúng ta phải dùng những kĩ năng gì?
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ vẽ
Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết với bạn, biết nhường nhịn bạnn khi chơi, biết giữ gìn đồ chơi.
* HĐTT: Cô giơí thiệu trò chơi "Đồ dùng gì biến mất" cho trẻ nghe, cô giới thiệu luật chơi, cách chơi và tiến hành cho trẻ chơi, cô động viên khích lệ trẻ chơi tốt .
*. Chơi tự do: 
Cô giới thiệu các góc chơi tự do cho trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do theo ‎ ý thích với đất, cát, làm thí nghiệm theo chủ điểm.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi
* Kết thúc: cô đến từng góc chơi nhận xét và nhắc trẻ thu dọn đồ chơi
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Bé` vẽ bút chì
1.Ổn định
Hát"Trường chúng cháu là trường mầm non"
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
Đến trường rất vui vì được chơi với các bạn và được học nhiều điều.
- Hỏi trẻ thích hoạt động nào nhất?
- Khi học vẽ thì các con cần phải dùng gì để vẽ?
Giáo dục trẻ biết sử dụng but cẩn thận, cầm bút đúng cách bằng 3 ngón tay và bằng tay phải.
2. Cô giới thiệu bức tranh mẫu và trò chuyện với trẻ
- Trong bức tranh có vẽ những gì?
- Cô cho trẻ đánh vần từ: bút chì
- Ai có nhận xét gì về bức tranh?
+ Bố cục bức tranh như thế nào?
+ Về nàu sắc thì sao?
- Muốn vẽ được nh

File đính kèm:

  • docchu_de_truong_MN.doc