Giáo án mầm non lớp Lá - Hoạt động: Dạy thơ - Đề tài: Cháu yêu chú bộ đội (Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa)

I. Mục đích- yêu cầu.

1. Kiến thức:

 Trẻ biết ngày 22/12 là ngày tết của các chú bộ đội, trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.

2. Kỹ năng:

 Trẻ thuộc bài thơ, đọc to, biết ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của bài thơ, biết trả lời một số câu hỏi của cô về nội dung bài thơ.

3. Giáo dục:

 Trẻ hứng thú trong giờ học, yêu quý các chú bộ đội, biết thể hiện tình cảm của mình với các chú bộ đội qua bài thơ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Hoạt động: Dạy thơ - Đề tài: Cháu yêu chú bộ đội (Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ( Hội giảng cấp trường)
 Hoạt động: Dạy thơ
 Đề tài: Cháu yêu chú bộ đội
 ( Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa) 
 Lứa tuổi: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
 Ngày soạn: 12/12/2011 
 Ngày dạy: 15/12/2011 
 Người dạy: Giàng Thị Xày
I. Mục đích- yêu cầu.
1. Kiến thức:
	Trẻ biết ngày 22/12 là ngày tết của các chú bộ đội, trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng:
	Trẻ thuộc bài thơ, đọc to, biết ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của bài thơ, biết trả lời một số câu hỏi của cô về nội dung bài thơ.
3. Giáo dục:
	Trẻ hứng thú trong giờ học, yêu quý các chú bộ đội, biết thể hiện tình cảm của mình với các chú bộ đội qua bài thơ.
II. Chuẩn bị.
	- Hình ảnh về các chú bộ đội
	- Băng đài, đầu đĩa, vi tính, đài, USB
	- Tranh doanh trại bộ đội
III. cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú
- Chúng mình lại đây với cô nào
+ Chúng mình có biết bây giờ đang là tháng mấy không?
+ Trong tháng 12 có ngày tết của ai? 
+ Chúng mình có yêu quý chú bộ đội không?
- Có rất nhiều nhà thơ sáng tác các bài thơ về chú bộ đội trong đó có nhà thơ: Vũ Thùy Hương với bài thơ: “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” Bạn nào đã biết bài thơ này lên đọc cho cô và cả lớp cùng nghe. ( Gọi trẻ lên đọc 1 đoạn của bài thơ)
* HĐ2: Cô đọc mẫu bài thơ.
- Bạn .đã vừa đọc một đoạn của bài thơ rồi bây giờ để hiểu thêm về nội dung bài thơ chúng mình nghe cô đọc trước nhé.
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm bài thơ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ của tác giả nào?
- Bây giờ chúng mình nhẹ nhàng về chỗ ngồi của mình nghe cô đọc lại bài thơ nhé ( Bật băng bài Chú bộ đội)
- Cô đọc lần 2: ( Sử dụng máy vi tính)
- Trích dẫn giảng giải đàm thoại
+ Chúng mình vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về ai?
+ Chú bộ đội hành quân trong khi thời tiết như thế nào?
( Mưa rơi, mưa rơi.Vội đi, vẫn đi)
+ Trên đường hành quân các chú bộ đội đã vất vả như thế nào?
( Đường ra mặt trậnChú vẫn đi tới)
+ Ngoài trời mưa các chú bộ đội còn phải đi hành quân vào lúc nào?
( Chú đi trong đêm.Soi đường hành quân)
+ Mặc dù rất vất vả nhưng các chú có quản ngại khó khăn không?.
( Mưa rơi, mưa rơi..chân rồn rập bước)
“Rồn rập bước” có nghĩa là các chú đi rất nhanh
- Giáo dục: Qua bài thơ chúng mình thấy cuộc sống của các chú bộ đội rất vất vả nhưng các chú không quản ngại khó khăn, các chú luôn tin vào niềm tin chiến thắng. Quyết tâm ra mặt trận để đánh thắng kẻ thù dành độc lập tự do cho tổ quốc. Chúng mình có được cuộc sống như ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của các chú bộ đội đấy. Vì vậy chúng mình phải yêu quý các chú bộ đội chúng mình nhớ chưa nào? 
* HĐ 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Để thể hiện tình cảm của mình với các chú bộ đội bây giờ chúng mình cùng đọc bài thơ: “ Chú bộ đội hành quân trong mưa”
- Để đọc thật hay bài thơ chúng mình phải đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của bài thơ chúng mình nhớ chưa nào?
- Dạy trẻ đọc cả lớp: 2 lần
- Đọc theo tổ: Mỗi tổ 1 lần
- Cho trẻ đọc theo nhóm: 1-2 nhóm
( Cho trẻ đếm số bạn trong nhóm)
- Cá nhân: 1 - 2 trẻ
- Sắp đến ngày tết của các chú bộ đội rồi chúng mình có muốn đến thăm doanh trại của các chú bộ đội không?
Cô và chúng mình cùng đi nào( Hát: Chú bộ đội” theo băng)
- Đã đến doanh trại của các chú bộ độ rồi 
+ Chúng mình thấy trong doanh trại của các chú bộ đội có ai đây?
+ Các chú bộ đội đang làm gì?
+ Trong doanh trại còn có gì đây?
Ngoài hành quân, tập luyện các chú bộ đội còn lao động tăng gia chăn nuôi để cải thiện bữa ăn hàng ngày đấy.
- Hôm nay các chú bộ đội rất vui và các chú rất muốn chúng mình đọc thơ để tặng các chú đấy chúng mình có đồng ý không?
Bây giờ chúng mình cùng đọc bài thơ: “ Chú bộ đội hành quân trong mưa nhé. Khi cô vòng tay lên đầu thì chúng mình đọc to, khi cô đưa tay xuống thì chúng mình đọc nhỏ chúng mình nhớ chưa nào.
( Cho trẻ đọc to-nhỏ 1 lần cả lớp)
+ Chúng mình vừa đọc tặng các chú bộ đội bài thơ gì?
* HĐ 4: Hướng trẻ về góc.
 Hôm nay các chú bộ đội rất vui vì chúng mình đã đến thăm và đọc thơ tặng các chú đấy. Sắp đến ngày tết của các chú bộ đội rồi bây giờ chúng mình hãy cùng tạm biệt các chú bộ đội và nhẹ nhàng về các góc chơi để làm những món quà thật đẹp tặng các chú bộ đội nhé.
- Trẻ đến bên cô
- Tháng 12 ạ
- Của các chú bộ đội ạ.
- Có ạ
- 1 trẻ lên đọc
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Trẻ nói tên bài thơ
- Trẻ nói tên tác giả
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- trẻ nhắc lại tên bài thơ
- Bài thơ nói về chú bộ đội.
- Trẻ về chỗ ngồi
- Hành quân dưới trời mưa
- Đường hành quân rất dài, trời mưa ( gọi cá nhân)
- Lúc trời tối ( gọi cá nhân)
- không ạ
- Vâng ạ
- Vâng ạ
- Trẻ đọc thơ
- Có ạ
- Trẻ đi và hát theo băng
- Có các chú bộ đội
- Canh gác, tập luyện
- Vườn rau, ao cá
- Có ạ
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
- Trẻ nói tên bài thơ
Giáo án (Hội giảng cấp huyện)
 Hoạt động: Kể chuyện
 Đề tài: Tham quan Rừng Xanh
 (Chú Dê đen)
 Lứa tuổi: Mẫu giáo 
 Ngày soạn: 12/3/2012 
 Ngày dạy: 
 Người dạy: Nguyễn Thị Dung
Đơn vị: ( trường MN Kim Nọi)
I. Mục đích- yêu cầu.
1. Kiến thức:
	trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu truyện, nhớ tên các nhân vật trong chuyện.
2. Kỹ năng:
	Trẻ biết thể hiện lời nói các nhân vật trong chuyện và biết kể lại nội dung câu chuyện. nhan nhẹn trong khi chơi trò chơi ghép tranh.
3. Giáo dục:
	Trẻ có ý thức trong giờ học, mạnh dạn không nhút nhát và phải có tinh thần dũng cảm để không bị kẻ xấu bắt lạt.
II. Chuẩn bị.
	- Băng đài, đầu đĩa, máy vi tính, đài, USB, Màn hình trình chiếu
	- Tranh chuyện
	- Bộ gép tranh các nhân vật trong chuyện: 
	- Bảng sắt: 3 chiếc
	- Vạch kẻ rộng 45 cm
III. cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú
- Chúng mình lại đây với cô nào
+ Chúng mình thấy hôm nay trời có đẹp không?
+ Hôm nay trời rất đẹp vì vậy cô và chúng mình sẽ cùng vào thăm quan khu rừng nhé. ( Hát: Ta đi vào rừng xanh)
+ Đã đến khu rừng rồi chúng mình cùng lắng nghe xem có tiếng gì nhé. ( Cho trẻ nghe tiếng kêu của Dê, chó sói)
+ Chúng mình vừa nghe thấy gì?
+ Tiếng của những chú dê và chó sói đúng không? Những nhân vật này ở trong câu chuyện nào chúng mình có biết không?
* HĐ2: Cô kể chuyện
+ Bạn nào biết câu chuyện này lên kể cho cô và cả lớp cùng nghe( Có thể kể hết câu chuyện hoặc kể 1 đoạn)
+ Để hiểu thêm về các con thú trong rừng chúng mình cùng lắng nghe cô Dung kể chuyện nhé ( Cô kể diễn cảm không sử dụng tranh minh họa)
 - Cô vừa kể câu chuyện gì?
 - trong chuyện có những ai?
+ Để hiểu thêm về các nhân vật trong chuyện bây giờ chúng mình hãy nhẹ nhàng về chỗ ngồi để nghe cô kể lại câu chuyện nhé. ( Cô kể lần 2 theo tranh chữ to)
- Chúng mình xem cô có tranh chuyện gì đây?
- Phí trên là hình ảnh các nhân vật, phía dưới là các dòng chữ thể hiện nội dung câu chuyện. Khi giở cô giở từ trang đầu đến trang thứ hai và lần lượt cho đến trang cuối cùng của câu chuyện. Khi kể cô kể từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. cho đến hết câu chuyện. Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe câu chuyện nhé. ( Cô kể chuyện)
* Trích dẫn, giảng giải, đàm thoại.
- Dê trắng đang đi tìm lá non và nước uống thì gặp ai?
- Chó sói quát dê trắng như thế nào?
- Dê trắng nói với sói như thế nào?...
- Cuối cùng sói đã làm gì Dê trắng?
- Dê đen đi vào rừng tìm lá non và nước mát để uống và dê đen đã gặp ai?
- Chó sói quá dê như thế nào?
- Dê đen trả lời chó sói ra sao?...( Kết hợp trích dẫn lời văn, giải thích từ: "Bất chợt" tức là xuất hiện rất nhanh," chuồn" là đi nhanh và không để cho ai biết)
 - Trong câu chuyện chúng mình thấy Dê trắng là nhân vật như thế nào?
- Dê đen là nhân vật như thế nào?
- Chó soí là nhân vật như thế nào?
- Vì sao dê trắng lại bị chó sói ăn thịt
- Vì sao chó sói lại sợ Dê đen?
- Chúng mình học tập nhân vật nào trong câu chuyện?
( Giáo dục trẻ cần có tinh thần dũng cảm để không bị kẻ khác bắt lạt)
Bây giờ chúng mình cùng đến thăm bạn dê đen để chúng kiến lòng dũng cảm của chú dê đen nhé.( Cho trẻ vừa đi vừa hát bài: " Ta đi vào rừng xanh"
* Cô kể lại chuyện ( Sử dụng trình chiếu)
- Bây giờ để biết Dê đen dũng cảm như thế nào chúng mình cùng nghe lại câu chuyện nhé.
( Cô kể theo màn hình trình chiếu)
* HĐ 3: Trẻ kể lại chuyện
* Lần 1: Cô dẫn chuyện, trẻ thể hiện lời nói các nhân vật
 - Bây giờ chúng mình có muốn thể hiện lời nói của các nhân vật trong chuyện không?
 Cô sẽ là người dẫn chuyện, tổ Hoa cúc thể hiện lời nói của Dê trắng, tổ Hoa Hồng thể hiện lời nói của Chó sói, tổ Hoa Sen thể hiện lời nói của Dê đen.
* Lần 2: Gọi 1 trẻ lên kể lại câu chuyện
* HĐ 4: Trò chơi ghép tranh.
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi: Chúng mình vừa được nghe kể chuyện " Chú Dê đen" chúng mình có thấy hay không?
 Bây giờ chúng mình có muốn chơi trò chơi ghép tranh các nhân vật trong câu chuyện không?
Cô có các miếng ghép của bức tranh cắt dời, phía sau có chữ cái, trên bảng cô cũng có hinh các bức tranh có chữ cái giống như chữ cái trong miếng ghép
Mỗi tổ cử 4 bạn lên chơi, Nhiệm vụ của các bạn là bật qua dãnh nước lên ghép các miếng ghép cắt dời có chữ cái gắn vào chữ cái tương ứng trên bảng xem thành hình nhân vật nào trong câu chuyện. Sau 2 lần bài hát: " Ta đi vào rừng xanh" thì trò chơi kết thúc đội nào ghép nhanh và ghép đúng thì đội đó sẽ dành chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi
* HĐ5: Hướng sang hoạt động khác.
- Trẻ đến bên cô
- Có ạ
- Vâng ạ
- Tiếng Dê và chó sói
- Chú dê đen
- 1 trẻ lên kể
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Truyện chú dê đen
- Trẻ nói tên nhân vật
- Chud dê đen
- Gặp chó sói
- Thể hiện lời nói các nhân vật trong truyện
- Chó sói ăn thịt dên trắng
- Gặp chó sói
- Thể hiện lời nói các nhân vật
- Dê trắng nhút nhát
- Dê đen dũng cảm
- Chó sói hung ác, hèn nhát.
- Vì dên trắng nhút nhát
- Vì dên đen dũng cảm
- Học tập dên đen
- Cho trẻ đi một vòng và về chỗ ngồi
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Trẻ kể chuyện cùng cô
- Trẻ kể lại chuyện
- Trẻ chơi trò chơi
Giáo án ( Hội giảng cấp huyện)
 Chủ đề: Thế giới động vật
 Hoạt động: Kể chuyện
 Đề tài: Chú thỏ tốt bụng 
 ( Truyện: Bác gấu đen và hai chú thỏ )
 Lứa tuổi: Mẫu giáo bé 
 Người dạy: Hoàng Thị Đoan
 Đơn vị: ( trường MN Bông Sen)
I. Mục đích- yêu cầu.
1. Kiến thức:
	trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu truyện, nhớ tên các nhân vật trong chuyện.
2. Kỹ năng:
	Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hứng thú nghe cô kể chuyện, biết thể hiện lời nói các nhân vật trong chuyện , biết trả lời câu hỏi của cô.
3. Giáo dục:
	Trẻ có ý thức trong giờ học, biết thương yêu giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn khó khăn.
II. Chuẩn bị.
	- Băng đài, đầu đĩa, máy vi tính, đài, USB, Màn hình trình chiếu
	- Tranh chuyện 
III. cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú
- Chúng mình lại đây với cô nào
- Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô đố nhé:
Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt tròn lông mượt có tài chạy nhanh
Đó là con gì các con?
à đúng rồi đó là con thỏ đúng không nào?
- Có một câu chuyện kể về một chú thỏ rất tốt bụng, chú thỏ đã giúp đỡ Bác gấu khi bác gấu gặp nạn đấy, chúng mình có biết chú thỏ đó trong câu chuyện nào không?
- Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô kể chuyện nhé
* HĐ 2: Cô kể chuyện
- Cô kể lần 1 ( Kể diễn cảm )
+ Chúng mình vừa nghe cô kể chuyện gì?
+ Trong chuyện có những ai?
 Để hiểu rõ hơn về lòng tốt của Thỏ trắng, chúng mình hãy nhẹ nhàng về chỗ ngồi nghe cô kể chuyện nhé.
- Cô kể lần 2: ( Sử dụng tranh minh họa)
- Trích dẫn, giảng giải, đàm thoại.
+ Trích dẫn:
Câu chuyện chia làm 2 đoạn, đoạn 1 kể về Bác gấu và Thỏ nâu ( Cô kể tóm tắt đoạn 1: Từ đầu - Vừa mệt, vừa rét). Đoạn 2: Kể về lòng tốt của Thỏ Trắng đã giúp đỡ Bác gấu và Thỏ Nâu ( Cô kể tóm tắt đoạn 2 Thỏ nâu không cho bác gấu trú nhờ Bác Gấu buồn dầu đi tiếp...Đến hết câu chuyện)
+ Giảng giải, đàm thoại.
- Bác Gấu đang đi chơi về thì bị làm sao?
- Bác đã đến nhà ai để trú nhờ?
- Thỏ Nâu có cho Bác Gấu vào nhà không?
- Bác Gấu lại đến nhà ai xin trú nhờ?
- Khi nghe tiếng Bác Gấu, Thỏ Trắng đã làm gì?
- Trước lòng tốt của Thỏ Trắng, Bác Gấu đã rất xúc động và nói với Thỏ Trắng như thế nào?
- Khi Bác Gấu và Thỏ Trắng đang ngủ thì nghe tiếng gọi của ai?
- Thỏ Nâu gọi Thỏ Trắng như thế nào?
- Khi nghe tiếng gọi của Thỏ Nâu, Bác Gấu và Thỏ Trắng đã làm gì?
- Thỏ Nâu nói với Bác Gấu và Thỏ Trắng như thế nào?
- Bác Gấu nói với Thỏ Trắng ra sao?
- Thỏ Trắng an ủi Thỏ Nâu như thế nào?
- Trước lòng tốt của Bác Gấu và của Thỏ Trắng thì Thỏ Nâu như thế nào? 
- Cuối cùng Bác Gấu đã nói với Thỏ Nâu ra sao?
Trong câu chuyện có từ:"Vọng": Tức là tiếng âm thanh từ xa, từ "bão": tức là gió to, gió lớn.
+ Giáo dục:
- Trong câu chuyện chúng mình thấy Thỏ Nâu là nhân vật như thế nào?
- Thỏ Trắng và Bác Gấu là nhân vật như thế nào?
- Chúng mình học tập ai?
 à đúng rồi chúng mình học tập lòng tốt của thỏ trắng và bác gấu, chúng mình phải biết yêu thương và giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn khó khăn chúng mình nhớ chưa nào?
- Cô kế lần 3: ( Sử dụng vi tính, trình chiếu)
 Bây giờ để biết Thỏ Trắng đã giúp đỡ Bác Gấu và bạn Thỏ Nâu như thế nào chúng mình cùng nhìn lên đây nghe cô kể lại câu chuyện nhé ( Cô kể trên vi tính )
Chúng mình thấy câu chuyện có hay không?
 và một ngày mới đã bắt đầu rồi đấy, chúng mình hãy cùng với các Chú Thỏ đi tắm nắng nào. ( Hát vận động: "Trời nắng, trời mưa" 1 lần
* HĐ 3: Hướng trẻ sang hoạt động khác
- Trẻ đến bê cô
- Trẻ đoán câu đố
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Bác Gấu Đen và 2 chú Thỏ
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Gặp trời mưa
- Đến nhà Thỏ Nâu
- Không cho vào nhà
- Nhà Thỏ Trắng
- Chạy ra mở cửa
- Cảm ơn Thỏ Trắng
- Của bạn Thỏ Nâu
- Bạn Thỏ Trắng ơi ...
- Choàng dậy chạy ra mở cửa
- Hu hu nhà bị đổ mất rồi
- Lo gì sáng mai....
- Bạn đừng lo....
- Thỏ nâu ân hận ....
- Thôi đừng buồn nữa...
- ích kỷ không biết giúp đỡ người khác
- Nhân hậu tốt bụng
- Học tập Bác Gấu và Thỏ Trắng
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Trẻ vận động theo nhạc bài: "Trời nắng, trời mưa"

File đính kèm:

  • docGiao an van h-c- xày.doc
Giáo Án Liên Quan