Giáo án mầm non lớp lá năm 2018 - Chủ đề học: Trường mầm non

I- Mục tiêu:

1- Phát triển thể chất:

 * Chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng:

 - Trẻ biết một số món ăn thông thường ở trường Mầm Non.

 - Biết sử dụng thành thạo một số đồ dùng sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn mặt, bát thìa, cốc uống nước

 - Có thói quen vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn cơm, sau khi đI đại tiểu tiện vào

 * Phát triển vận động.

 - Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau.

 - Phát triển các cơ lớn thông qua các hoạt động vận động, các trò chơi vận động.

 - Phát triển các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu khám phá các đồ dùng , đồ chơi ở trường lớp mầm non.

2- Phát triển nhận thức:

 - Trẻ biết đặc điểm của trường mầm non, tình cảm bạn bè, cô giáo và ý nghĩ của việc đến trường.

 - Trẻ thích được đi học, biết ở trường có rất nhiều đồ chơi đẹp, được học tập và vui chơi

 - Mở rộng kỹ năng giao tiếp như trò chuyện, thảo luận, kể chuyện về trường lớp Mầm Non.

 

doc50 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2018 - Chủ đề học: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ Đề:
TRƯỜNG MẦM NON
( Thực hiện trong 3 tuần, từ ngày )
 Chủ đề nhánh 1: Ngày hội đến trường (1 tuần)
 Chủ đề nhánh 2: Lớp B1 của bé (1 tuần)
 Chủ đề nhánh 3: Bé đón tết trung thu (1 tuần
I- Mục tiêu:
1- Phát triển thể chất:
 * Chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng:
 - Trẻ biết một số món ăn thông thường ở trường Mầm Non.
 - Biết sử dụng thành thạo một số đồ dùng sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn mặt, bát thìa, cốc uống nước
 - Có thói quen vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn cơm, sau khi đI đại tiểu tiện vào
 * Phát triển vận động.
 - Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau.
 - Phát triển các cơ lớn thông qua các hoạt động vận động, các trò chơi vận động.
 - Phát triển các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu khám phá các đồ dùng , đồ chơi ở trường lớp mầm non. 
2- Phát triển nhận thức:
 - Trẻ biết đặc điểm của trường mầm non, tình cảm bạn bè, cô giáo và ý nghĩ của việc đến trường.
 - Trẻ thích được đi học, biết ở trường có rất nhiều đồ chơi đẹp, được học tập và vui chơi
 - Mở rộng kỹ năng giao tiếp như trò chuyện, thảo luận, kể chuyện về trường lớp Mầm Non.
3- Phát triển ngôn ngữ:
 -Trẻ biết gọi tên cô giáo và các bạn ở trong trường lớp.
 - Trẻ biết xưng hô đúng mực với cô giáo và các bạn ở trong trường lớp.
 - Trẻ gọi tên đồ dùng đồ chơi ở trường lớp Mầm Non 
4- Phát triển thẩm mĩ:
 - Trẻ cảm nhận cái đẹp về trường Mầm Non, thích mặc quần áo đẹp thích được đi học.
 - Trẻ biết yêu cô giáo , yêu lớp học và yêu quý bạn bè trong lớp, em nhỏ trong trường. 
5- Phát triển tình cảm - xã hội:
 - Trẻ nhận biết được các mối quan hệ giữa người với người, với bạn bè và cô giáo trong trường lớp Mầm Non.
 - Lễ phép trong giao tiếp, thưa gửi khi trả lời, biết lắng nghe người khác nói, cám ơn khi nhận quà, xin lỗi khi làm sai
 - Yêu quý và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp, của trường, biết cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ.
Kế hoạch thực hiện chủ đề nhánh
Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường
(Thời gian thực hiện từ ngày )
A. Yêu cầu.
 I. Mục tiêu
 1. Kiến thức.
 - Trẻ thực hiện được tốt vận động bật tại chỗ – bật về phía trước, tập chính xác các động tác BTPTC.
 - Trẻ biết làm quen với vở toán – bút chì - sáp màu, biết cách cầm bút và tư thế ngồi đúng – Trẻ biết được ngày hội đến trường là ngày khai giảng năm học mới.
 - Trẻ đọc thuộc và cảm nhận được bài thơ “ Bé tới trường”.
 - Trẻ hát được bài hát “ Trường mẫu giáo yêu thương”, hứng thú nghe cô hát bài hát 
 “ Ngày đầu tiên đi học ” - Trẻ nặn được búp bê.
 - Trẻ chơi tốt các trò chơi trong hoạt động góc.
2. Kỹ năng.
 - Phát triển kỹ năng bật của cơ chân.
 - Làm quen kỹ năng cầm bút và tư thế ngồi đúng.
 - Phát triển ngôn ngữ rõ ràng và mạch lạc.
 - Rèn kỹ năng nặn, lăn tròn, xoay dọc ấn dẹt.
 - Trẻ hình thành các kỹ năng rửa tay, rửa mặt.
3. Thái độ.
 - Trẻ có ý thức trong việc tập luyện TDTT.
 - Trẻ thể hiện tình cảm đối với cô giáo và bạn bè.
 - Thích được đi học qua bài thơ “ Bé tới trường”.
 - có cảm xúc hào hứng phấn khởi trong ngày hội đến trường.
 - Rèn thói quen nề nếp trong giờ học, giờ chơi cũng như mọi hoạt động trong ngày.
 - Trẻ biết kính trọng cô giáo, yêu quý và đoàn kết với bạn bè.
II. Kế hoạch hoạt động góc
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
+Góc phân vai
1.Bán hàng
2.Cô giáo
3 Bác cấp dưỡng.
-Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi, thể hiện công việc của cô giáo, bán hàng, bác cấp dưỡng.
- Biết phối hợp liên kết giữa các vai chơi.
- Lấy đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
- Đồ dùng phục vụ các trò chơi, cửu hàng có đồ dùng học tập và chuẩn bị cho năm học mới.
- Cô giáo có sách, vở, bút, thước
- Đồ dùng nội trợ và các thực phẩm.
+Góc xây dựng
1. Xây dựng trường mầm non của bé.
2. Lắp ghép cầu trượt, đu quay, ngôi trường.
+Góc học tập
1. Xếp đồ dùng sách vở tương ứng 1- 1, đếm đồ dùng nhiều hơn, ít hơn.
2. Xem tranh, sách về trường mầm non.
- Trẻ mô phỏng tái tạo lại được TMN của mình với các lớp học, sân chơi và các đồ chơi ngoài trời, hoa, cây cảnh.
- Biết lắp ghép một số đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non.
- Biết xếp đồ dùng sách vở tương ứng 1- 1, đếm đồ dùng nhiều hơn, ít hơn, to nhỏ.
- Trẻ hứnh thú xem tranh ảnh về TMN.
- Cây xanh, ngôi trường, các loại hình đồ chơi như; bập bênh, đu quay, cầu trươt, hàng rào, cây xanh, cây hoa.
- Đồ dùng lắp ghép
- Sách vở và đồ dùng nhiều hơn, ít hơn, to nhỏ.
- Một số tranh ảnh về TMN.
+Góc nghệ thuật 
 Dán hoa tặng cô, tặng bạn, bằng nguyên vật liệu.
Trẻ biết tạo ra sản phẩm : Dán hoa tặng cô, tặng bạn, bằng nguyên vật liệu
Một số nguyên vật liệu như; giấy màu, sáp, bìa, lá cây khô, hột hạt, mo cau, ống nhựa phế thải......
+Góc thiên nhiên.
- Chăm sóc cây cảnh.
-Trẻ hứng thú và biết chăm sóc cây cảnh như: tưới, cát tỉa cành, bắt sâu...
Một số cây cảnh, thùng tưới.
B. Nội dung
1. Đón trẻ.
- Cô đến sớm mở cửu thông thoáng phòng, dọn vệ sinh trong và ngoài lớp.
- Đón trẻ nhẹ nhàng, ân cần niềm nở.
2. Thể dục sáng
Tập với bài hát theo chủ đề “ Trường chúng cháu là trường Mầm Non”
Yêu cầu: 
- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng làm cho cơ thể cân đối hài hoà.
Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ bằng phẳng
- Cô và trẻ cùng thuộc bài hát và các động tác thể dục kết hợp với lời bài hát 
- 
pTiến hành:
a Khởi động:
 - Cho trẻ đi chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân theo nhịp của bài hát khởi động.
b Trọng động
- Hô hấp 1: thổi bóng bay.
+ Tay 2: ( 2 lần 4 nhịp) 
 Nhịp 1: Bước chân sang bên một bước, rộng bằng vai đưa tay ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
 Nhịp 2: hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
 Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía trước như nhịp 1
 Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị.
 + Chân 2: ( 2 lần 4 nhịp) 
 Nhịp 1: Tay giang ngang, kiễng chân.
 Nhịp 2: Ngồi khuỵu gối, tay đưa ra phía trước, bàn tay sấp.
 Nhịp 3: Như nhịp 1.
 Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
 + Bụng 4: ( 4 lần 4 nhịp) 
 Nhịp 1: Ngồi duỗi thẳng chân, đưa hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.
 Nhịp 3: Như nhịp 1.
 Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
 + Bật chụm tách chân:( 2 lần 4 nhịp) 
 Nhịp 1: Bật tách hai chân sang hai bên.
 Nhịp 2: Bật khép chân, về tư thế chuẩn bị.
 Nhịp 3: Giống nhịp 1 
 Nhịp 3: Giống nhịp 1 
c Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng làm chim bay 1 đến 2 vòng theo nhịp của bài hát.
3.Điểm danh.
- Điểm danh trẻ bằng nhiều hình thức như:
+ Theo danh sách sổ gọi tên
+ Theo Bảng bé đến lớp, bé ở nhà
4.Trò chuyện :
- Trò chuyện về chủ điểm: 
- Ngày nghỉ con ở nhà có ngoan không? con đã làm gì để giúp ông bà, bố mẹ....... Cho trẻ kể về ngày nghỉ
- Trò chuyện về thời gian, thời tiết:
+ Hỏi trẻ về thời gian ở 3 thời điểm hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Thứ 2 ngày 
I. đón trẻ – thể dục sáng – trò chuyện
 Trò chuyện: cô cùng trẻ đọc bài thơ “ cô giáo của con”
 Hỏi trẻ: bài thơ nói về ai?
II. hoạt động học
Lĩnh vực phát triển thể chất
 - VĐCB:Bật tại chỗ – Bật về trước
 - BTPTC: Tay 1- Chân 1
 - TCVĐ: Tung cao hơn nữa
1. Mục đích yêu cầu.
a. Kiến thức:
- Trẻ biết bật tại chỗ và bật về trước chính xác, đúng kỹ thuật.
- Trẻ nhớ tên bài tập bật tại chỗ – bật về trước.
- Trẻ hiểu luật chơi và cách chơi trò chơi “Tung cao hơn nữa”.
b. Kỹ năng:
- Tập thành thạo BTPTC.
- Hứng thú và chơi tốt trò chơi “ Tung cao hơn nữa” 
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn chân
- Phối hợp giữa các cơ
c. Thái độ:
- Trẻ thích được đến trường học
 - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.
2. Chuẩn bị.
+ Chuẩn bị của cô.
- Sân bãi sạch sẽ
- Mô hình trường Mầm Non
+ Chuẩn bị của trẻ.
- 15 đến 20 quả bóng.
NDTH: Môi trường xung quanh, âm nhạc.
3. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho trẻ đi chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô và dàn lên 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động.
+ BTPTC.
Cho trẻ tập theo nhịp bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. Kết hợp với động tác.
 - Tay1( Nhấn mạnh 4 lần 4 nhịp)
 - chân1 ( Nhấn mạnh 4 lần 4 nhịp)
 - Bụng1.( 2 lần 4 nhịp)
 - Bật tại chỗ( 2 lần 4 nhịp)
+ VĐCB.Bật tại chỗ – bật về trước
- Cô cho trẻ tập trung thành 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu cho trẻ 2 lần .
( Làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích kỹ thuật)
- Cho trẻ thực hiện :
+ cả lớp bật tại chỗ.
+ Hai trẻ lên thực hiện mẫu.
+ Lần lượt trẻ ở 2 hàng lên thực hiện .
+ Cho 2 tổ thi đua nhau.
- Cô bao quát sữa sai , hướng dẫn trẻ thực hiện bật tại chỗ, bật về phía trước.
- Cho cả lớp thi đua bật, bật về phía trước.
+ TCVĐ: Tung cao hơn nữa.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi cách chơi 
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi, khuyến khích động viên trẻ, và bao quát trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân.
Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô.
-Trẻ tập BTPTC
Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện lần lượt bằng nhiều hình thức.
- Trẻ chơi trò chơi
Trẻ đi nhẹ nhàng thành vòng tròn.
III. Hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có mục đích: 
 Quan sát đu quay
2. Trò chơi vận động: 
 Bóng tròn to
3. Chơi tự do
 Cho trẻ chơi với đồ chơi hột hạt, lá cây, sỏi, cầu trượt, đu quay.
IV. Hoạt động góc
Dự kiến các góc chơi.: 
- Góc phân vai: Chơi cô giáo, bác cấp dưỡng, bán hàng.
- góc XD_LG: Xây trường Mầm Non, lắp ghép ngôi trường, đồ chơi, cây cảnh.
- Góc học tập: Xếp hoa lá tương ứng 1-1, đếm so sánh đồ dùng nhiều, ít, to, nhỏ, xem tranh, sách về trường Mầm Non.
- Góc nghệ thuật: Dán hoa tặng cô, làm đồ dùng đồ chơi trong lớp bằng nguyên vật liệu.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
V. Vệ sinh ăn trưa.
VI. Hoạt động chiều
1. Làm quen ký hiệu khăn mặt.
- Cô giới thiệu kí hiệu khăn.
- Cô phát cho mỗi trẻ một cái khăn có thêu ký hiệu riêng của trẻ, sau đó cô thu lại khăn.
- Cô gọi từng trẻ lên nhận ký hiệu khăn của mình. 
- Cô hướng dẫn thao tác rửa mặt.
- Cho trẻ thực hiện thao tác rửa mặt. 
2. Vệ sinh - Trả trẻ
Đánh giá cuối ngày
+Hoạt động có học: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+Hoạt động khác:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+Biện pháp khắc phục:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 
I. đón trẻ – thể dục sáng – trò chuyện.
II. hoạt động học.
Lĩnh vực phát triển nhận thức.
Làm quen với toán
Làm quen với vở toán – bút chì - sáp màu. Dạy trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi đúng.
1. Mục đích, yêu cầu:
a.Kiến thức:
- Trẻ được làm quen với vở toán – bút chì và sáp màu. 
- Trẻ biết cách cầm bút và tư thế ngồi đúng.
b.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng cầm bút và tư thế ngồi đúng.
- Diễn đạt câu trả lời rõ ràng và mạch lạc.
c. Thái độ: 
 - Trẻ biết giữ gìn bảo vệ sách vở, bút và các đồ dùng học tập khác.
2.Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô:
- Vở toán, bút – sáp màu, bàn, ghế. 
+ Đồ dùng của trẻ:
- Giống đồ dùng của cô.
+ NDTH: Văn học thơ: bạn mới, MTXQ.
3.Tiến hành 
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1: ổn định giới thiệu.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về trường mầm non
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Đi khai giảng năm học mới”
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
Dự lễ khai giảng được các cô tặng rất nhiều sách vở bút và các đồ dùng học tập khác. 
* Hoạt động 2: Làm quen với vở toán – bút chì - sáp màu. 
- Cô giới thiệu với trẻ về vở toán và cho trẻ đựợc gọi tên và biết về đặc điểm của vở toán
- Cô giới thiệu bút chì và cho trẻ làm quen với bút chì.
- Cô giới thiệu sáp màu và cho trẻ làm quen với sáp màu.
* Giáo dục trẻ giữ gìn vở, bút chì, sáp màu.
* Hoạt động 3: Dạy trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi đúng.
 - Cô cho trẻ ngồi vào bàn và thực hành cầm bút
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi đúng.
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Trường mẫu giáo yêu thương”.
Hoạt động của trẻ
- Trẻ cùng cô trò chuyện về trường mầm non.
Trẻ chơi quan sát và tìm hiểu về vở toán, bút chì, sáp màu. 
- Trẻ ngồi vào bàn thực hành cầm bút và làm quen tư thế ngồi đúng.
-Trẻ hát và đi ra ngoài
III. Hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có mục đích: 
 Quan sát cầu trượt
2. Trò chơi vận động: 
 Tung cao hơn nữa
3. Chơi tự do
 Cho trẻ chơi với đồ chơi hột hạt, lá cây, sỏi, cầu trượt, đu quay.
IV. Hoạt động góc
Dự kiến các góc chơi.: 
- Góc phân vai: Chơi cô giáo, bác cấp dưỡng, bán hàng.
- góc XD_LG: Xây trường Mầm Non, lắp ghép ngôi trường.
- Góc học tập: Xếp hoa lá tương ứng 1-1, đếm so sánh đồ dùng nhiều, ít, to, nhỏ, xem tranh, sách về trường Mầm Non.
- Góc nghệ thuật: Làm đồ dùng đồ chơi trong lớp bằng nguyên vật liệu.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
V. Vệ sinh ăn trưa.
VI. Hoạt động chiều
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
Tạo hình: Nặn Búp Bê
1. Mục đích -yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ biết đặc điểm của búp bê, và tạo các tư thế khác nhau của búp bê để
nặn tạo nên hình con búp bê.
b. Kỹ năng:
- Luyện cho trẻ kỹ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt để tạo ra sản phẩm.
c. Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm
2. Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị của cô:
- Giá tạo hình trưng bày sản phẩm.
 - Đàn ghi bài hát “ Trường mẫu giáo yêu thương”
- Đất nặn, bảng con, 2 đến 3 con búp bê.
+ Chuẩn bị của trẻ:
- Đất nặn, bảng con
+ NDTH: MTXQ, Âm nhạc: “ Bé đI mẫu giáo”
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1:Trò chuyện về năm học mới và các bạn mới trong lớp
- Con sẽ tặng quà gì cho bạn của mình?
- Tình cảm của trẻ đối với bạn.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét về món quà cô đã nặn và các kỹ năng để tạo nên búp bê, tặng các bạn trong lớp.,
* Hoạt động 2: Cô nặn mẫu 
- Cô vừa nặn vừa hỏi trẻ:
Cô nặn gì? nặn như thế nào? 
- Cho trẻ nêu ý định nặn?
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
- Cô hướng dẫn trẻ cách nặn, cách pha màu và kỹ năng nặn cho trẻ còn yếu.
- Cô bao quát, gợi ý trẻ nặn sáng tạo, khuyến khích trẻ làm nhiều đồ chơi khác nhau.
* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm.
- Trẻ đưa sản phẩm lên giá trưng bày để tặng bạn
- Trẻ chọn và nhận xét sản phẩm trẻ thích .
- Trẻ được chọn sản phẩm lên giới thiệu.
- Cô nhận xét chung.
* Kết thúc: Hát và vận động bài “ bé đi mẫu giáo" 
Hoạt động của trẻ
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
-Trẻ quan sát và nhận xét.
Trẻ quan sát cô nặn mẫu.
-Trẻ nêu ý định.
- Trẻ thực hiện nặn búp bê
- Trẻ nhận xét sản phẩm.
-Trẻ hát và vận động.
Vệ sinh - Trả trẻ
Đánh giá cuối ngày
+Hoạt động học: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+Hoạt động khác:
..................................................................................................................................................................................................
+Biện pháp khắc phục:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ 4 ngày 
I. đón trẻ – thể dục sáng – trò chuyện.
II. hoạt động học.
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Khám phá xã hội: Trò chuyện về trường Mầm Non
1. Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên trường bé đang học là trường Mầm Non Diễn xuân, biết được các hoạt động trong trường Mầm Non như: dạy, học, ăn, ngủ,vui chơi,
- Trẻ biết trong trường Mầm Non có cô hiệu trưởng, hiệu phó, các cô giáo các cô giáo, cô cấp dưỡng, bác bảo vệ, công việc của cô ở trường 
và có nhiều đồ dùng, đồ chơi. 
- Biết các phòng ban trong trường như: Văn phòng, Phòng hiệu trưởng, phòng hiệu phó, phòng bếp, nhà ăn 
b. Kỹ năng: 
- Luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
-Trẻ biết phân biệt được đồ dùng, đồ chơi của trường Mầm Non và trả lời rõ ràng mạch lạc các câu hỏi của cô. 
c. Thái độ: 
- Trẻ biết yêu quý trường lớp của mình, yêu quý mọi người trong trường và thích thú khi đến trường.
- Biết giữ gìn, sắp xếp ĐDĐC ngăn nắp, gọn gàng.
2. Chuẩn bị:
-Tranh vẽ:
 + Trường mầm non .
 + Một số hoạt động ở trường mầm non: đón trẻ, giờ chơi, giờ học...
 - Một số đồ chơi ở trường mầm non: đu xít, cầu trượt, đu quay
 - Đàn ghi bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non, ngày vui của bé,đu quay. 
+ NDTH: Âm nhạc, Lễ giáo.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1: ổn định
Trẻ hát bài “Vui đến trường”
- Trò chuyện về trường mầm non.
- Trong trường có những ai?
Cho trẻ kể tên cô hiệu trưởng, cô phó hiệu trưởng, cô giáo chủ nhiệm của mình, các cô giáo trong trường và công việc của tưng người
- Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và nhận xét
* Hoạt động 2: Hoạt động trải nghiệm.
- Cho trẻ tạo thành 4 nhóm.
- Cô phát mỗi nhóm một bức tranh và thảo luận .
 . Tranh 1: Trường mầm non.
 . Tranh 2: Giờ hoạt động
 . Tranh 3: Giờ chơi. 
 . Tranh 4: Giờ ăn, ngủ
- Đại diện mỗi nhóm một bạn lên giới thiệu tranh và nhận xét về nội dung tranh . 
 + Bức tranh vẽ gì?
 +Tranh vẽ về ai? 
 + Đang làm gì?
 + Khi đến trường mầm non chúng mình được làm gì?
- Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và nêu nội dung trong tranh.
Giáo dục: Trẻ đến trường Mầm Non biết ngoan ngoãn, vâng lời cô giáođể bố mẹ yên tâm đi làm việc.
*Hoạt động 3: Trò chơi.
 Mô phỏng các hoạt động trong trường như:chơi đu xít, ngồi đu quay.
 Kết thúc : Trẻ vui múa hát về trường Mầm Non
Hoạt động của trẻ
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
- Trẻ tạo thành 4 nhóm và thảo luận.
- Trẻ nêu ý kiến nhận xét.
- Trẻ mô phỏng các hoạt động trong trường
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vui chơi.
-Trẻ múa hát cùng cô.
III. Hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có mục đích: 
 Trò chuyện về bầu trời mùa Thu
2. Trò chơi vận động: 
 Kéo co
3. Chơi tự do
 Cho trẻ chơi với đồ chơi hột hạt, lá cây, sỏi, cầu trượt, đu quay.
IV. Hoạt động góc
Dự kiến các góc chơi.: 
- Góc phân vai: Chơi cô giáo, bác cấp dưỡng, bán hàng.
- góc XD_LG: Xây trường Mầm Non, lắp ghép ngôi trường.
- Góc học tập: Xếp hoa lá tương ứng 1-1, đếm so sánh đồ dùng nhiều, ít, to, nhỏ, xem tranh, sách về trường Mầm Non.
- Góc nghệ thuật: Hát và biểu diễn những bài hát về trường Mầm Non, nặn đồ chơi trong lớp học..
- Góc thiên nhiên: Chơi với sỏi đá.
V. Vệ sinh ăn trưa.
VI. Hoạt động chiều
1. làm quen bài mới:
Thơ: “bé tới trường”
Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần
Tập cho trẻ đọc thuộc bài thơ
2. Hoạt động góc theo ý thích
Vệ sinh - Trả trẻ
Đánh giá cuối ngày
+Hoạt động học: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+Hoạt động khác:
.............................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an chu de truong mam non_5t.doc