Giáo án mầm non lớp lá năm học 2017 - Chủ đề: Nghề nghiệp
a/ Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
- Cháu biết được lợi ích của việc ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh, cân đối, đối với sức khỏe con người.
- Cháu biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: Không ăn thực phẩm ôi thiu, có phẩm màu, không rõ nguồn gốc hoặc quá hạn sử dụng.
- Ăn nhiều rau xanh trái cây sẽ tốt cho sức khỏe.
-Biết và không làm 1 số việc có thể gây nguy hiểm.
- Không đi theo nhận quà người lạ khi chưa được phép.
b/ Phát triển vận động
- Dùng các bộ phận trên cơ thể để mô phỏng một số hành động cuả một số nghề.
- Biết thực hiện một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày
- Bật sâu 25 cm, trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục, lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng.
Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP Thời gian thực hiện: Từ ngày 07/11/2016 đến ngày 02/12/2016 (4Tuần) I Mục tiêu: LĨNH VỰC MỤC TIÊU 1.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT a/ Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe - Cháu biết được lợi ích của việc ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh, cân đối, đối với sức khỏe con người. - Cháu biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: Không ăn thực phẩm ôi thiu, có phẩm màu, không rõ nguồn gốc hoặc quá hạn sử dụng. - Ăn nhiều rau xanh trái cây sẽ tốt cho sức khỏe. -Biết và không làm 1 số việc có thể gây nguy hiểm. - Không đi theo nhận quà người lạ khi chưa được phép. b/ Phát triển vận động - Dùng các bộ phận trên cơ thể để mô phỏng một số hành động cuả một số nghề. - Biết thực hiện một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày - Bật sâu 25 cm, trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục, lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng. 2.PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC a/ Khám phá khoa học - Ch - Cháu biết trong xã hội có nhiều nghề và ích lợi của các nghề đối với đời sống con người. - Chủ động làm một số công việc hàng ngày - Phân loại được một số đồ dùng theo chất liệu và công dụng. - Phân biệt được các nghề thông qua cử chỉ điệu bộ và hành động. - Phân loại các sản phẩm lao động và dụng cụ lao động của một số nghề. - Trò chuyện về ngày Nhà giáo Việt Nam. Bác nông dân.Trò chuyện về nghề dịch vụ. b/ Làm quen với toán Đếm và nhận biết số 7 Chỉ đươc khối cầu khối vuông, khối trụ khối chữ nhật Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7 3.PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Phá - Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của cháu đa dạng phong phú. - Biết sử dụng từ phù hợp để trả lời, thảo luận về các nghề trong xã hội - - Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động. - N - Nhận diện được chữ cái trong bản chữ cái tiếng việt. 4.PHÁT TRIỂN THẨM MỸ - Biế - Biết biểu lộ cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát. - Biết lựa chọn màu sắc thích hợp trong khi vẽ, phối hợp màu sắc tạo bố cục tranh - Tô màu kín, không chờm ra ngoài các hình vẽ. 5.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI - Bé biết về nghề sản xuất. - Biết quí trọng những người lao động, tôn trọng những thành quả lao động và sản phẩm lao động. - Trao đổi ý kiến của mình với các bạn khác - Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống. - Nhận xét một số hành vi đúng sai của con người với môi trường - Có nhóm bạn chơi tường xuyên. II. MẠNG NỘI DUNG: BÉ YÊU BÁC NÔNG DÂN -Làm việc trên ruộng đồng. -Sản xuất ra lương thực, rau quả... -Đồ dùng để làm việc: Cài, cuốc, máy cày, lưỡi liềm... Ích lợi của sản phẩm: Nuôi sống con người, dùng để mua bá trao đổi... NGHỀ DỊCH VỤ -Những người bán hàng tại các cửa hàng, siêu thị, chợ... là những người làm nghề phục vụ xã hội. -Đặc điểm của nghề: Bán tất cả các hàng hoá cần thiết cho mọi người: quần áo, lương thực, thực phẩm, các đồ dùng... -Mua hàng ở nơi sản xuất để bán. -Thái độ phục vụ của người bán hàng. TẾT THẦY CÔ 20/11 -Trẻ biết ý nghĩa ngày 20/11 -Tên gọi cô giáo -Công việc: dạy học -Một số đồ dùng: sách, bút, phấn... của cô. -Cô giáo dạy học cho học sinh biết nhiều thứ: học, chơi, hát múa. NGHỀ NGHIỆP III/ MẠNG HOẠT ĐỘNG: . PHAÙT TRIEÅN NHAÄN THÖÙC: * Khám phá khoa học -Bác nông dân - Trò chuyện về ngày Nhà giáo Việt Nam. - Trò chuyện về nghề dịch vụ * Làm quen với toán Đếm và nhận biết số 7 Phân biệt khối vuông, khối trụ, khối chữ nhật Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Dinh dưỡng: - Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh trong ăn uống. Ăn nhiều rau xanh trái cây sẽ tốt cho sức khỏe. * Vận động: - Bật sâu 25 cm, trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục, lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thơ: Hạt gạo làng ta, bó hoa tặng cô. Truyện: Hai anh em . * LQCC: Làm quen chữ u,ư PHÁT TRIỂN THẨM MỸ * Tạo hình: - Vẽ hoa tặng cô - Nặn một dụng cụ nghề nông - Vẽ nghề bé thích * Âm nhạc: - Cô giáo miền xuôi - Lớn lên cháu lá máy cày - Anh phi công ơi . PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI -Trẻ thể hiện tình cảm qua các vai chơi - Trẻ thể hiện tình cảm qua bài thơ, câu chuyện như: Hạt gạo làng ta, bó hoa tặng cô,ba anh em - Bé biết về nghề nông. NGHỀ NGHỆP IV. KẾ HOẠCH TUẦN CHỦ ĐỀ THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 1.BÉ YÊU BÁC NÔNG DÂN ( Thực hiện từ ngày 07/11/2016 đến ngày 11/11/2016) *PTTC: Bật sâu 25 cm *PTTM: DH: Lớn lên cháu lái máy cày -TCAN: Tai ai tinh *PTNT: Đếm và nhận biết số 7 *PTNN: Thơ: Hạt gạo làng ta *PTNTBác nông dân PTTM: Nặn dụng cụ nghề nông. *PTTC- XH Bé biết về nghề nông 2.TẾT THẦY CÔ 20/11 ( Thực hiện từ ngày 14/11/2016 đến ngày 18/11/2016) *PTTC: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. *PTTM: Vẽ hoa tặng cô *PTNT: Trò chuyện về ngày Nhà giáo Việt Nam. *PTNN: Bó hoa tặng cô * PTTM -VĐ: Cô giáo miền xuôi TCAN: Ai nhanh chân *PTNT: Phân biệt khối vuông, khối trụ, khối chữ nhật 3.NGHỀ DỊCH VỤ (Thực hiện từ ngày 21/11/2016 đến ngày 25/11/2016) *PTTC: Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng PTTM Vẽ nghề bé thích *PTNN: Làm quen chữ u,ư *PTNT: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7 *PTTM: -VĐ: Anh phi công ơi -TCAN: “Nói đúng tên bạn” *PTNT: Trò chuyện về nghề dịch vụ *PTNN: Truyện: Hai anh em *PTTM: Âm nhạc tổng hợp V. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP 1. Phía cô: Tranh ảnh theo chủ đề. Băng đĩa nhạc về chủ đề, một số bài thơ, câu chuyện, đồng dao về chủ đề. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các góc theo chủ đề Xây dựng mục tiêu mạng nội dung, mạng hoạt động cho chủ đề Xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng chủ đề nhánh Sưu tầm một số trò chơi phù hợp với chủ đề để thực hiện tích hợp Chuẩn bị một số câu hỏi có tính cách gợi mở để giúp trẻ tư duy, trải nghiệm tìm hiểu chủ đề 2. Phía trẻ: Máy vi tính, màn hình trình chiếu. Bài hát, thơ vè, ca dao đồng dao, liên quan đến chủ điểm. Tranh vẽ, hình ảnh, truyện sách về các nghành nghề trong xã hội. Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, keo kéo, để trẻ xé, vẽ, cắt, nặn Đồ dùng đồ chơi lắp ghép, xây dựng. Đồ chơi đóng vai: gia đình, bác sĩ, bán hàng Các dụng cụ chăm sóc cây, hạt giống V. KẾT QUẢ MONG ĐỢI PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: * Dinh dưỡng: - Cháu biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống - Ăn nhiều rau xanh trái cây sẽ tốt cho sức khỏe. *Vận động: - Dùng các bộ phận trên cơ thể mô phỏng một số hành động cuả nghề - Có khả năng giữ thăng bằng trong một số vận động cơ bản PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: - Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của cháu đa dạng phong phú. - Biết sử dụng từ phù hợp để trả lời, thảo luận về các nghề trong xã hội NGHỀ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * Khám phá khoa học: - Biết ích lợi của các nghề, minh họa lại các nghề - Phân loại sản phẩm lao động và dụng cụ lao động 1 số nghề * Hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng: - Phân biệt, đếm nhận biết thêm bớt số lượng trong phạm vi 7 PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI - Biết quí trọng tôn trọng những thành quả lao động và sản phẩm lao động - Có ý thức bảo vệ môi trường - Thích 1 nghề nào đó. PHÁT TRIỂN THẪM MỸ: - Biết biểu lộ cảm xúc và vận động nhịp nhàng theo nhạc. - Biết lựa chọn màu sắc thích hợp trong khi vẽ và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 BÉ YÊU BÁC NÔNG DÂN ( Thực hiện từ ngày 07/11/2016 đến ngày 11/11/2016) I. MỤC TIÊU - Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết kể về các công việc khác nhau của một số nghề sản xuất quen thuộc và gần gũi. - Biết ích lợi của nghề nông trong đời sống hàng ngày của con người. -Biết và không làm 1 số việc có thể gây nguy hiểm. - Yêu quí những người lao động và biết tiết kiệm, giữ gìn, quí trọng sản phẩm của người lao động. - Nhận xét một số hành vi đúng sai của con người với môi trường - Phân loại được một số đồ dùng theo chất liệu và công dụng. - Có nhóm bạn chơi tường xuyên. - Hào hứng tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể lực, biết thể hiện cảm xúc phù hợp với các hoạt động múa, hát, tạo hình. - Nhận biết 1 số nghề lao động và dụng cụ lao động của nghề đó, biết 1 số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm cho con người. II. CHUẨN BỊ - Tranh vẽ, hình ảnh minh họa, tranh dạy môn học, đồ dùng, đồ chơi ở góc - Bút màu, giấy màu, tranh ảnh cho cháu - Bài hát, ca dao đồng dao, thơ, vè - Màn hình trình chiếu. - Tranh ảnh,tranh lôtô về 1 số nghề sản xuất - Tranh mẫu tạo hình - Băng catset + đĩa nhạc theo chủ đề - 1 số đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm phục vụ cho hoạt động góc - Tranh lô tô - Dụng cụ âm nhạc như phách tre , trống lắc , gáo dừa - Thẻ chữ số. - Tập, sách cho trẻ thực hành. III. MẠNG NỘI DUNG Nghề trồng cây -Cuốc đất, sới đất -Làm rảnh, nương -Cuốc mô -Gieo hạt, tưới nước -Vun gốc cho cây -Thu hoạch trái, ngô, khoai. Nghề làm ruộng -Cuốc đất, cày đất -Gieo mạ, cấy lúa -Chăm sóc, vun phân, tưới nước -Thu hoạch, cắt lúa -Xay lúa ra hạt gạo BÉ YÊU BÁC NÔNGDÂN Dụng cụ của nghề nông dân -Máy cày, máy tuốt lúa -Dao, liềm, cuốc, xẻng -Thúng, bao, thùng tưới -Phân bón, hạt giống III. MẠNG HOẠT ĐỘNG Phát triển thể chất: * Dinh dưỡng, sức khỏe: - Biết được lợi ích của việc ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh, cân đối. Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống * Vận động: - Bật sâu 25 cm Phát triển nhận thức: * Toán: - Đếm và nhận biết số 7 *Khám phá khoa học - Bác nông dân Phát triển TC-XH : - Bé biết về nghề nông. - Chơi đóng vai: Gia đình, cô giáo, bán hàng Phát triển ngôn ngữ -Thơ: Hạt gạo làng ta Phát triển thẩm mĩ * Âm nhạc DH: Lớn lên cháu lai máy cày NH: Hạt gạo làng ta TCAN: Tai ai tinh * Tạo hình - Nặn dụng cụ nghề nông BÉ YÊU BÁC NÔNG DÂN KẾ HOẠCH TUẦN 1 BÉ YÊU BÁC NÔNG DÂN Từ ngày 07/11/2016 đến ngày11/11/2016 Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Thể dục sáng - Nhắc nhở trẻ để giày dép, cặp, nón đúng nơi qui định. Biết và không làm 1 số việc có thể gây nguy hiểm( Cho trẻ xem tranh, trò chuyện về một số việc gây nguy hiểm như chơi dao, lưởi hái, cầm vật nhỏ, nhọn) - Cùng trẻ trò chuyện về nội dung của chủ đề - Thể dục sáng Chơi và Hoạt động ngoài trời -Trò chuyện về nghề nông. TCVĐ: Gieo hạt - Chơi tự do -Trò chuyện với trẻ về nghề làm ruộng. TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do -Bé yêu cô bác nông dân TCVĐ: Gieo hạt - Chơi tự do Trò chuyện về một số dụng cụ của nghề nông TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do - Tham quan vườn cây TCVĐ: Gieo hạt - Chơi tự do Hoạt động học *PTTC: Bật sâu 25 cm *PTTM: DH: Lớn lên cháu lái máy cày -TCAN: Tai ai tinh *PTNN: Thơ: Hạt gạo làng ta *PTNT Bác nông dân PTTM: Nặn dụng cụ nghề nông. Chơi và Hoạt động góc - Góc phân vai: Bán hàng, cô giáo, gia đình - Góc xây dựng: Khu vườn nhà bé - Góc học tập: chơi TCHT “ Ai nhanh mắt” chơi đôminô, so tranh, đặt tranh tương thích vào ô trống, ghép tranh, xem sách tranh, làm sách tranh. - Góc nghệ thuật – Âm nhạc: Vẽ, nặn các dụng cụ nghề nông, biểu diễn các bài hát theo chủ đề Góc thiên nhiên: chơi cát, chăm sóc cây,trồng cây. Hoạt động buổi chiều: Chơi và hoạt động theo ý thích Bật sâu 25 cm *PTNT: Đếm và nhận biết số 7 Bé làm thi sĩ Ôn bác nông dân *PTTC- XH Bé biết về nghề nông. Trả trẻ - Trò chuyện cùng trẻ về các hoạt động của trẻ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày. HOẠT ĐỘNG GÓC Tên góc Mục tiêu Chuẩn bị Gợi ý hoạt động Góc phân vai: Nhóm chính - Bán hàng Nhóm phụ 1 - Cô giáo Nhóm phụ 2 - Gia đình - Trẻ biết vai chơi của mình - Có nhóm bạn chơi tường xuyên. - Biết phân vai cùng nhau chơi. - Thực hiện đúng hành động vai mình đã chọn. - Chơi trật tự không tranh giành - Các loại nông sản - Đồ dùng cho cô giáo - Đồ dùng nấu ăn gia đình - Trẻ biết thể hiện vai người bán hàng biết chào mời khách, biết cám ơn khi khách trả tiền, trẻ thể hiện được vai người mua hàng biết trả giá. - Cô giáo: tập thể dục sáng, dạy trẻ đọc thơ, hát múa - Gia đình: nấu ăn, đi tham quan vườn cây của bác nông dân. Góc xây dựng: - Khu vườn nhà bé - Trẻ phân vai nhau cùng bố trí xây vườn rau. - Chơi trật tự không tranh giành. - Khối gỗ, các loại rau,cây ăn trái ngôi nhà - Hàng rào, cây xanh, hoa, đường đi. - Trẻ thỏa thuận vào góc chơi, biết xây hàng rào phối hợp nhà, cây xanh, Góc học tập Trò chơi học tập “Ai nhanh mắt” - Chơi các trò chơi trong góc. - Xem sách tranh, truyện và biết giữ sách, trao đổi cùng bạn. - Lô tô các nghề, sách tranh về nghề, tranh ghép hình, so hình. - Trò chơi học tập: Cái gì biến mất - Xem sách tranh về các ngành nghề, làm tập tranh về bác nông dân - Chơi ghép tranh, so hình. - Chơi đominô. Góc nghệ thuật - Trẻ tham gia các trò chơi ở góc. - Tham gia văn nghệ, đọc thơ. - Trẻ phân công nhau cùng chơi. - Băng nhạc, bài hát, giấy vẽ, đất nặn, bút chì màu, tranh tô màu - Hát múa, đọc thơ, ca daocó nội dung về nghề. nông - Trẻ vẽ quà tặng bác nông dân, nặn dụng cụ nghề nông. Góc thiên nhiên - Trẻ phân vai nhau chơi. - Chơi trật tự không làm đỏ cát, nước.. - Cát, nước, cây con, chai. - Chơi với cát đào ao, đắp núi, in bánh - Quan sát cây và chăm sóc cây. - Gieo hạt chăm sóc cây lớn. TRÒ CHƠI CÓ LUẬT Tên trò chơi Mục tiêu Chuẩn bị Gợi ý hoạt động 1. Trò chơi vận động: Gieo hạt - Trẻ chơi đúng luật chơi. Phát triển cơbắp, tính tự tin. - Giáo dục trẻ phải biết chăm sóc cây trồng, bảo vệ thiên nhiên. - Sân rộng, sạch. * Luật chơi: Trẻ vận động theo nhịp bài hát “ Gieo hạt, nảy nầm 1 lá 2 lá 1 nụ ,2 nụ, 1 hoa, 2 hoa, 1 quả,2 quả, gió thổi cây rung * Cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ. Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt. Nảy mầm :Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên Hai cây : Yêu cầu giơ cao tay phải lên Một nụ : Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống Hai nụ :Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống Một hoa :Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay Hai hoa : Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay Mùi hương thơm ngát :Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa Một quả :Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra Hai quả : Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra Gió thổi : Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái Cây rung :Nghiêng người sang phải Lá rụng : Cho trẻ ngồi thụp xuống Nhiều lá : Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A.. 2. Trò chơi học tập: Ai nhanh mắt - Luật chơi: Trẻ đoán được cái gì biến mất - Cách chơi: Cô cho trẻ xem tất cả tranh sau đó trẻ nhắm mắt lại cô sẽ đổi thứ tự các tranh, trẻ phải sắp xếp lại như cũ 3. Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ - Trẻ thuộc lời thơ - Đánh tay nhịp nhàng theo nhịp thơ - Giáo dục trẻ biết chơi cùng bạn - Sân rộng, sạch - Dạy trẻ thuộc thơ “Dệt vải” Dích dích dắc dắc Khung cửi mắc vô Xâu go từng sợi Chân mẹ đạp vội Chân mẹ đạp vàng Mặt vải mịn màng Gánh ì gánh nặng Đến mai trời sáng Đem vải ra phơi Đến mốt đẹp trời Đem ra may áo * Luật chơi: - Hát và làm theo nhịp bài hát: Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ * Cách chơi: Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người. Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai: 07/11/2016 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ NÔNG I. Mục tiêu: - Trẻ biết được công việc của nghề nông, một số sản phẩm của nghề nông, biết được lợi ích của nghề nông đối với con người. - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để miêu tả rõ ràng tròn câu, thể hiện tình cảm của mình với bác nông dân - Trẻ hứng thú học với cô II. Chuẩn bị: - Sân rộng sạch,tranh nghề nông, bóng, bowling, phấn vẽ III. Gợi ý hoạt động: * Hoạt động 1: Nghe cô kể chuyện - Lớp nghe cô kể chuyên bác nông dân * Hoạt động 2: Mình học với cô + Cô kể chuyện về ai? + Bác nông dân làm gì? + Bác nông dân làm ra gì? + Hằng ngày chúng ta ăn gì? + Ai làm ra những sản phẩm đó? + Bác nông dân đã làm gì để có những sản phẩm cho chúng ta ăn? + Chúng ta phải yêu quí bác nông dân như thế nào? * Hoạt động 3: Vui cùng trò chơi vận động - Lớp cùng chơi trò chơi “Gieo hạt” - Vẽ theo ý thích - Chơi tự do : Chơi bóng, cầu tuột, xích đu, bowling HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: BẬT SÂU 25 CM I. Mục tiêu: - Trẻ biết phối hợp tay chân ,thực hiện được bật sâu 25 cm - Trẻ nhún bật phối hợp tay lấy đà để bật sâu. - Trẻ yêu thích thể thao, hứng thú tham gia cùng cô. II.Chuẩn bị: Ghế thể dục Nhạc III.Gợi ý hoạt động: 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: Đi kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân-> chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm-> về đội hình dọc-> hàng ngang tập hợp BTPTC. - Chơi trò chơi: Nu na nu nóng. 2. Hoạt động 2: Trọng động. a/ Bài tập phát triển chung. * Tay 4: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao ( 3l x 4 nhịp) - TTCB: Đứng tự nhiên, thả tay xuôi, đầu không cúi. - N1: Đưa tay lên cao một tay thẳng phía dưới hơi chếch ra sau. - N2: Đổi tay đưa cao. (dọc theo thân) - N3: Như N1. - N4: Như N2. * Bụng 2: Đứng nghiêng người sang hai bên (2l x 4 nhịp) - TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi. - N1: Bước chân trái sang ngang một bước, tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào nhau hoặc gập sau gáy. - N2: Nghiêng sang trái. - N3: Nghiêng sang phải. - N4: Về TTCB. Sau đó đổi snag chân phải, nghiêng sang phải trước * Chân 2: Ngồi khụy gối (2l x 4 nhịp) - N1: Hai tay đưa ra ngang, lòng bàn tay ngửa. - N2: Ngồi khụy gối, hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp. - N3: Như N1. - N4: Về TTCB. * Bật 3: Bật tách chân, khép chân (2l x 4 nhịp) - TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi. - N1: Bật tách chân sang hai bên (rộng bằng vai), tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp. - N2: Bật khép chân về TTCB. - N3: Như N1. - N4: Về TTCB. Động tác nhấn mạnh : Chân b/ Vận động cơ bản: “Bật sâu 25 cm” -Cô cho trẻ xem hình và đàm thoại - Các bạn nhỏ đang làm gì? - Các bạn tập ra sao? - Các con có muốn thực hiện như các bạn không? Hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình bài mới đó là: Bật sâu 25cm - Cô làm mẫu lần 1, không giải thích - Cô làm mẫu lần 2+ giải thích. TTCB: Đứng tự nhiên trước vạch mức, 2 tay thả xuôi. TH: Bước chân lên ghế tay đưa ra phía trước ra sau, gối hơi khụy, bật rơi xuống bằng mũi bàn chân nhẹ nhàng Cô gọi lần lược 2 trẻ lên ( chú ý sửa sai cho trẻ) Cô chia lớp thành 2 nhóm thi đua Cô nhận xét khen trẻ 3. Hoạt động 3: Trò chơi - Cô cho trẻ chơi “ Kéo co” - Cô phổ biến luật chơi cách chơi - Cô cho trẻ chơi 2 lần - Nhận xét khen trẻ. - Cô cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng - Cho trẻ chơi: Uống pepsi Hoạt động góc: Thực hiện như đã soạn HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trò chơi vận động: Gieo hạt Thực hiện như đã soạn LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: BẬT SÂU 25 CM I. Mục tiêu: - Trẻ thực hiện được bật sâu - Trẻ có tư thế đúng - Trẻ biết rèn luyện thân thể để có sức khỏe tốt. II.Chuẩn bị: Ghế thể dục Nhạc III.Gợi ý hoạt động: Cô cho trẻ xem hình ảnh và trò chuyện Con vừa xem gì? Các bạn đang làm gì? Khi sáng cô đã dạy bài gì? Bây giờ cô và các con cùng nhau tập luyện nha Cô cho lớp chia về các nhóm tập luyện Cô cho lần lược 4 trẻ thực hiện Cho trẻ yếu làm lại. Nhận xét khen trẻ Vệ sinh- Nêu gương Trả trẻ KẾ HOẠCH NGÀY Thứ ba: 08/11/2016 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ LÀM RUỘNG I. Mục tiêu: - Trẻ biết được công việc của nghề làm ruộng, biết được lợi ích của nghề làm ruộng đối với con người. - Trẻ trả lời tròn câu. - Trẻ hứng thú học với cô II. Chuẩn bị: - Sân rộng sạch,tranh, cột ném bóng, bowling, phấn vẽ III. Gợi ý hoạt động: * Hoạt động 1: Vận động cùng cô - Cô và lớp vận động “ Tía má em”
File đính kèm:
- giao_an.doc