Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1, Trường Mầm non Bình Minh, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Trên thực tế tại các trường mầm non nói chung và trường mầm non Bình Minh của chúng tôi nói riêng, hoạt động tập thể và hoạt động trải nghiệm đã được các nhà trường quan tâm song một số nội dung khi cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể còn có những khó khăn hạn chế đó là:

Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm còn chưa nhiều do kinh phí còn hạn hẹp.

Một số giáo viên còn chưa thật mạnh dạn bứt phá trong công tác giảng dạy, nội dung, kỹ năng, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động còn gò bó, máy móc, chưa có tính mới lạ.

Nội dung hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể chưa gắn với thực tiễn chưa phát huy sự sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin của trẻ

Trẻ chưa được phám phá, trải nghiệm, chưa đáp ứng được nhu cầu sở thích của trẻ, kỹ năng sáng tạo, tính tích cực chủ động, mạnh dạn tự tin của trẻ trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể còn hạn chế.

 Một số phụ huynh chưa quan tâm đến nghành học, chưa thông cảm và chia sẻ với giáo viên, chưa phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ.

 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi lớp A1 trường Mầm non Bình Minh Thành phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu” nhằm phát huy tối đa vai trò của nhà giáo dục đồng thời giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tích cực chủ động, mạnh dạn tự tin tạo tiền đề thành công cho trẻ trong tương lai.

 

doc34 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1, Trường Mầm non Bình Minh, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp phát huy khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1, trường mầm non Bình Minh, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”
2. Đồng tác giả:	
a. Họ và tên: Vũ Thị Hạnh
Năm sinh: 12/08/1985
Nơi thường trú: Tổ 6 - Phường Quyết Tiến - Thành phố Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Tổ trưởng tổ chuyên môn MGB + MGL.
Nơi làm việc: Trường Mầm non Bình Minh
Điện thoại: 0917945115
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50%
b. Họ và tên: Nguyễn Thị Bình B
	Năm sinh: 10/6/1979
	Nơi thường trú: Tổ 3 phường Quyết Tiến - Thành Phố Lai Châu
	Trình độ chuyên môn: Đại học 
	Chức vụ công tác: Giáo viên 
 Nơi làm việc: Trường Mầm Non Bình Minh - Thành Phố Lai Châu 
	Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mầm non
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm non Bình Minh
Địa chỉ: Phường Quyết Tiến - Thành phố Lai Châu
Điện thoại: 02316256868
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến.
	Theo David Kolb tất cả những gì con người đã trải nghiệm để tham gia vào quá trình hoạt động học tập và con người đạt đến tri thức mới bằng trải nghiệm, quy trình học qua trải nghiệm không có một điểm duy nhất để bắt đầu và cũng không theo một trật tự cứng nhắc mà con người hoàn toàn chủ động để bắt đầu từ bất cứ điểm nào miễn là nó phù hợp với kiểu học của cá nhân, phù hợp với kinh nghiệm của người học, phù hợp với nội dung và điều kiện môi trường học tập.
Hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể của trẻ mầm non là quá trình trẻ hành động thực tiễn trong cuộc sống thực với các sự vật, hiện tượng, con người trong tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực của não, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có được những nhận thức, cảm nhận và cảm xúc chính xác về các thuộc tính, tính chất của các sự vật hiện tượng, con người trong môi trường sống theo đó hình thành và phát triển vốn sống kinh nghiệm vật lí, xã hội, đồng thời hé lộ những khả năng, năng lực tiềm ẩn của mỗi đứa trẻ, giúp trẻ có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của trẻ làm cho những năng khiếu của trẻ được phát triển mạnh mẽ, làm thế giới tinh thần của các con ngày càng phong phú, nhạy cảm với cái đẹp và sáng tạo được những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao, khi tham gia hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin, việc học trở lên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở lên thú vị hơn với giáo viên.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
Trên thực tế tại các trường mầm non nói chung và trường mầm non Bình Minh của chúng tôi nói riêng, hoạt động tập thể và hoạt động trải nghiệm đã được các nhà trường quan tâm song một số nội dung khi cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể còn có những khó khăn hạn chế đó là: 
Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm còn chưa nhiều do kinh phí còn hạn hẹp.
Một số giáo viên còn chưa thật mạnh dạn bứt phá trong công tác giảng dạy, nội dung, kỹ năng, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động còn gò bó, máy móc, chưa có tính mới lạ. 
Nội dung hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể chưa gắn với thực tiễn chưa phát huy sự sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin của trẻ 
Trẻ chưa được phám phá, trải nghiệm, chưa đáp ứng được nhu cầu sở thích của trẻ, kỹ năng sáng tạo, tính tích cực chủ động, mạnh dạn tự tin của trẻ trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể còn hạn chế.
 Một số phụ huynh chưa quan tâm đến nghành học, chưa thông cảm và chia sẻ với giáo viên, chưa phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ.
	Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi lớp A1 trường Mầm non Bình Minh Thành phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu” nhằm phát huy tối đa vai trò của nhà giáo dục đồng thời giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tích cực chủ động, mạnh dạn tự tin tạo tiền đề thành công cho trẻ trong tương lai. 
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Triển khai áp dụng và thực hiện tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Bình Minh thành phố Lai Châu. 
Giáo viên học sinh lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1
	3. Mô tả sáng kiến.
	3.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
	Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến
+ Thuận lợi :
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong các hoạt động giáo dục
Cơ sở vật chất khang trang, phòng học được xây dựng kiên cố có công trình vệ sinh khép kín, đồ dùng đồ chơi an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực, chơi mà học, học bằng chơi.
Đội ngũ giáo viên được biên chế đầy đủ, 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa số tuổi đời còn trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
+ Khó khăn:
Đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trẻ làm thí nghiệm trong hoạt động trải nghiệm còn ít.
Nhận thức của một số phụ huynh về các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể chưa sâu sắc, chưa được chú trọng, phụ huynh chưa quan tâm đến nghành học, chưa thông cảm và chia sẻ với giáo viên, chưa phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ. 
Nội dung hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể chưa gắn với thực tiễn chưa phát huy sự sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin của trẻ 
Qua khảo sát đầu năm cho thấy tính tích cực chủ động, mạnh dạn tự tin, khả năng sáng tạo của trẻ chưa cao, nội dung hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể chưa đa dạng phong phú còn gò bó chưa phát huy được vai trò chủ thể của trẻ. 
Trong các năm học qua khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ các giải pháp cũ đã được chúng tôi áp dụng như sau:
	Giải pháp 1: Tạo môi trường trong lớp học
	* Ưu điểm: 
	Giáo viên đã tạo được môi trường trong lớp học cho trẻ, bố trí lớp học có đầy đủ các góc cho trẻ hoạt động. 
	*Nhược điểm: 
Việc tạo môi trường trong lớp học chỉ là hình thức, mới dừng lại ở việc trang trí, đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng, phong phú chưa kích thích được hứng thú hoạt động của trẻ chưa tạo được điều kiện, cơ hội để trẻ phám phá và thể hiện tính sáng tạo, trẻ thụ động với môi trường mà cô tạo ra chưa biết thể hiện ý tưởng cùng cô xây dựng môi trường lớp học.
	Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể
	* Ưu điểm: 
	Giáo viên đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ. 
	* Nhược điểm: 
	Khả năng bao quát, định hướng, câu hỏi gợi mở của giáo viên chưa linh hoạt, sự phối hợp giữa các giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập theerr của trẻ chưa nhịp nhàng do vậy mà hiệu quả giáo dục trên trẻ chưa cao.
	Hình thức tổ chức một số hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể của trẻ còn quá đơn điệu, chưa phong phú, trẻ ít được thực hành trải nghiệm, tình huống đưa ra trong các hoạt động chưa cụ thể, chưa kích thích trẻ tư duy sáng tạo nên trẻ dễ nhàm chán, ít chú ý. 
	Trẻ thực hiện dập khuân máy móc, còn thụ động, tỏ ra lúng túng, chưa mạnh dạn tự tin, trẻ chưa tập trung vào hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể lên chưa phát huy được tính tích cực mạnh dạn tự tin và sự sáng tạo ở trẻ, kết quả giáo dục chưa cao 
* Kết quả khảo sát trẻ trước khi thực hiện đề tài:
Số trẻ
Nội dung
khảo sát
Kết quả trước khi thực hiện đề tài
Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động tập thể
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
36
Tính mạnh dạn tự tin
11/36
30,5%
25/36 69,4%
10/36
27,7%
26/36 72,2%
Tính tích cực chủ động
11/36
30,5%
25/36 69,4%
13/36
36%
23/36
64%
Khả năng
tư duy sáng tạo
3/36
8 %
33/36
92%
5/36
13,8%
31/36
86,1%
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
*Tính mới
Sau khi thực hiện sáng kiến chúng tôi đã đưa ra được các điểm mới khắc phục được những tồn tại, hạn chế của các giải pháp cũ như sau:
Giáo viên có sự chủ động, sáng tạo, có kế hoạch cụ thể, chi tiết, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể đạt hiệu quả giáo dục cao.
Tạo được môi trường giáo dục trải nghiệm cho trẻ đa dạng, phong phú đạt kết quả, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, mạnh dạn tự tin cho trẻ. 
Trẻ mạnh dạn tự tin linh hoạt trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể mà cô tổ chức, trẻ phát huy tối đa sự sáng tạo, hình thành được các kỹ năng một cách chủ động , trẻ không còn thụ động trong các hoạt động mà phát huy được vai trò chủ thể của cá nhân.
Phụ huynh hiểu được ý nghĩa , lợi ích, tầm quan trọng của việc rèn luyện và phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động tập thể cũng như trong sinh hoạt hàng ngày từ đó ủng hộ phối hợp với giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể để áp dụng vào việc thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ trong năm học 2018 - 2019 được tốt hơn, hiệu quả hơn.
* Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ như sau: 
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
- Giải pháp 1 : Tạo môi trường trong lớp học
- Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể.
- Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm
- Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể nhằm phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin ở trẻ.
- Giải pháp 3: Phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin cho trẻ qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi.
- Giải pháp 4: Phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin của trẻ trong các hội thi
- Giải pháp 5: Phối hợp các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
 Việc tạo môi trường lớp học chỉ là hình thức mới dừng ở việc trang trí, trẻ chưa được trải nghiệm hoạt động.
 Cách thức tổ chức đã được đội ngũ giáo viên đã thực hiện nghiêm túc, giáo viên đã hướng dẫn, làm mẫu trẻ chỉ dừng lại ở việc bắt chước theo cô chưa phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tự tin và khả năng sáng tạo.
 Nội dung hoạt động trải nghiệm máy móc, với lượng thời gian dài khiến trẻ nhàm chán, mất tập trung không hứng thú say mê sáng tạo, giáo viên chưa khơi gợi được tính tò mò khám phá khả năng sáng tạo của trẻ.
 Giáo viên đã tích cực chủ động trong công tác xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học và tổ chức môi trường xã hội hợp tác, tích cực, thân thiện phát huy vai trò chủ thể của cá nhân trẻ
 Khi xây dựng kế hoạch, nội dung các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể đã được sắp xếp phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với điều kiện vùng miền.
 Trẻ được phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính mạnh dạn tự tin, tính tích cực chủ động khi tham gia thực hành trải nghiệm qua các hoạt động học tập, vui chơi, các hội thi
 Nội dung tuyên truyền về ý nghĩa của các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm được thực hiện thường xuyên liên tục với nhiều hình thức đa dạng phong phú.
Các giải pháp mới được chúng tôi lựa chọn đã đem lại hiệu quả cụ thể như:
	Giải pháp 1. Xây dựng tạo môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của trẻ.
	+ Tính mới : 
	Chúng tôi đã tích cực chủ động trong công tác xây dựng môi trường giáo dục bao gồm xây dựng môi trường vật chất và môi trường xã hội lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động, mạnh dạn vai trò chủ thể của cá nhân trẻ
	+ Nội dung thực hiện:
Xây dựng môi trường vật chất: Môi trường vật chất trong lớp học và môi trường vật chất ngoài trời.
Tổ chức môi trường xã hội: Mối quan hệ giữa giáo viên/ người lớn với trẻ, mối quan hệ của trẻ với nhau.
+ Cách thức thực hiện:
Chúng tôi xác định rất rõ nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và rất quan trọng để xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của trẻ chúng tôi đã quan tâm với việc xây dựng môi trường vật chất và tổ chức môi trường xã hội phù hợp với sự phát triển của trẻ.
	 Xây dựng môi trường vật chất : Để phục vụ tốt cho các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể nói chung chúng tôi đã tích cực xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học.
	Xây dựng môi trường bên trong lớp học: 
	Bố trí không gian, các khu vực góc hoạt động chính của lớp hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện: Đồ dùng đồ chơi trong lớp gần gũi , quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ, thể hiện được nét văn hóa riêng của cộng đồng và địa phương; Đảm bảo không gian để trẻ hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân
	Các khu vực, các góc được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, dễ thay đổi, đáp ứng được nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ: Khi bố trí sắp xếp góc hoạt động cho trẻ chúng tôi luôn xem xét và trả lời các câu hỏi( Góc này có phù hợp với nội dung giáo dục tháng hay chủ đề đang triển khai không? Có đủ góc cho trẻ hoạt động chưa? Trẻ hoạt động có thuận tiện không?) Các góc được bố trí đẹp hấp dẫn, kích thích trẻ tự lựa chọn tham gia tùy theo sở thích và khả năng, đồ dùng cũng được chúng tôi bố trí sắp xếp ở khu vực thuận tiện, hấp dẫn gợi mở, trẻ được tiếp cận đồ chơi dễ dàng, trẻ có thể tích cực chủ động sáng tạo; Các khu vực hoạt động có sự sắp xếp , trang trí màu sắc hài hòa, phù hợp có bảng ký hiệu, chỉ dẫn để trẻ dễ dàng nhận ra
	Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu được lựa chọn và sử dụng đa dạng, linh hoạt, kích thích sự phát triển của trẻ: Chúng tôi chuẩn bị đủ số lượng đồ dùng, đồ chơi, thiết bị theo quy định; Mọi đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu phải tuyệt đối an toàn có kết cấu phù hợp với thể chất và tâm lý trẻ; Đồ dùng, đồ chơi có tính mở, kích thích hứng thú của trẻ, chúng tôi thường xuyên thay đổi và bổ sung đồ dùng, đồ chơi mới phù hợp với mục tiêu chủ đề và ý thích của trẻ tạo cho trẻ sự mới mẻ, hấp dẫn kích thích trẻ khám phá, tìm tòi; Thường xuyên theo dõi quan sát cách trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để có kế hoạch và biện pháp giáo dục tiếp theo giúp trẻ phát triển toàn diện
* Hình ảnh giáo viên và học sinh xây dựng môi trường trong lớp học.
	Xây dựng môi trường vật chất ngoài trời:
 	Chúng tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trong công tác xây dựng môi trường vật chất ngoài trời đảm bảo an toàn cho trẻ và phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực, chơi mà học, học bằng chơi.
	 Phối hợp tốt với Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể trong việc cải tạo cảnh quan môi trường . trong năm học vừa qua nhà trường đã xây dựng khu vui chơi cát nước, khu biển đảo, khu vực cho trẻ thực hành trồng và chăm sóc rau, hoa, cây cảnh, cải tạo và sửa chữa khu vườn cổ tích.
	Môi trường vật chất ngoài trời của trường chúng tôi đảm bảo các yêu cầu :
	Không gian hoạt động ngoài trời được quy hoạch, thiết kế an toàn, phù hợp, sạch đẹp, thân thiện và hấp dẫn trẻ.
	Các khu vực hoạt động ngoài trời được bố trí thuận tiện, phù hợp, thân thiện với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động.
	Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị ngoài trời đảm bảo an toàn, vệ sinh, phù hợp với trẻ.
	* Hình ảnh các khu vực trẻ hoạt động trải nghiệm ngoài trời
H1. Góc thiên nhiên
H2. Khu vườn cổ tích
H3. Khu hải đảo
	Xây dựng môi trường xã hội : 
	Môi trường xã hội trong trường mầm non là môi trường giúp trẻ hình thành được các kỹ năng cần thiết để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ chúng tôi đã chú ý xây dựng môi trường xã hội thân thiện cho trẻ cụ thể : 
	Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện giữa giáo viên( Người lớn) và trẻ: Chúng tôi luôn tạo bầu không khí vui tươi, thân thiện, hòa thuận, tôn trọng, lắng nghe ý kiến cá nhân trẻ, kích thích gợi ý thu hút trẻ để trẻ tham gia các hoạt động giáo dục một cách tích cực và tự tin, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hợp tác qua các hoạt động trên lớp như : xây dựng nội quy, sắp xếp môi trường, luôn lắng nghe ý tưởng từ trẻ, chấp nhận ý tưởng của trẻ, không áp đặt trẻ, tôn trọng nét riêng biệt ở trẻ khuyến khích trẻ phát triển độc lập chủ động.
	Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện giữa trẻ với trẻ: Chúng tôi tạo điều kiện hỗ trợ để trẻ học các kỹ năng chơi cùng nhau; tổ chức các hoạt động theo nhóm, theo cá nhân không cùng độ tuổi để trẻ thể hiện mối quan tâm, chia sẻ giữa trẻ lớn với trẻ bé; giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, khuyến khích trẻ tương tác và tự giải quyết mâu thuẫn, không so sánh trẻ và luôn làm gương cho trẻ trong ứng xử.
	Tôn trọng sự khác biệt của trẻ trong tập thể : Tôn trọng tình cảm và ý kiến riêng của trẻ, lắng nghe ý kiến và mong muốn của trẻ; Chấp nhận sự khác biệt của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào hoạt động trẻ yêu thích kích thích hứng thú và phát huy khả năng vốn có của trẻ; Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân.
	Xây dựng mối quan hệ hợp tác thống nhất giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ: Tuyên truyền nhận thức cho các bậc phụ huynh và cộng đồng về ý nghĩa việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ; Tạo cơ hội cho gia đình trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục; Tôn trọng sự khác biệt, nhu cầu mỗi gia đình để phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ thu hút phụ huynh và cộng đồng tham gia có hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục.
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể nhằm phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin ở trẻ.
+ Tính mới :
Kế hoạch, nội dung các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể đã được sắp xếp phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với đối tượng trẻ, phù hợp với từng chủ đề, với điều kiện vùng miền.
+ Nội dung thực hiện:
Lựa chọn các nội dung hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể phù hợp với khả năng nhận thức, nhu cầu, hứng thú của trẻ để trẻ phát huy được khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin, tích cực chủ động 
+ Cách thức thực hiện:
Chúng tôi đã chủ động đề xuất với ban giám hiệu nhà trường về nội dung và cách tổ chức thực hiện tại nhóm lớp, tranh thủ ý kiến tư vấn, định hướng giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường trong xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung thực hiện.
Căn cứ vào kế hoạch năm học của ngành của nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động và nội dung hoạt động trong chương trình theo độ tuổi;
 Căn cứ vào thời gian/ thời điểm để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho phù hợp với khả năng thực tế của trẻ, chúng tôi đã cùng phối hợp xây dựng kế hoạch nội dung các hoạt động cho trẻ chi tiết đến từng chủ đề, từng tuần, từng ngày dựa vào khả năng nhu cầu học tập sở thích của trẻ để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. 
 Triển khai nội dung , tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ. 
* VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể.
Tháng
Nhiệm vụ trọng tâm
Biện pháp chính
Người thực hiện
09
- Tham gia công tác chuẩn bị, thực hiện các nhiệm vụ được Ban giám hiệu phân công trong công tác tổ chức ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường
- Trò chuyện với trẻ về ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường
- Phối hợp với giáo viên cùng lớp, các bậc phụ huynh tăng cường công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang phục, tâm thế cho trẻ tham gia ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.
+ Tập luyện

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phat_huy_kha_nang_san.doc