Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần 2, Chủ đề: Bác nông dân chăm chỉ - Năm học 2021-2022

- Trò chuyện về những việc trẻ đã làm được khi ở nhà

- Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, căn dặn trẻ, phụ huynh thực hiện nghiêm quy định 5 K và chấp hành giờ đón trả trẻ theo quy định; tham gia giao thông an toàn, để xe đúng nơi quy định khi đưa đón trẻ

1.Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai,eo, gối theo nhạc chung của trường bài “ Bé tập thể dục”

2.Trọng động : Tập các động tác tay, bụng lườn, chân, bật theo nhạc bài hát “ Lớn lên cháu lái máy cày”

3.Hồi tỉnh: Thả lỏng,điều hoà tập theo bài hát “ Bèo dạt mây trôi”

 

docx21 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần 2, Chủ đề: Bác nông dân chăm chỉ - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2
Chủ đề: Bác nông dân chăm chỉ
Thời gian: Từ ngày 08/11 đến ngày 12/11/2021
Nội dung
Thứ hai
 Thứ ba
 Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Trò chuyện
- Trò chuyện về những việc trẻ đã làm được khi ở nhà
- Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, căn dặn trẻ, phụ huynh thực hiện nghiêm quy định 5 K và chấp hành giờ đón trả trẻ theo quy định; tham gia giao thông an toàn, để xe đúng nơi quy định khi đưa đón trẻ
Thể dục sáng
1.Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai,eo, gối theo nhạc chung của trường bài “ Bé tập thể dục”
2.Trọng động : Tập các động tác tay, bụng lườn, chân, bật theo nhạc bài hát “ Lớn lên cháu lái máy cày”
3.Hồi tỉnh: Thả lỏng,điều hoà tập theo bài hát “ Bèo dạt mây trôi”
Hoạt động học
Thể dục 
Chạy 18m trong khoảng 5-7 giây. 
TC: Ném bóng vào rổ 
 KPXH
 Bé yêu cô bác nông dân
 LQVH 
Chuyện “Cây rau của thỏ út”
Tạo hình
Vẽ đồ dùng, dụng cụ nghề nông
LQVT
Tách/gộp một nhóm đối tượng trong phạm vi 6 bằng các cách khác nhau.
Chơi, hoạt động góc
GC: Xây vườn rau
GKH: Vẽ vườn hoa 
- Nấu ăn
- Gieo hạt
GC: Bán nông sản
GKH: Vẽ vườn rau
- Xây vườn cây ăn quả
- Chăm sóc cây
GC: Nặn dụng cụ nghề nông
GKH: Xây trang trại chăn nuôi
- Ghép tranh từ các hột hạt
- Bán hàng 
GC: Ghép tương phản
GKH: Xây trang trại chăn nuôi
- Bé làm ca sĩ
- Điều thú vị từ nam châm
GC: Chăm sóc cây 
GKH: Nấu ăn
- Xây dựng ao cá
- Nặn đồ dùng, dụng cụ nghề nông
Chơi ngoài trời 
Trải nghiệm: Bé thỏa sức sáng tạo từ cát
TCVĐ: Nhảy bao bố
-T/c: Kéo cưa lừa xẻ
Thực hành cuộc sống
“dạy trẻ kĩ năng ăn uống văn, lịch sự” TCVĐ:Ai nhảy cao hơn
- Chi chi chành chành
 Cùng xem bác nông dân cày ruộng
TCVĐ: Nhảy bao bố
-T/c: Kéo cưa lừa xẻ
Hội chợ nông sản
TCVĐ: Đi khà kheo
- Bịt mắt bắt dê
Chăm sóc vườn ươm
TCVĐ: Ai bật xa hơn
- Chi chi chành chành
Hoạt động chiều
Câu lạc bộ “ Đồ rê mí”
Dạy hát: Lớn lên cháu lái máy cày
Trải nghiệm: Bé tập làm cô bác nông dân
Dạy trẻ đóng kịch: Cây rau của thỏ út
Ôn nhóm: 
- Ôn số lượng 6
- Ôn các chữ cái đã học
 Chương trình văn nghệ “Nhà nông đua tài”
 Thứ hai, ngày 08 tháng 11 năm 2021
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Thể dục: Chạy 18m trong khoảng 5 - 7 giây 
TC: Ném bóng vào rổ
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài tập vận động; biết kĩ thuật động tác khi thực hiện vận động cơ bản chạy 18m trong khoảng 5 - 7 giây 
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phối hợp tay và chân khi thực hiện vận động cơ bản, phát triển khả năng định hướng cho trẻ khi chạy, kỹ năng định hướng và sự khóe léo thông qua trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động; thường xuyên tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh
II. Chuẩn bị
- Sân rộng rãi, thoáng sạch.
- Vòng tập thể dục; bóng, rổ
- Nhạc thể dục
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động:
- Tổ chức cuộc thi " Bé là vận động viên thể thao". 
- Cuộc thi gồm có 3 phần:
+ Phần 1: Diễu hành.
+ Phần 2: Đồng diễn.
+ Phần 3: Thi tài.
a. Phần 1: Diểu hành
- Cho trẻ thực hiện các kiểu đi, chạy
- Chuyển đội hình lấy vòng tập bài phát triển chung
2. Trọng động:
b. Phần 2: Đồng diễn 
* BTPTC: Tập theo lời bài hát "Lớn lên cháu lái máy cày".
+ ĐT tay: Hai tay cầm vòng đưa phía trước ngực; Đưa lên cao; đưa về phía trước; bỏ tay xuống
 (2 Lần x 8 nhịp)
+ ĐT : bụng – lườn; Hai tay cầm vòng đưa ra trước đồng thời bước chân trái ra, tay cầm vòng quay sang trái, sau đó đưa về phía trước; thực hiện tương tự đổi bên phải(2 lần x 8 nhịp)
+ ĐT Chân: Hai tay cầm vòng đưa chệch sang trái, bước chân trái lên, thực hiện tương tự nhưng đổi bên ( 4 x8 nhịp)
+ ĐT bật: Nhảy tách chân đồng thời đưa vòng ra phía trước, khép chân đưa vòng lên cao; sau đó đưa ra trước tách chân và khép chân đưa vòng về vị trí ban đầu (4 lần x 8 nhịp)
* Phần 3: Thi tài
 VĐCB: Chạy 18m trong khoảng 5 - 7 giây 
+ Các con nhìn xem hôm nay cô chuẩn bị gì nào?
+ Với khoảng cách này các con có thể thực hiện đươc vận động gì?
- Cho 2 trẻ lên thực hiện theo ý trẻ
- Giới thiệu vận động cho trẻ biết
- Làm mẫu cho trẻ xem
+ Lần 1: không giải thích.
+ Lần 2: vừa làm mẫu và giải thích
+ Mời 2 trẻ khá lên thực hiện.
Lần 1: Thực hiện chạy nhanh trong thời gian 7 giây
+ Mời lần lượt 2 trẻ của 2 đội thực hiện, chú ý sữa sai cho trẻ.
* Lần 2 cô rút ngắn thời gian ít còn 5 giây và cho trẻ thực hiện
- Cho 2 đội cùng thi đua xem đội nào chạy nhanh hơn
- Cho trẻ nhắc lại tên bài tập vận động
- Giáo dục trẻ: Muốn khỏe mạnh các con phải siêng năng rèn luyện thể dục thể thao 
* Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ
- Cô cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi 
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
- Nhận xét và tuyên dương trẻ.
3. Hồi tĩnh: 
+ Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân tập
- Lắng nghe
- Chuyển đội hình
- Trẻ thực hiện các động tác theo lời bài hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi
- Trẻ làm chim bay quanh sân tập
CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chính: Xây vườn rau
Góc kết hợp: Vẽ vườn hoa
 - Nấu ăn
 - Gieo hạt
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết dùng các khối gỗ, ghép nút,..để xây dựng vườn rau; biết dùng các đường nét để vẽ vườn hoa, biết nhập vai khi chơi nấu ăn, biết cách gieo hạt,...
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khéo léo của đôi tay, sự sáng tạo và nhanh nhẹn cho trẻ
3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý các bác nông dân, giữ gìn sản phẩm của trẻ
II. Chuẩn bị:
- Góc xây dựng: Khối gỗ, gạch, hàng rào, thảm cỏ,
- Góc nghệ thuật: giấy A4, bút màu, bút chì
- Góc phân vai: Đồ chơi nội trợ
- Góc khám phá: Dụng cụ chăm sóc cây, hạt giống, chậu đất,..
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc
- Cô cùng trẻ chơi “ cuốc đất”
- Trò chuyện cùng trẻ về trò chơi
2. Qúa trình hoạt động
- Giới thiệu góc chơi chính “Xây vườn rau” và các góc chơi khác cho trẻ biết.
- Hỏi trẻ ý thích chơi góc nào?
- Cho trẻ chọn góc chơi theo ý thích.
- Cho trẻ về góc chơi theo ý trẻ
- Trẻ về chơi cô bao quát, điều chỉnh số lượng trẻ cho phù hợp ở các góc.
3. Kết thúc hoạt động
- Cho trẻ giới thiệu sản phẩm ở góc chơi cua mình, cô nhận xét
-Trẻ thu dọn đồ chơi về góc gọn gàng
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- trẻ giới thiệu và lắng nghe cô nhận xét
- Thu dọn đồ chơi
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCĐ: Trải nghiệm “Bé thỏa sức sáng tạo từ cát”
- T/c: Nhảy bao bố
-T/c: Kéo cưa lừa xẻ
I.Kết quả mong đợi
1. Kiến thức: Trẻ biết sáng tạo các hình dáng như: Lâu đài, in bàn chân, đắp hầm,..từ cát.
2. Kỹ năng: Phát sự sáng tạo, một trải nghiệm lí thú cho trẻ
3.Thái độ: Trẻ tích cực hoạt động
II Chuẩn bị
- Trang phục gọn gàng, hố cát sạch
- Bì ( nhảy bao bố)
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động chủ đích:
* Hoạt động chủ đích: Trải nghiệm “Bé thỏa sức sáng tạo từ cát”
- Cô cho trẻ lại hố cát và trò chuyện
+ Theo các con hố cát này các con có thể chơi những trò chơi gì?
- Cho trẻ thử các ý tưởng trên cát
- Cô gợi ý và cho 2- 3 trẻ làm thử
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, gợi ý cho trẻ nhiều trò chơi khác từ cát
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát nhắc nhở trẻ không ném, giơ cát cao bay vào mắt, miệng, tóc,..
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn môi trường sạch sẽ
2. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố, kéo cưa lừa xẻ
- Cô nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi 	
3. Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong sân trường; cô chú ý bao quát trẻ.
- Trẻ trò chuyện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
 Thứ ba, ngày 09 tháng 11 năm 2021
HOẠT ĐỘNG HỌC
	KPXH: Bé yêu cô bác nông dân 
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên một số công việc của nghề nông: (Cày ruộng, cấy lúa, tát nước, gặt lúa).Biết tên một số dụng cụ của nghề nông: (Cái cày, cái cuốc, cái liềm, ) Biết tên một số sản phẩm của nghề nông: (Lúa, ngô khoai, rau. Củ , quả ).
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát,ghi nhớ, nhận xét và tư duy cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết công ơn của cha mẹ, cô bác nông dân làm việc rất vất vả để làm ra hạt gạo. Trẻ biết yêu quý, kính trọng bố mẹ và các cô bác nông dân: biết quý trọng sản phẩm, sức lao động, biết ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông.
- Máy tính.
- Bảng chơi trò chơi
- Nhạc bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”.
.III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: "Gieo hạt"
- Cô cùng trẻ trò chuyện về trò chơi
+ Các con vừa được chơi trò chơi gì?
+ Trò chơi “Gieo hạt” nói về công việc gì?
+ Là công việc của nghề nào?
2. Hoạt động trọng tâm
- Cho trẻ quan sát tranh của nghề nông dân: 
- Cho xem tranh” Bác nông dân gặt lúa”
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này không nào?
+ Đây là bức tranh vẽ nghề gì?
+ Bức tranh bác nông dân đang làm gì?
+ Để có cánh đồng tươi tốt thế thì bác nông dân phải làm gì?
+ Sản phẩm của nghề nông dân là những sản phẩm gì nào?
+ Lợi ích của những sản phẩm đó đối với đời sống con người như thế nào? 
- Tương tự cho trẻ quan sát các hình ảnh về đồ dùng sản xuất của nghề nông và hỏi trẻ các câu hỏi tương tự
- Cho trẻ quan sát một số dụng cụ và sản phẩm khác của nghề nông
Mở rộng:
- Ngoài những  dụng cụ  và sản phẩm trên các con còn thấy bác nông còn có những dụng cụ, làm ra những sản phẩm gì?
- Cho trẻ xem hình ảnh bác nông dân đang lái máy cày , máy cấy, máy gặt, quả, lạc, đỗ 
+ Để biết ơn các bác nông dân các con phải làm gì?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý tôn trọng sản phẩm của người lao động
+ Sau này lớn lên con thích làm nghề gì?
- Cho trẻ vận động bài “Lớn lên cháu lái máy cày”
* Trò chơi: “Bạn nào nhanh tay”:
- Cô cho trẻ xếp tranh lô tô theo yêu cầu của cô (xếp tranh công việc của nhà nông, Xếp tranh dụng cụ của nhà nông, xếp tranh sản phẩm của nhà nông ).
 * Trò chơi: “Thử tài của bé”:
- Cô nói luật chơi: Trẻ phải chọn đúng bức tranh về công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông. Để gắn vào bảng của đội mình.
- Cách chơi: Trẻ chơi làm 3 nhóm chơi. Mỗi nhóm lên gắn những bức tranh về: Công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông. Nhóm nào gắn nhanh, gắn đúng thì chiến thắng.
 - Cô kiểm tra kết quả, động viên khuyến khích trẻ.
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ về bàn nặn sản phẩm của nghề nông.
- Trẻ chơi
- Trả lời cô
- Nghề nông
- Trẻ nhận xét
- Nghề nông
- Gặt lúa
- Trả lời
- Trẻ kể
- Trả lời
- Chú ý quan sát
- Chú ý quan sát và trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Chú ý quan sát
- Trả lời
- Vận động cùng cô
- Trẻ chơi
- Chú ý
- Trẻ chơi
- về bàn nặn
CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chính: Bán nông sản 
Góc kết hợp: Vẽ vườn rau
 - Xây vườn cây ăn quả
 - Chăm sóc cây
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết nhập vai khi chơi bán hàng nông sản, biết dùng các khối gỗ, ghép nút,..để xây dựng vườn cây ăn quả; biết dùng các đường nét để vẽ vườn rau, biết cách chăm sóc cây 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giao tiếp, sự khéo léo của đôi tay, sự sáng tạo và nhanh nhẹn cho trẻ
3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý các bác nông dân, giữ gìn sản phẩm của trẻ
II. Chuẩn bị:
- Góc xây dựng: Khối gỗ, gạch, hàng rào, thảm cỏ,
- Góc nghệ thuật: giấy A4, bút màu, bút chì
- Góc phân vai: Các loại trái cây, sản phẩm nông nghiệp
- Góc khám phá: Dụng cụ chăm sóc cây
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc
- Cho trẻ chơi “ Hộp quà bí mật”
- Trẻ đoán và trò chuyện về sản phẩm của nghề nông
- Giáo dục trẻ biết yêu quý người nông dân và sản phẩm do họ làm ra..
2. Qúa trình hoạt động
- Cô giới thiệu góc chơi chính và các góc chơi khác cho trẻ biết.
- Cho trẻ chọn góc chơi theo ý thích.
- Trẻ về chơi cô bao quát, điều chỉnh số lượng trẻ cho phù hợp ở các góc.
3. Kết thúc hoạt động
- Cho trẻ giới thiệu sản phẩm ở góc chơi cua mình, cô nhận xét
-Trẻ thu dọn đồ chơi về góc gọn gàng
- Trẻ chơi và trò chuyện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- trẻ giới thiệu và lắng nghe cô nhận xét
- Thu dọn đồ chơi
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCĐ: Thực hành cuộc sống
“dạy trẻ kĩ năng ăn uống văn, lịch sự” 
TCVĐ:Ai nhảy cao hơn
- Chi chi chành chành
I.Kết quả mong đợi
1. Kiến thức: Trẻ biết những kĩ năng ăn uống lịch sự tối thiểu: Mời, gắp thức ăn, cách ăn, dọn dẹp chén đĩa sau khi ăn, trong bữa cơm gia đình phải biết xúc cơm cho mọi người, ăn chú ý lượng thức ăn để gắp thức ăn..
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng gắp, xúc, cách cầm thìa, bưng bát, mời mọi người,...
3. Thái độ: Trẻ chú ý tiếp thu; biết ăn uống lịch sự, nghiêm túc
II. Chuẩn bị
- Bàn ghế, bát, thìa, cốc uống nước, đồ chơi các món ăn
- Đoạn video một bữa cơm gia đình
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động chủ đích:
* Cô giới thiệu hôm nay lớp tổ chức một bữa cơm gia đình nên mời cả lớp cùng tham dự
 - Để chuẩn bị bữa cơm được chu đáo và thành công thì cô phân công nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1 chuẩn bị bàn ăn, nhóm 2 chuẩn bị và bưng thức ăn ra,nhóm 3 chuẩn bị đồ uống.
- Trước khi bước vào bữa cơm cô cho trẻ xem 1 đoạn video về cách ăn, uống của các bạn nhỏ trong 1 bữa cơm gia đình
+ Ai có nhận xét gì về cách ăn,uống của các bạn nhỏ trong đoạn video vừa rồi?
+ Hằng ngày khi ăn uống các con thường như thế nào?
- Cô giới thiệu trẻ cách ăn uống, lịch sự: Mời, gắp thức ăn, cách ăn, dọn dẹp chén đĩa sau khi ăn,..
- Cho 2 – 3 trẻ thử lên thực hiện cách ăn của mình trong một bữa cơm gia đình
- Cô hướng dẫn trẻ cách ăn đúng cách trong bữa ăn
- Cho cả lớp cùng ngồi vào bàn, cô bao quát, nhắc nhở các cháu chưa làm đúng cách
- Cuối bữa cơm, cô nhận xét chung về buổi học kĩ năng.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô tham gia trò chơi
2. Trò chơi vận động: Ai nhảy cao hơn
- Cô nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ chơi 
* Trò chơi: Chi chi chành chành
- Cô hướng dẫn cho trẻ chơi 2- 3 lần
3. Chơi tự do: Thổi bong bóng, chơi với bóng
- Trẻ chú ý
- Trẻ cùng cô chuẩn bị
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ thử làm
- Trẻ chú ý
- Trẻ trải nghiệm
- Lắng nghe
- Thu dọn cùng cô
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
 Thứ tư, ngày10 tháng 11 năm 2021
HOẠT ĐỘNG HỌC
Làm quen văn học: Truyện “ Cây rau của thỏ út”
 I. Kết quả mong đợi:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ nhớ được tên truyện và các nhân vật trong truyện
 - Hiểu được nội dung câu truyện 
 * Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
 - Trẻ thích thú nghe cô kể chuyện và thể hiện được tình cảm khi nghe chuyện và khi trẻ kể chuyện 
 * Thái độ:
 - Biết chăm sóc bảo vệ vườn rau.... 
II. Chuẩn bị :
 - Ti vi , máy tính
- Tranh minh họa nội dung chuyện: “Cây rau của thỏ út”.
 - Bài hát : Lớn lên cháu lái máy cày
 - Trò chơi : Gieo hạt
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc
* Cho trẻ xem một số hình ảnh về nghề sản xuất
- Cho trẻ kể về nghề sản xuất, hướng trẻ vào câu chuyện
2. Hoạt động trọng tâm
* Cô cho trẻ xem một đoạn truyện và đoán tên câu truyện . nếu trẻ biết cho trẻ kể câu truyện.
- Cô giới thiệu câu chuyện “Cây rau của thỏ út”
- Cô kể lần 1 cho trẻ nghe bằng cử chỉ điệu bộ
- Cô kể lần 2 qua tranh minh họa chuyện , giảng nội dung câu chuyện 
- Câu hỏi đàm thoại kết hợp kể trích dẫn làm rõ ý:
+ Câu chuyện có tên là gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Thỏ mẹ dẫn các con đi đâu?Và bảo thế nào?
+ Khi nghe mẹ dạy thì thỏ út thế nào?
- Cô kể trích dẫn “Mùa thu đã qua... điều gì nữa”
+ Các chú thỏ đã trồng rau ra sao ?
+ Còn thỏ út làm như thế nào?
- Cô kể trích dẫn “ tiếp theo...chơi”
+ Cuối cùng những cây rau của các chú thỏ trồng ra sao?
+ Thỏ mẹ bảo thỏ út thế nào?
- Cô kể trích dẫn: còn lại
+ Qua câu chuyện các con học tập được điều gì?
- Cô giáo dục trẻ : Phải biết vâng lời người lớn, biết chăm sóc và bảo vệ vườn rau.....
- Cho trẻ chơi trò chơi “gieo hạt”
+ Cô gợi ý cách chơi cho trẻ chơi .Cô bao quát trẻ chơi
- Cho trẻ nghe kể truyện qua tivi
3. Kết thúc
- Cô nhận xét chung, cho trẻ ra sân chơi.
- Trẻ xem hình ảnh
- 2-3 trẻ kể
- Trẻ đoán
- Trẻ chú ý
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ xem
 CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chính: Nặn dụng cụ nghề nông
Góc kết hợp: Xây trang trại chăn nuôi
 +Ghép tranh từ các hột hạt
 + Bán hàng 
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết nhào đất và nặn thành các dụng cụ nghề nông, biết dùng các khối gỗ, ghép nút, thảm cỏ,..để xây dựng trang trại chăn nuôi, dùng các hột hạt để ghép hành tranh,..
2. Kĩ năng: Rèn sự khéo léo của đôi tay, sự sáng tạo và nhanh nhẹn cho trẻ
3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý các bác nông dân, giữ gìn sản phẩm của trẻ
II. Chuẩn bị:
- Góc xây dựng: Khối gỗ, gạch, hàng rào, thảm cỏ,
- Góc nghệ thuật: Đất nặn, bảng con
- Góc phân vai: Các loại trái cây, sản phẩm nông nghiệp
- Góc khám phá: Các loại hột hạt, giấy A4, keo, màu nước,
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc
- Cô cùng trẻ hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày” 
+ Các con vừa hát bài hát gì? 
+ Bài hát nói về điều gì?
- Cho trẻ kể về công việc của nghề nông 
2. Qúa trình hoạt động
- Cô trò chuyện giới thiệu góc chính:
+ Nghề nông dân làm ra sản phẩm gì? 
+ Để làm ra sản phẩm đó người nông dân cần những dụng cụ gì?
- Các con có muốn cùng cô nặn các dụng cụ của nghề nông không?
+ Khi nặn chúng ta cần có gì? 
- Cô giới thiệu các góc chơi còn lại
* Cho trẻ chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích. 
- Cô bao quát động viên hướng dẫn trẻ chơi.
3. Kết thúc hoạt động
- Cho trẻ giới thiệu sản phẩm ở góc chơi cua mình, cô nhận xét
-Trẻ thu dọn đồ chơi về góc gọn gàng 
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- trẻ giới thiệu và lắng nghe cô nhận xét
- Thu dọn đồ chơi
CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCĐ: Cùng xem bác nông dân cày ruộng
TC: Nhảy bao bố; Kéo cưa lừa xẻ
I.Kết quả mong đợi
1. Kiến thức: Trẻ biết về công việc của bác nông dân. Biết dụng cụ, con vật gắn với người nông dân
2. Kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ, nhận thức cho trẻ
3.Thái độ: Giáo dục trẻ biết ơn những người lao động vất vả
II Chuẩn bị
- Trang phục gọn gàng; ống hút thổi bong bóng
- 2 cái bì lớn
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động chủ đích:
-Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”
- Trò chuyện cùng trẻ về trò chơi
+ Để gieo hạt lúa trước hết chúng ta phải làm gì?
+ Chúng ta dùng cái gì để làm ruộng?
- Cho trẻ đi dạo chơi xem bác nông dân cày ruộng
+ Các con thấy bác nông dân đang làm gì? 
+ Bác dùng con gì để kéo cày? 
+ Để cày ruộng bác nông dân cần có cái gì?
+ Khi cày ruộng người nông dân đứng tư thế ra sao?
+ Trên đồng ruộng này bác nông dân có thể gieo trồng cây gì?
+ Cây lúa cho ta sản phầm gì?
+ Để có sản phẩm tốt thì bác nông dân phải làm gì? 
+ Các con thấy công việc của người nông dân thế nào?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, biết ơn những người nông dân lao động
2. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố
- Cô nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ chơi 
* Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
- Cô hướng dẫn cho trẻ chơi 2- 3 lần
3. Chơi tự do: Thổi bong bóng, chơi cát sỏi
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
 Thứ năm, ngày 11 tháng 11 năm 2021
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tạo hình: Vẽ đồ dùng, dụng cụ nghề nông
I. Kết quả mong đợi
1. Kiến thức: Trẻ biết dùng các nét vẽ cơ bản để vẽ được 1 số dồ dùng, dụng cụ của nghề nông 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ nét cong, nét xiên, nét thẳng, tô màu 
 Phát triển óc sáng tạo, sự khéo léo của đôi tay 
3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với bác nông dân, giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình, lớp học
II. Chuẩn bị 	
- Tranh mẫu của cô 
- Bút chì, bút màu, vở tạo hình
III. Cách tiến hành 
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1.Tạo cảm xúc: Cô đọc câu đố về một số dụng cụ nghề nông
 - Đưa dụng cụ nghề nông bằng đồ chơi cho trẻ quan sát.
- Trò chuyện về một số đồ dùng, dụng cụ của nghề nông
- Giáo dục trẻ 
2. Nội dung trọng tâm:
 * Quan sát tranh mẫu
 - Đàm thoại về các bức tranh
 + Tranh vẽ đồ dùng gì ? 
 + Con có nhận xét gì về dụng cụ này? 
+ Các con thấy bức tranh cô vẽ thế 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_tuan_2_chu_de_bac_nong_dan_cham_chi_n.docx
Giáo Án Liên Quan