Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 26: Phương tiện giao thông đường bộ

- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ đến các đồ dùng đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Trò chuyện với trẻ về loại giao thông đường bộ và một số luạt giao thông đường bộ.

- Đặt những câu hỏi gợi mở để trẻ kể tên những PTGT trẻ được nhìn thấy

- Hô hấp:Tàu hỏa tu tu

- Tay vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.

- Chân: Đứng co một chân.

- Bụng: Đứng thẳng, tay giơ cao cúi người về phia trước.

- Bật: Bật luân phiên chân trước chân sao

 

docx23 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 26: Phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ CHỦ ĐỀ
TUẦN 26 PTGT ĐƯỜNG BỘ
( Từ ngày 27/03 – 31/03/2017)
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
27/03/2017
Thứ ba
28/03/2017
	Thứ tư
29/03/2017
Thứ năm
30/03/2017
Thứ sáu
31/03/2017
Đón Trẻ
- Trò chuyện
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ đến các đồ dùng đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Trò chuyện với trẻ về loại giao thông đường bộ và một số luạt giao thông đường bộ.
- Đặt những câu hỏi gợi mở để trẻ kể tên những PTGT trẻ được nhìn thấy
TDBS
Hô hấp:Tàu hỏa tu tu
Tay vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.
Chân: Đứng co một chân.
Bụng: Đứng thẳng, tay giơ cao cúi người về phia trước.
Bật: Bật luân phiên chân trước chân sao
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Hoạt động phát triển nhận thức:
Cho cháu làm quen một số pt và luật giao thông đường bộ
Hoạt động phát triển ngôn ngữ: 
Chuyện “Qua đường”
Hoạt động phát triển thể chất:
Ném xa bằng 2 tay
Nhảy lò cò
Hoạt động phát triển ngôn ngữ: Tô nhóm chữ g,y
Hoạt động phát triển thẩm mỹ:
Vẽ PTGT bé thích
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Kể chuyện “ Một phen sợ hãi”
TC: Chi chi chành chành 
Chơi tự do
Vẽ các phương tiện giao thông trên sân
TC: Nhảy dây 
Chơi tự do.
Ôn chữ g,y
TC: Ô tô và chim sẽ 
Chơi tự do
Đọc thơ: “Mẹ đố bé”
TC: Đèn xanh, đèn đỏ 
 Chơi tự do
Quan sát cách di chuyển của PTGT và người đi bộ trên đường
Tc: Cò bẹp
Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG
GÓC
- Xây dựng: Xây bến xe
- Phân vai: Cửa hàng bán mũ bảo hiểm/ Cửa hàng bán xe.
- Học tập: Quan sát tìm hiểu 1 số biển báo giao thông.
- Nghệ thuật: Cắt dán tín hiệu đèn giao thông, tô màu biển báo giao thông.
- Thiên nhiên: Đong nước, rót nước vào chai
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ca hát, vận động “Đường em đi”
Cháu học aerobic
So sánh trong phạm vi 10
Cháu học Aerobic
Sinh hoạt cuối tuần
Thứ hai ngày 27 tháng 03 năm 2017
HOẠT ĐỘNG CHUNG
GIÁO ÁN TỐT
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LQMTXQ: Làm quen một số phương tiện và luật lệ giao thông đường bộ
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết các phương tiện giao thông đường bộ và tín hiệu đèn.
Rèn sự chú ý và cẩn thận cho trẻ
Giáo dục trẻ chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông, trẻ biết đoàn kết khi chơi
CHUẨN BỊ:
*Cô:
Máy chiếu, video âm thanh còi xe, loa.
Powerpoint các phương tiện giao thông đường bộ.
Que chỉ, bảng gắn khi chơi, nhạc khi chơi
*Trẻ:
Đèn tín hiệu giao thông
Các lô tô trò chơi
*NDTH: 
LQÂN: “ Em đi qua ngã tư đường phố”, “ Em tập lái ô tô”
LQVH: Thơ “Đèn giao thông”.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: 
 Cô và trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố.
- Trên phố có rất nhiều loại xe, vậy các con có biết âm thanh của những tiếng còi xe kêu như thế nào không?
Cô cho trẻ nghe âm thanh còi xe.
 Cô đố các bạn đây là âm thanh của những loại xe nào?
 Để xem các bạn trả lời có đúng không thì bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Hoạt động 2:
*Cô đố cô đố:
Xe gì hai bánh
  Đạp chạy bon bon
       Chuông kêu kinh cong
       Đứng yên thì đổ?
*Cô cho trẻ xem tranh xe đạp (slide 1)
+ Đây là xe gì?( cho trẻ nhắc lại từ xe đạp).
 + Xe đạp có đặc điểm cấu tạo như thế nào? ( Đầu xe, thân xe, yên xe, bánh xe).
+ Đầu xe có bộ phận gì? ?( Tay cầm xe còn gọi là ghi đông xe).
+ Thân xe có các bộ phận gì? ( Yên xe, bàn đạp. yên chở).
+ Xe đạp chạy được nhờ gì? ( nhờ sức người đạp để xe chạy). 
* Cô nhấn mạnh: Xe đạp chạy được nhờ sức người đạp, xe đạp là PTGT đường bộ, người đi xe đạp chỉ được chở 1 người.
- Vậy ngoài xe đạp ra con còn thấy xe gì lưu thông trên đường nữa?
*Cô cho trẻ xem tranh xe máy (slide 3)
 Cô cũng có từ xe máy, các con cùng đọc với cô.
 Để xe chạy được thì chúng ta cần phải có động cơ xe và nguyên liệu là xăng để cho xe chạy.
 Xe máy có những bộ phận nào vậy con?
(xe máy có : đầu xe, thân xe và bánh xe)
Tiếng kêu của xe máy như thế nào?( bình bịch)
*Cô nhấn mạnh: Xe máy chạy được nhờ nguyên liệu bằng xăng, xe máy là PTGT đường bộ, người đi xe máy phải có bằng lái xe, khi điều khiển xe máy hoặc người ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Xe máy chỉ được chở 1 người
*Cô trẻ xem xe ô tô (slide 3)
Cho trẻ xem clip về xe otô
*Cô trẻ xem xe khách (slide 4)
*Cô trẻ xem xe tải con (slide 5)
*Cô trẻ xem xe container (slide 6)
*Cô trẻ xem xe ben (slide 7)
*Cô trẻ xem xe cứu hỏa (slide 8)
*Cô trẻ xem xe cứu thương (slide 9)
*Cho trẻ xem tranh ở ngã tư đường phố(slide 10)
 Ở ngã tư con nhìn thấy gì?
 Đèn gia thông có mấy màu?
 Con hãy nêu công dụng của tín hiệu đèn giao thông?
 Khi đèn đỏ thì xe nào được ưu tiên mà không cần tuân thủ tín hiệu đèn?
Ở phía dưới làn đường bạn có nhìn thấy gì không?
À đó là vạch kẻ màu trắng công dụng của nó là dành cho người đi bộ đó các con. Nếu có vỉa hè thì các con nhớ đi trên vỉa hè và đi sát lề bên phải nhé.
*Cô cho trẻ xem đường vỉa hè(slide 11)
 Cô đố các bạn, chúng ta vừa tìm hiểu phương tiện gia thông đường gì?
+ Cô cho trẻ đọc lại 2 lần phương tiện giao thông đường bộ.
 Vậy bây giờ bạn nào nhắc lại giúp cô phương tiện giao thông đường bộ gồm có những gì?
Các con ơi khi ra đương con nhớ đi sát lề bên phải, nếu có vạch kẻ trắng và vỉa hè thì phải đi lên đó nha. Khi tham gia giao thông con nhớ phải đội mũ bảo hiểm, cài quai an toàn, nhắc nhở ba mẹ không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ. Ngoài ra khi đi trên tàu xe, không đưa đầu hoặc tay qua cửa sổ, phải biết giũ vệ sinh chung, không vức rác bừa bãi nha các con.
Hoạt động 3: Trò chơi
Trò chơi: Tìm đúng phương tiện
Cách chơi: Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm các phương tiện giao thông đường bộ.
Luật chơi: Các bạn sẽ chạy vượt qua chướng ngại vật rồi chạy lên rổ trên kia chọn phương tiện giao thông đường bộ và dán lên bảng. Đội nào tìm nhiều nhất và đúng nhất là đội chiến thắng. 
Cô bật nhạc và cho lần lượt 2 đội lên chơi.
Cô nhận xét tuyên dương đội thắng.
Kết thúc: Cho trẻ làm xe ô tô và chạy theo hiệu lệnh đèn giao thông. Sau đó cho trẻ ra ngoài và uống nước.
Trẻ hát cùng cô
Trẻ tham gia trả lời
Trẻ đọc thơ “Đèn giao thông” về 3 hàng ngang
Trẻ trả lời
Trẻ xem tranh
Trẻ đọc theo cô
Trẻ lắng nghe cô giáo dục
Trẻ hát bài “ Em tập lái ô tô về 2 hàng dọc”
Trẻ lắngnghe cách chơi và luật chơi.
Trẻ chào cô và ra ngoài
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
CA HÁT, VẬN ĐỘNG: “Đường em đi”
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ hát vận động minh họa theo nhạc khi hát bài “Hoa trường em”. Khuyến khích trẻ vận động theo minh họa theo bài hát.
Rèn kỹ năng hát thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng và kết hợp vận động minh họa. Phát triển khả ngăng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
Trẻ biết yêu quý và bảo vệ hoa 
CHUẨN BỊ:
Tivi, đầu đĩa
Tranh vẽ trường của bé
Một số nốt nhạc gắn hình lớp, trường của bé.
Đàn ghi âm bài hát
*********************************************
Nhận xét cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 28 tháng 03 năm 2017
HOẠT ĐỘNG CHUNG
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQVH: Chuyện “Qua đường”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện. Nhớ được các nhân vật trong truyện. Nắm được trình tự câu chuyện.
 - Kỹ năng chú ý lắng nghe, quan sát. Kỹ năng ghi nhớ, suy luận để trả lời các câu hỏi của cô. Rèn ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ cho trẻ.
 - Qua câu chuyện trẻ biết sang đường đúng luật giao thông theo tín hiệu đèn.
II. CHUẨN BỊ:
 - Slide nội dung câu chuyện.
 - Máy casset, băng nhạc.
 - 2 bộ tranh nội dung câu chuyện.
 - 2 bảng nỉ cho trẻ dán tranh lên.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố”
- Vừa rồi các con hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói đến điều gì?
- Gặp đèn đỏ thì các con phải như thế nào?
- Thế khi thấy đèn xanh thì sao?
- Khi qua đường các con nhớ phải đi như thế nào?
Có một câu chuyện kể về hai chị em thỏ khi qua đường chẳng chịu nhìn các tín hiệu đèn màu, không biết điều gì sẽ xảy ra với hai chị em thỏ đây? Bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện đó.
* Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm:
 Cô kể chuyện cho trẻ nghe.
- Lần 1: Cô kể diễn cảm
- Lần 2 : Cô kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem side trên màn hình.
* Trích dẫn, giải thích từ khó: 
- “ Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, hai chị em thỏ trắng và thỏ nâu xin phép mẹ đi chơi”
* Thế mẹ đã dặn hai chị em thỏ như thế nào?
- “Ra đường, được ngắm trời ngắm đất và hít thở không khí trong lành, hai chị em Thỏ nói cười ríu rít.”
* Thỏ Nâu đã nói gì với em?
- “Em xem kìa, trên cành cây có một con chim xinh đang nhảy nhót bắt sâu đấy!”
* Thỏ Trắng cũng đã nói gì với chị Thỏ Nâu?
- “Chị ơi, bên kia đường có vườn hoa đẹp quá, chị em mình sang xem đi!”.
* Thế rồi hai chị em đã làm gì?
-“ Thỏ Trắng kéo chị Thỏ Nâu chạy ào sang đường, chẳng chú ý gì cả.”
=> giải thích từ khó: “chạy ào”.
- Các con có biết “chạy ào” có nghĩa là gì không?
- Cô chốt lại: “chạy ào” có nghĩa là chạy rất nhanh, chạy mà không nhìn trước nhìn sau gì cả.
* Khi hai chị em thỏ chạy ào sang đường như vậy thì chuyện gì đã xảy ra?
-“Thế là một loạt xe phanh gấp lại kitkit nghe rợn cả người”
* Bác gấu lái xe tải đã nói gì với hai chị em thỏ?
- “Hai cháu kia, tín hiệu đèn đỏ đang bật mà lại dám chạy sang đường à?”
- “Chú cảnh sát giao thông Thỏ Xám đã đến và dắt hai chị em quay lại vỉa hè.”
* Chú cảnh sát đã nói gì với hai chị em thỏ?
-“ Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường”
- Từ hôm đó Thỏ Trắng và Thỏ Nâu luôn luôn nhớ lời khuyên của chú cảnh sát giao thông Thỏ Xám: “Đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi qua đường phải có người lớn dắt”.
* Câu hỏi đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Vì không nghe lời mẹ nên hai chị em nhà thỏ đã như thế nào?
- Thế Bác Gấu và chú Thỏ Xám đã căn dặn với hai chị em thỏ điều gì?
- Thế khi đi qua đường các con cần đi với ai?
- Đèn gì thì được đi? Đèn gì thì dừng lại?
=> Giáo dục trẻ: Khi các con đi qua đường thì phải có người lớn dắt đi, và các con phải nhớ nhìn các biển tín hiệu đèn màu trước khi qua. Đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được qua.
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố:
- Cho trẻ chơi : “ Chọn tranh đúng nội dung câu chuyện ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Cách chơi: Cô cho trẻ xem 1 số tranh đã chuẩn bị. Cô dẫn truyện và trẻ sẽ lên chọn tranh phù hợp với nội dung chuyện gắn lên bảng.
- Cho trẻ chơi.
 * Kết thúc hoạt động :
- Giáo dục trẻ đi qua đường theo đúng luật lệ giao thông.
- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Trên đường” và chuyển sang hoạt động khác.
- Trẻ hát và vận động theo bài hát.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ lắng nghe cô dẫn dắt kể chuyện.
- Trẻ nghe cô kể chuyện, 
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- Cá nhân trẻ trích dẫn (2 - 3 trẻ)
(“Các con đi đường cẩn thận”).
- Tập thể trích dẫn. (“Trên cành cây có con chim đang nhảy nhót bắt sâu”).
- Tập thể trích dẫn (“Bên kia đường có vườn hoa đẹp quá, chị em mình sang xem đi”).
- Cá nhân trích dẫn. (“Hai chị em chạy ào sang đường”).
- Trẻ giải thích theo ý của trẻ.
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp nhắc lại.
- Cá nhân, tập thể trích dẫn. (“ Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường”
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời theo những gì trẻ nhớ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời theo những gì trẻ nhớ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi.
- Trẻ biết chọn và gắn tranh đúng với nội dung câu chuyện.
- Trẻ tham gia chơi hứng thú.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
CHÁU HỌC AEROBIC
*********************************************
Nhận xét cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 29 tháng 03 năm 2017
A.HOẠT ĐỘNG CHUNG
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Ném xa bằng một tay – Nhảy lò cò 
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết dùng lực cánh tay để ném xa bằng 2tay. Biết dùng lực của chân và đà của tay để nhảy lò cò.
- Rèn sự khéo léo và phản xạ nhanh cho trẻ. Rèn khả năng định hướng trong không gian cho trẻ
- Trẻ hứng thú và có ý thức tổ chức kỹ luật trong giờ học. Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục.
CHUẨN BỊ:
*Cô:
- Sân trường rộng phẳng, sạch sẽ.
- Trống lắc
*Trẻ:
- Túi cát 6 túi.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ.
- Cô trò chuyện với trẻ về những biểu hiện khi cơ thể khoe hoặc ốm, mệt: Khi cơ thể khoẻ mạnh các con thấy thế nào?
- Khi cơ thể mệt hoặc ốm các con thấy thế nào?
- Cho trẻ ra sân tập thể dục.
Hoạt động 2:
*Khởi động:
- Cho trẻ khởi động theo bài hát một đoàn tàu nhỏ tí xíu.
- Kết hợp các tư thế:
+ Tàu đi thường
+ Tàu lên dốc
+ Tàu xuống dốc
+ Tàu qua núi
Tàu chạy chậm - chạy nhanh - tàu về ga. Trẻ đứng thành 3 hàng cách nhau một sải tay.
*Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Để cơ thể khoẻ mạnh, cô và các con cùng tập thể dục nhé.
+ Động tác tay: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao
+ Động tác chân: Đứng co một chân
+ Động tác bụng lườn: Đứng thẳng, tay đưa cao cuối người về phia trước
* Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu tên bài tập: Hôn nay cô dạy các con bài vận động “Ném xa bằng 2 tay, nhảy lò cò”
- Cho trẻ nhắc lại tên bài tập 2 lần
- Bây giờ các con xem cô làm mẫu nhé!
+ Cô làm mẫu lần 1: không phân tích.
+ Cô làm mẫu lần 2: kết hợp phân tích mẫu: Cô đi từ đầu hàng lên vạch xuất phát cô cầm túi cát dùng sức ném mạnh của hai tay để ném túi cát đi xa sau đó cô kết hợp nhảy lò cò đến túi cát và nhẩy lò cò cầm túi cát để vào rổ và đi về đứng cuối hàng. cứ như vậy cho đến đến bạn tiếp theo.
+ Cho trẻ tập mẫu: Cho 2 trẻ lên tập mẫu. Cô sửa sai cho trẻ nếu trẻ tập sai.
+ Tiến hành cho cả lớp tập: Cho lần lượt 2 trẻ ở đầu 2 hàng lên tập. Cô và các bạn động viên trẻ.
+ Cho 2 hàng thi đua nhau xem tổ nào ném được túi cát xa và nhanh nhất.
+ Củng cố: cho trẻ nhắc lại tên bài.
+ Giáo dục: các con phải thường xuyên tập luyện để có sức khoẻ tốt và cơ thể cân đối.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
 cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 -3 vòng.
*Kết thúc tiết học
- Nhận xét – tuyên dương .
-Cho trẻ thu dọn dụng cụ tập luyện
Trẻ trò chuyện cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ tập bài khởi động
Trẻ tập bài tập phát triển chung
Trẻ nghe cô giới thiệu tên bài vận động
Trẻ nhắc lại
Trẻ xem cô làm mẫu
Trẻ thực hiện mẫu
B.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
SO SÁNH TRONG PHẠM VI 10
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết so sánh các nhóm trong phạm vi 10. Biết được nhóm “Nhiều hơn”, “ít hơn”.
Rèn phản xạ nhanh cho trẻ khi quan sát 2 nhóm đồ vật trong phạm vi 10
Giáo dục trẻ tính cẩn thận, đoàn kết và giúp nhau trong học tập.
CHUẨN BỊ:
Các số từ 1 đến 10
Các phương tiện giao thông đường bộ có số lượng 10
Lớp học rộng rãi
*********************************************
Nhận xét cuối ngày:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ năm ngày 30 tháng 03 năm 2017
A.HOẠT ĐỘNG CHUNG
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQCV: Tô nhóm chữ g,y
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết nhanh chữ g, y trong từ và phát âm đúng âm chữ g, y. Nhận biết các kiều chữ in thường và viết thường. Biết cấu tạo của chữ viết thường
- Trẻ có tư thế ngồi và cầm bút đúng, tô trùng khít và đúng quy trình của chữ g,y. Trẻ phát âm đúng tên chữ và trả lời các câu hỏi của cô, đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc.
- Giáo dục trẻ tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động, Biết được ích lợi của một số phương tiện giao thông.
II CHUẨN BỊ:
 *Cô
- 1 tranh ga điện ngầm có từ “ ga điện ngầm”, 1 tranh sân bay có từ “ sân bay”, 1 tranh bến xe buýt có từ “ bến xe buýt”, 1 tranh nơi gửi xe có từ “ nơi gửi xe”.
- Giáo án điện tử.
- Nhạc bài hát bài “Bạn ơi có biết”
*Trẻ:
- Vở tập tô, bút chì đen
- 6 mũ xe ga có chữ “g’. 6 mũ máy bay có chữ ‘y’. 6 mũ xe buýt có chữ ‘y’. 6 mũ tầu điện ngầm có chữ ‘g’
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
Hoạt động 1:
Cho trẻ xem đoạn clip về các phương tiện giao thông đang tham gia giao thông .
- Các con vừa nhìn thấy những phương tiện giao thông gì đang tham gia giao thông?
- Phương tiện giao thông đó đi ở đâu?
- Ngoài giao thông đường bộ còn có giao thông đường gì nhỉ?
-Các con có muốn là người lái cái phương tiện giao thông đó không?
- Bây giờ chúng ta hãy giúp các phương tiện giao thông về đúng nơi đỗ của chúng thông qua trò chơi nhé!
Hoạt động 2: Trò chơi cũng cố
Trò chơi 1:
-Tên trò chơi: Các phương tiện về đúng nơi đỗ. 
-Cách chơi: Cô có 4 bức tranh bến ô tô buýt, sân bay, ga điện ngầm, nơi gửi xe, là nơi đỗ của các phương tiện giao thông. Cô gắn các bức tranh đó ở xung quanh lớp. Mỗi tranh có từ tương ứng ở dưới và có chứa chữ ‘g’. ‘y’ mà các con đã được học.
+ Cô phát cho mỗi trẻ một mũ có hình ảnh các phương tiện giao thông gắn chữ ‘g’, ‘y’.
+ Cô và trẻ cùng hát bài “ bạn ơi có biết” 
Khi hát hết bài, có hiệu lệnh của cô thì các con phải về đúng nơi đỗ của phương tiện giao thông tương ứng trên mũ của mình.
.-Luật chơi: Bé nào về sai bến sẽ phải nhảy lò cò 
+ Cô cho trẻ chơi 2 lần, Hết một lần chơi cô đổi vị trí các nơi đỗ.
+ Hết trò chơi cho trẻ xúm xít quanh cô nhìn lên vi tính
Trò chơi 2:
-Tên trò chơi: Ô cửa bí mật
- Cách chơi: lần lượt cô mở các ô cửa và các con hãy tìm chữ G,Y trong ô cửa đó.
- Mỗi một ô cửa mời 2 trẻ lên tìm chữ.
_Hết trò chơi cô giới thiệu chữ G , Y( in thường). Cho trẻ phát âm chữ g, y.
- Giới thiệu chữ g, y viết thường
+ Các con có nhận xét gì về chữ ‘g’,
+ Các con có nhận xét gì về chữ ‘ y’.
Hoạt động 3: Hướng dẫn trẻ tô nhóm chữ g, y 
* Chữ thứ nhất: chữ g
- Bước 1: giáo viên tô mẫu 3 lần
+ Lần 1: Cô tô không giải thích, vừa tô vừa nói cho trẻ biết tô nét cong tròn trước rồi đến tô nét khuyết dưới.
+ Lần 2: Cô tô và giải thích cách tô . Đầu tiên cô tô nét cong tròn khép kín trước. Từ điểm đặt bút , tô trùng khít các nét chấm mờ, lượn tròn lên dòng kẻ ngang thứ 3, vòng xuống sang trái đến dòng kẻ đậm dưới vòng lên. Sau đó cô tô nét khuyết dưới , tô từ trên xuống dưới và dừng bút ở dòng kẻ ngang thứ 2.
+Lần 3: Cô vừa tô vừa giải thích như lần 2.
-Bước 2: Cho trẻ xem vở tô mẫu, Cô cầm vở tô mẫu cho từng bàn xem và cho trẻ nhận xét vở mẫu của cô.
+ Các con thấy vở cô tô có đẹp không? Vì sao cô tô đẹp ?
+ Cô tô đẹp vì cô ngồi đùng tư thế và cầm bút đúng quy cách .
Bước 3: Hướng dẫn trẻ cách ngồi, cầm bút, cách để vở.
- Để ngồi đúng tư thế thì các con phải ngồi như thế nào ?
- Cầm bút đúng cách là cầm bút như thế nào?
- Cô khái quát lại.
+ Ngồi đúng cách là ngồi lưng thẳng, đầu hơi cúi, chân vuông góc với mặt đất.
+ Cầm bút đúng cách là Cầm bút bằng tay phải, ngón trỏ và ngón cái giữ bút, ngón giữa đớ bút, không cầm cao quả hoặc thấp quá.
- Để vở ngay ngắn trước mặt,
Bước 4: tô trên không.
- Cô đứng cùng chiều với trẻ, chúng ta cầm bút bằng tay phải, ngón trỏ và ngón cái giữ bút, ngón giữa đỡ bút,cầm sát vào chỗ gọt 

File đính kèm:

  • docxPhuong_tien_giao_thong.docx