Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 31 - Chủ đề 8: Các hiện tượng tự nhiên
ĐẤT, ĐÁ, CÁT, SỎI
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ nhận biết một vài đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của đất, đá, sỏi, cát. Biết ích lợi của chúng đối với đời sống con người.
- Kĩ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, khả năng phân tích và sự chú ý ghi nhớ cho trẻ.
- Thái độ: Trẻ biết bảo vệ các nguồn tài nguyên quí như: Đất, cát, đá, sỏi. Qua đó góp phần giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh trong và sau khi được tiếp súc với đất,đá, sỏi, cát
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: 4 rổ đựng riêng đất, đá, sỏi, cát , bài hát "Nghịch cát"
+ Đồ dùng của trẻ: Rổ đựng đất, đá, sỏi, cát cho 3 nhóm quan sát thảo luận.
- Sỏi, đá và một số túi đựng cát, đất để chơi trò chơi. Bổ sung các vật liệu vào góc thiên nhiên,
CHỦ ĐỀ 8: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Tuần 31: Đất, đá, cát, sỏi (Thời gian thực hiện: (Từ 17/04 -21/04/2017)) KẾ HOẠCH NGÀY Ngày soạn: Ngày 15/4/2017 Thứ hai, ngày 17 tháng 04 năm 2017 Lĩnh vực phát triển nhận thức Môn: MTXQ ĐẤT, ĐÁ, CÁT, SỎI I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ nhận biết một vài đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của đất, đá, sỏi, cát. Biết ích lợi của chúng đối với đời sống con người. - Kĩ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, khả năng phân tích và sự chú ý ghi nhớ cho trẻ. - Thái độ: Trẻ biết bảo vệ các nguồn tài nguyên quí như: Đất, cát, đá, sỏi. Qua đó góp phần giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh trong và sau khi được tiếp súc với đất,đá, sỏi, cát II. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: 4 rổ đựng riêng đất, đá, sỏi, cát, bài hát "Nghịch cát" + Đồ dùng của trẻ: Rổ đựng đất, đá, sỏi, cát cho 3 nhóm quan sát thảo luận. - Sỏi, đá và một số túi đựng cát, đất để chơi trò chơi. Bổ sung các vật liệu vào góc thiên nhiên, III. Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoat động trò chuyện: - Cô cho trẻ hát bài "Nhịch cát". Cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung bài hát, trò chuyện về chủ đề "Đất, đá, cát, sỏi" giáo dục trẻ. Giới thiệu bài. 2.Hoạt động học tập : 2.1 Nhận biết một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi * Đất: - Các con xem cô có chậu gì đây? - Con thấy đất có những đặc điểm gì? (Cô giải thích vì đất ẩm,nên có thể nắm được) - Đất có những tác dụng gì? - Cô đưa đất khô ra cho trẻ xem và cho trẻ nhận xét đất này như thế nào? - Cô nhắc lại đặc điểm về đất và mở rộng thêm: Có nhiều loại đất, đất sét, đất mầu, đất phù sa, đất thịt - Ngoài đất ra còn có rất nhiều vật liệu khác cũng có từ thiên nhiên, chúng mình cùng tìm hiểu nhé! - Cô cho trẻ về 3 nhóm cùng thảo luận. * Đá: - Cô nêu đặc điểm của đá: Con hãy đoán xem vật liệu nào nặng và có cạnh sắc? - Cô cho trẻ chỉ vào hòn đá. - Đây là cái gì ? - Con có nhận xét gì về đặc điểm của đá? - Cô dùng vật cứng gõ vào đá cho trẻ quan sát. - Con thường nhìn thấy đá ở đâu? - Đá có tác dụng gì? - Cô chốt lại đặc điểm của đá. - Các con hãy giúp các bác thợ xây bê đá nào? - Đọc thơ: "Hòn đá to hòn đá nặng" * Sỏi: - Cô cho trẻ chơi trò chơi "Tập tầm vông" - Hỏi trẻ: Trong tay cô có gì? - Con thấy sỏi có đặc điểm như thế nào? - Con thấy sỏi thường có những đâu? - Dùng sỏi để làm những gì? + Cô nhắc lại đặc điểm của sỏi: Sỏi dùng để làm vật liệu xây dựng như đổ mái nhà, * Cát: - Cô đọc câu đố: "Hạt gì bé tý Nằm ở đáy sông Cùng với xi măng Xây nên nhà cửa" - Đố các con đó là hạt gì nào? - Các con có nhận xét gì về hạt cát? - Cát có ở những đâu? - Cát dùng để làm gì? - Cô nhắc lại đặc điểm của cát - Cô củng cố, hỏi lại bài? - Các con vừa được quan sát, tìm hiểu những gì?.. * Giáo dục trẻ: Khi chơi với đất, đá, sỏi, cát các con phải như thế nào? 2.2. Luyện tập: * Trß ch¬i 1: "Thi nói nhanh" - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cách chơi: Cô cho trẻ kể tác dụng của các tài nguyên dùng để làm gì? bạn nói sau không được lặp lai - Cô cho trẻ chơi trò chơi - Nhận xét, giáo dục, tuyên dương trẻ chơi * Trß ch¬i 2:“Thi xem ai nhanh” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cách chơi: Chia làm 2 đội, đội xanh và đỏ số lượng trẻ của hai đội bằng nhau. Khi có hiệu lệnh, lần lượt người đầu tiên của mỗi đội lên nhặt vật liệu đúng theo yêu cầu của cô, đội xanh lấy đất đá, đội đỏ lấy cát sỏi. mỗi lần lên chỉ được lấy 1 vật liệu. - Luật chơi: Khi có hiệu lệnh hết giờ đội nào lấy đúng và nhiều vật liệu hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc. - Cho trẻ chơi trò chơi - Nhận xét, giáo dục, tuyên dương trẻ chơi - Củng cố hỏi lại trẻ tên trò chơi? 3. Kết thúc: - Cho trẻ ra quan sát góc thiên nhiên, chơi vơi đất, đá, cát, sỏi - Cô nhắc cho trẻ đi vệ sinh rửa tay - Trẻ hát và trò chuyện cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Chậu đất - Trẻ trả lời. - Để trồng cây... - Trẻ nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ quan sát, lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nhận xét - Quan sát - Trẻ trả lời - Xây nhà, xây cầu cống - Trẻ hưởng ứng - Trẻ đọc thơ - Trẻ chơi cùng cô - Viên sỏi - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Xây nhà, làm đường... - Lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Hạt cát - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Xây nhà, làm đường - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Hiểu cách chơi - Lắng nghe - Lắng nghe - Hiểu cách chơi - Hiểu luật chơi - Trẻ chơi trò chơi - Lắng nghê - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện Ngày soạn: Ngày 15/4/2017 Thứ ba, ngày 18 tháng 04 năm 2017 Tiết 1: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Môn: Văn học Thơ: BẠN CÁT I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ đọc thuộc bài thơ "Bạn cát" nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ - Kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, cung cấp vốn từ cho trẻ, rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, khả năng ghi nhớ và cảm thụ vẻ đẹp trong thơ ca, rèn tiếng việt cho trẻ (li ti) - Thái độ: Trẻ yêu thích bài thơ, hiểu được ý nghĩa của cát đối với con người. Trẻ biết rửa tay sạch sẽ sau khi nghịch đất, cát II, Chuẩn bị + Đồ dùng của cô: Tranh thơ minh hoạ nội dung bài thơ "Bạn cát", nhạc bài hát "Nghịch cát" + Đồ dùng của trẻ: 2 chậu cát nhỏ, 2 chậu nhựa, 2 bát nhựa, 8 điểm ziczăc III, Hứơng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1, Hoạt động trò chuyện: - Cho cả lớp hát bài: "Nghịch cát", nhạc và lời Yên Lan. Cô trò chuyện cùng trẻ về bài hát về chủ đề - Cô giáo dục trẻ. hướng trẻ vào bài 2, Hoạt động học: 2.1, Cô đọc mẫu giảng nội dung - Cô đọc thơ lần 1: Điễn cảm - Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ cho trẻ quan sát và nhận xét. + Trong hình ảnh có những ai đây? + Bạn nhỏ đang làm gì? - Giảng nội dung: Bài thơ nói về em bé được chơi với cát, li ti và êm êm, em bé cảm thấy rất thích, em bé coi cát như bạn và những hạt cát nung không cháy, nước ngập không tan, cũng không thể ăn rất là kì lạ - Cô đọc thơ diễn cảm lần 2: Kết hợp tranh minh họ - Lần 3: Cô mời cả lớp mình đọc thơ theo cô 1 lần. 2.2, Giảng trích dẫn, đàm thoại qua tranh * Cô đọc 4 câu thơ đầu "Vốc lên từng nắm cát Thả nhẹ xuống chân mình Êm êm và thích thích Li ti và xinh xinh" - Em bé đã dán được cái gi? Cô đưa tranh trích dẫn cho trẻ quan sát: Ở 4 câu thơ này nói lên em bé được chơi với những hạt cát êm êm, nhỏ li ti, e bé cảm thấy rất thích thú - Em bé được chơi với cái gì? - Em bé cảm thấy như thế nào? - Hạt cát như thế nào? * Cô đọc 4 câu thơ tiếp " Cát như là bạn ấy Có ở khắp mọi nơi Nắng trời không nung cháy Nước ngập đầy không tan" - 4 câu thơ trên nói lên hình ảnh cát có ở khắp mọi nơi, cát nung không cháy, nước ngập cũng không tan - Cát có ở những đâu? - Khi trời nắng cháy thì cát như thế nào? - Khi nước ngập thì cát làm sao? * Cô đọc 4 câu thơ cuối: "Cát thì không thể ăn Như bánh hay như quả Lầm lì đến kì lạ Giữa mênh mông bạt ngàn" - 4 câu thơ trên nói về hạt cát không thể ăn, hạt cát thì mênh mông và lầm lì rất kì lạ - Cát thường dùng để làm gì? có thể ăn không? - Hạt cát được miêu tả như thế nào? - Cát ở những đâu? * Từ khó: "Li ti" có nghĩa là nhỏ lắm, nhỏ đến mức trông chỉ như những chấm, những hạt vụn hạt cát - "Mênh mông" có nghĩa là rộng lớn không có mức giới hạn * Giáo dục: Trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi nghịch với cát 2.3 Dạy trẻ đọc thơ - Cho trẻ đọc cùng cô 2 lần - Cho trẻ tự đọc thơ 1 lần - Mời nhóm đọc theo tranh minh họa, cô kết hợp chỉ chữ. - Hỏi nhóm có mấy bạn đọc, là bạn nam hay bạn nữ? - Cho trẻ đọc các câu thơ tiếp sức, cô chỉ vào phía nào thì nhóm đó đọc câu thơ nối tiếp theo sau. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ 3, Kết thúc: - Trò chơi: "Chuyển cát" - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 5 bạn tham gia chơi, khi có hiệu lệnh, các bạn của 2 đội sẽ chạy nhanh lên chậu cát dùng bát múc cát và đi qua các điểm ziczăc về đổ ở chậu của đội mình, đội nào chuyển được nhiều cát hơn thì đội đó thắng cuộc - Luật chơi: Các bạn còn lại ở dưới sẽ đọc bài thơ "Bạn cát" 3 lần khi kết thúc bài thơ, đội chuyển được nhiều cát đội đó thắng cuộc - Trẻ chơi trò chơi - Nhận xét tuyên dương - Củng cố hỏi lại tên bài? - Chuyển hoạt động - Trẻ hát, trò truyện cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Quan sát, đàm thoại cùng cô - Trẻ trả lời - Chơi với cát - Hiểu nội dung - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ đọc cùng cô - Lắng nghe - Chơi với cát - Thích thú - Êm êm, xinh xinh, li ti - Trẻ lắng nghe - Khắp mọi nơi - Nung không cháy - Không bị tan - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Lầm lì - Ở mênh mông, rộng lớn - Hiểu từ khó - Lắng nghe - Trẻ đọc cùng cô - Trẻ tự đọc - Nhóm đọc - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Hiểu cách chơi - Hiểu luật chơi - Trẻ thực hiện - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Hoạt động góc Tiết 2: Lĩnh vực phát triển thể chất Môn: Thể dục VĐCB: NÉM TRÚNG ĐÍCH NGANG TC: TRỜI NẮNG TRỜI MƯA . I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết tên vận động ném trúng đích ngang, đúng kĩ thuật. Trẻ biết dùng lực của cánh tay đẩy túi cát đi xa. Trẻ biết ý nghĩa của việc tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh. Biết cách chơi trò chơi "Trời nắng, trời mưa" - Kỹ năng: Trẻ biết đứng chân trước chân sau cầm túi cát cùng phía với chân sau, đưa tay ngang tầm mắt và ném vào đích, phát triển tố chất nhanh mạnh. Phát triển thị giác, các nhóm cơ tay cơ chân, sự nhanh nhẹn và khéo léo. Khả năng định hướng trong không gian - Kĩ năng: Trẻ yêu thích tập luyện, hứng thú khi tham gia bài tập. - Trẻ biết nghe lời cô, có ý thức kỷ luật, mạnh dạn và tự tin. II. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: Túi cát, vòng thể dục, nhạc không lời và có lời bài hát "Chickendan, nghịch cát, trái đất này là của chúng mình", xắc xô + Đồ dùng của trẻ: 27 Vòng thể dục, 20 – 25 túi cát, vạch chuẩn, 2 đích ngang, cô vẽ một số vòng tròn dưới sàn III: Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề "Đất, đá, cát, sỏi" giáo dục trẻ, hướng trẻ vào bài - Cho trẻ khởi động nhóm cơ nhỏ theo bản nhạc nhẹ "Chickendan". 2. Hoạt động học 2.1, Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát theo nhạc bài “Nghịch cát”, kết hợp với các kiểu đi (Cô sử dụng xắc xô và đi ngược chiều cùng trẻ) - Trẻ đi về 2 hàng dọc rồi chuyển đội hình thành 2 hàng ngang. 2.2, Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: - Cho trẻ tập với vòng thể dục theo nhạc bài: “Trái đất này là của chúng mình” 2 lần (tập đủ các động tác tay, chân, bụng lườn, bật. - Tập động tác bộ trợ: Đưa tay lên cao, ra phía trước b. Vận động cơ bản: - Cô giới thiệu tên vận động: "Ném trúng đích ngang" - Hỏi trẻ với những túi cát này cô dùng để làm những gì? - Cô cho 2 trẻ lên thực hiện theo ý hiểu của trẻ + Cô tập mẫu lần 1: Không phân tích + Cô tập mẫu lần 2: Kết hợp phân thích vận động - Thực hiện: Cô đứng trước vạch chuẩn tay cầm một túi cát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, cô đưa tay cao ngang tầm mắt nhằm vào đích (vòng tròn). Khi có hiệu lệnh “ném” cô ném túi cát vào trong vòng tròn. + Lần 1: Cô cho cả lớp thực hiện. Gọi lần lượt hai trẻ ở hai hàng lên tập, mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cho 2 tổ thi đua với nhau, cho 2 nhóm lên thực hiện. * Nâng cao vận động: + Lần 2: Cho trẻ "Ném trúng đích ngang" bằng túi cát có kích thước to hơn - Cô cho trẻ thực hiện theo lớp 1 lần. - Cô động viên và khuyến khích trẻ - Củng cố, giáo dục: - Hỏi trẻ tên bài. c. Trò chơi vận động: "Trời nắng trời mưa" - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cách chơi: Cô chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sàn. Sao cho vòng này cách vòng từ 30 - 40 cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ. Những trẻ con lại đóng giả làm trẻ đi học, vừa đi vừa hát theo bài hát "Trời nắng. trời mưa" Khi nghe hiệu lệnh của cô nói: “Trời mưa” thì mỗi trẻ tìm một nơi trú mưa cho khỏi bị ướt. - Luật chơi: Khi có hiệu lệnh “Trời mưa”, mỗi trẻ phải trốn vào một nơi trú mưa. Ai không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Bao quát nhận xét trò chơi - Củng cố giáo dục trẻ 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng và hít thở nhẹ nhàng theo nền nhạc không lời rồi ngồi xuống sàn nắn bóp chân tay - Trẻ trò truyện cùng cô - Trẻ khởi động các nhóm cơ nhỏ - Trẻ thực hiện - Trẻ đứng thành hai hàng ngang - Tập với vòng thể dục - Tập động tác bổ trợ - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời theo ý hiểu - 2 trẻ lên tập - Trẻ lắng nghe và quan sát - Lắng nghe - Cả lớp thực hiện - Tổ thi đua - Trẻ chú ý và thực hiện - Trẻ thực hiện - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Nghe - Hiểu cách chơi - Lắng nghe - Hiểu luật chơi - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chú ý - Lắng nghe - Trẻ đi nhẹ nhàng Ngày soạn: Ngày 17/04/2017 Thứ tư, ngày 19 tháng 04 năm 2017 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Môn: Tạo hình VẼ MẶT TRĂNG (Đề tài) I. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết vẽ mặt trăng, biết cách cầm bút bằng 3 ngón tay phải, vẽ, biết tô màu màu thật đẹp - Kĩ năng: Luyện kỹ năng vẽ, tô màu, phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay, các ngón tay, phát triển các giác quan cho trẻ. - Thái độ: Giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm, biết yêu quí cái đẹp, yêu quý tài nguyên, thiên nhiên nhiên II.Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: 3 mẫu vẽ mặt trăng bằng giấy A3, nhạc có lời, không lời bài hát "Nghịch cát, ánh trăng hòa bình" Tranh 1: Mặt trăng tròn Tranh 2: Mặt trăng khuyết có các vì sao Tranh 3: Mặt trăng tròn phía trên cao, phía dưới có cây tre + Đồ dùng của trẻ: 27 tờ giấy A4, 27 hộp sáp màu, bàn ghế đúng quy cách trẻ ngồi, 1 giá treo tranh, kẹp treo tranh III. Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động trò chuyện: - Cô cho trẻ hát bài: “Nghịch cát” đàm thoại về nội dung bài hát. Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề "Đất, đá, cát, sỏi" giáo dục trẻ, giới thiệu bài: 2.Hoạt động học tập: 2.1 Quan sát, đàm thoại: + Cô đưa tranh mẫu "Vẽ mặt trăng" cho trẻ quan sát đàm thoại * Tranh 1: Mặt trăng tròn - Cô có bức tranh vẽ gì? - Mặt trăng có màu gì? - Hình dạng của nó như thế nào? - Bầu trời xung quanh thế nào? * Tranh 2: Mặt trăng khuyết có các vì sao? - Ai có nhận xét gì về bức tranh này? - Đây là trăng gì? - Xung quanh mặt trăng có những gì? - Bố cục bức tranh như thế nào? - Các ngôi sao ở gần cô vẽ như thế nào? - Các ngôi sao ở xa thì sao? * Mẫu 3: Mặt trăng tròn phía trên cao, phía dưới có cây tre - Ai có nhận xét gì về bức tranh này? - Phía dưới mặt trăng có gì? - Cây tre của cô vẽ như thế nào? lá có màu gì? thân tre có gì? - Bố cục bức tranh như thế nào? - Cô tô màu như thế nào? - Cô hỏi ý tưởng của vài trẻ * Trẻ thực hiện:( Cô mở nhạc không lời) - Cô cho trẻ nhắc lại các thao tác cầm bút, tư thế ngồi, cách tô màu - Trẻ vẽ mặt trăng: Cô bao quát trẻ chú ý hướng dẫn những trẻ, hỏi xem ý tưởng của trẻ 2.2 Nhận xét, trưng bày sản phẩm - Trưng bày sản phẩm lên giá treo tranh - Cô cho trẻ nhận xét bài của bạn, của mình - Cô gợi ý hỏi trẻ con thích sản phảm nào? (Khi bạn thích một sản phẩm nào đó thì cô gọi hỏi trẻ có sản phẩm, đứng dậy nói tên sản phẩm, bạn kia có thể đặt tên cho sản phẩm của bạn) Vì sao con thích? Bạn vẽ có sáng tạo không...? - Cô nhận xét chung bài của trẻ. 3. Kết thúc - Cô củng cố, giáo dục. - Chuyển hoạt động khác - Cả lớp hát trò truyện cùng cô - Trẻ lắng nghe - Quan sát, đàm thoại - Vẽ mặt trăng - Trẻ trả lời - Hình tròn - Trẻ trả lời - Trẻ nhận xét - Trăng khuyết - Các ngôi sao - Trẻ trả lời - Vẽ to - Vẽ nhỏ - Trẻ nhận xét - Có cây tre - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nhắc lại - Trẻ thực hiện - Trẻ trưng bày sản phẩm - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Hoạt động góc Ngày soạn: Ngày 18/04/2017 Thứ năm, ngày 20 tháng 04 năm 2017 Lĩnh vực phát triển nhận thức Môn: Toán ĐẾM TRÊN ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 10 VÀ ĐẾM THEO KHẢ NĂNG II. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: TrÎ biÕt đếm trên đối tượng trong phạm vi 10, đếm theo khả năng theo nhiều cách khác nhau. - Kỹ năng: RÌn luyÖn kỹ năng đếm, ph¸t triÓn ng«n ng÷ m¹ch l¹c, c¸c gi¸c quan vµ kh¶ n¨ng ghi nhí cã chñ ®Þnh cho trÎ. - Thái độ: Trẻ hứng thú học bài, yêu thích môn toán, trẻ biết vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc vơi đất, đá, cát, sỏi II. Chuẩn bị : + Đồ dùng cña c«: 10 lô tô ông trăng, 10 lô tô ngôi sao, thẻ số 8, 9, 10 bảng gài, que chỉ. Các nhóm thuyền buồm, ông mặt trời, đám mây có số lượng 8, 9, 10 và trên 10 để ôn bài cũ và để liên hệ và đếm theo khả năng, một số nhóm đồ dùng, đồ chơi để xung quanh lớp + Đồ dùng cho trÎ: Mỗi trẻ có 10 lô tô mặt trăng, 10 lô tô ngôi sao, thẻ số 8, 9, 10 bảng gài, que chỉ, 8 bát hoa III. Hướng dẫn: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô cùng trẻ hát bài hát: "Nghịch cát". Trò chuyện với trẻ theo bài hát, chủ đề - Giáo dục trẻ. Hướng trẻ vào bài 2. Hoạt động học: 2.1. Đếm đến 9 và đếm theo khả năng. - Cô cho trẻ chơi trò chơi "Dấu tay" và cho trẻ mang rổ ra phía trước mặt - Cô xếp lần lượt các lôtô mặt trăng ra thành hàng ngang, xếp từ trái sang phải, cho trẻ tìm tất cả số mặt trăng có trong rổ xếp giống của cô - Cô cho trẻ xếp 9 ngôi sao tương ứng 1: 1 bên dưới trăng - So sánh số lượng hai nhóm - Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? - Nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy? - Muốn nhóm sao bằng nhóm trăng ta làm thế nào? - Thêm 1 ngôi sao, cho trẻ đọc 9 thêm 1 là 10. - Lớp, tổ, nhóm cá nhân đọc: 9 thêm 1 là 10 - Cho trẻ đếm, so sánh số lượng 2 nhóm bằng nhau chưa? Đều bằng mấy? - Vậy có tất cả mấy trăng? - Có tất cả bao nhiêu ngôi sao? - Cô bớt 1 ngôi sao, rồi cho trẻ đếm và so sánh - Cô cất dần từng cặp, mỗi lần cất cô cho trẻ đếm và so sánh + Đếm theo khả năng: Đếm theo sự hiểu biết của trẻ - Cô đã chuẩn bị một nhóm ông mặt trời các con xem có bao nhiêu ông mặt trời nhé (Cô đưa nhóm mặt trời, đám mây có số lượng 9, 10.nhiều hơn nữa * Liên hệ thực tế - Cho trẻ tìm các nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng 10 để ở xung quanh lớp. Cho trẻ đếm theo khả năng số lượng các nhóm khác có số lượng trên 10 2.3. Luyện tập: + Trò chơi: Tai ai tinh - Cô đưa trống ra và đàm thoại cùng trẻ: + Cô có gì? trống dùng để làm gì? - Với cái trống này cô sẽ dùng để vỗ, chúng mình lắng tai nghe xem cô vỗ bao nhiêu tiếng nhé. - Lúc đầu cô gõ 8 tiếng, sau đó gõ tăng lên 9 tiếng, cô tiếp tục gõ tăng lên nhiều hơn 10 cho trẻ nghe và đoán. - Cô nhận xét sau chơi + Trò chơi: "Thi xem đội nào nhanh" - Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội số lượng trẻ của mỗi đội bằng nhau, nhiệm vụ của mỗi đội là chạy qua 4 điểm dích dắc lên chọn lôtô phương tiện giao thông, gắn lần lượt từ trái qua phải có số lượng là 9 chú ý mỗi bạn chỉ được gắn một lôtô gắn song chạy về đập vào vai bạn tiếp theo lên gắn + Đội xanh gắn lôtô đèn xanh + Đội đỏ gắn lôtô đèn đỏ + Đội vàng gắn lôtô đèn vàng - Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc gắn đủ số lượng 9 đội nào gắn nhanh đúng, thì đội đó thắng cuộc - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần - Cô nhận xét, tyên dương sau mỗi lần chơi 3.KÕt thóc: - Củng cố: Hỏi trẻ tên bài học? - Giáo dục: Trẻ yêu thích môn toán, tập đếm cho thành thạo và tuân thủ các luật lệ khi ngồi trên các phương tiện giao thông - Chuyển hoạt động - Trẻ hát, trò truyện cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ xếp cùng cô - Trẻ xếp cùng cô - Trẻ so sánh - Nhóm mặt trăng - Nhóm ngôi sao - Trẻ trả lời - Trẻ thêm 1 ngôi sao - Trẻ đọc cùng cô - Trẻ đếm, so sánh - 10 mặt trăng - 10 ngôi sao - Trẻ bớt cùng cô - Trẻ cất lần lượt cung cô - 2 trẻ lên đếm và đếm theo khả năng - 2 trẻ lên tìm và đếm - Trẻ quan sát đàm thoại - Trẻ quan sát - Lắng nghe và đoán - Trẻ lắng nghe - Hiểu cách chơi - Hiểu luật chơi - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Hoạt động góc Ngày soạn: Ngày 18/04/2017 Thứ sáu, ngày 21 tháng 04 năm 2017 Lĩnh vực
File đính kèm:
- giao_an_chu_de_dat_da_cat_soi.doc