Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần I đến IV, Chủ đề: Nước-Hiện tượng tự nhiên - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Thanh Ly
1.Đồ dùng học liệu
- Tranh vẽ về cảnh vật thiên nhiên
- Tranh vẽ về một số địa điểm du lịch, khu di tích lịch sử . hoạt động trường tiểu học
- Một số cây tự làm, cây nhựa
-Tranh tập tô chữ s, x
- Băng đĩa có các bài hát về chủ điểm
- Máy tính
- Lịch cũ, hộp sữa, hộp thuốc, đĩa hư, nắp hộp các loại
- Lá khô, giấy màu đậu đen, đậu xanh, hột hạt các loại, cát
- Giấy màu, lá khô
- Cô cháu cùng sưu tầm tranh ảnh, báo, lịch cũ hình danh lam thắng cảnh, quê hương .
- Một số bài ca dao, thơ về hiện tượng thiên nhiên, quê hương, đất nước, bác hồ .
- Sách báo có nội dung nói về: Các mùa trong năm, hiện tượng bão lũ lụt
- Đồ dùng đồ chơi Gia đình: Chén , xoang , muỗng
- Dụng cụ làm vườn: xô, ca, bình tưới nước
- Dụng cụ âm nhạc: trống, quạt múa,
- Đồ chơi bác sĩ
- Các chữ cái, chữ số.
- Gạch, các khối gỗ.
- Một số đồ dùng sắp xếp gọn gàng ở các góc
2. Giáo án điện tử
+LQCC: s,x
+ LQVH: Nắng bốn mùa
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I CHỦ ĐỀ: ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA NƯỚC (Từ ngày 03/04/ 2023 đến ngày 07/ 4/ 2023) Lớp: 5-6 tuổi A4. GV: Vũ Thị Thanh Ly Nội dung Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Chơi, đón trẻ - Xem hình ảnh các mùa trong năm - Xem tranh mọi người đi nghỉ mát, tắm biển - Trò chuyện về vai trò và lợi ích của nước - Trò chuyện thời tiết ngày đầu tuần - Trò chuyện về an toàn khi đi tắm biển Thể dục sáng * Khởi động: Cô cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân (Đi bằng bàn chân, mũi chân, chạy nhanh, chậm....) theo hiệu lệnh của cô. * Trọng động: BTPTC: + Hô hấp: Thổi gió. + Tay vai: Hai tay cầm gậy đưa trước lên cao (2l x 8n). + Bụng lườn: Đưa gậy lên cao nghiêng người sang trái – phải(2l x 8n). + Chân: Đưa chân ra trước (2l x 8n). * Hồi tĩnh: Đi vung tay hít thở nhẹ nhàng. * Ngày thứ hai tập thể dục theo bài hát “Mùa hè đến” Học Bậc liên tục vào 5-7 vòng Sự kì diêu của nước Làm quen nhóm chữ cái s,x Vẽ cảnh trời mưa Truyện giọt nước tí xíu Chơi ngoài trời * TCVĐ - Ném vòng cổ chai - Lộn cầu vồng *Chơi tự do * QS Quan sát bầu trời * TCVĐ - Chuyền chanh - Ô ăn quan *Chơi tự do * TCVĐ - Bịt mắt đập bóng - Lộn cầu vồng *Chơi tự do *QS Xem tranh về biến đổi khí hậu * TCVĐ - Kéo co - Chuyền bóng *Chơi tự do *QS Chuẩn bị món ăn tráng miệng * TCVĐ - Chơi chạy tiếp cờ - Tập tâm vông *Chơi tự do Chơi hoạt động ở các góc 1. Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, cô giáo. 2. Góc xây dựng: Công viên giải trí 3. Góc học tập: - Cháu can chữ số, nối nhóm đồ vật với số lượng tương ứng 4. Âm nhạc: Hát múa các bài hát trong chủ điểm 5. Tạo hình: Vẽ, xé, cắt dán các loại hoa, 6. Sách: Xem sách tranh truyện, tập kể chuyện theo tranh. 7. Khám phá: Làm thí nghiệm vật nổi vật chìm Vệ sinh ăn trưa - Nhắc trẻ kê dọn bàn ghế - Vệ sinh tay chân trước khi vào bàn ăn - Nhắc trẻ khi ăn không nói chuyện làm rơi vãi thức ăn - Giáo dục trẻ biết mời cô và các bạn trước khi ăn Phút thể dục chống mệt mỏi ( chơi nu na nu nống) Chơi, hoạt động theo ý thích Cắt dán những con diều Cho trẻ xem phim về các nguồn nước Thực hành các bước rửa tay bằng xà phòng Chơi trò chơi dân gian: Nhảy bao bố Cho trẻ giao lưu trò chuyện về các bài thơ, ca dao, bài hát chủ điểm NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN Vệ sinh trả trẻ - Vệ sinh tay, chân, mặt, mũi sạch sẽ, chỉnh sửa lại quần áo, chải tóc gọn gàng cho trẻ. - Cô nhận xét nêu gương cuối ngày,tuần - Nhắc nhở cháu đi học về chào ông bà, cha mẹ Thứ hai, ngày 03 tháng 4 năm 20123 TD: BẬT LIÊN TỤC VÀO 5-7 VÒNG I. Mục đích, yêu cầu * Trẻ 5-6 tuổi - Trẻ biết bật liên tục vào các vòng, không chạm vào vòng. - Trẻ thực hiện được vận động nhanh nhẹn, khéo léo - Trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học * Trẻ 4-5 tuổi - Trẻ biết cách bật liên tục vào các vòng không chạm vào vòng - Trẻ thực hiện được vận động đúng yêu cầu - Trẻ có thái độ tham gia giờ học hứng thú II. Chuẩn bị -Vòng đủ cho trẻ bật - Sân tập khô ráo, sạch sẻ. - Nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa”, “Giọt mưa và em bé” nơ đủ cho trẻ, xắc xô. - Hai rổ bóng. x x x x x x x x x x x x III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Khởi động Cô cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân (Đi bằng bàn chân, mũi chân ..) theo nhạc bài hát (cho tôi đi làm mưa với) * Hoạt động 2: Trọng động + BTPTC: - Cháu tập theo nhịp bài hát “Giọt mưa và em bé” cùng cô: + ĐT Tay vai: Hai tay giang ngang gập trước ngực (2l x 8n). + ĐT Bụng lườn: Tay lên cao nghiêng người sang trái – phải(2l x 8n). + ĐT Chân: Ngồi xõm đứng lên (2l x 8n). + ĐT Bật: Bật tách khép chân tại chỗ (4l x 8n). * VĐCB: Bật liên tục vào các vòng Hướng dẫn và làm mẫu. - Cô chia trẻ đừng thành 2 hàng đối diện nhau. - Cô giới thiệu tên vận động. - Lần 1: Làm mẫu toàn phần không giải thích. - Lần 2 - 3: Giải thích + Từ đầu hàng đi đến vạch chuẩn 2 tay chống hông. TTCB Cô đứng chân rộng bằng vai, khi có hiệu lệnh thì bật liên tục vào các vòng, khi bật thì chân chụm lại mắt nhìn về phía trước và không chạm vào vòng - Mời một trẻ lên thực hiện( Cô chú ý sữa sai) - Mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần. - Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý bao quát, sửa sai cho trẻ. - Nhận xét tuyên dương. * Hoạt động 3: TCVĐ “ Thi lấy bóng” - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi. - Trẻ tiến hành chơi 2 - 3 lần. - Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ, bao quát trẻ để kiệp thời xử lý các tình huống - Kết thúc trò chơi nhận xét, tuyên dương trẻ. * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba, ngày 04 tháng 4 năm 2023 KPKH: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC I. Mục đích, yêu cầu * Trẻ 5-6 tuổi - Trẻ biết tính chất, đặc điểm của nước và sự cần thiết của nước đối với con người trong cuộc sống, thực vật động vật , trong sản xuất. - Trẻ kể được lợi ích của nước - Trẻ có ý thức tiết kiệm nước, tác hại khi con người, động vật, thực vật, trong sản xuất khi thiếu nước, trẻ biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước trong sạch * Trẻ 4-5 tuổi - Trẻ biết các đặc điểm, tính chất và lợi ích của nước đối với đời sống con người, động thực vật - Trẻ kể được lợi ích của nước trong cuộc sống - Trẻ có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước II. Chuẩn bị - Giáo án điện tử, nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa với”, xắc xô. - Tranh, bảng cho trẻ chơi trò chơi. III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự kỳ diệu của nước - Vận động theo nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa với” của Hoàng Hà. - CC vừa vận động bài hát gì?(cho tôi đi làm mưa với) - Trong bài hát bạn nhỏ muốn làm gì để giúp cho đời? - Các bạn có biết vì sao có mưa không? - Nước dùng để làm gì?( tắm, rửa,) - Không có nước điều gì sẽ xảy ra? - Để biết nước quan trọng như thế nào hôm nay lớp mình sẽ tìm hiểu sự kì diệu của nước nhé! # Sự kì diệu của nước đối với con người: - Khi nào các bạn mới uống nước? - Không có nước con người sẽ như thế nào?(xem tranh bạn nhỏ đang uống nước) - Bạn nhỏ đang làm gì? Nếu không có nước thì chúng ta sẽ như thế nào? - Hằng ngày các bạn dùng nước để làm gì? - Buổi trưa các bạn thường dùng nước để làm gì cho cơ thể chúng ta mát mẻ? - Các bạn còn biết nước còn dùng để làm gì nữa (nấu cơm, rửa tay, rửa rau, lau nhà ..) cho xem hình ảnh rửa tay, bơi lội, rửa rau,tắm.. + Nếu không có nước con người sẽ như thế nào? - Cô khái quát: Thiếu nước con người sẽ không sống nổi, sẽ chết vì khát vì cơ thể chúng ta chiếm hơn 70% là lượng nước, thiếu nước cơ thể sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng và không có nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày (tắm gôi, vệ sinh, nấu cơm) # Sự kì diệu của nước đối với động vật: - Nước có thể làm cho động vật sống và không chết khát, vì vậy động vật cũng như chúng ta rất cần nước + Quan sát chậu cá: - Cá sống trong môi trường nào? - Cho trẻ vớt cá ra ngoài - Không có nước thì cá sẽ như thế nào ? - Cho trẻ xem tranh con vịt, con gấu , đang uống nước, cho trẻ tự quan sát và trả lời câu hỏi. - Những con vật này đang làm gì ? khi nào chúng mới uống nước ? - Không có nước chúng sẽ như thế nào? - Cô khái quát: Động vật cũng như chúng ta cũng rất cần nước, không có nước chúng sẽ không sống nổi và không có nước các loài cá sẽ không có nước để bơi được. # Sự kì diệu của nước đối với thực vật: - Cây xanh cũng như động vật cũng rất cần nước. - Cho trẻ quan sát hai chậu cây: 1 chậu cây tươi tốt, 1 chậu cây héo. - Vì sao cây này lại héo vậy các bạn? - Muốn cây được tươi tốt thì chúng ta phải làm gì ? - Cho trẻ xem tranh ruộng lúa khô cháy và ruộng lúa tươi tốt . - Cho trẻ so sánh hai bức tranh. - Muốn cây được tốt tươi thì chúng ta phải làm gì? - Cô nhấn mạnh cây xanh cũng như động vật khác rất cần nước, không có nước cây sẽ khô héo, không nảy mầm được cây sẽ không lớn. # Sự kì diệu của nước trong sản xuất: - Nuớc rất cần thiết trong cuộc sống hằng chúng ta, nước giúp cho bác nông dân tăng sản xuât (trồng lúa, trồng cây, trồng rau, trồng hoa, cày ruộng...) - Cho trẻ xem tranh người dân đang cày ruộng. - Nếu không có nước thì bác nông dân có cày ruộng được không?(xem tranh ruộng khô đất nứt nẻ). - Cho xem tranh người dân tưới hoa. - Nếu không có nước tưới thì hoa sẽ như thế nào? - Bác nông dân có bán được hoa không? - Cô nhấn mạnh: không có nước thì hoa màu sẽ khô héo không được mùa, thiếu nước đất đai sẽ nứt nẻ không trồng rau được, thu hoạch sẽ không cao. + Tóm lại: Nước rất cần thiết đối với cuộc sống chúng ta, nếu không có nước thì mọi thứ sẽ chết, con người sẽ chết vì khát. Các con có biết ở ngoài trường sa các chú cũng dùng nước gì không? Và các chú cũng phải tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước nữa đấy, ngoài ra chú còn bảo vệ biển đảo đấy các con ạ. + Giáo dục: Các bạn phải biết tiết kiệm nước, khi rửa tay phải đóng vòi nước, không được đổ nước khi chưa sử dụng. * Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Đội nào nhanh hơn” - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi cho trẻ. + Cách chơi: Chia trẻ làm ba đội, khi cô nói “Bắt đầu” thì 3 bạn đầu hàng chạy lên chọn một bức tranh làm ô nhiểm nguồn nước, gắn lên bảng của đội mình rồi về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo tiếp tục chơi như vậy. Hết giờ đội nào chọn được nhiều tranh và đúng thì thắng cuộc. + Luật chơi: Khi có hiệu lệnh của cô thi 3 bạn đứng đầu hàng mới được xuất phát. Mỗi lần lên chỉ được chon một bức tranh. Đội nào chọn nhiều tranh và đúng thì thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, trong quá trình trẻ chơi cô chú ý động viên khuyến khích trẻ tham gia chơi cùng bạn. * Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY Thứ tư ngày 05 tháng 4 năm 2023 LQCC: LÀM QUEN CHỮ S, X I. Mục đích yêu cầu * Trẻ 5-6 tuổi - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái s, x phân biệt được chữ s, x qua trò chơi. - Trẻ phân biệt được chữ cái g,y quá trò chơi - Trẻ có ý thức về cách giữ gìn sức khỏe với hiện tượng thay đổi của thiên nhiên * Trẻ 4-5 tuổi - Trẻ biết phát âm chữ cái s, x - Trẻ phát âm được chữ cái s, x - Trẻ có ý thức giữ gìn sức khỏe với sự thay đổi của thiên nhiên II. Chuẩn bị - Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” - Hình ảnh cầu vồng, đám mây (có kèm theo từ) - Giáo án điện tử - Mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa trên máy - Giỏ hoa của cô có gắn chữ và giỏ để cắm của trẻ - Đoạn thơ - Câu đố về cầu vồng III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Làm quen chữ cái s, x - Hát “Cho tôi đi làm mưa” - Hát bài Cho tôi đi làm mưa + Bài hát nhắc đến hiện tượng gì của thiên nhiên?(trời mưa) + Khi gặp trời mưa các con phải làm gì?(mặc áo mưa, trú mưa) + Hiện tượng thiên nhiên ngoài mưa các con còn thấy gì khác?(Trẻ kể) 1. Làm quen chữ cái s: - Cô đọc câu đố về sấm chớp cho trẻ đón - Sấm chớp có khi nào?(trời mưa) - Lớp đọc cùng cô “ sấm chớp” - Cho trẻ lên chọn chữ cái đã học và phát âm - Mời trẻ lên kích chuột chữ ( c, â, ơ, p, m, h) - Còn chữ mình chưa làm quen, cô giới thiệu làm quen chữ s - Cô kích chuột phóng lớn chữ s và phát âm mẫu - Cho cả lớp phát âm, cá nhân - Mời trẻ nhận xét cấu tạo chữ s (gồm một nét cong tròn trên và nét cong tròn dưới) - Cô giới thiệu chữ s in thường, s in hoa và s viết thường, s in thường các con được viết ở vở tập viết còn g in hoa lên lớp 1 các con được học - Cô cho trẻ phát âm lại chữ cái s 2. Làm quen chữ x - Cô đọc câu đố “Xế chiều” - Cô cho lớp đọc “ Xế chiều” - Mời trẻ lên kích chuột vào chữ cái đã học và phát âm lại ( ê,c,h,i,u) - Còn lại 1 chữ cô cho lớp mình làm quen - Cô kích lớn chũ x và phát âm mẫu - Cho cả lớp phát âm, cá nhân phát âm - Mời trẻ nhận xét cấu tạo chữ x (gồm 2 nét xiên) - Cô giới thiệu chữ x in thường, x in hoa và x viết thường. x in thường các con được viết ở vở tập viết còn x in hoa lên lớp 1 các con được học - Cô nhắc lại câu tạo chữ x - Cô cho lớp phát âm lại chữ x * So sánh chữ x và chữ s + Khác nhau: Chữ s có 2 nét cong tròn còn x là 2 nét móc xiên Khác nhau về cách phát âm * Hoạt đông 2: Trò chơi với chữ cái Trò chơi 1: “Bánh xe quay” - Cách chơi cô mời bạn lên dùng chuột kích và cho bánh xe quay khi mũi tên chỉ vào chữ cái nào thì cả lớp phát âm lại chữ cái đó. - Lớp tiến hành chơi Trò chơi 2: “Bé tinh mắt” + Luật chơi: Đội nào khoanh được nhiều và nhanh sẽ chiến thắng + Cách chơi: Hai đội bốc thăm chọn chữ cái s hoặc x. Về bức tranh của mình khoanh tròn chữ cái theo yêu cầu Trò chơi 3: “Trò chơi 3: “Chọn hoa” + Luật chơi: Một lần lên chỉ được chọn một bông hoa. Đội nào chọn được nhiều và đúng theo yêu cầu sẽ chiến thắng + Cách chơi: Khi có hiệu lệnh thì hai bạn đầu hàng chạy lên chọn hoa theo yêu cầu của cô mang về cắm vào giỏ của đội mình. - Trẻ tiến hành chơi, cô theo dõi bao quát trẻ chơi - Cô kiểm tra kết quả cùng trẻ sau khi chơi * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương ĐÁNH GIÁ HÀNGNGÀY Thứ năm, ngày 06 tháng 4 năm 2023 HĐTH: VẼ CẢNH TRỜI MƯA I. Mục đích yêu cầu * Trẻ 5-6 tuổi - Trẻ biết vẽ những nét xiên dài, ngắn, từ trên xuống làm mưa. Sắp xếp bố cục, thêm chi tiết sáng tạo để tạo bức tranh cảnh trời mưa - Trẻ vẽ được cảnh trời mưa, sắp xếp bố cục, màu sắc . - Trẻ ý thức trong giờ học và mặc áo mưa khi gặp trời mưa bảo vệ sức khỏe. * Trẻ 4-5 tuổi - Trẻ biết vẽ những nét xiên dài, ngắn khác nhau từ trên xuống tạo cảnh trời mưa - Trẻ vẽ được cảnh trời mưa bằng các nét xiên - Trẻ có ý thức mặc áo mưa, che dù khi gặp trời mưa II. Chuẩn bị - Tranh vẽ về cảnh mưa ( nhiều kiểu mưa khác nhau) - Tranh bà còng đi chợ trời mưa - Giấy A4, mầu tô, bút chì III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Xem tranh mẫu Hát: “Cho tôi đi làm mưa với”. - Mở cho trẻ hát cùng cô bài hát: Cho tôi đi làm mưa với. - Đàm thoại: + Các bạn vừa hát bài gì?(cho tôi đi làm mưa với) + Thế mưa từ đâu đến?(trên trời) + Mưa trên trời rơi xuống như thế nào?( lộp độp, hạt trước, hạt sau) + Lớp mình cùng vẽ lại cảnh mưa nhé. - Cô cho trẻ tập trung lên bảng và cho quan sát tranh mưa. - Đàm thoại: + Tranh vẽ gì?(trời mưa) + Mưa như thế nào?( mưa to) + Mưa to thì âm thanh như thế nào?(to) + Còn mưa nhỏ?( hạt nhỏ) + Con thấy mưa trên tranh rơi như thế nào? + Dùng nét gì để vẽ mưa? (nét xiên) - Cô củng cố dùng nét thẳng, xiên, dài ngắn khác nhau để vẽ mưa đang rơi. - Cho trẻ xem tranh bà còng đi chợ trời mưa. + Trong tranh có ai? + Bà đang làm gì?.... + Bức tranh này có gì khác với bức tranh trước? + Trên tranh nét dài tượng trưng cho mưa gì? ( mưa to) + Còn nét ngắn? (mưa nhỏ) + Vậy khi trời mưa ta phải làm gì? - GDCC mặc áo mưa khi gặp trời mưa để giữ sức khỏe cho bản thân * Hoạt động 2: Bé vẽ cảnh trời mưa - Hỏi ý định một vài trẻ. + Con dùng nét gì để vẽ mưa? + Con sẽ vẽ cảnh mưa ở đâu?.... - Cho trẻ về bàn thực hiện. - Cô bao quát trẻ vẽ và gợi ý thêm cho những trẻ còn yếu. - Gần hết giờ cô động viên trẻ hoàn thành tranh vẽ của mình. - Trẻ vẽ xong cô cho trẻ tự treo lên giá tạo hình. * Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm - Cô mời trẻ tự nhận xét tìm ra bức tranh đẹp. + Vì sao con thích? + Tranh vẽ bố cục ra sao? + Nét vẽ mưa của bạn như thế nào? - Cô khái quát lại về bố cục tranh, phong cảnh, nét vẽ mưa - Tuyên dương trẻ có sáng tạo. * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ sáu, ngày 07 tháng 4 năm 2023 LQVH: TRUYỆN “GIỌT NƯỚC TÍ XÍU” Nguyễn Linh I. Mục đích, yêu cầu * Trẻ 5-6 tuổi - Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên tác giả và nội dung câu chuyện: Giọt nước tí xíu bay lên bầu trời tạo thành mây, rồi rơi xuống tạo thành mưa - Trẻ xếp tranh theo nội dung câu chuyện - Trẻ có ý thức sử dụng tiết kiệm nước. * Trẻ 4-5 tuổi - Trẻ biết tên câu chuyện, tên tác giả của câu chuyện - Trẻ cùng bạn xếp tranh theo nội dung câu chuyện - Trẻ có ý thức sử dụng tiết kiệm nước II. Chuẩn bị - Giáo án điện tử, xắc xô. - Tranh minh họa truyện. - Nhạc bài hát “ Giọt mưa và em bé” III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Kể chuyện Vận động theo nhạc bài “ Giọt mưa và em bé” + Vừa vận động bài gì? (Giọt mưa và em bé) + Trong bài hát nói về điều gì?(giọt nước bé xíu) + Nước có ích cho chúng ta không con?(trẻ kể) - Cô cùng có một câu chuyện nói về nước, là câu chuyện “Giọt nước tí xíu”(Nguyễn linh) bây giờ cô sẽ kể cho lớp mình nghe nha. - Cô kể diễn cảm lần 1 + Cô vừa kể câu chuyện gì ? + Tác giả là ai? - Cô kể diễn cảm lần 2 kết hợp slide tranh minh họa. * Trích dẫn đàm thoại. - Trong câu chuyện nói về ai ? (giọt nước tí xíu) - Chúng ta làm gì để tiết kiệm nước ? - Vì sao lại gọi là giọt nước tí xíu ? - Trong câu chuyện giọt nước giúp gì cho ta ? - Vậy mưa có ích lợi gì? - Cần phải làm gì với nguồn nước mưa? - Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ. - GDCC về ích lợi của mưa với con người và cây cối, phải biết tiết kiệm nước,. * Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Xếp tranh theo nội dung câu chuyện” - Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi. + Cách chơi chia lớp thành hai nhóm có số lượng bằng nhau ngồi thành hình vòng tròn, cho trẻ thảo luận và xếp tranh theo thứ tự trên bảng của nhóm mình, sau mỗi bảng nhạc đội nào xếp xong trước và đúng nội dung sẽ chiến thắng. + Luật chơi: Khi nào có hiệu lệnh của cô thì mới được lên gắn tranh. - Một bạn trong nhóm đại diện kể nội dung truyện theo tranh. * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương. NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN II CHỦ ĐỀ: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao (Từ ngày 10/ 4/ 2023 đến ngày 14/ 4/ 2023) Lớp: 5-6 tuổi A4. GV: Vũ Thị Thanh Ly Nội dung Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Chơi, đón trẻ - Trò chuyện với trẻ về ngày nghĩ cuối tuần vừa qua. - Trò chuyện về hiện tượng thiên nhiên. - Xem tập truyện về chủ điểm hiện tượng thiên nhiên. - Trò chuyện về các nguồn nước sạch - Nhắc trẻ đăng ký góc chơi. Thể dục sáng * Khởi động: Đi xen kẻ giữa đi bình thường với đi bằng mũi chân, gót chân, cạnh ngoài bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh, * Trọng động : BTPTC. + ĐT Hô hấp: Thổi bóng. + ĐT Tay vai: Hai tay đưa ra trước, lên cao (2l x 8n). + ĐT Bụng lườn: Tay lên cao nghiêng người sang trái – phải(2l x 8n). + ĐT Chân: Bước một chân ra trước, khụy gối (2l x 8n). * Hồi tĩnh: Đi vung tay hít thở nhẹ nhàng. - Ngày thứ hai tập thể dục theo bài hát “Mưa rơi”. Học - Bậc tách, khép chân qua 7 ô Mặt trời, mặt trăng và các vì sao Đo dung tích một vật bằng các kết quả đo - Trò chơi chữ cái s,x - Thơ: Trăng sáng Chơi ngoài trời *QS Quan sát ông mặt trời * TCVĐ - Chơi: Bịt mắt đa đas đ đá bóng - Nu na nu nóng *Chơi tự do: * TCVĐ -Thuyền vào bến - Bỏ lá *Chơi tự do *QS - Cô và trẻ dạo chơi trên sân trường * TCVĐ: - Chồng nụ chồng hoa - Nhảy tiếp sức *Chơi tự do * TCVĐ Chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát - Đổi khăn *Chơi tự do *QS - Bé chăm sóc vườn hoa * TCVĐ Chơi: Đổ nước vào chai - Ném vòng cổ chai *Chơi tự do Chơi ở các góc 1. Góc phân vai: Chơi bán
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_tuan_i_den_iv_chu_de_nuoc_hien_tuong.doc