Giáo án mầm non lớp Lá - Tuần I: Mùa xuân

Cô ân cần, niềm nở đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh mọi vấn đề của trẻ ở trường

- Cô cho trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc

- Trẻ kể chuyện về những ngày nghỉ ở nhà

- Trò chuyện cùng trẻ về ngày nghỉ cuối tuần đi chơi ở đâu, đi bằng phương tiện gì?

- Trò chuyện về thời tiết mùa xuân, trang phục mùa xuân và các dấu hiệu báo mùa xuân đến

- Chơi theo ý thích

- Cho trẻ tập thể dục theo nhạc bài Nắng sớm

 

docx11 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Tuần I: Mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I: MÙA XUÂN
Thời gian thưc hiện: Từ ngày 01-05/02/2016
 Thứ
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô ân cần, niềm nở đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh mọi vấn đề của trẻ ở trường
- Cô cho trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc
- Trẻ kể chuyện về những ngày nghỉ ở nhà
- Trò chuyện cùng trẻ về ngày nghỉ cuối tuần đi chơi ở đâu, đi bằng phương tiện gì?
- Trò chuyện về thời tiết mùa xuân, trang phục mùa xuân và các dấu hiệu báo mùa xuân đến
- Chơi theo ý thích
- Cho trẻ tập thể dục theo nhạc bài Nắng sớm
Hoạt động học
Môi trường xung quanh:
Mùa xuân của bé
Thơ: 
Tết đang vào nhà (tiết 1)
Dạy hát:
Sắp đén tết rồi
LQVT:
Thể dục:
Đi chạy, bước qua chướng ngại vật
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết, trò chuyện về thời tiết m,ùa xuân
- Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
- Trò chuyện về trang phục phù hợp với mùa xuân
- Trò chơi: Vẽ hoa mai, hoa đào trên sân trường
- Tưới nước cho cây hoa đào, quan sát cây hoa đào
- Trò chơi: Mèo đuổi chuật
- Trò chuyện về các lễ hội trong mùa xuân
- Trò chơi: Thi ai nhanh hơn
- Quan sát bồn hoa trong sân trường
- Trò chơi:
Cá sấu lên bờ
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Người bán hoa- người mua hoa
- Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi cho bé	
- Góc nghệ thuật: Dán các loại hoa mùa xuân
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát chủ đề tết và mùa xuân
Hoạt động chiều
- Trò chuyện về trang phục mùa xuân
Ôn thơ: Tết đang vào nhà
Nghe một số bài hát trong chủ đề
Trò chuyện về các loại hoa nở vào mùa xuân
Biểu diễn văn nghệ. Phát phiếu bé ngoan
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 2 ngày 01 tháng 02 năm 2016
Tên bài: Mùa xuân của bé
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
I Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết được thời tiết của mùa xuân: bầu trời trong xanh, nắng ấm , gió nhẹ
- Trẻ biết được sự thay đổi diễn ra trong đời sống động thực vật trong mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc. Loài hoa đặc trưng của mùa xuân (Hoa đào, hoa mai). Chim chóc, ong bướm tìm mồi, hút mật.
- Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đi lễ hội, đi chúc Tết, đón tết, đi lễ chùa. 
- Biết được một số lễ hội có trong mùa xuân: Hội Lim ( Bắc Ninh), Khai ấn đền Trần, Lễ hội chùa Hương
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, nhận xét
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong quá trình đàm thoại
- Hình thành xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ có liên quan đến việc cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân.
- Hình thành ở trẻ hứng thú khám phá môi trường xung quanh, có mong muốn tham gia vào việc giữ gìn bảo vệ chúng
II Chuẩn bị
- Tranh các lễ hội mùa xuân
- video các loài hoa mùa xuân
III Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô trẻ nghe tiếng chim hót, tiếng con côn trùng kêu. Cho trẻ đoán xem nghe được những tiếng gì? hỏi trẻ vào mùa nào thấy nhiều loài chim và côn trùng?
- Mời trẻ về chỗ cùng trò chuyện về mùa xuân.
Hoạt động 2: Bé tìm hiểu mùa xuân 
- Ai biết một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Các con thử nghĩ xem bây giờ là mùa gì?
- Tại sao các con nghĩ bây giờ là mùa xuân? 
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy? Mùa xuân có gì đặc biệt? 
- Thời tiết mùa xuân như thế nào? Có gì khác so với thời tiết mùa đông?
(Bầu trời trong xanh, nắng ấm, gió nhẹ, thỉnh thoảng có gió nồm, mưa phùnùa xuân thời tiết ấm áp, mùa đông lạnh giá)
- Đố các con biết mưa phùn còn gọi là mưa gì? Vì sao gọi là mưa phùn? 
( mưa rất nhẹ, hơi có gió) 
- Thế mùa đông bầu trời như thế nào? Gió mùa đông như thế nào?
=> Cho trẻ xem đoạn băng hình về thời tiết mùa xuân: cảnh bầu trời mùa xuân, mây, gió, nắng xuân, mưa xuân (có lồng bài thơ nói về thời tiết mùa xuân để củng cố và chốt kiến thức)
- Cho trẻ xem tiếp đoạn băng: Cây cối đâm chồi, hoạt động của các con vật trong mùa xuân.
- Đoạn băng nói về điều gì?
+ Vào mùa xuân có những loài động vật nào? Tại sao chúng xuất hiện nhiều trong mùa xuân?
+ Khi mùa xuân đến chúng mình thấy cây cỏ, hoa lá có những thay đổi gì? 
Các con biết những loại hoa nào? Những loài hoa nào chỉ nở vào mùa xuân?
- Cho cả lớp vận động 1 bài hát về mùa xuân.
=>Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc muôn hoa đua nở, chim chóc hót ca. Mùa xuân về, tết đến là ngày tết Nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. 
- Mùa xuân đến mọi người thường làm gì?
(Gợi ý: Mùa xuân đến các con thích gì nhất? Bố mẹ các con thường làm gì? Đi những đâu? Các con muốn cùng bố mẹ làm những gì?)
- Cho trẻ xem băng hình cảnh: Ngày tết, các lễ hội xuân Hà Nội, hội Đền Hùng, hội Lim, tết trồng cây.
(Trong quá trình xem băng hình cô cùng trẻ thảo luận về các lễ hội, giới thiệu cho trẻ biết lễ hội:
 + Hội Lim ở Bắc Ninh.
+ Hội xuân tại Hà Nội
+Hội Đền Hùng ở Phú Thọ: Giỗ tổ Hùng Vương.
+ Tết trồng cây: 
 - Ai là người phát động tết trồng cây? 
- Vì sao tết trồng cây lại tổ chức vào mùa xuân? Cần làm gì để cây phát triển và xanh tươi?
(Mùa xuân thời tiết ấm áp, có mưa phùn làm cho cây cối dễ phát triển) 
- GD: Chăm sóc cây, không ngắt lá, bẻ cành. Trồng cây để làm đẹp và bảo vệ môi trường
+ Đố các con sau mùa xuân là mùa gì?
*Chốt kiến thức: Mùa xuân là mùa đầu tiên trong 4 mùa xuân - hạ - thu - đông, là mùa bắt đầu của một năm mới. Mùa xuân đến cây cối đâm chồi nảy lộc, mưa phùn, thời tiết đôi khi se lạnh.
+ Mùa xuân là mùa có những lễ hội đặc sắc mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Mùa xuân đến tết đến các con thêm 1 tuổi, lớn hơn nên cần cố gắng vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo trở thành bé ngoan.
Hoạt động 3:Trò chơi “Bé nào khéo nhất”
 -Cách chơi: Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm chơi. Mỗi nhóm có 1 tranh khổ rộng vẽ hình ảnh cây trụi lá (mùa đông) và một rổ có các lô tô nhỏ về các dấu hiệu của các mùa trong năm như: lá (xanh non, xanh đậm, vàng), chồi non, mây, mưa, gió, mặt trời, hoa, ong, bướm, chimhoạt động của con người. Trẻ ở các nhóm trang trí cho bức tranh mùa xuân.
 - Luật chơi: Thời gian chơi sau 1 bản nhạc về mùa xuân, nhóm trẻ thắng cuộc là nhóm gắn được gắn đúng và nhiều chi tiết 
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Mùa xuân
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ xem video
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ xem video
Bác Hồ
Mùa hè
- Trẻ chơi
Thứ 3 ngày 02 tháng 02 năm 2016
Tên bài: Bé học thơ Tết đang vào nhà (tiết 1)
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
I Mục đích - yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ
- Trẻ biết được các hoạt động thường làm vào dịp tết nguyên đán: trang trí nhà cửa, đi mua sắm tết, đi chúc tết mọi người
- Trẻ biết được tết là lúc các loài hoa đua nhau nở, đặc biệt là hoa đào và hoa mai
- Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày tết Nguyên đán: Là ngày đoàn viên của mọi gia đình, là ngày để con cháu tỏ lòng biết ơn đối với ông bà cha mẹ, là dịp để tất cả mọi người được nghỉ ngơi sau một năm làm viêc vất vả
- Rèn cho trẻ kĩ năng nghe hiểu
I Chuẩn bị
Tranh minh họa cho bài thơ
- Nhạc bài hát Ngày tét quê em
III Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Tết sắp đến rồi
- Đố các con biết mùa xuân có ngày gì đặc biệt?
- Ngày đó sắp đến chưa?
- Nào! Chúng ta hãy cùng đứng dậy nhún nhẩy theo bài hát ngày tết quê em để chào đón tết nào
Hoạt động 2: Bé học thơ Tết đang vào nhà
Ngày tết trong các gia đình thường có hoa gì nhỉ?
Có một bài thơ nói về việc chuẩn bị tết trong gia đình một bạn nhỏ. Để biết nội dung bài thơ các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ Tết đang vào nhà
+ Cô đọc bài thơ lần 1 kết hợp điệu bộ cử chỉ
Cô vừa đọc bài thơ gì? Tác giả
+ Cô đọc bài thơ lần 2 kết hợp tranh minh họa
* Đàm thoại
- Tết ở nhà bạn nhỏ có những hoa gì?
- Hoa đào và hoa mai có màu gì?
- Thời tiết mùa xuân thế nào?
- Bạn nhỏ đã giúp bố mẹ trang trí tết như thế nào?
- Khi tết đến chúng mình thêm mấy tuổi?
=>Tết là dịp để mọi người trong gia đình sum họp bên nhau, cùng nhau đón năm mới, cùng nhau ăn những bữa cơm gia đình ấm cúng. Đó cũng là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Vào những ngày tết thì mọi gia đình thường dọn dẹp nhà cửa, trang trí cho nhà cửa thật đẹp để đón năm mới mong năm mới được nhiều điều may mắn. Trong ngày tết thì người lớn thường hay lì xì cho trẻ con
- Các con có thích tết không?
Bé đọc thơ
-+Cô cho lớp đọc 4 lần
+ Nhóm đọc: 3 nhóm lần lượt đọc
+ Tổ đọc: 2 tổ lần lượt đọc
+ Cá nhân đọc: 4 cá nhân đọc
Hôm nay cô đã dạy các con bài thơ gì? Tác giả
Hoạt động 3:Trò chơi “Thử tài của bé”
 - Tạo các Slide trên máy có các hình ảnh có dấu hiệu của mùa xuân và 1 số mùa khác. 
 - Cách chơi: Trẻ nhấp chuột chọn hình ảnh có dấu hiệu mùa xuân. 
 - Luật chơi: Nếu trẻ chọn sai - có hiệu ứng báo sai yêu cầu chọn lại. Nếu trẻ chọn đúng - được khen. 
Ngyaf tết Nguyên đán
Rồi ạ
Trẻ đứng lên nhún nhẩy theo nhịp bài hát
Trẻ trả lời
Vâng ạ
Trẻ trả lời
Hoa mai và hoa đào
Hoa mai màu trắng, hoa đào màu hồng
Bạn dán tranh gà
Thêm 1 tuổi
Có ạ
Trẻ đọc thơ
Trẻ chơi trò chơi
Thứ 4 ngày 03 tháng 02 năm 2016
Tên bài: Bé học hát Sắp đến tết rồi
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
I Mục đích - yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả
- Trẻ thuộc bìa hát, hiểu nội dung bài hát
- Trẻ biết một số hoạt động thường làm vào ngày tết: gói bánh trưng, trang trí nhà cửa, đi chúc tết
- Trẻ hiểu được ý nghĩa ngày tết và hào hứng mong chờ đến tết
- Rèn cho trẻ kĩ năng hát tình cảm
II Chuẩn bị
Nhạc bài hát Sắp đến tết rồi, nhạc bài hát Ngày tết quê em
Video một số hoạt động ngày tết
III Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 Hoạt động 1: Gây hứng thú
Bây giờ là mùa gì vậy các con?
Mùa xuân có ngày gì đặc biệt?
Vào những ngày tết các con thường làm gì?
+ Cho trẻ xem video về hoạt động ngày tết
Hoạt động 2: Bé học hát Sắp đến tết rồi
Sắp đến tết rồi, đến trường rất vui. Sắp đến tết rồi về nhà rất vui. Đó chính là lời trong bài hát nói về niềm vui của một bạn nhỏ khi tết đang đến gần. Các con hãy cùng lắng nghe cô hát bài hát Sắp đén tết rồi
+ Cô hát lần 1 
Cô vừa hát bài hát gì? Tác giả?
 + Cô hát bài hát lần 2
Bài hát nói về điều gì?
Các con có thích tết không? Vì sao?
Những ngày tết nhà các con sắm gì để đón năm mới? 
Đố các con biết ngày tết các bạn nhỏ thường được nhận gì?
Các con sẽ sử dụng số tiền lì xì để làm gì?
Ngày tết Nguyên đán là ngày tết truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây chính là dịp để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau chào đón năm mới. Vào những ngày này mọi người thường đi chúc tuổi nhau, làm những mâm cơm mời những người thân thiết đến để cùng ăn, cùng chung vui. Người lớn thì thường lì xì cho trẻ con
+ Cô cho cả lớp hát 1 lần
+ Cô cho nhóm hát: 4 nhóm lần lượt hát
+ Cho tổ hát: 2 tổ
+ Cá nhân: 4 trẻ hát
Hôm nay cô đã dạy các con bài hát gì? Tác giả
Về nhà các con nhớ hát cho mọi người trong nhà các con nhé!
Hoạt động 3: Trò chơi Giải đố cùng ếch
- Tạo các Slide có 4 hình màu sắc khác nhau để trẻ nhấp chuột chọn câu đố. Có 4 bức tranh làm đáp án cho trẻ lựa chọn là dấu hiệu của 4 mùa Xuân - hạ - thu - đông.
- Cách chơi: Trẻ nhấp chột chọn hình màu để nghe câu đố về mùa. nhấp chuột vào các hình ảnh phía dưới để lựa chọn đáp án. Sau khi trẻ giải hết 4 câu đố trẻ sẽ được xem đoạn phim về 4 mùa.
- Luật chơi: nếu trẻ chọn đúng đáp án sẽ hiện ra bằng 1 đoạn băng về mùa.
Mùa xuân
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ xem video
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ hát
Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Thứ 5 ngày 04 tháng 02 năm 2016
Tên bài: Dạy trẻ đếm đến 3
Lĩnh vực: Phát thể chất
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm trên các đối tượng đến 3.
- Trẻ biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
2. Kỹ năng:
- Trẻ đếm không bỏ xót, đếm không lặp lại các đối tượng.
- Rèn kỹ năng đếm cho trẻ trong phạm vi 3.
- Trẻ chơi các trò chơi: Ai đoán giỏi, tìm về đúng nhà.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Bài giảng điện tử.
- Siêu thị có bán một số hàng có số lượng là 1, 2.
- 3 ngôi nhà có gắn thẻ chấm tròn.
- Nhạc bài: Mùa hè đến, cho tôi đi làm mưa với, trời nắng trời mưa, tia nắng hạt mưa.
- Que chỉ.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng: 3 bạn gái, 3 cái mũ.
3. Địa điểm:
- Trong lớp, trẻ ngồi thành 3 hàng ngang.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, giới thiệu bài:
- Giới thiệu đại biểu.
- Hôm nay cô cháu mình cùng đi siêu thị chơi các con có thích không?
Trên đường đi cô cháu mình cùng hát bài hát: “Mùa hè đến” nhé.
2. Nội dung chính:
* Phần 1: Ôn trong phạm vi số lượng 1 và 2:
- Các con ơi, đã đến siêu thị rồi đấy, các con thấy trong siêu thị có bán những gì đấy?
+ Các con thấy trong quầy hàng có mấy cái váy? (2 – 3 trẻ) 
Con mua váy để vào làn cho cô nào. (Kiểm tra đếm – cả lớp cùng đếm)
+ Trong quầy hàng có mấy cái áo? (2 – 3 trẻ)
Con mua váy để vào làn cho cô nào. (Kiểm tra đếm – cả lớp cùng đếm)
+ Còn mũ có mấy cái? (2 – 3 trẻ)
Cô sẽ mua mũ để vào làn. (Kiểm tra đếm – cả lớp cùng đếm).
 - Các con ạ, vào những ngày hè các bạn gái rất thích đội những chiếc mũ xinh xắn đấy, cô cháu mình cùng giúp các bạn nào.
- Các con lấy một rổ đồ dùng về chỗ ngồi nào.
* Phần 2: Dạy trẻ đếm đến 3 trên các đối tượng:
- Để giúp được các bạn các con cùng chú ý lên cô làm trước nhé.
(Cô thực hiện trên màn hình cho trẻ quan sát)
Cô đã giúp được các bạn gái rồi đấy, các con cùng nhìn cô đếm.
+ Cô đếm lần 1: 1, 2, 3, tất cả có 3 bạn gái.
+ Cô phân tích cách đếm: 
Cô chỉ vào bạn gái thứ nhất cô đọc là 1
Cô chỉ vào bạn gái thứ hai cô đọc là 2
Cô chỉ vào bạn gái thứ ba cô đọc là 3
Sau đó cô khoanh tròn và nói tất cả có 3 bạn gái.
Mỗi 1 bạn gái cô đọc 1 số, các con cùng nhìn cô đếm lại: 1, 2, 3, tất cả có 3 bạn gái.
- Các con lấy đồ dùng trong rổ của mình.
- Các con cùng xếp các bạn gái thành 1 hàng ngang.
- Các con cùng đếm số bạn gái của các con nhé. Khi đếm các con dùng ngón trỏ của tay phải để chỉ và khi đếm các con đếm từ trái sang phải. Các con cùng đếm 1, 2, 3, tất cả có 3 bạn gái.
- Tất cả các con cùng đếm số bạn gái nào. (cho trẻ đếm 2 – 3 lần).
- Cô mời 1 tổ đếm.
- Cả lớp đếm lại 1 lần.
- Vậy tất cả các con có bao nhiêu bạn gái?
- Các con ơi, trời nắng thì các phải đội gì cho các bạn nhỉ?
- Các con cùng xếp số mũ ra giống cô nào.
+ Có mấy cái mũ?
- Các con chú ý xem cô đếm nhé. Cô đếm 1 lần: 1, 2, 3, tất cả có 3 cái mũ.
- Các con cùng đếm số mũ nào. Khi đếm các con đếm từ trái sang phải, các con cùng đếm nào: 1, 2, 3, tất cả có 3 cái mũ.
+ Cô mời 2 tổ đếm – nhóm bạn trai đếm – nhóm bạn gái đếm – cá nhân đếm.
- Vậy các con có mấy cái mũ? 
- Các con cùng cất hết số mũ vào rổ vừa cất các con vừa đếm.
- Các con cất hết các bạn gái vào rổ vừa cất cá con vừa đếm nào.
3. Ôn luyện, củng cố:
- Cô Hà: Các con ơi, các bạn gái nhờ cô Hà cảm ơn các con đã giúp các bạn đội những chiếc mũ thật xinh xắn đấy. Cô Hà và các con cùng chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa” nhé.
* Trò chơi 1: Ai đoán giỏi.
- Cô Xuyến: Cô Xuyến khen tất cả các con, cô thấy các con chơi rất là giỏi cô sẽ thưởng cho các con chơi 1 trò chơi nữa, các con có thích không? Trò chơi có tên là: Ai đoán giỏi.
- Cách chơi như sau: Trên màn hình của cô xuất hiện rất nhiều nhóm đồ vật có số lượng là 1, 2, 3. Nhiệm vụ của các con là phải tìm và nói nhanh đồ vật có số lượng là 3.
- Cho trẻ chơi 3 lần.
* Trò chơi 2: Tìm về đúng nhà.
- Xung quanh lớp cô có rất nhiều ngôi nhà, các con nhìn xem các ngôi nhà có gì đặc biệt?
- Đếm số chấm tròn trên các ngôi nhà.
- Cho trẻ đi lấy thẻ chấm tròn.
- Cách chơi: Các con vừa đi vừa hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”, khi có hiệu lệnh “Tìm nhà, tìm nhà” bạn nào có thẻ 2 chấm tròn về nhà có 2 chấm tròn, bạn nào có thẻ 3 chấm tròn thì về nhà có 3 chấm tròn.
- Cô hỏi trẻ thẻ của con có mấy chấm tròn? Con về nhà có mấy chấm tròn?
- Cô cho trẻ chơi 2 lần.
4. Kết thúc:
- Cô nhận xét, động viên cả lớp.
- Có ạ.
- Trẻ vừa đi vừa hát.
- Có váy, có mũ, có áo ạ.
- Trẻ tìm và đếm số váy.
- Trẻ tìm và đếm số áo.
- Trẻ tìm và đếm số mũ.
- Trẻ đi lấy rổ đồ dùng về chỗ.
- Trẻ xếp bạn gái.
- Trẻ đếm.
- Trẻ đếm.
- Trẻ đếm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xếp mũ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đếm.
- Trẻ đếm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ cất và đếm số mũ.
- Trẻ cất và đếm bạn gái.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ tìm và đếm đối tượng có số lượng là 3.
- Trẻ đếm số chấm tròn trên các ngôi nhà.
- Trẻ đi lấy thẻ.
- Trẻ tìm đúng theo yêu cầu của cô.
- Trẻ cất dọn cùng cô.
Thứ 6 ngày 05 tháng 02 năm 2016
Tên bài: Đi chạy, bước qua chướng ngại vật
Lĩnh vực: Phát thể chất
I Mục đích- yêu cầu :
- Dạy trẻ khi đi chạy biết phối hợp tay, chân. Khi chạy tay chống hông, nâng cao đùi, đầu không cúi, không va cham vào chướng ngại vật
- Phát triển cơ chân, cơ đùi và khả năng định hướng trong không gian
- Rèn luyện các tố chất thể lực nhanh nhẹn, khéo léo
- Giáo dục trẻ tự tin mạnh dạn trên giờ học.
II.   Chuẩn bị: 
Băng nhạc, trống, lắc
5 hộp nhỏ dày 5 cm, đặt cách nhau 40cm
Phòng tập sạch sẽ, thoáng mát
III Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
A.Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi kiễng chân -> đi thường -> đi gót chân -> đi thường -> đi khom lưng -> đi dậm chân -> chạy chậm -> chạy nhanh -> nhanh hơn -> về đội hình hàng dọc -> hàng ngang tập BTPTC
B. Trọng động
1. Bài tập phát triển chung 
* Tay 1: Hai tay đưa ra trước lên cao
- TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi đầu không cúi 
- N1: Bước chân trái sang ngang một bước đồng thời đưa hai tay ra trước lòng bàn tay sấp 
- N2: Đưa hai tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau 
- N3: như N1
- N4: Về TTCB
 Sau đó đổi chân bước chân phải sang một bước thực hiện như trên 
 Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n
* Chân 1: Ngồi xổm đứng lên ngồi xuống liên tục 
- TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi đầu không cúi 
- N1: kiễng gót chân tay đưa cao lòng bàn tay hướng vào nhau
- N2: ngồi xổm tay thả xuôi
- N3: như N1
- N4: về TTCB
 Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n 
* Bụng 1: đứng quay thân sang 900
- TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi
- N1: bước chân trái sang ngang một bước, tay chống hông
- N2: quay người sang trái 900 tay chống hông
- N3: như N1
- N4: về TTCB
 Sau đổi quay người sang phải
 Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n 
* Bật 3: bật tách khép chân 
- TTCB:đứng khép chân, tay thả xuôi
- N1: bật tách hai chân sang hai bên 
- N2: bật khép chân về TTCB
- N3 : như N1
- N4: về TTCB
Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n 
2. Vận động cơ bản
- Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động "Đi chạy, bước qua chướng ngại vật".
 - Sắp đến tết rồi, nhà bạn búp bê đang bận bịu chuẩn bị đón tết. Có nhiều việc bạn giúp búp bê phải làm. Sáng nay bạn giúp búp bê gọi điện thoại cho cô muốn nhờ lớp mình trang trí mâm quả ngày tết giúp bạn. Bây giờ cô sẽ dẫn lớp mình đến nhà bạn. Trước khi đi các con nghe cô dặn: Đường đi đến nhà búp bê rất khó, có nhiều chướng ngại vật chắn đường đòi hỏi các con phải đi thật khéo và cẩn thận mới đến được nhà búp bê.
-  Bây giờ cô sẽ dẫn các con đi "Đi chạy qua chướng ngại vật" (cho trẻ nhắc lại).
- Các con xem cô đi trước nha.
    +Làm mẫu lần 1 không giải thích.
    +Làm mẫu lần 2 + giải thích.
TTCB: Cô đứng tự nhiên ngay trước vạch mức, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi. Khi có hiệu lệnh cô bước đi bình thường đến chướng ngại vật tay cô chống hông và chạy nâng cao đùi để bước qua chúng không chạm vào chúng.
- Hỏi- Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem (Gọi 2 trẻ).
- Cho cả lớp thực hiện: Lần lượt mỗi lần 2 trẻ tiếp tục cho đến hết lớp. Cô quan sát sửa sai cho trẻ. Cho trẻ thực hiện 2 lần.
- Lần 1: Các con ơi! Hồi nãy cô đi trước cô thấy vườn hoa  nhà bạn búp bê cằn quá chẳng có hoa gì cả nên cô đã nhặt những bông hoa và cắm vào vườn hoa cho thêm đẹp rồi. Lần này đường đi có rất nhiều tảng đá to chắn đường các con. Khi đến các con nhớ phải chạy nâng cao đùi lên nhé nếu vấp vào chúng mình sẽ bị ngã đấy.
- Lần 2: Lần này mình phải trang trí mâm quả giúp bạn búp bê nha. Mình đã vượt qua được những tảng đá to rồi, bây giờ lại là những con suối các con phải nâng cao chân hơn nữa để không bị đạp vào nước bắn lên quần áo ướt quần áo, không đến dự tiệc được đâu. trẻ: Cô vừa thực hiện xong vận động gì vậy

File đính kèm:

  • docxchu_de_mua_xuan.docx