Giáo án mầm non lớp lá - Tuần I: Phương tiện giao thông đường bộ
Cô ân cần, niềm nở đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh mọi vấn đề của trẻ ở trường
- Cô cho trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc
- Trẻ kể chuyện về những ngày nghỉ ở nhà
- Trò chuyện cùng trẻ về ngày nghỉ cuối tuần đi chơi ở đâu, đi bằng phương tiện gì?
- Trò chuyện về xe đạp , xe máy , ô tô, tàu hỏa
- Chơi theo ý thích
- Cho trẻ tập thể dục theo nhạc của trường
TUẦN I: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Thời gian thưc hiện: Từ ngày 04/01-08/01/2016 Thứ Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Thể dục sáng - Cô ân cần, niềm nở đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh mọi vấn đề của trẻ ở trường - Cô cho trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc - Trẻ kể chuyện về những ngày nghỉ ở nhà - Trò chuyện cùng trẻ về ngày nghỉ cuối tuần đi chơi ở đâu, đi bằng phương tiện gì? - Trò chuyện về xe đạp , xe máy , ô tô, tàu hỏa - Chơi theo ý thích - Cho trẻ tập thể dục theo nhạc của trường Hoạt động học Môi trường xung quanh: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường bộ Truyện: Xe lu và xe ca (tiết 1) Dạy vận động theo nhạc: Đoàn tàu nhỏ xíu LQVT: Nhận biết nhóm có số lượng 1-2 Thể dục: Bật chụm tách chân qua vòng Hoạt động ngoài trời - Quan sát các loại xe trong lán để xe của trường - Trò chơi: Đèn tín hiệu giao thông - Hát các bài hát trong chủ đề - Trò chơi: Vẽ ô tô trên sân trường - Trò chuyện về các loại phương tiện giao thông đường bộ - Trò chơi: Tạo dáng - Nhặt rác trên sân trường - Trò chơi: Rồng rắn lên mây - Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ nhà bé có - Trò chơi: Đóng băng Hoạt động góc - Góc phân vai: Bác lái xe - Góc xây dựng: Xây đường đi, ô tô, tàu hỏa - Góc nghệ thuật: Dán bánh xe , đèn cho xe máy, xích lô, Ôtô, tô màu ô tô, tàu hỏa, xe máy, xích lô - Góc âm nhạc: Hát các bài hát chủ đề giao thông Hoạt động chiều - Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ mà bé đã được đi Ôn truyện: Xe lu và xe ca Nghe một số bài hát trong chủ đề Quan sát tranh về các phương tiện giao thông đường bộ Biểu diễn văn nghệ. Phát phiếu bé ngoan HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai ngày 04 tháng 01 năm 2016 Tên bài: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường bộ Lĩnh vực: Phát triển nhận thức I Mục đích - yêu cầu - Trẻ biết một số phương tiện giao thông đường bộ quen thộc: ô tô, xe máy, xe đạp, ... - Trẻ nhận biết phân biệt được sự giống nhau và khác nhau của xe máy và xe đạp - Biết được đặc điểm của phương tiện giao thông đường bộ: Ôtô, xe máy, xe đạp... - Kể tên được những phương tiện giao thông đường bộ khác - Biết được một số quy định giao thông đường bộ: Người đi bộ phải đi trên vỉa hè và đi bên phải, khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, người ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi xe ô tô phải thắt dây an toàn... II. Chuẩn bị. - Hình ảnh một số phương tiện giao thông: Xe máy, xích lô, ô tô, xe đạp...... -Nhạc bài: Ngã tư đường phố III. Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé nào thông minh - Cô đọc câu đố: Xe gì hai bánh Đạp chạy bon bon Chuông kêu kính coong Đứng yên thì đổ. - Đố là xe gì? - Vậy xe đạp là phương tiện giao thông đường gì? - Ngoài xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ ra con còn biết những loại phương tiện giao thông nào? - Đúng rồi đó các con, ngoài xe đạp ra còn rất nhiều các loại phương tiện giao thông để giúp chúng ta đi lại dễ ràng từ nơi này tới nơi khác đấy và hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu kĩ hơn về hai loại phương tiện giao thông đường bộ chúng mình cùng hướng lên màn hình xem đó là phương tiện nào nhé. Hoạt động 2: Bé tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường bộ * Xe máy - Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì nào? - Chỉ cho cô những bộ phận của xe máy mà các con biết? - Vậy theo các con xe máy dùng để làm gì? - Xe máy trở được mấy người? - Vậy xe máy chạy được là nhờ vào cái gì? - Khi ngồi trên xe máy mọi người phải thực hiện những quy định gì? - Tiếng còi của xe máy kêu như thế nào nhỉ? - Các con cùng làm tiếng còi xe máy cô xem nào? * Xe máy là phương tiện giao thông đường bộ, xe được chạy bằng xăng, xe được dùng để trở đồ đạc và đưa chúng mình di chuyển thật nhanh từ nơi này sang nơi khác đấy. * Xe đạp - Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì tiếp theo nào? - Xe đạp gồm những bộ phận nào? - Xe đạp dùng để làm gì? - Vậy xe đạp chạy nhanh hay chạy chậm? - Vậy theo các con vì sao xe đạp lại chạy chậm? - Vậy làm sao xe đạp lại chạy được? - Xe xích lô là phương tiện giao thông đường gì? * Vậy bây giờ các con cho cô biết điểm giống nhau và khác nhau của xe máy và xe đạp nào? + Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường bộ, có 2 bánh và đều dùng để chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. + Khác nhau: - Xe máy: Chạy bằng xăng, chạy nhanh, xe máy phải đội mũ bảo hiểm. - Xe xích lô: chạy chậm vì phải đạp bằng chân. - Hôm nay như vậy chúng mình đã cùng tìm hiểu về hai phương tiện giao thông nào? - Vậy ngoài hai phương tiện giao thông này các con kể cho cô phương tiện giao thông đường bộ gồm những phương tiện giao thông nào nữa? - Cho trẻ kể sau đó cho xem thêm các hình ảnh khác như ô tô,xe xích lô, xe ba gác... - Ngoài những phương tiện giao thông chúng mình kể thì “xe lửa” cũng là một loại phương tiện giao thông đường bộ nữa đấy nhưng đặc biệt là xe lửa chạy trên đường ray làm bằng sắt đấy. - Vậy khi đi trên các phương tiện giao thông này đến ngã tư đường phố gặp tín hiệu đèn giao thông các con phải làm sao? - Vậy đi bộ thì chúng mình sẽ đi ở đâu? - Khi muốn qua ngã tư đường chúng mình phải làm gì? *Các con ạ có rất nhiều các phương tiện giao thông giúp chúng ta di chuyển từ nơi này tới nơi khác, tuy nhiên khi tham gia giao thông chúng mình nhớ phải thực hiện đúng quy định nếu không sẽ rất dễ gây tai nạn giao thông đấy. Đối với các bạn đi xe ô tô thì phải thắt dây an toàn và không được thò đầu qua cửa kính, con đối với xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm, còn khi đi bộ các con nhớ phải đi trên vỉa hè và đi theo phía tay phải nhé, khi gặp đèn đỏ thì dừng lại, đèn vàng đi chậm và đèn xanh được phép đi chúng mình nhớ nhé. Hoạt động 3: Trò chơi " Đèn tín hiệu" - Hôm nay các con học rất ngoan và giỏi. vì vậy cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi. Đó là trò chơi Đèn tín hiệu + Cách chơi: Các con sẽ đóng làm những người tham gia giao thông trên đường. Khi cô giơ đèn đỏ thì các con phải dừng lại; đèn vàng chuẩn bị đi, đèn xanh mới được đi + Luật chơi: Bạn nào thực hiện không đúng hiệu lệnh của cô sẽ phải nhảy lò cò 2 vòng - Cô cho trẻ chơi 4 lần - Xe đạp - Đường bộ - Trẻ trả lời - Vâng ạ - Xe máy - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Đội mũ bảo hiểm - Bíp bíp - Xe đạp - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Chạy chậm - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Ở vỉa hè - Phải đi vạch đường giành cho người đi bộ qua đường - Trẻ chơi Thứ 3 ngày 05 tháng 01 năm 2016 Tên bài: Truyện Xe lu và xe ca (tiết 1) Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ I Mục đích - yêu cầu - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện - Trẻ biết tác dụng của xe lu và xe ca - Qua truyện trẻ biết học tập bạn xe lu, luôn khiêm tốn và biết giúp đõ người khác - Rèn cho trẻ kĩ năng nghe hiểu - Trẻ hứng thú với giờ học, tích cực phát biểu ý kiến II Chuẩn bị - Tranh minh họa cho truyện - Tranh các phương tiện giao thông đường bộ III Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé xem tranh các phương tiện giao thông đường bộ - Hôm nay cô mang đến cho lớp mình các bức tranh rất đẹp, các con hãy quan sát xem trong tranh vẽ gì nhé - Trong tranh vẽ gì đây? - Xe máy có mấy bánh? - Đây là xe gì? - Xe đạp có mấy bánh? - Đây là xe gì? - Xe lu có mấy bánh - Đây là xe gì? - Xe ca có mấy bánh? - Xe đạp, xe máy, xe lu, xe ca đều là những phương tiện giao thông đường gì? Hoạt động 2: Bé nghe kể chuyện Xe lu và xe ca - Có một câu chuyện nói về hai bạn xe lu và xe ca cùng đi trên một con đường. Không biết xe nào chạy hanh hơn nhỉ? - Để biết câu trả lời các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện Xe lu và xe ca + Cô kể lần 1 kết hợp động tác cử chỉ - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh họa - Trong truyện có những nhân vật nào? - Vì sao xe ca lại cười nhạo xe lu? - Vì sao xe ca đang chạy trước bỗng dừng lại không đi được? - Sau đó nhờ đâu mà xe ca mới đi tiếp được? - Con yêu quý bạn nào trong truyện? Vì sao? * Các con ạ bạn xe ca tuy chạy nhanh hơn bạn xe lu nhưng lại không biết khiêm tốn, huynh hoang ra vẻ ta là người tài giỏi, không coi ai ra gì. Còn bạn xe lu chạy chậm, bị bạn chế nhạo nhưng vẫn sẵn sàng giúp đỡ bạn xe lu khi bạn gặp khó khăn. Và đặc biệt bạn xe lu luôn khiêm tốn thật thà. Đó là đức tính tốt. chúng ta cần học tập bạn xe lu nhé! Hoạt động 3: Trò chơi " Xe về bến" -Hôm nay các con đã học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi. Đó là trò chơi Xe về đúng bến + Cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗi bạn một tấm vé trong đó có hình xe lu hoặc xe ca. Khi cô ra hiệu lệnh " xe về bến" thì bạn cầm vé xe lu phải chạy ngay về bến xe có biển số 1, bạn cầm vé xe ca phải chạy ngay về bến xe có biển số 2. + Luật chơi: Bạn nào về sai bến xe thì bạn đó phải hát tặng cả lớp một bài - Xe máy - 2bánh - Xe đạp - 2 bánh - Xe lu - 3 bánh - Xe ca - 4 bánh - Trẻ trả lời - Xe lu và xe ca - Xe lu và xe ca - Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Vâng ạ - Trẻ chơi Thứ 4 ngày 06 tháng 01 năm 2016 Tên bài: Dạy hát Em đi qua ngã tư đường phố Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ I Mục đích - yêu cầu - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả - Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát - Trẻ biết được khi tham gia giao thông phải chấp hành luật lệ: đi bên phải, gặp đèn đỏ phải dừng lại, đèn vàng chẩn bị đi, đèn xanh mới được đi tiếp - Trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông - Rèn cho trẻ kĩ năng hát đúng nhạc, hát truyền cảm II Chuẩn bị - Nhạc bài hát Em đi qua ngã tư đường phố, Đường em đi - Tranh một số phương tiện giao thông, đèn tín hiệu giao thông III Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé kể tên các phương tiện giao thông đường bộ - Con nào giỏi có thể kể tên các phương tiện giao thông đường bộ cho cô và các bạn cùng nghe? - Cô có bức tranh về các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ các con cùng quan sát - Trong tranh có những phương tiện nào đang tham gia giao thông? - Vì sao các phương các xe đang đi mà lại dừng lại? - Đây là gì đây các con? - Các con ạ! Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ chúng mình nhớ dừng lại, đèn xanh chúng mình mới được đi Hoạt động 2: Bé học hát Em đi qua ngã tư đường phố - Có một bài hát cũng nhắc nhở điều đó. Đó là bài hát Em đi qua ngã tư đường phố. Các con hãy lắng nghe cô hát bài hát đó nhé + Cô hát bài hát 2 lần kết hợp biểu diễn - Cô vừa hát bài hát gì? Tác giả bài hát? + Cô hát bài hát 2 lần tiếp - Qua bài hát nhắc nhở chúng ta điều gì? - Gặp đèn đỏ thì phải làm gì? - Gặp đèn vàng phải làm gì? - Gặp đèn xanh thì phải làm gì? - Các con ạ! Để đảm bảo an toàn thì khi đi trên đường chúng ta phải tuân thủ luật lệ giao thông. Phải đi bên phải. Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, đèn vàng chuẩn bị đi, đèn xanh mới được đi. Nếu bạn nào gặp đèn đỏ vẫn cố tình đi thì sẽ bị các chú công an tuýt còi, bị phạt tiền, nặng hơn có thể bị giữ xe - Cô cho cả lớp hát 4 lần - Cho tổ hát ( 3 tổ) - Nhóm hát ( 4 Nhóm) - Cá nhân hát ( 4 bạn) Hoạt động 3 : Nghe hát Đường em đi - Có một bài hát nhắc nhở chúng ta phải đi đúng làn đường, đó là bài hát Đường em đi. Các bạn cùng lắng nghe cô hát bài hát + Cô hát bài hát 2 lần - Cô vừa hát bài hát gì? + Cô hát bài bài hát 2 lần nữa - Khi đi trên đường phải đi về phía tay nào? - Có được đi về phía tay trái không? + Các con ạ! Khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người thì chúng ta phải chấp hành luật lệ giao thông. Nếu chúng ta vi phạm có thể sẽ gây tai nạn cho mình và người khác. An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc " Nghe nhạc đoán tên bài hát " - Cô có mang đến cho lớp mình một chiếc đĩa nhạc có các bài hát rất hay và quen thuộc với lớp chúng mình. Chúng mình cùng chơi trò nghe nhạc đoán tên bài hát nhé! + Cách chơi: Khi cô mở nhạc nên tất cả các con cùng lắng nghe và đoán xem đó là bài hát gì rồi nhanh tay xung phong phát biểu + Luật chơi: Bạn nào giơ tay trước được quyền trả lời. Nếu bạn đó trả lời đúng sẽ nhận được một bức tranh về phương tiện giao thông đường bộ - Cô cho trẻ chơi 4 lần - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Vì có đèn đỏ - Đèn tín hiệu giao thông - Vâng ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Dừng lại - Chuẩn bị đi - Đi tiếp - Lớp hát - Tổ hát - Nhóm hát - Cá nhân hát - Trẻ lắng nghe - Đường em đi - Tay phải - Không ạ - Vâng ạ - Trẻ chơi Thứ 5 ngày 07 tháng 01 năm 2016 Tên bài: Nhận biết nhóm có số lượng 1-2 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức I Mục đích- yêu cầu - Trẻ biết được tên các loại xe đồ chơi mà cô mang đến, tác dụng của xe - Trẻ biết đếm từ 1 đến 2 - Trẻ nhận biết, so sánh số lượng 1- 2 - Trẻ chú ý học. - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát II Chuẩn bị - Đồ dùng học toán của trẻ có số lượng 2: 2 áo, 2 quần, thẻ số 1-2, bảng con. - Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng kích thước hợp lí. - Đồ dùng, đồ chơi để xung quanh lớp có số lượng 2. III Tiến hành hoạt động Hoạt động của trẻ Hoạt động của cô Hoạt động 1: Bé hát bài Em đi qua ngã tư đường phố - Cô cho xuất hiện con gấu, hỏi trẻ : Ai đến thăm lớp mình. - Bạn gấu hôm nay đến thăm lớp mình và xem chúng mình học như thế nào.Để chào đón bạn gấu đến với lớp mình và để trước khi vào học được sôi nổi hơn bây giờ chúng mình hát tặng bạn gấu 1 bài hát nhé. - Cho trẻ hát bài : “ Em đi qua ngã tư đường phố - Cô trò chuyện về chủ đề. - Cô giới thiệu bài học Hoạt động2: Đếm số lượng 1- 2: - Bạn gấu đến chơi với lớp mình còn mang theo một số đồ dùng học tập tặng cho lớp mình. Chúng mình xem là những đồ dùng gì. Cho trẻ nói tên đồ dùng và nói số lượng : 1 bút màu, 1 hộp đất nặn, 1 cái bảng, 1 bông hoa. Hoạt động 3:Dạy trẻ tạo nhóm có số lượng 1-2. so sánh số lượng 1- 2: - Bạn gấu còn tặng mỗi bạn 1 rổ đồ chơi để cho chúng mình học đấy. chúng mình nhìn xem trong rổ có gì? - Bạn gấu cũng đi học mẫu giáo như chúng mình, bây giờ thời tiết mùa thu rồi vì vậy đi học bạn ấy mang theo quần áo để thay - Cháu hãy xếp hết áo ở trong rổ ra thành 1 hàng ngang. - Bạn thỏ đi học có 1 bộ quần áo. Cháu hãy xếp 1 cái quần dưới 1 cái áo để có 1 bộ quần áo + Cháu nhìn xem số áo và số quần số nào nhiều hơn. + Có mấy áo – cùng đếm số áo + Có mấy quần – cùng đếm + Để cho đủ bộ ta làm thế nào. - Cho trẻ thêm vào 1 cái quần nữa dưới 1 cái áo. - Cùng đếm xem có mấy ao, mấy quần - Số áo và số quần bây giờ như thé nào. - Để biểu thị nhóm có 2 đối tượng người ta dùng thẻ số 2. - Cô đọc số 2, cho cả lớp đọc, tổ, cá nhân. - Cho trẻ lấy thể số 2 dặt vào nhóm áo - Bây giờ bạn thỏ cất đi 1 quần – cho trẻ cất đi. - Còn lại mấy quần – đặt thẻ số mấy - Bạn thỏ cất nốt 1 quần đi – có còn cái quần nào - Có đặt thẻ số 1 không? Cất nốt thẻ số 1 đi - Bạn thỏ lại cất nốt 2 cái áo đi – cho trẻ cất đi - Có còn áo nào k? Còn lại gì đây? - Cho trẻ cầm thẻ số 2 giơ lên và đọc lại lần nữa. - Cho trẻ cất nốt thẻ số 2 vào rổ. Hoạt động 3:Luyện tập cá nhân: - Yêu cầu trẻ đi tìm nhóm đồ vật có 2 đối tượng và cả lớp kiểm tra lại Hoạt động 4: Trò chơi củng cố: - Chia trẻ làm 2 nhóm.mỗi nhóm tìm 1 thẻ số - Cho trẻ lên tìm thẻ số theo số của tổ - cho trẻ chơi trong thời gian nhất định rồi cho dừng và cùng kiểm tra kết quả. - Cô hỏi lại tên trò chơi. - Cô hỏi lại trẻ tên bài học. - Bạn gấu thấy lớp mình có bạn Tuấn, Trang học rất tốt. Đến giờ bạn thỏ phải về rồi bạn thỏ chào lớp mình. * Kết thúc : Cho trẻ cất đồ dùng. - Trẻ trả lời. -Trẻ nói. - Trẻ trả lời Trẻ xếp Trẻ xếp 1 quần dưới 1 áo Số áo 1,2. Có 2 áo - Thêm 1 quần vào Trẻ thêm Trẻ đếm Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe. Trẻ lấy số 2 đặt vào Cất đi 1 quần Còn lại 1.Thẻ số 1 Trẻ cất - Không, Cất nốt thẻ số 1 - Cất 2 áo - Không còn áo, thẻ số 2 - Trẻ đọc Trẻ cất Trẻ tìm -Trẻ thực hiện. Thứ 6 ngày 08 tháng 01 năm 2016 Tên bài: Bật chụm tách chân qua vòng Lĩnh vực: Phát triển thể chất I. Mục đích - yêu cầu - Dạy trẻ kỹ năng bật chụm chân liên tục vào 5 ô. Khi bật trẻ biết đứng chụm chân, 2 tay chống hông bật liên tục vào 5 ô - Phát triển cơ chân, khả năng định hướng Rèn luyện sức bền, sự nhanh nhẹn cho trẻ - Giáo dục trẻ biết nghe hiệu lệnh của cô, giữ trật tự trong giờ học II. Chuẩn bị - Khu rừng có nầm, quả, hoa... - 10 ô vuông để trẻ bật - Trống lắc, băng, máy casset III. Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ A.Khởi động - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi kiễng chân -> đi thường -> đi gót chân -> đi thường -> đi khom lưng -> đi dậm chân -> chạy chậm -> chạy nhanh -> nhanh hơn -> về đội hình hàng dọc -> hàng ngang tập BTPTC B. Trọng động 1. Bài tập phát triển chung * Tay 1: Hai tay đưa ra trước lên cao - TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi đầu không cúi - N1: Bước chân trái sang ngang một bước đồng thời đưa hai tay ra trước lòng bàn tay sấp - N2: Đưa hai tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau - N3: như N1 - N4: Về TTCB Sau đó đổi chân bước chân phải sang một bước thực hiện như trên Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n * Chân 1: Ngồi xổm đứng lên ngồi xuống liên tục - TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi đầu không cúi - N1: kiễng gót chân tay đưa cao lòng bàn tay hướng vào nhau - N2: ngồi xổm tay thả xuôi - N3: như N1 - N4: về TTCB Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n * Bụng 1: đứng quay thân sang 900 - TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi - N1: bước chân trái sang ngang một bước, tay chống hông - N2: quay người sang trái 900 tay chống hông - N3: như N1 - N4: về TTCB Sau đổi quay người sang phải Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n * Bật 3: bật tách khép chân - TTCB:đứng khép chân, tay thả xuôi - N1: bật tách hai chân sang hai bên - N2: bật khép chân về TTCB - N3 : như N1 - N4: về TTCB Cô cho trẻ thực hiện 4l x 4n 2. Vận động cơ bản - Hôm nay có bạn Thỏ đến thăm lớp mình các con chào bạn Thỏ đi - Bạn Thỏ nói với cô bạn Thỏ đi hái nấm hái trái cây về cho ba mẹ chuẩn bị ngày Tết. Bạn đến để rủ lớp mình cùng đi hái với bạn - Đường đi từ đây đến khu rừng hái nấm rất xa và phải bật liên tục vào các ô mới tới. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động " bật chụm chân liên tục vào 5 ô " Các con xem cô làm trước nha - Cô làm mẫu: + Lần 1: không giải thích + Lần 2: vừa làm vừa giải thích - TTCB: Cô đứng trước vạch không dẫm lên vạch, hai tay chống hông hai chân chụm lại mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh bật cô nhún chân bật vào 5 ô. Bật xong cô đến khu rừng hái những cây nấm bỏ vào rổ rồi về cuối hàng đứng - Bạn nào giỏi lên làm cho cô và các bạn cùng xem - Sau đó cô cho cả lớp thực hiện : + Lần 1: hái nấm + Lần 2: hái quả + Lần 3: hái hoa - Mỗi lần bật cao yêu cầu trẻ bật không rơi mạnh, không dẫm mức, bật nhẹ nhàng nhanh - Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, vận động khuyến khích trẻ nhanh lẹ mạnh dạn hơn C. Trò chơi vân động" Ô tô và chim sẻ" - Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi trong 4 phút D. Hồi tỉnh - Cho trẻ đi lại tự do hít thở nhẹ nhàng *Kết thúc - Nhận xét và tuyên dương - Trẻ thực hiện - Trẻ tập - Chúng tớ chào bạn thỏ - Vâng ạ - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện - Trẻ chơi - Trẻ đi lại nhẹ nhàng
File đính kèm:
- chu_de_giao_thong.doc