Giáo án mầm non lớp lá - Tuần III - Nhánh III: Nghề dịch vụ
- Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, tươi cuời dỗ dành trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Huớng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, trò truyện với trẻ về nghề dịch vụ.
- TDS: Cho trẻ đi vòng quanh sân tập đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng gót bàn chân sau đó về hàng.
+ Hô hấp : Tập theo nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
+ Động tác tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực.(4lx4n)
+ Động tác chân: Hai tay đưa sang hai bên, đưa về phía trước, hai đầu gối khụy về phía trước.(2lx4n)
+ Động tác bụng: Hai tay đưa lên cao, gập người về phía trước.(2lx4n)
+ Động tác bật: Bật chụm chân và tách chân.(2lx4n)
- Điểm danh: Cô gọi từng tên trẻ để trẻ trả lời.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN III NHÁNH III: Nghề dịch vụ Thời gian thực hiện ngày 30/11- 4/12/2015 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng HOẠT ĐỘNG Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 *Đón trẻ *Thể dục sáng *Điểm danh - Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, tươi cuời dỗ dành trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Huớng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, trò truyện với trẻ về nghề dịch vụ. - TDS: Cho trẻ đi vòng quanh sân tập đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng gót bàn chân sau đó về hàng. + Hô hấp : Tập theo nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. + Động tác tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực.(4lx4n) + Động tác chân: Hai tay đưa sang hai bên, đưa về phía trước, hai đầu gối khụy về phía trước.(2lx4n) + Động tác bụng: Hai tay đưa lên cao, gập người về phía trước.(2lx4n) + Động tác bật: Bật chụm chân và tách chân.(2lx4n) - Điểm danh: Cô gọi từng tên trẻ để trẻ trả lời. Hoạt động học HĐ ÂM NHẠC - NDTT: Dạy hát “Chú bộ đội” .nhạc và lời: Hoàng Hà. - NDKH: + Nghe hát: “Anh phi công ơi” nhạc và lời Xuân Giao. + TC: Tai ai tinh. KPKH Tìm hiểu một số nghề dịch vụ. HĐ LQ VỚI TOÁN So sánh chiều dài của 3 đối tượng. HĐPTTC - VĐCB: Bật xa 40 cm. - TCVĐ: Kéo co. HĐLQVH Dạy trẻ đọc thơ ’Bé làm bao nhiêu nghề” Tác giả: Yên Thảo. HĐ TẠO HÌNH Tô màu nghề sửa chữa ô tô (Theo ý thích) Hoạt động ngoài trời - Quan sát: Thời tiết - TCVĐ : ”Cáo ơi ngủ à” - Chơi với cát và nước. - Quan sát : Vườn rau của bé. - TCVĐ: Mèo đuổi chuột. - Chơi tự do. - Quan sát : Quan sát thời tiết. - TCVĐ: Chi chi chành chành. - Chơi với đồ chơi ngoài sân trường: Cầu trượt, xích đu. - Lao động: Nhặt lá dụng. - Cô cho trẻ đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” - Chơi với dồ chơi ngoài trời. - Quan sát: Bầu trời. - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Chơi với cát và nước. Hoạt động góc * Góc phân vai: Trò chơi đóng vai: “ Bán hàng,.” - Chuẩn bị: Các loại rau, củ, quả bằng nhựa... - Kỹ năng: + Trẻ giao tiếp tự nhiên với nhau trong khi chơi. + Rèn kỹ năng tự cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia chơi, biết phối hợp với bạn trong khi chơi. * Góc xây dựng: Xây dựng trang trại bác nông dân (Gạch, sỏi, hoa, cỏ, cây...). *Góc nghệ thuật: - Tô màu tranh về nghề nông nghiệp, nghề thợ xây, nghề bác sĩ...(bút màu, tranh chưa tô màu...) - Hát các bài hát về chủ nghề nghiệp, chơi với dụng cụ âm nhạc. *Góc học tập: - Tìm những đồ vật có số lượng là 4. - Khoanh tròn hình ảnh là nghề dịch vụ. Hoạt động chiều - Ôn bài hát “Chú bộ đội” - Cho trẻ chơi ở các góc. - Chơi tự chọn. - Làm bài tập trong vở trò chơi học tập. - Hướng dẫn TC : ”Kéo co”. - Chơi ở các góc. - Cho trẻ làm quen bài thơ :"Bé làm bao nhiêu nghề" - Cho trẻ xem TV - Chơi tự chọn. - Ôn bài thơ : ’Bé làm bao nhiêu nghề”. - Cô và trẻ chuẩn bị bút màu, giấy A4 vào rổ. - Hướng dẫn trò chơi : ’Cáo ơi ngủ à” - Cho trẻ làm quen bài hát : "Ba em là công nhân lái xe". - Lau dọn đồ dùng của cô. - Nhận xét cuối tuần, phát phiếu bé ngoan. Người lập kế hoạch Phụ trách CM Thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm 2015 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành ÂM NHẠC - NDTT: Dạy hát: "Chú bộ đội" nhạc và lời Hoàng Hà. - NDKH: Nghe hát: “Anh phi công ơi” nhạc và lời Xuân Giao. - TCÂN: "Tai ai tinh" * Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “Chú bộ đội”, trẻ biết tên tác giả, trẻ yêu quý các ngành nghề. - Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Chú bộ đội” nói về tình cảm của các bạn nhỏ đối với chú bộ đội. Bạn nhỏ rất thương các chú bộ đội đã canh giữ tổ quốc, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. *Kỹ năng - Trẻ hát thuộc lời bài hát “Chú bộ đội” - Trẻ chơi được trò chơi. * Thái độ - Trẻ hứng thú với tiết học. *Đồ dùng của cô: Đài ghi nhạc bài hát "Chú bộ đội", nhạc bài hát "Anh phi công ơi" *Đồ dùng của trẻ: - Dụng cụ âm nhạc: Trống, phách, sắc xô 1.Ôn định tổ chức - Cô cho trẻ xúm xít quanh cô,trò truyện với trẻ về chủ đề nghề nghệp. - Cô dẫn dắt trẻ vào nội dung bài hát “Chú bộ đội” 2.Nội dung chính a.NDTT: Dạy bài hát: "Chú bộ đội" nhạc và lời Hoàng Hà. - Cô hát lần 1: Không nhạc giới thiệu tên bài hát và tên tác giả. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát "Chú bộ đội" nhạc và lời Hoàg Hà - Để hiểu hơn về nội dung bài hát này cô mời các con cùng lắng nghe cô hát lại bài hát này nhé! - Cô hát lần 2: Kết hợp với nhạc. + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? + Bài hát do ai sáng tác + Bài hát nói về điều gì? - Cô khái quát nội dung: Bài hát nói về tình cảm của các bạn nhỏ đối với chú bộ đội. Bạn nhỏ rất thương các chú bộ đội đã canh giữ tổ quốc, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. * Dạy trẻ thuộc bài hát - Cô cho cả lớp hát 2 lần. - Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát . - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cả lớp hát lại một lần * Nghe hát bài “Anh phi công ơi” nhạc và lời Xuân Giao. - Lần 1: Cô hát không nhạc kết hợp cử chỉ điệu bộ,giới thiệu bài hát ,tên tác giả. - Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc và làm các động tác minh họa. + Hỏi trẻ vừa hát ài hát gì? + Tác giả là ai? - Lần 3: Cô cho trẻ nghe cô ca sĩ hát * TC âm nhạc: “Tai ai tinh” - Cô phổ biến cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn và cho trẻ tạo tiếng to nhỏ từ các bộ phận trên cơ thể, khi nhạc to thì trẻ vỗ tay hoặc đập chân mạnh, khi nhạc nhỏ thì trẻ vỗ tay hoặc đập chân nhỏ. - Cô cho trẻ cho trẻ chơi 2 lần. - Kết thúc cô nhận xét. 3. Kết thúc: Cô củng cố lại bài học, khuyến khích động viên trẻ. KPKH Tìm hiểu về nghề dịch vụ. * Kiến thức: - Trẻ biết nghề dịch vụ là nghề làm các công việc phục vụ nhu cầu của con người. - Trẻ biết tên một số nghề dịch vụ như: chăm sóc sắc đẹp ( thợ làm đầu), hướng dẫn viên du lịch, lái xe, bán hàng - Trẻ biết ý nghĩa các nghề và tầm quan trọng của các nghề dịch vụ đối với cuộc sống xã hội. * Kỹ năng : - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. - Trẻ diễn đạt dủ câu, đủ từ. * Thái độ : - Trẻ yêu quý nghề nông nghiệp. - Trẻ hứng thú tham gia giờ học. *Đồ dùng của cô: - Đài ghi nhạc bài hát về chủ đề nghề nghiệp. - Hình ảnh của một số nghề dịch vụ: thợ cắt tóc, hướng dẫn viên du lịch, lái xe, bán hàng. *Đồ dùng của trẻ: - Ghế ngồi đủ cho trẻ. - Trẻ ngồi hình chữ U 1.Ôn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài hát “bác đưa thư vui tính” cô hỏi? + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về nghề gì? + À, chúng mình đang khám phá ở chủ đề nhánh gì? - Đến với chủ đề nghề nghiệp ngày hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về 1 số nghề dịch vụ. 2. Nội dung chính * Quan sát hình ảnh thợ cắt tóc. - Cô có hình ảnh gì đây? - Cô thợ làm tóc đang làm gì ? - Cô ấy dùng những dụng cụ gì để cắt tóc? - Các con đã được bố mẹ đưa đi cắt tóc bao giờ chưa? - Vậy nghề cắt tóc được gọi là ghề gì? => Nghề cắt tóc được gọi là nghề dịch vụ, nghề làm đẹp cho mọi người. * Quan sát hình ảnh nghề lái xe. - Cô đố cả lớp khi chúng ta muốn đi xa mà không thể tự đi xe máy được thì chúng ta phải đi xe gì ? - Các con quan sát lên xem cô có hình ảnh gì đây?(chú lái xe bus, lái taxi) - Người lái xe chúng ta gọi là nghề gì ?(dịch vụ) - Nghề lái xe có quan trọng không? - Nếu không có nghề lái xe thì điều gì sẽ sảy ra? => Nghề lái xe là nghề dịch vụ nó rất quan trọng, giúp chở mọi người đi từ nơi này tới nơi khác. * Quan sát hình ảnh nghề buôn bán. - Các con đã được bố mẹ cho đi siêu thị hay đi chợ bao giờ chưa? - Vậy chúng mình đi siêu thị để làm gì ?(mua hàng) - Khi chúng ta muốn mua hàng thì ai sẽ bán hàng cho chúng ta?(cô bán hàng) - Các con cùng quan sát lên xem cô có hình ảnh gì đây? - Cô ấy đang bán mặt hàng gì?(bán quần áo) - Còn hình ảnh này, chú ấy đang làm gì đây?(bán hoa quả) - Tất cả những nghề bán hàng này đều được gọi là nghề gì? => Bán hàng cũng được gọi là nghề dịch vụ, nó rất quan trọng đối với chúng ta. * Quan sát hình ảnh nghề hướng dẫn viêu du lịch. - Các con nhìn lên xem cô cói hình ảnh gì đây? (Cô hướng dẫn viên du lịch) - Thế trong lớp mình đã có bạn nào được bố mẹ cho đi du lịch bao giờ chưa ? - Đến các điểm du lịch , chúng ta muốn biết được mọi thứ ở đây thì phải nhờ đến ai ? => Khi chúng ta đi tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Chúng ta cần 1 người để thuyết minh cho mọi người biết về nơi đến thì chúng ta gọi là nghề hướng dẫn viên du lịch. Và nghề này cúng được gọi là nghề dịch vụ. * Mở rộng: Ngoài ra còn có rất nhiều nghề dịch vụ như: nghề đưa thư, nghề nấu ăn * Giáo dục: giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề trong xã hội. * Trò chơi luyện tập: TC : Vẽ dụng cụ một số nghề dịch vụ - Cô phát giấy cho trẻ, cho trẻ vẽ một số dụng cụ của nghề dịch vụ. - VD : Nghề cắt tóc thì có kéo, lược... - Cô cho trẻ chơi kết thúc cô nhận xét. 3.Kết Thúc - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Cô cho trẻ về các góc để hoạt động góc. Lưu ý: Thứ 3 ngày 1 tháng 12 năm 2015 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành HĐLQVT So sánh chiều dài của 3 đối tượng. * Kiến thức - Trẻ biết so sánh sắp xếp chiều dài của 3 đối tượng và diễn đạt được mối quan hệ : dài nhất ,ngắn hơn, ngắn nhất . - Trẻ biết liên hệ thực tế ở xung quanh lớp về các đồ dùng đồ chơi và so sánh chiều dài 3 đối tượng. *Kỹ năng - Trẻ có kỹ năng quan sát ,so sánh sắp xếp thứ tự chiều dài của 3 đối tượng - Trẻ biết phối hợp theo nhóm và diễn đạt đúng từ : Dài nhất ngắn hơn, ngắn nhất. * Thái độ - Trẻ yêu thích và hứng thú tham gia các hoạt động. *Đồ dùng của cô: - Băng đĩa về chủ đề nghề nghiệp,băng giấy có chiều dài khác nhau. + Băng giấy đỏ dài 20 cm + Băng giấy xanh dài 15 cm. + Băng giấy vàng dài 10 cm *Đồ dùng của trẻ - Mỗi trẻ một rổ đồ dùng có các băng giấy có chiều dài khác nhau. 1.Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” trò truyện với trẻ về chủ đề nghề nghiệp. - Cô giới thiệu vào bài mới. 2.Nội dung chính * Ôn so sánh chiều dài của 2 đối tượng. - Biết tin lớp mình ngoan, học giỏi nên các cô trong xưởng sản xuất giấy mời lớp chúng mình đến thăm quan đấy, chúng mình có muốn đi cùng cô không? + Trong xưởng giấy có gì đây?(có quyển vở) + Ai có nhận xét gì về chiều dài của những quyể vở này?(có chiều dài khác nhau) + Vì sao con biết? + Quyển vở nào dài nhất? + Quyển vở nào ngắn nhất? - Bây giờ cô mời các con đi thành vòng tròn lên lấy đồ dùng và đi về chỗ của mình nào. * So sánh chiều dài của 3 đối tượng - Các con nhìn xem cô có mấy băng giấy đây? + Các băng giấy này có màu sắc như thế nào? + Các con thử đoán xem băng giấy nào dài nhất? băng giấy nào ngắn nhất? - Để biết băng giấy nào dài nhất băng giấy nào ngắn hơn và băng giấy nào ngắn nhất thì cô mời các con hãy lấy băng giấy nào mà các con cho là dài nhất ra đặt ngay ngắn ra trước mặt. - Chọn 2 băng giấy nào mà chúng mình cho là ngắn hơn đặt chồng lên băng giấy mà chúng mình cho là dài nhất. - Lấy băng giấy còn lại đặt chồng lên sao cho đầu phía trái của 3 băng giấy bằng nhau. - Cho trẻ nhận xét 3 băng giấy. + Băng giấy nào dài nhất? (băng giấy màu đỏ) + Băng giấy nào ngắn hơn? (băng giấy màu xanh) + Băng giấy nào ngắn nhất? (băng giấy màu vàng) + Vì sao con biết? - Cô khái quát lại: Khi ta lấy băng giấy màu đỏ làm chuẩn thì BG màu đỏ dài nhất, BG màu xanh ngắn hơn ,BG màu vàng ngắn nhất. Vì khi xếp trồng 3 băng giấy lên nhau thì băng giấy màu đỏ có phần thừa ra nhiều nhất vì vậy băng giấy màu đỏ dài nhất, còn băng giấy màu vàng không có phần thừa ra vì vậy băng giấy màu vàng là ngắn nhất. - Cho vài trẻ nhắc lại. * Trò chơi: “Về đúng nhà” + Cách chơi: Cô đã chuẩn bị 3 ngôi nhà có hình băng giấy có chiều dài khác nhau mồi trẻ cầm một băng giấy khi tiếng nhạc bắt đầu thì trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh về nhà về nhà thì trẻ phải nhanh chân chạy về ngôi nhà có băng giấy giống với băng giấy của mình. + Luật chơi: Nếu bạn nào về nhầm ngôi nhà bạn đó sẽ phải nhẩy lò cò. - Cô tổ chức cho 2 tổ chơi - Cô quan sát động viên và kiểm tra kết quả. 3)Kết thúc - Cô củng cố bài học - Cô cho cả lớp hát bài “cháu yêu cô chú cô nhân” và về các góc chơi. *Lưu ý: ............ Thứ 4 ngày 2 tháng 12 năm 2015 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành HĐGDTC - VĐCB: Bật xa 40 cm. - TCVĐ: Kéo co. * Kiến thức - Trẻ biết tên vận động “Bật xa 40cm”. - Trẻ hiểu cách bật xa 40cm. - Biết tên trò chơi,biết cách chơi trò chơi ‘Kéo co’. *Kỹ năng - Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác BTPTC. - Trẻ có kỹ năng bật xa 40cm, phối hợp tay chân nhịp nhàng để bật xa 40cm, không chạm vào vạch, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng, chạm đất nhẹ ngàng ằng 2 mũi bàn chân. - Trẻ chơi được trò chơi ‘Kéo co’. - Rèn trẻ kỹ năng cất dọn thảm cùng cô. * Thái độ -Trẻ hứng thú tham gia vào vận động, có ý thức tổ chức, kỷ luật khi tham gia trò chơi. - Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục cho cơ thể luôn khỏe mạnh. - Địa điểm : Ngoài sân trường. - Đội hình: Khởi động vòng tròn. Bốn hàng ngang tập bài tập phát triển chung Tập VĐCB:2 hàng quay mặt vào nhau *Đồ dùng của cô: - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, vạch kẻ 40 cm. - Nhạc nước ngoài - Nhạc bài hát như ‘Chúng tôi là chiến sĩ’, ‘Ba em là bộ đội hải quân”, “Em bé giải phóng quân”. - Trang phục gọn gàng. *Đồ dùng của trẻ: -Trang phục gọn gàng 1.Ôn định tổ chức - Xin chào mừng các bé đến với chương trình ‘Chúng tôi là chiến sĩ” ngày hôm nay.Đến tham dự chương trình chúng tôi là chiến sĩ ngày hôm nay tôi xin chân trọng được giới thiệu có 2 đội chơi đó là đội ‘Pháo binh’và đội ‘Bộ đội binh”. Các đội chơi phải trải qua 3 phần thi: + Phần thứ nhất: ‘Chiến sĩ vui khỏe’với nội dung đồng diễn thể dục + Phần thi thứ hai: “Thử tài chiến sĩ” với nội dung bật xa 40cm. + Phần thi thứ 3: ‘Sức mạnh động đội”với trò chơi ‘Kéo co”. Để bước vào phần thi thành công mời các đội chơi sẽ bắt đầu bằng mạn khởi động.Đi trên nền nhạc ‘Chúng tôi là chiến sĩ”. 2.Nội dung chính: a.Khởi động: - Xin mời các chiến sĩ đi theo vòng tròn khép kín cô giáo đi vào trong vòng tròn ngược chiều với các chiến sĩ. Mời các chiến sĩ kết hợp các kiểu; Đi thường->đi kiễng chân->đi thường->đi bằng gót chân-.chạy chậm->chạy nhanh->đi thường. -Mời các chiến sĩ về đội hình 2 hàng dọc,điểm số 1-2, số 2của hai đội bước sang bên phải 1 bước, tất cả chú ý bên phải quay->chuyển đội hình thành 4 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung. b.Trọng động: * Bài tập phát triển chung - Phần thi thứ nhất xin được bắt đầu được mang tên “chiến sĩ vui khỏe” với nội dung đồng diễn thể dục; Tập theo bài ‘Ba em là bộ đội hải quân’. - Trẻ cùng cô tập các động tác: - Động tác 1: Tay: Hai tay đưa sang ngang, đưa tay lên cao,đưa tay sang ngang và hạ tay xuống. (2lần x 8 nhịp) - Động tác 2: Chân: Hai tay đưa sang hai bên, đưa về phía trước, hai đầu gối khuỵu về phía trước(3lần x 8 nhịp) - Động tác 3: Bụng: Hai tay đưa lên cao,gập người về phía trước (2 lần x nhịp) - Động tác 4: Bật chụm chân tách chân: Hai tay chống hông rồi bật tại chỗ (2 lần x 8 nhịp). Cô thấy các chiến sĩ vừa trải qua phần thi thứ nhất tập rất là đều cô khen tất cả các chiến sĩ. Chuyển đội hình từ 4 hàng ngang sang 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 3,5->4m để chuẩn bị cho tập vận động cơ bản. *Vận động cơ bản: Bật xa 40cm. Tiếp theo phần thi thứ hai thử tài chiến sĩ với nội dung ‘Bật xa 40cm” Để thục hiện tốt vận động này các chiến sĩ chú ý quan sát và lắng nghe tôi hướng dẫn nhé. - Cô làm mẫu lần 1: Làm động tác dứt khoát, không giải thích. - Các chiến sĩ có biết tôi vừa thực hiện vận động gì không? - Cô làm mẫu lần 2: Cô vừa làm, vừa phân tích động tác - Tư thế chuẩn bị: đứng mũi bà chân sát mép vạch chuẩn(không chạm vào vạch), 2 tay thả xuôi. Tạo đà nhảy 2 tay đưa ra phía trước, lăng nhẹ xuống dưới đồng thời hơi khuỵu gối, người hơi cúi về phía trước, nhún 2 chân bật qua vạch đối diện, tay hất ra trước. Khi chạm đất gối hơi khuỵu, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân, không chạm vào vạch và giữ được thăng bằng. + Mời 2 chiến sĩ lên thực hiện mẫu cho cả lớp xem. Gợi ý cả lớp nhận xét 2 bạn thục hiện.Sau đó cô nhận xét chung, sửa sai, nhấn mạnh những động tác khó. * Trẻ thực hiện: + Lần 1: Trẻ lần lượt lên bật, mỗi lần 2 bạn. + Lần 2: Rèn luyện kỹ năng cho các chiến sĩ yếu và chưa mạnh dạn. + Lần 3: Thi đua 2 đội. Cô bật bài hát ‘Em bé giải phóng quân cho trẻ thực hiện’. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. + Nhận xét,khuyến khích,động viên tuyên dương các đội. - Các chiến sĩ vừa thực hiện vận động gì? *Giáo dục: Hàng ngày các con phải thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phải ăn đủ các chất dinh dưỡng thì mới nhanh lớn khỏe mạnh các con nhớ chưa. * Trò chơi vận động: Kéo co Một phần thi vô cùng hấp dẫn và đang được chờ đón đó là phần thi thứ 3; Sức mạnh đồng đội với trò chơi “Kéo co’. - Cách chơi như sau: Cô chia các chiến sĩ thành 2 nhóm có số lượng bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau.Mỗi nhóm cô cho 1 trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng, chân sát vạch chuẩn,cầm sợi dây thừng và các bạn khác cũng nắm vào dây.Khi có hiệu lệnh ‘Kéo” thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình.Nếu người đầu hàng bên nào dẵm chân vào vạch trước là bên đó thua cuộc. - Luật chơi; Bên nào dẵm vào vạch chuẩn trước là bên đó thua cuộc. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét rút kinh nghiệm. - Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì? * Hồi tĩnh - Cô mở nhạc bài hát ‘Chú bộ đội” cho trẻ đi lại nhẹ nhàng và thẻ lỏng cơ thể. 3. Kết thúc Củng cố, nhận xét, tuyên dương, động viên khen trẻ. *Lưu ý: Thứ 5 ngày 3 tháng 12 năm 2015 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành VĂN HỌC Dạy trẻ đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” tác giả Yên Thảo. * Kiến thức - Trẻ biết tên bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”, của tác giả Yên Thảo. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề” nói về một ngày ở nhà trẻ bé được đóng vai làm công việc một số nghề như là nghề xây dựng, nghề cô nuôi... mà chúng mình vẫn thường chơi nhưng khi được bố mẹ đón về bé lại trở thành cái cún yêu của bố mẹ. * Kỹ năng -Trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” - Trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. *Thái độ - Gáo dục trẻ biết yêu quý các công việc. *Đồ dùng của cô: -Tranh minh họa nội dung bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” - Đài ghi nhạc bài hát về chủ đề nghề nghiệp,que chỉ. * Đồ dùng của trẻ: - Các dạng hình cho trẻ ghép nhà 1.Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân’ + Cô trò truyện với trẻ về bài hát. + Cô con mình vừa hát bài hát gì? Bài hát có nhắc tới nghề gì? - Trong bài hát có nhắc tới nghề xây dựng và nghề thợ may đúng không nào? Có một bài thơ rất hay cũng nói về một số nghành nghề mà chúng mình vẫn thường chơi ở nhà trẻ đó là nghề xây dựng, nghề thầy thuốc, nghề cô nuôi ... Đó là bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” bây giờ các con hãy ngồi thật ngoan và lắng nghe cô đọc bài thơ nhé. 2.Nội dung chính * Dạy trẻ đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”của tác giả Yên Thảo. - Cô đọc diễn cảm lần 1:Giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả. - Cô đọc diễn cảm lần 2: Kết hợp tranh minh họa bài thơ. + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Do nhà thơ nào sáng tác? - Giới thiệu nội dung: Bài thơ nói về một ngày ở nhà trẻ bé được đóng vai làm công việc một số nghề như là nghề xây dựng, nghề cô nuôi... mà chúng mình vẫn thường chơi nhưng khi được bố mẹ đón về bé lại trở thành cái cún yêu của bố mẹ. * Đàm thoại trích dẫn: - Bạn nhỏ trong bài thơ hàng ngày đến lớp được chơi rất nhiều trò chơi, đó là những trò chơi gì? + Cô đọc trích dẫn để trẻ trả lời. “Bé chơi làm thợ nề . Xúc cơm cho cháu bé” + Khi bố mẹ đón bạn nhỏ bố mẹ gọi ban là gì? + “Cái cún” Có nghĩa là gì? À ‘Cái cún” là từ chỉ sự âu yếu yêu thương của bố mẹ dành cho bạn nhỏ đúng không nào? - Giải thích từ khó : + Từ “thợ nề” có nghĩa là chỉ nghề xây dựng. + Từ ‘Cô nuôi” có nghĩa là từ chỉ nghề giáo viên. * Giáo dục: Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều nghành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề lại có vai trò nhất định trong xã hội. Và nói giúp cho con người trở nên có ích hơn vì vậy chúng mình phải biết yêu quý các ngành nghề trong xã hội. * Dạy trẻ đọc thuộc thơ . - Cô cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần . - Cô mời từng tổ ,nhóm,cá nhân lên đọc thơ dưới nhiều hình thức.
File đính kèm:
- nghe_nghiep.docx