Giáo án mầm non lớp mầm - Cất đồ dùng đúng chỗ

* Đón trẻ:

- Cô ân cần nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng đúng chỗ.

- Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe và tâm trạng trẻ. - Cho trẻ chơi tự chọn.

* Trò truyện:

- Trò chuyện về ngôi nhà của bé, nhà bé ở đâu

- Bé biết nhà được xây nên từ những vật liệu gì và nhà là nơi để ở

* Điểm danh:

- Điểm danh trẻ tới lớp.

* Thể dục sáng:

a. Khởi động :

- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.

 b.Trọng động:

Bài tập buổi sáng: “Chim câu trắng ”

- Hô hấp: Thổi nơ

- Tay vai: Đưa tay ra phía trước, sau.

 Đánh chéo 2 tay ra phía trước, sau.

- Lưng bụng: Đứng quay người sang bên (tay chống hông)

- Chân: Nâng cao chân, gập gối.

- Bật nhảy: Bật chân trước, chân sau.

c. Hồi tĩnh:

- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công”

* Điểm danh:

- Cho tre điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.

 

doc25 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Cất đồ dùng đúng chỗ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN II
TT
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1
Đón trẻ, trò chuyện,
* Đón trẻ: 
- Cô ân cần nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng đúng chỗ. 
- Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe và tâm trạng trẻ. - Cho trẻ chơi tự chọn.
* Trò truyện: 
- Trò chuyện về ngôi nhà của bé, nhà bé ở đâu
- Bé biết nhà được xây nên từ những vật liệu gì và nhà là nơi để ở
2
Điểm danh,
thể dục sáng.
* Điểm danh:
- Điểm danh trẻ tới lớp.
* Thể dục sáng:
a. Khởi động : 
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.
 b.Trọng động: 
Bài tập buổi sáng: “Chim câu trắng ”
- Hô hấp: Thổi nơ 
- Tay vai: Đưa tay ra phía trước, sau.
 Đánh chéo 2 tay ra phía trước, sau.
- Lưng bụng: Đứng quay người sang bên (tay chống hông) 
- Chân: Nâng cao chân, gập gối.
- Bật nhảy: Bật chân trước, chân sau. 
c. Hồi tĩnh: 
- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công” 
* Điểm danh:
- Cho tre điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
3
Hoạt động học
* Khám phá khoa học : Trò chuyện tìm hiểu về ngôi nhà.
 * TD: 
Ném trúng đích bằng một tay
*LQCC:
Ôn chữ e ê
 *TH: Cắt, dán ngôi nhà từ các hình đã học.
*LQVH : Thơ: Em yêu nhà em LQVT: Đếm đến 6, nhận biết nhóm đồ dùng có 6 đối tượng. Nhận biết số 6
GDÂN 
- VĐ:Em yêu nhà em
- Nghe hát:Gia đình nhỏ hạnh phúc to
- TC:Tai ai thính
4
Hoạt động ngoài trời.
HĐCĐ: - Trò chuyện về ngôi nhà của bé, các thành vien trong gia đình
- Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất 
- Chơi tự do
- Dạo chơi sân trường.
- Vận động nhẹ nhàng.
- HĐCĐ: 
Quan sát tranh chủ đề
- Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do đồ chơi trên sân trường
- Dạo chơi sân trường.
- Vận động nhẹ nhàng.
- HĐCĐ:
Trò chuyện về những việc bé làm để giup đỡ bố mẹ, ông bà trong gia đình
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây 
- Chơi tự do
5
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Chơi gia đình, bán hàng, bác sỹ.
* Góc xây dựng: Xây nhà, lắp ghép bàn ghế, tủ giường
* Góc học tập: Đọc thơ,xếp hinh ngôi nhà, xếp tương ứng 1-1
* Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt dán, tô màu ngôi nhà
6
* Vệ sinh ăn trưa:
+Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, đồ đựng cơm rơi, khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi.
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ.
+Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất.
+Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
* Ngủ trưa:
- Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải.
- Có đủ gối cho trẻ.
- Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ.
- Chú ý đến tốc độ quạt.
- Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ.
- Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ.
7
Hoạt động chiều
- Trò chuyện về ngôi nhà của bé
- Thực hiện vở: Bé nhận biết và làm quen chữ cái
- Hát: Ngày vui của bé
- Ôn kiến thức cũ
- Trò chơi: Cáo và chim sẻ
- Làm quen bài thơ: “Em yêu nhà em”
- Quan sát tranh chủ đề
- Thực hiện vở: tạo hình
- Làm quen bài hát “ Em yêu nhà em”
- Ôn bài thơ, kiến thức cũ
- Thực hiện vở: Gpiúp bé tập tô các nét cơ bản và làm quen với chữ cái
- Ôn các bài thơ, bai hát đã học
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần.
- Nêu gương cuối tuần
8
Trả trẻ
+ Cô nhận xét chung trong một buổi học.
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh.
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
Giáo viên lập kế hoạch
Phan Thị Hà
KẾ HOẠCH 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2016
Chủ đề nhánh : Ngôi Nhà Của Bé
Các hoạt động trong ngày:
1. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN:
 - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào các góc chơi.
 - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.	
 - Nhắc trẻ cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định.
2. ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG:
 - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ.
 - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học.
 - Tập thể dục sáng theo nhạc.
 - Điểm danh 
3.Hoạt động học : KPKH
Đề tài: NGÔI NHÀ CỦA BÉ.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ biết được địa chỉ của gia đình, trẻ biết các vật liệu để làm nhà, các kiểu nhà khác nhau 
- Trẻ biết nhà là nơi gia đình cùng chung sống biết dọn dẹp và giữ ngôi nhà luôn sạch sẽ. 
2. Kỹ năng: 
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn và phát triển chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển tư duy.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết dọn dẹp, giữ ngôi nhà luôn sạch đẹp
- Trẻ biết yêu quý các các thành viên trong gia đình, ngoan lễ phép với người thân.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh về gia đình, bài thơ, bài hát về gia đình trẻ đã được làm quen.
III. Tiến hành hoạt động
1. Hoạt động Ổn định
- Cô và trẻ hát “ Cả nhà thương nhau”
- Đàm thoại:
+Các con vừa hát bài gì ? Trong bài hát có những ai ?
- Các con vừa hát bài hát nói về điều gì? 
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình cùng chung sống, cùng sinh hoạt và mỗi gia đình chúng ta ai cũng có một ngôi nhà. Vậy giờ cô và các con sẽ cùng kể về ngôi nhà của mình nhé 
2. Hoạt động nhận thức: 
* Cung cấp kiến thức:
- Nhà các con ở đâu ? Ở thôn nào ? Xã nào ?
- Con hãy kể về ngôi nhà của con đang ở ? Nhà xây hay nhà gỗ ?
 Cô gợi ý để trẻ trả lời.
- Muốn có ngôi nhà để ở thì các con cần phải có những vật liệu gì ?
- Vậy ai là người đã làm nên ngôi nhà nhỉ ?
+ Những cô chú công nhân là người xây nên ngôi nhà cho chúng ta ở. Các con biết không ở thành phố muốn xây nhà cao tầng thì cần có các cô chú kỹ sư thiết kế mẫu để xây nhà.
- Có rất nhiều kiểu nhà khác nhau bạn nào xung phong kể về ngôi nhà mà các con biết ?
+ Cô cho trẻ xem tranh các kiểu nhà (Nhà cao tầng, nhà làm bằng gỗ,)
- Xung quanh ngôi nhà con ở có những gì ?
- Muốn ngôi nhà sạch đẹp đồ dùng gọn gàng thì con phải làm gì ?
- Ở nhà con thường làm gì để giúp đỡ mẹ ?
+ Cô khái quát kết hợp giáo dục trẻ.
* Luyện tập
Trò chơi 1: “ Về đúng nhà của mình” .
*Cách chơi : Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ số. Cô có 3 ngôi nhà ở có 3 nội dung khác nhau . Khi nào có hiệu lệnh , thì các con phải chạy nhanh về đúng nhà của mình . Ví dụ : Ngôi nhà có 3 người tương ứng với thẻ số mấy của các con ?
 Vậy các con phải đếm thẻ số và quan sát ngôi nhà cho thật kỹ . Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra và tuyên dương trẻ về đúng nhà của mình .( sau mỗi lần chơi cô đổi số) 
Trò chơi 2: “ Bé khéo tay” .
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 tranh vẽ về gia đình . yêu cầu trẻ vẽ các chi tiết còn thiếu trong 2 gia đình .
- Cô cho trẻ đếm và nhận xét các thành viên trong gia đình
- Tuyên dương các cháu vẽ đúng và đẹp .
3. Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động nhẹ nhàng
4/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCĐ: Trò chuyện về ngôi nhà của bé, các thành vien trong gia đình
TC: Ai nhanh nhất
CTYT: Chơi tự do
A. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết về ngôi nhà của mình và các thành viên trong gia đình
- Kỹ năng : Rèn khả năng vận động khéo léo cho trẻ.
- Giáo dục :Ý thức chơi, chơi đoàn kết.
B.Chuẩn bị 
- Địa điểm quan sát- sân bằng phẳng chơi trò chơi vận động.
C.Tiến hành
- Cô và trẻ cùng hát bài: “ Dạo chơi”, ra sân.
+ Trò chuyện: về ngôi nhà của bé, các thành vien trong gia đình
+ Trò chơi vận động: “Ai nhanh nhất”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cách chơi. Cô cho chơi 2 – 3 lần. 
- Nhận xét. Động viên trẻ kịp thời.
+ Chơi tự do:
- Cô theo dõi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Rửa tay, xếp hàng vào lớp.
5/ HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc phân vai: Chơi gia đình, bán hàng, bác sỹ.
* Góc xây dựng: Xây nhà, lắp ghép bàn ghế, tủ giường
* Góc học tập: Đọc thơ,xếp hinh ngôi nhà, xếp tương ứng 1-1
* Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt dán, tô màu ngôi nhà
*Mục đích yêu cầu
+Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi, trẻ tự thỏa thuận với nhau.
+ Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình.
+ Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi, thể hiện vai chơi và thái độ chơi.
+ Biết hát và biểu diễn những bài hát trong chủ đề. 
+ Đọc những bài thơ trong chủ đề 1 cách diễn cảm.
+ Ý thức chơi đoàn kết, biết giữ gìn và thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định.
*Chuẩn bị
- Đồ dùng đồ chơi đủ cho 4 góc
- Cô nhắc trẻ kê bàn ghế để chơi
* Tiến hành 
 Hoạt động1: 
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề Gia đình
- Chúng mình đang học chủ đề gì?
- Mọi ngày con hay chơi ở góc nào? Hôm nay con muốn chơi ở góc đó nữa không? Vì sao?
- Cô đưa ra lần lượt các góc chơi, cho trẻ tự thỏa thận nhận vai chơi.
-Cô trò chuyện gợi ý cho trẻ để lắp ghép đước hình người có đầu, tay, chân.
- Cô nhắc trẻ: - Trong khi chơi các con phải như thế nao?
 Hoạt động 2: 
- Cho trẻ về các góc chơi như đã nhận vai chơi
- Cô đến từng góc nhắc nhở trẻ cách chơi, vai chơi, khuyến khích trẻ giao lưu với nhau.
- Cô quan sát giúp trẻ chơi đúng vai, tạo tình huống cho trẻ giao lưu.
- Trong quá trình chơi góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể tham gia chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoàn thành công việc vai chơi của mình.
Hoạt động 3: 
- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi, khen ngợi kịp thời những vai chơi tốt. 
- Về các góc cho trẻ hỏi đáp, giới thiệu về công trình của nhóm mình.
- Cho trẻ tập trung và nhận xét chung cả lớp và hỏi ý tưởng trẻ cho lần chơi sau.
6. Vệ sinh ăn trưa:
+Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, đồ đựng cơm rơi, khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi.
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ.
+Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất.
+Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
* Ngủ trưa:
- Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải.
- Có đủ gối cho trẻ.
- Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ.
- Chú ý đến tốc độ quạt.
- Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ.
- Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ.
7. Hoạt động chiều: 
- Ôn các bài hát, bài thơ đã học
- Nêu gương cuối tuần
8. Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ và các hoạt động một ngày của trẻ.
9. Nhận xét:	
..
KẾ HOẠCH 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016
Chủ đề nhánh : Ngôi Nhà Của Bé
Các hoạt động trong ngày:
1. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN:
 - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào các góc chơi.
 - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.	
 - Nhắc trẻ cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định.
2. ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG:
 - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học.
 - Tập thể dục sáng theo nhạc.
 - Điểm danh
3. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC
Đề tài: Ném trúng đích bằng một tay
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết ném túi cát trúng đích bằng một tay sao cho túi cát không chạm vào vòng đích
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ném túi cát trúng đích bằng một tay cho trẻ
- Phát triển thể lực cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để tăng cường sức khỏe 
- Trẻ hứng thú vào giờ học. Rèn luyện tính kĩ luật, tinh thần tập thể.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
- Tú cát, đích
III. Tiến hành hoạt động
1. Hoạt đông 1: Ôn định tổ chức.
 - Cho trẻ hát bài “Tập thể dục”.
* Trò chuyện:
 - Bài hát nói về gì ?
 - Các con phải làm gì để cơ thể khỏe mạnh?
2, Hoạt động:
Khởi động
- Cho trẻ đi khởi động theo đội hình vòng tròn, kết hợp kiểng chân, gót chân, chạy nhanh, chậm và đứng thành 3 hàng ngang
* Bài tập phát triển chung:
 Cho trẻ tập theo nhịp bài “Cả nhà thương nhau”
 - Hô hấp: Gà gáy
 -Tay: Hai tay cầm vòng đưa ra trước lên cao.
 - Bụng: Hai tay đưa cao nghiêng người sáng hai bên.
 - Chân: Hay tay cầm vòng ngồi khụy gối tay đưa ra trước.
 - Bật: Tách chân - khép chân
* Vận động cơ bản: Ném trúng đích bằng một tay .
 - Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Em yêu nhà em ” chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3m
- Cô giới thiệu tên vận động: Ném trúng đích bằng một tay
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần hai và phân tích động tác: cô đứng dưới vạch, đứng chân trước chân sau, tay cô cầm túi cát khi có hiệu lệnh ném cô đưa tay từ trước ra sau lên cao và ném vào đích sao cho túi cát không chạm vào vòng đích
* Trẻ thực hiện: 
- Cô cho hai trẻ lên làm mẫu
- Cô cho cả lớp thực hiện lần lượt.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô động viên khuyến khích trẻ tập
- Củng cố: Cho trẻ nhắc lại tên vận động.
 - Cho  trẻ chơi 1 trò chơi.
Trò chơi: Chuyền bóng 
Cô giới thiệu tên trò chơi.
+Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội chơi . Bạn đầu hàng cầm bóng đưa qua đầu, bạn đứng sau đỡ bóng đưa qua đầu cho bạn tiếp theo sau. Cứ như vậy đến bạn cuối cùng cầm bóng chạy lên đưa cho bạn đứng đầu.
+ Luật chơi: Không chuyền bỏ cách, không làm rơi bóng.
Trẻ chơi 2 - 3 lần. Cho thi đua
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG HỌC 2: LQCC.
 Đề tài: Ôn chữ e ê
I/ Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ ôn lại các chữ đã được học 
- Nhận biết nhanh các chữ qua các trò chơi
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm
 - Trẻ chú ý và lắng nghe
3. Thái độ:
 - Trẻ biết giữ trật tự khi tham gia trò chơi
- Trẻ chú ý hứng thú tham gia học tập có nề nếp
II. Chuẩn bị:
III. Tiến hành hoạt động:
Ôn chữ e ê
Tìm chữ e ê trong bài thơ: Em yêu nhà yêu
Cho trẻ đọc lại ( Cả lớp, nhóm, cá nhân)
Luyện tập
Trò chơi 1: Đội nào nhanh hơn.
Cách chơi: Cô cho 2 đội lên chọn con vật có chữ cái mà cô yêu cầu. Đội 1 chọn các con vật có chữ cái e, đội 2 chọn con vật có chữ cái ê.
Luật chơi: Con vật nào sai không được tính điểm.
Cô cho cháu chơi. Cô nhận xét: các con vật mang chữ cái e thuộc nhóm nào?( gia cầm)
+ Các con vật mang chữ cái ê thuộc nhóm nào?( gia cầm).
Trò chơi 2: Nhảy vòng
* Chuẩn bị:
5 vòng tròn to có dán chữ cái: e ê
1 số thẻ chữ cái a – ă – â, e – ê cho trẻ chọn.
* Tiến hành:
- Trò chơi của chúng ta mang tên “Nhảy vòng”
- Cách chơi: Phía trước cô có 5 vòng tròn to ở giữa lớp, bên trên mỗi vòng tròn có gắn các chữ cái các con đã học, trên bảng cô có gắn một số thẻ chữ cái, cô mời 6 - 7 lên chọn 1 thẻ chữ cái mà con thích cầm trên tay. 
 Các con vừa đi vừa hát xung quanh các vòng tròn này, khi nghe hiệu lệnh của cô các con sẽ nhảy vào vòng tròn có chứa chữ cái giống chữ cái con cầm trên tay, và nhớ là mỗi vòng tròn chỉ chứa 1 bạn thôi nhé! Cô sẽ đến kiểm tra từng vòng tròn và khi đó các con sẽ phát âm thật to chữ cái con đang giữ.
 Ai nhảy vào không đúng vòng tròn thì sẽ bị phạt nhảy lò cò xung quanh lớp. Các con hiểu cách chơi chưa?
 - Cho cháu chơi 2-3 lần
 - Cô cháu cùng kiểm tra lại
 Các con ơi thời gian dành cho trò chơi đã hết rồi... 
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
4/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Cô cho trẻ xếp hàng, dạo chơi trên sân trường 3-5 phút.
5/ HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc phân vai: Chơi gia đình, bán hàng, bác sỹ.
* Góc xây dựng: Xây nhà, lắp ghép bàn ghế, tủ giường
* Góc học tập: Đọc thơ,xếp hinh ngôi nhà, xếp tương ứng 1-1
* Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt dán, tô màu ngôi nhà
*Mục đích yêu cầu
+Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi, trẻ tự thỏa thuận với nhau.
+ Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình.
+ Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi, thể hiện vai chơi và thái độ chơi.
+ Biết hát và biểu diễn những bài hát trong chủ đề. 
+ Đọc những bài thơ trong chủ đề 1 cách diễn cảm.
+ Ý thức chơi đoàn kết, biết giữ gìn và thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định.
*Chuẩn bị
- Đồ dùng đồ chơi đủ cho 4 góc
- Cô nhắc trẻ kê bàn ghế để chơi
* Tiến hành 
 Hoạt động1: 
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề Gia đình
- Chúng mình đang học chủ đề gì?
- Mọi ngày con hay chơi ở góc nào? Hôm nay con muốn chơi ở góc đó nữa không? Vì sao?
- Cô đưa ra lần lượt các góc chơi, cho trẻ tự thỏa thận nhận vai chơi.
-Cô trò chuyện gợi ý cho trẻ để lắp ghép đước hình người có đầu, tay, chân.
- Cô nhắc trẻ: - Trong khi chơi các con phải như thế nao?
 Hoạt động 2: 
- Cho trẻ về các góc chơi như đã nhận vai chơi
- Cô đến từng góc nhắc nhở trẻ cách chơi, vai chơi, khuyến khích trẻ giao lưu với nhau.
- Cô quan sát giúp trẻ chơi đúng vai, tạo tình huống cho trẻ giao lưu.
- Trong quá trình chơi góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể tham gia chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoàn thành công việc vai chơi của mình.
Hoạt động 3: 
- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi, khen ngợi kịp thời những vai chơi tốt. 
- Về các góc cho trẻ hỏi đáp, giới thiệu về công trình của nhóm mình.
- Cho trẻ tập trung và nhận xét chung cả lớp và hỏi ý tưởng trẻ cho lần chơi sau.
6. Vệ sinh ăn trưa:
+Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, đồ đựng cơm rơi, khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi.
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ.
+Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất.
+Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
* Ngủ trưa:
- Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải.
- Có đủ gối cho trẻ.
- Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ.
- Chú ý đến tốc độ quạt.
- Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ.
- Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ.
7. Hoạt động chiều: 
- Hát: Ngày vui của bé
- Ôn kiến thức cũ
- Trò chơi: Cáo và chim sẻ
- Làm quen bài thơ: “Em yêu nhà em”
8. Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ và các hoạt động một ngày của trẻ.
9. Nhận xét:	
..
KẾ HOẠCH 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
Chủ đề nhánh : Ngôi Nhà Của Bé
Các hoạt động trong ngày:
1. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN:
 - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào các góc chơi.
 - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.	
 - Nhắc trẻ cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định.
2. ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG:
 - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học.
 - Tập thể dục sáng theo nhạc.
 - Điểm danh 
3. HOẠT ĐỘNG HỌC: TH
Đề tài: Cắt, dán ngôi nhà từ các hình đã học.
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cắt, dán ngôi nhà từ các hình đã học (hình tam giác làm mái nhà, hình chữ nhật lớn làm thân nhà, hình vuông làm cửa sổ, hình chữ nhật nhỏ làm cửa chính)
2. Kỹ năng:
-Trẻ biết dùng ngón tay trỏ chấm hồ, phết vào mặt trái rồi dán phẳng, cân đối.
-Phát triển óc sáng tạo của trẻ.
3. Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn ngôi nhà của mình
II. Chuẩn bị:
Giấy màu, hồ dán, vở tạo hình
Tranh mẫu
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động ổn định:
Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Em yêu nhà em”
Trò chuyện về nội dung bài thơ
Hoạt động nhận thức:
- Trời tối – trời sáng
Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu
+ Đàm thoại về nội dung bức tranh
- Bức tranh này cô cắt dán gì? 
- Cô hỏi trẻ trên bức tranh được trang trí bằng những hình gì?
- Cô dán như thế nào?
- Cô hướng dẫn cách cắt và dán ngôi nhà
- Cho trẻ nhắc lại
Cô giới thiệu các hình để tạo thành ngôi nhà: hình tam giác làm mái nhà, hình chữ nhật lớn làm thân nhà, hình vuông làm cửa sổ, hình chữ nhật nhỏ làm cửa chính
- Các bạn có muốn tự làm một ngôi nhà thật đẹp giống cô không nào?
- Vậy các bạn hãy quan sát lại coi cô sẽ trang trí ngôi nhà như thế nào nhé
+Cô thực hiện:
- Cô vừa thực hiện vừa hướng dẫn trẻ : Cô cắt hình tam giác, chữ nhật lớn, nhỏ; Hình vuông
- Hình tam giác cô sẽ làm mái nhà, hình chữ nhật lớn làm thân nhà , 2 hình vuông nhỏ để làm cửa sổ và một hình chữ nhật nhỏ làm cửa chính
* Trẻ thực hiện: Cho trẻ ngồi vào bàn, cô quan sát động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo thêm.
* Nhận xét sản phẩm
- Cô mời trẻ lên trưng bày sản phẩm 
- Mời 2- 3 trẻ nhận xét thích bức tranh nào, vì sao, bạn sử dụng những hình gì? Màu sắc như thế nào?
- Cô nhận xét bổ xung bài đẹp bài chưa đẹp
- Cô tuyên 

File đính kèm:

  • docngoi nha cua be_12188406.doc