Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề 7: Tết và mùa xuân
I. YÊU CẦU
- Trẻ biết “Trườn theo đường dích dắc”.
- Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5
- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng vẽ, nặn, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản. Vẽ hoa mùa xuân.
- Trẻ hiểu nội dung ruyện: “Sự tích ngày tết”.
- Trẻ thuộc và biết hát đúng giai điệu: “Bánh chưng xanh”.
- Trẻ nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì )
- Trẻ biết đếm trên đối tượng đến 5. Trẻ biết so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5; Nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
- Trẻ chú ý nghe, hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Trẻ biết cùng chơi với các bạn.
CHỦ ĐỀ 7: TẾT VÀ MÙA XUÂN NHÁNH 2: MÙA XUÂN CỦA BÉ KẾ HOẠCH TUẦN - NGÀY TUẦN 23 (Từ ngày 15/02/2021 đến ngày 19/02/2021) I. YÊU CẦU - Trẻ biết “Trườn theo đường dích dắc”. - Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5 - Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng vẽ, nặn, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản. Vẽ hoa mùa xuân. - Trẻ hiểu nội dung ruyện: “Sự tích ngày tết”. - Trẻ thuộc và biết hát đúng giai điệu: “Bánh chưng xanh”. - Trẻ nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì) - Trẻ biết đếm trên đối tượng đến 5. Trẻ biết so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5; Nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. - Trẻ chú ý nghe, hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi. - Trẻ biết cùng chơi với các bạn. II. KẾ HOẠCH TUẦN TT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG 1 Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng, điểm danh, ăn sáng - Đón trẻ: Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ bỏ đồ dùng cá nhân vào đúng nơi qui định. Cho trẻ chơi với đồ chơi dễ lấy dễ cất. - Trò chuyện: Gắn tranh lên góc giới thiệu chủ đề . Nhắc trẻ mang đồ chơi đến cùng tạo một bộ sưu tập đồ chơi. Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài học trong ngày. - Thể dục sáng: a. Khởi động : Thực hiện các động tác trên nền nhạc bài “Thể dục sáng” b. Trọng động: Tập kết hợp với bài “ NẮNG SỚM” + Hô hấp: Thổi nơ bay. + Tay vai: - 2 tay đưa ra trước, sang ngang - Đánh xoay tròn 2 cánh tay ( cuộn len) + Lưng bụng: Nghiêng người sang bên + Chân: - Khuỵu gối + Bật: Đưa chân sang ngang c. Hồi tĩnh: Cho trẻ tập các động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “Con công” - Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng lên báo lại với cô bạn vắng mặt. - Ăn sáng: - Cô cho trẻ đi rửa tay, ngồi vào bàn ăn - Giới thiệu món ăn và tiến hành cho trẻ ăn sáng. 2 Hoạt động học Hoạt động học (Tăng cường tiếng Việt thông qua hoạt động học) Thứ hai 15/02/2021 Phát triển thể chất: THỂ DỤC - Trườn theo đường dích dắc TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ Thứ ba 16/02/2021 Phát triển nhận thức: TOÁN - Đếm đến 5, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi. - Tăng cường tiếng việt: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. Thứ tư 17/02/2021 Phát triển thẩm mĩ: TẠO HÌNH - Vẽ hoa mùa xuân. (ĐT) Thứ năm 18/02/2021 Phát triển ngôn ngữ: VĂN HỌC - Truyện: “Sự tích ngày tết”. -Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ qua các từ: Thần Sông, thần Biển, thần Núi Thứ sáu 19/02/2021 Phát triển thẩm mĩ: ÂM NHẠC - Hát: “Bánh chưng xanh” - Nội dung kết hợp: + Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bài hát + Nghe hát: Cây trúc xinh 3 Hoạt động góc (Tăng cường tiếng Việt thông qua hoạt động góc) 1. GÓC CHƠI PHÂN VAI: Bán hàng - gia đình - Trẻ thể hiện đúng vai chơi là cô bán hàng và cha mẹ đi chợ ngày tết, chăm sóc con - Các trẻ thể hiện từng vai mà mình nhận: cô bán hàng, mẹ đi chợ nấu cơm cho con ăn, cha ở nhà chăm sóc cho con. 2. GÓC CHƠI XÂY DỰNG: Xây công viên - Trẻ nhận vai và thể hiện đúng vai của: chủ công trình, tài xế và các thợ xây. - Trẻ xây nhanh, không làm đổ vật tư và cất gọn gàng đúng nơi quy định. - Trẻ biết xây được công viên 3. GÓC CHƠI TẠO HÌNH: Trẻ biết trang trí lọ hoa ngày tết 4. GÓC CHƠI ÂM NHẠC: Hát múa các bài hát theo chủ đề “Sắp đến tết rồi, tết à tết ơi, xúc xắc xúc xẻ” 5. GÓC CHƠI THƯ VIỆN: - Xem tranh, sách, hình ảnh về chủ đề 6. GÓC CHƠI KHÁM PHÁ KHOA HỌC – THIÊN NHIÊN: - Bổ sung quyển toán. _________________________________________________ * Trong quá trình trẻ chơi, hoạt động ở các góc, trẻ được tăng cường tiếng Việt (làm quen hoặc tiếp tục ôn luyện: nghe, nói,) - Luyện tập nghe, nói với các câu có chứa từ, “Xây công viên”, “Sách, tranh”, bàn ghế - Đối với nhóm phân vai: luyện tập nghe, nói với các câu có chứa từ : “Bán hàng, chủ cửa hàng, khách hàng, người mua, người bán” - Đối với nhóm góc tạo hình: Vẽ hoa mùa xuân, tô màu lọ hoa, sáp màu, tô màu - Đối với nhóm góc âm nhạc: Múa minh họa, nhạc cụ... 4 Hoạt động ngoài trời (Tăng cường tiếng Việt thông qua hoạt động ngoài trời) Thứ hai - Quan sát : Tranh chủ đề - Trò chơi dân gian: Rồng rắn - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Nhặt lá rụng. - Chăm sóc thiên nhiên. Thứ ba - Quan sát: Tranh hoa mùa xuân - Hoạt động tập thể: Lá và gió Thứ tư - Trò chuyện : Về thời tiết mùa xuân. - Hoạt động tập thể: Lá và gió Thứ năm - Quan sát: Tranh quả mùa xuân - Hoạt động tập thể: Lá và gió Thứ sáu - Quan sát: Bầu trời. - Trò chơi dân gian: Rồng rắn 5 Vệ sinh ăn trưa. * Trước khi ăn - Cô chuẩn bị chén, muỗng, đĩa đựng cơm rơi, đĩa đựng khăn. - Chuẩn bị bàn ghế cho trẻ ngồi - Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang, cho trẻ rửa tay và ngồi vào bàn ăn. * Trong khi ăn - Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của món ăn. - Trẻ mời cô và mời các bạn cúng ăn, cô theo dõi động viên trẻ ăn hết suất. * Sau khi ăn - Cô cho cháu đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, lau mặt. 6 Ngủ trưa - Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ và ánh sáng vừa phải. - Cô chuẩn bị nệm gối cho trẻ đầy đủ. - Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ. - Chú ý đến tốc độ quạt. - Giữ yên lặng khi trẻ ngủ. - Cho trẻ thức dậy từ từ và sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi trẻ ngủ. 7 Vệ sinh ăn xế - Cho trẻ làm vài động tác nhẹ nhàng. - Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và trải đầu tóc gọn gàng cho trẻ. - Tiến hành cho cháu ăn xế. 8 Sinh hoạt chiều (Tăng cường tiếng việt) Thứ hai - Cho trẻ làm quen kiến thức mới - Cho trẻ làm quen về việc đếm đến 5, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi. - Chơi tự do. Thứ ba - Chơi trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ - Cho trẻ làm quen với kĩ năng vẽ hoa mùa xuân - Chơi tự do. Thứ tư - Ôn kiến thức cũ - Cho trẻ làm quen với truyện: “Sự tích ngày tết”. - Chơi tự do. Thứ năm - Cho trẻ làm quen kiến thức mới - Cho trẻ làm quen bài hát: “Bánh chưng xanh” - Chơi tự do. Thứ sáu - Biểu diễn văn nghệ cuối tuần. - Cùng trẻ trò chuyện về nội dung của chủ đề. 9 Vệ sinh, trả trẻ. - Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ. - Cho trẻ đi vệ sinh. Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ. - Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh. - Trước khi ra về kiểm tra điện nước và khoá cửa cẩn thận. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 15 tháng 02 năm 2021 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN I. YÊU CẦU - Trẻ biết được thứ hai là ngày gì? - Nghĩ 2 ngày ở nhà trẻ có giúp ba mẹ làm những công việc gì - Biết quan tâm đến bạn vắng mặt? - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần II. TIẾN HÀNH - Cô đố các con hôm là ngày thứ mấy nè? - Thế thứ hai là ngày gì các con có biết không? - Hát “sáng thứ hai” - Cô kể lại việc làm trong 2 ngày nghỉ - Trẻ kể - Cô nhận xét, hướng dẫn trẻ quan tâm đến bạn vắng mặt. - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần: + Đi học đều + Giờ học hăng hái giơ tay phát biểu. + Chào khách đến lớp + Đi học không khóc nhè. + Cô giới thiệu chủ đề nhánh để trẻ làm quen HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRƯỜN THEO HƯỚNG THẲNG TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ I. YÊU CẦU - Trẻ thực hiện được vận động “Trườn theo hướng thẳng” đúng tư thế. - Rèn kỹ năng bò thẳng, phát triển cơ tay, cơ chân, bụng. - Giáo dục trẻ biết lắng nghe cô, biết giữ trật tự trên giờ học, mạnh dạn tự tin II. CHUẨN BỊ - Địa điểm: Phòng học - Phương pháp: Quan sát, bài tập. - Phương tiện: Vạch chuẩn, nhạc mp3. - Thực hiện 1 lần 2 trẻ - Đội hình x x x x x x x x x x x o x o x x x x x x x x x x - Tích hợp: Phát triển nhận thức (Môi trường xung quanh) III. TIẾN HÀNH Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Cô mở băng bài tập buổi sáng đi các kiểu khác nhau, sau đó về 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: - Động tác tay vai: Hai tay dang ngang 2 bên, đưa lên cao (thực hiện 4 lần 2 nhịp) - Động tác lưng bụng: Hai tay dang ngang 2 bên, cúi xuống, đứng lên. (thực hiện 6 lần 2 nhịp) - Động tác chân: Bước chân lên phía trước, bước sang ngang (thực hiện 4 lần 2 nhịp) - Động tác bật: Bật tại chỗ (thực hiện 4 lần 2 nhịp) - Chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diện nhau để thực hiện vận động cơ bản * Vận động cơ bản: Trườn theo hướng thẳng - Các con xem trước mặt có gì? (Vạch chuẩn, chậu hoa) - Với vạch chuẩn này các con có thể thực hiện vận động gì nào? (Trườn theo hướng thẳng) - Cô làm mẫu lần 1, lần 2 phân tích: + Tư thế chuẩn bị: Cô nằm sát vạch chuẩn + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh trườn thì cô trườn thẳng về trước đến chậu hoa, khi trườn phối hợp nhịp nhàng chân nọ, tay kia. Khi tới đích thì các con đứng lên và đi về chổ. - Cô mời 1-2 trẻ khá thực hiện lại vận động. - Cho cả lớp lần lượt lên thực hiện (cô chú ý sửa sai) - Các con ơi! Muốn cho cơ thể khỏe mạnh thì ngoài thường xuyên tập thể dục, ngoài ra còn phải ăn uống đầy đủ các chất, ngủ đủ giấc để cho cơ thể luôn khỏe mạnh nhé. - Thư giãn phút thể dục co duỗi chân... * Trò chơi vận động: Nhảy qua suối nhỏ - Để thư giãn sau buổi học, tiếp đây là trò chơi “Nhảy qua suối nhỏ” - Cô giới thiệu cách chơi: Cô chia lớp thánh 3 đội, trên đây cô có con suối có chiều rộng 35-40cm. Một bên suối để các bông hoa rải rác. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh "nứơc lũ tràn về", trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái đựoc nhiều hoa là ngừoi đó thắng cuộc. Ai thua cuộc sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu của các bạn trong nhóm. - Cho lớp chơi 2-3 lần. - Cô nhận xét HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng. Trẻ tập theo cô Trẻ thực hiện cùng cô Cả lớp trả lời Cá nhân trả lời Trẻ nhắc lại Cá nhân thực hiện Cả lớp thực hiện Cá nhân thực hiện Cả lớp thực hiện Trẻ ngồi nghe Trẻ thực hiện - Trẻ nghe cách chơi, chơi theo yêu cầu của cô. IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cho trẻ chơi “Uống đá chanh” ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 16 tháng 02 năm 2021 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐẾM ĐẾN 5, NHẬN BIẾT MỐI QUAN HỆ HƠN KÉM TRONG PHẠM VI 5 I. YÊU CẦU - Trẻ biết đếm đến 5. Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5 (MT 13). - Rèn kĩ năng đếm, quan sát, ghi nhớ cho trẻ. Tăng cường tiếng việt: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. - Trẻ biết đoàn kết trong khi chơi. II. CHUẨN BỊ - Địa điểm: Lớp học. - Phương pháp: Quan sát , thực hành - Phương tiện: + Đồ dùng của trẻ: 5 viên sỏi, rổ Đồ dùng của cô như của trẻ nhưng to hơn Một số nhóm đồ dùng có số lượng là 5 + Một số hình ảnh, đồ dùng cho trẻ chơi trò chơi - Tích hợp: Âm nhạc III. TIEÁN HAØNH Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết số lượng trong phạm vi 4 - Chào mừng các bạn lớp Mầm đến với chương trình “Bé vui học toán”. - Chương trình hôm nay gồm có 3 phần như sau: + Phần 1: Ai tìm giỏi? + Phần 2: Ai đếm giỏi? + Phần 3: Đội nào giỏi nhất? - Đầu tiên, lớp mình sẽ đến với phần đầu tiên của chương trình có tên “ Ai tìm giỏi?” - Cô cho trẻ tìm các nhóm đồ vật có số lượng 3, 4 trong lớp. HOẠT ĐỘNG 2: Đếm đến 5, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 5 - Sau khi phần mở đầu của chương trình đã diễn ra tốt đẹp, chúng ta cùng đến với phần tiếp theo của chương trình có tên “ Ai đếm giỏi”. Đề nghị chúng ta cho 1 tràng pháo tay nào! * Ai đếm giỏi - Cô mở nhạc bài “Bánh chưng xanh” (Cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng về ngồi thành 3 hàng ngang) - Các con nhìn xem trên bảng các con có gì? (viên sỏi, thẻ số) - Bây giờ các con lấy 4 viên sỏi xếp thành hàng ngang, xếp từ trái sang phải. - Cho trẻ đếm lại. - Tiếp theo các con hãy thêm vào 1 viên sỏi nha! - Cho trẻ đếm lại. - Vậy 4 viên sỏi thêm 1 viên sỏi là mấy cái áo? (Là 5 viên sỏi) - Vậy 4 thêm 1 là mấy? (Là 5) - Giúp cô tìm xung quanh lớp nhóm đồ dùng có số lượng là 5? - Cho trẻ chơi trò chơi “Ai tinh mắt” - Bây giờ các con lấy 3 viên sỏi tặng cô đi các con! - 5 viên sỏi bớt 3 viên sỏi còn mấy viên sỏi vậy các con? (2 viên sỏi) - Cho trẻ đếm lại nhóm sỏi. - Vậy 5 bớt 3 còn mấy? (Còn 2) - Cho trẻ thêm 3 viên sỏi. - 2 viên sỏi thêm 3 viên sỏi được mấy viên sỏi? - Cho trẻ đếm lại nhóm sỏi. - Vậy 2 thêm 3 được mấy ? (5) - Lần lượt như vậy cô cho trẻ thêm bớt 4,5 viên sỏi. Sau mỗi lần bớt cô hỏi trẻ tương tự. * So sánh số lượng 3 nhóm đối tượng - Các con nhìn xem cô có gì đây? (bánh , rau, quả) - Cho trẻ đếm số lượng (5 cái bánh , 4 củ cà rốt, 4 quả cà tím) - Nhóm nào có số lượng bằng nhau? (nhóm cà rốt, cà tím) - Nhóm nào có số lượng nhiều hơn? (Nhóm bánh) - Nhóm nào có số lượng ít hơn? (nhóm cà rốt, cà tím) - Để số lượng 3 nhóm này bằng nhau ta phải làm sao? (Thêm vào 1 củ cà rối, 1 quả cà tím). - Cho trẻ lên thêm số đồ vật vào các nhóm tạo sự bằng nhau. HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi: Đội nào giỏi nhất ? - Sau 2 phần vừa rồi của chương trình “Bé vui học toán”, chúng ta sẽ đến với phần cuối của chương trình với trò chơi ‘‘Đội nào giỏi nhất’’. - Cô sẽ cho các con chơi “Đội nào giỏi nhất” - Cách chơi: Trên đây có bàn, nhiều cái dĩa và rổ đựng một số quả, cô chọn ra 3 đội chơi, các đội sẽ thi nhau chọn quả cho đội mình, các bạn lấy 5 quả để vào dĩa đặt lên bàn. Trong 1 bài hát đội nào lấy đủ số lượng cô quy định và nhiều dĩa hơn là đội đó thắng cuộc. - Luật chơi: Mỗi lần lên 1 trẻ, mỗi trẻ chọn 1 quả và chạy về để vào dĩa và phải chạm vào tay bạn thì bạn kế tiếp mới được chạy lên. - Cho trẻ chơi lần 1. - Lần 2: Cho đại diện các đội bớt số lượng quả theo yêu cầu. Sau đó cô hỏi kết quả: dĩa đội nào có số lượng quả nhiều hơn, dĩa đội nào có số lượng quả ít hơn, dĩa đội nào có số lượng quả bằng nhau?.... - Cô nhận xét. - Cả lớp vỗ tay. - Cả lớp lắng nghe. - Cả lớp tìm. - Cả lớp lấy rổ đồ dùng. - Cả lớp trả lời - Cả lớp xếp - Cả lớp đếm. - Cả lớp thêm - Cả lớp, cá nhân đếm - Cả lớp trả lời - Cả lớp trả lời - Trẻ tìm. - Cả lớp thực hiện - Cả lớp đếm và đọc số - Cả lớp thực hiện theo yêu cầu - Cả lớp trả lời. - Trẻ đếm - Cả lớp trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Trẻ thực hiện - Cả lớp lắng nghe cô nói cách chơi. - Cả lớp tham gia chơi - Cả lớp chú ý IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI - Cho trẻ ra sân, đếm đồ dùng trên sân. Thứ tư ngày 17 tháng 02 năm 2021 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ VẼ HOA MÙA XUÂN (ĐT) I. YÊU CẦU - Trẻ biết dùng các nét vẽ đơn giản để tạo thành sản phẩm vẽ hoa mùa xuân (MT28). - Hình cho trẻ có kỹ năng vẽ các nét đơn giản, tạo thành sản phẩm và tô màu đúng chỗ. Rèn trẻ cách cầm bút đúng cách bằng tay phải, cách ngồi đúng tư thế. - Giáo dục trẻ ngồi ngay ngắn, giữ trật tự khi thực hiện. II. CHUẨN BỊ - Địa điểm: Phòng học. - Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, phân tích sản phẩm. - Phương tiện: Giáo án trình chiếu, bàn ghế, tập tạo hình, bút màu. - Tích hợp: Âm nhạc, Môi trường xung quanh III. TIẾN HÀNH Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú - Cô trẻ cùng vận động theo bài hát “mùa xuân” - Bài hát vừa rồi có nhắc đến những loại hoa nào? (Mai, đào) - Các con ơi! Mùa xuân đến ngoài hoa mai hoa đào ra còn có rất nhiều loại hoa khác có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, các con xem nhé! HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát, trò chuyện về tranh mẫu - Cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình. - Và hôm nay cô mời lớp mình tham gia hội thi “Vẽ hoa mùa xuân” - Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây? (Vẽ hoa mùa xuân) - Trong tranh cô vẽ những loại hoa nào? Hoa có màu gì? Cánh hoa như thế nào? - Cô tóm ý: À, các con ơi! Trong tranh cô vẽ hoa mai màu vàng, hoa đào màu hồng, cánh hoa dạng tròn, cô dùng nét cong tròn để vẽ cánh hoa; Hoa cúc màu tím, cánh hoa cô vẽ bằng nhiều nét cong dài. Vẽ xong cô tô màu vào từng cánh hoa cho đều. - Mời 2-3 trẻ nói ý tưởng và cách vẽ, cô gợi ý khi cần. - Nhắc trẻ cần lựa chọn 1-2 loại hoa để vẽ. - Nhắc trẻ cách ngồi, cầm viết. - Cô tuyên bố hội thi được bắt đầu HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ thực hiện - Để cho các con có thể khéo léo tạo ra được sản phẩm đẹp thì mình cùng khởi động đôi tay của mình nào (Trẻ xoay 2 bàn tay và cổ tay) - Trẻ thực hiện, cô bao quát và giúp đỡ những trẻ còn lúng túng - Cô mở nhạc cho trẻ nghe, kích thích sự sáng tạo ở trẻ. HOẠT ĐỘNG 4: Triển lãm tranh - Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá xem chung - Cho trẻ chọn sản phẩm mình thích và hỏi trẻ vì sao thích? - Cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh để bổ sung. Cả lớp vận động cùng cô. Cá nhân trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ xem Cá nhân trả lời Cá nhân trả lời Trẻ lắng nghe Cá nhân trả lời Trẻ chú ý Trẻ thực hiện. Trẻ quan sát tranh và chọn sản phẩm đẹp Trẻ chú ý lắng nghe IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI - Bây giờ các con hãy đem các sản phẩm này tặng cho bạn Búp bê nhe! ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 18 tháng 02 năm 2021 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Truyện: SỰ TÍCH NGÀY TẾT I. YÊU CẦU - Trẻ hiểu nội dung truyện sự tích ngày tết (MT 18) - Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ qua các từ: Thần Sông, thần Biển, thần Núi - Giáo dục trẻ yêu thích truyền thống văn hóa của dân tộc. II. CHUẨN BỊ - Địa điểm: Phòng học - Phương pháp: Trò chuyện, đàm thoại. - Phương tiện: Giáo án trình chiếu. - Tích hợp: Âm nhạc, Môi trường xung quanh III. TIẾN HÀNH Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định gây hứng thú - Chào mừng toàn thể các con đến với chương trình “Kể chuyện cho bé nghe” - Chương trình gồm 3 phần thi: + Phần 1: Kể chuyện cho bé nghe + Phần 2: Bé trổ tài + Phần 3: Bé thông minh - Mời trẻ khám phá đoạn video trên màn hình. - Xem đoạn video làm cho con nghĩ đến ngày gì vừa diễn ra? - Các con có biết vì sao lại có ngày tết không? À vậy các con hãy chú ý lên cô, cô sẽ kể cho lớp mình nghe câu chuyện này sẽ rõ nhe! HOẠT ĐỘNG 2: Cô kể chuyện + Phần 1: “Kể chuyện cho bé nghe” - Cô kể trẻ nghe 1 lần, kết hợp xem hình ảnh minh họa. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung câu chuyện + Phần 2: “Bé trổ tài” - Trong câu chuyện mọi người có chọn ra người nhiều tuổi nhất không? Vì sao? (Không, vì không ai biết mình bao nhiêu tuổi) - Nhà vua phái một đoàn sứ giả đi hỏi những vị thần nào? (Thần Sông, thần Biển, thần Núi) - Đoàn sứ giả quay về gặp bà cụ đang làm gì? (Đang ngồi buồn chờ con quay về, bà cụ định hái hoa đào để nhớ đến con) - Nhà vua nghĩ ra cách tính tuổi con người như thế nào? (Cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi) - Cô tóm ý: Các con ơi! Nhà vua thông minh nghĩ ra cách tính tuổi con người bằng cách “Mỗi lần hoa đào nở gọi là ngày Tết, truyền lệnh cho mọi người mở hội ba ngày, ba đêm để ăn mừng và tục lệ Tết cổ truyền hình thành cho đến ngày nay”. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân ta đó các con. HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc + Phần 3: “Đồng đội thi tài” + Cách chơi: Cô cho trẻ chia 3 đội, cho trẻ chơi trưng bày mâm ngủ quả ngày tết. Đội nào thể hiện đẹp và nhanh sẽ được khen. - Cô cho trẻ chơi 1vài lần - Cô nhận xét. - Trẻ hưởng ứng - Trẻ lắng nghe - Trẻ xem hình ảnh. - Tập thể trả lời. - Cá nhân trả lời - Cá nhân đọc thơ. - Tập thể chú ý nghe cô đọc thơ - Cá nhân trả lời - Tập thể chú ý nghe - Cá nhân trả lời - Lớp nhắc lại - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe cách chơi, chơi theo yêu cầu của cô. IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI - Cho trẻ xem video đọc thơ “cây đào” Thứ sáu ngày 06 tháng 02 năm 2021 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ HÁT “BÁNH CHƯNG XANH” Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bài hát Nghe hát: Cây trúc xinh I. YÊU CẦU: - Trẻ thuộc bài hát và hát đúng giai điệu bài hát (MT 26) - Rèn luyện sự cảm thụ âm nhạc của trẻ - Trẻ hứng thú trong giờ học II. CHUẨN BỊ: - Địa điểm: phòng học. - Phương pháp: thực hành, trò chuyện - Phương tiện: Giáo án trình chiếu, vòng tròn nhỏ. - Tích hợp: Văn học III. TIẾN HÀNH Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ HOẠT ĐỘNG 1 : Dạy hát “Bánh chưng xanh” nhạc và lời của Vũ Hoàng - Chào mừng các bé đến với chương trình “Giai điệu tuổi thơ” - Chương trình chúng ta có 3 phần: + Phần 1: Trình bày ca
File đính kèm:
- lop 3 tuoi Tuan 23 Mua xuan cua be_12996744.doc