Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: An toàn giao thông

I. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

MT 24: Phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật

MT 26: Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô

MT 35: Nhận biết hình dạng

II. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

MT 46: Sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm sử dụng được câu đơn câu ghép

MT 52: Thích vẽ, viết nguệch ngoặc

III. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

MT 4: Phối hợp tay mắt trong vận động. tung bắt bóng với cô, bắt được 3 lần liền không rơi bóng

MT 5: Tự đập bắt bóng được 3 lần liền đường kính bóng 18cm

MT 18: Không leo trèo bàn ghế, lan can, không nghịch các vật sắt nhọn

IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

MT 66: Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo gợi ý

MT 68: Xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 4124 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: An toàn giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẦM NON ĐỊNH THÀNH
CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG
Giáo viên: Lê Thị Tuyết Linh
Năm học: 2015 - 2016
Lớp: Mầm
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHUNG
CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG
KHỐI MẦM: 2 TUẦN
I. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT 24: Phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật
MT 26: Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô
MT 35: Nhận biết hình dạng
II. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MT 46: Sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểmsử dụng được câu đơn câu ghép
MT 52: Thích vẽ, viết nguệch ngoặc 
III. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MT 4: Phối hợp tay mắt trong vận động. tung bắt bóng với cô, bắt được 3 lần liền không rơi bóng
MT 5: Tự đập bắt bóng được 3 lần liền đường kính bóng 18cm
MT 18: Không leo trèo bàn ghế, lan can, không nghịch các vật sắt nhọn 
IV. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MT 66: Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo gợi ý
MT 68: Xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản
V. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI
MT 56: Nhận biết và thể hiện cảm xúc tình cảm với con người sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết bộc lộ cảm xúc vui buồn sợ hãi tức giận
MT 58: Hành vi và quy tắc ứng xử xh. Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi xếp cát đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời ba mẹ 
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ 6: KHỐI MẦM - 2 TUẦN
MẠNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
Chủ đề nhánh 2: MỘT SỐ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Từ 29/02 đến 04/3/2016)
- Trẻ biết được một luật giao thông như : đường cấm, đường dành riêng cho người đi bộ, cấm xe máy, cấm xe đạp, cấm đi ngược chiều...
- Trẻ giao tiếp với nhau, đọc thơ giúp ngôn ngữ trẻ phát triển. 
- Thông qua các bài tập thể dục sáng, thể dục giờ học giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện.
- Giáo dục trẻ nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
- Trẻ thấy được việc chấp hành giao thông là điều cần phải làm để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người.
Chủ đề nhánh 1: CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
(Từ 22/02 đến 26/02/2016)
- Trẻ biết được các loại phương tiện giao thông đường thủy, đường không, đường bộ, đường sắt
 - Trẻ giao tiếp với cô và các bạn giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn.
 - Rèn cho trẻ các kỹ năng vận động phối hợp chân tay.
 - Giáo dục trẻ tuân thủ luật giao thông khi tham gia giao thông
 - Trẻ thấy được những lợi ích của các phương tiện giao thông trong cuộc sống của mọi gia đình.
Lê Thị Tuyết Linh
Lớp Mầm
Tuần 23
CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG 
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thứ hai: 29/02/16 
KPKH: Tìm hiểu về một số luật giao thông đường bộ
GDAN:
 H+VĐ: Em đi qua ngã tư đường phố (loại 3)
 NH: An toàn giao thông
 TC: Đoán nhanh đoán giỏi
Tuần 2: Từ 29/02 đến 4/03/2016
Thứ ba: 01/3/16
LQVT
Dạy trẻ nhận biết- gọi tên hình vuông, hình tròn
MỘT SỐ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thứ sáu: 4/3/16
TDGH
Bắt và tung bóng với cô bằng 2 tay
Thứ tư: 02/3/16
LQVH:
Thơ “ Đèn giao thông” loại 2
Thứ năm: 03/3/16
Tạo hình
Dán đèn giao thông ( Mẫu)
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề nhánh : MỘT SỐ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Tuần 2: Từ 29/2 đến 4/3/2016 
HOẠT ĐỘNG
 THỨ HAI: 29/2/2016
THỨ BA: 01/3/2016
THỨ TƯ: 02/3/2016
THỨ NĂM: 03/3/2016
THỨ SÁU: 4/3/2016
ĐÓN TRẺ
-Đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, gắn hình bảng hôm nay ai đến lớp, chào cô, ba mẹ, đăng ký góc chơi.
-Trò chuyện về các hoạt động ở lớp
THỂ DỤC SÁNG
-Thở 1, Tay 1, Bụng 5, Chân 1, Bật 1
ĐIỂM DANH
-Tổ trưởng khám tay, điểm danh tổ.
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về đèn tín hiệu giao thông
- Chơi vận động: Người tài xế giỏi
- Tìm hiểu về cách đi đường đúng luật giao thông
- Chơi vận động: Rồng rắn lên mây
- Tìm hiểu về cách đi đường đúng luật giao thông
- Chơi vận động: 
Ô tô và chim sẻ
- Quan sát, trò chuyện về vạch dành cho người đi bộ
-Chơi vận động: Người tài xế giỏi
- Tìm hiểu về luật dành cho người đi bộ
-Chơi vận động: 
Ô tô và chim sẻ
-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
HOẠT ĐỘNG
VUICHƠI
XÂY DỰNG
Bến xe
PHÂN VAI
Bán vé xe
HỌC TẬP
Chơi lô tô giao thông; xem sách theo chủ đề
NGHỆ THUẬT
Tô màu tranh giao thông
THIÊN NHIÊN
Làm thuyền bằng bẹ chuối
HOẠT ĐỘNG CHUNG
+ KPKH: Tìm hiểu về một số luật giao thông đường bộ
+ GDAN: 
H+VĐ: Em đi qua ngã tư đường phố 
NH: An toàn giao thông
TCAN: Đoán nhanh đoán giỏi
( loại 3)
+ LQVT: Dạy trẻ nhận biết – gọi tên hình vuông, hình tròn
+ LQVH: 
Thơ
“ Đèn giao thông”
loại 2
+ Tạo hình: Dán đèn tín hiệu ( Mẫu)
 + TDGH: Bắt và tung bóng với cô bằng 2 tay
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- HĐTTVS: Xếp quần áo
-HDTC mới : 
Đội nào tài hơn?
TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC
ÔN TẬP
SINH HOẠT
 CUỐI TUẦN
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
TÊN
 HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐÓN TRẺ
- Cháu biết chào hỏi lễ phép, thực hiện tốt nề nếp khi đến lớp
- Mạnh dạn tham gia trò chuyện cùng cô và các bạn
- Qua trao đổi, cô và cha mẹ trẻ sẽ biết thêm thông tin của trẻ khi ở trường và ở nhà
* Hình thức :
- Cô đón trẻ vào lớp, cùng trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ, về sức khỏe và những việc trẻ làm trong những ngày nghỉ.
- Giáo dục trẻ biết phụ giúp ông bà, bố mẹ những công việc nhỏ trong gia đình
- Hướng dẫn trẻ đến với các nhóm chơi cô đã chuẩn bị sẵn(lắp ráp, xếp, ), cô hướng dẫn trẻ chơi và cùng tham gia chơi với trẻ 
- Quan tâm theo dõi những cháu nhút nhát, còn khóc nhè để trẻ mạnh dạn . 
- Gần hết giờ chơi cô nhắc cháu thu dọn đồ chơi gọn gàng, cất đúng nơi quy định.
THỂ DỤC SÁNG
- Thở 1
- Tay 1
- Bụng 5
- Chân 1
- Bật 1
- Trẻ làm quen với động tác thể dục sáng mới
- Rèn các cơ phát triển tốt, cơ thể khỏe mạnh phát triển cân đối hài hòa
- Giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên để có cơ thể cân đối, khỏe mạnh
* Chuẩn bị: 
Sân trường rộng, thoáng mát; quần áo trẻ gọn gàng, sạch sẽ
* Hướng dẫn :
 - Trẻ tập hợp thành 3 hàng dọc. Tổ trưởng đi khám tay các bạn.
 - Cô nhận xét, nhắc nhở cháu giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay. 
1. Khởi động: Đội hình vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm
2. Trọng động: Chuyển đội hình 3 hàng ngang 
- Thở 1: Gà gáy (4lần)
- Tay 1: Hai tay đưa lên cao (4l x 2 nhịp)
- Bụng 5: Đứng nghiêng người sang bên, kết hợp tay đặt sau gáy 
(4l x 2 nhịp)
- Chân 1: Đứng, khuỵu gối (4l x 2 nhịp)
- Bật 1: Bật tại chỗ (4l x 2 nhịp)
3. Hồi tĩnh: Chơi trò chơi “ Ngửi hoa” 
ĐIỂM DANH
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
- Trẻ hiểu nội dung 3 tiêu chuẩn bé ngoan và có ý thức thực hiện tốt
- Trẻ biết quan tâm đến bạn bè
- Trẻ phát hiện bạn vắng trong ngày, biết nguyên nhân vì sao bạn vắng
- Cô thông báo 3 tiêu chuẩn bé ngoan, phân tích và động viên trẻ thực hiện tốt
 1/ Đi học đều
 2/ Không cắn móng tay 
 3/ Chú ý trong giờ học
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thứ 2
- Trò chuyện về đèn tín hiệu giao thông
- Chơi trò chơi: 
Người tài xế giỏi
- Chơi tự do: Xếp hột,hạt, đá bóng, chọi lon, thảy vòng, chơi với đồ chơi ngoài trời
* Kiến thức: Trẻ biết hình dạng, màu sắc, ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông
* Kỹ năng:
- Qua trò chuyện trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. 
- Thông qua hoạt động ngoài trời phát triển vận động cho trẻ
* Giáo dục: Giáo dục trẻ đi đúng luật và chấp hành luật giao thông
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Đèn tín hiệu: xanh, đỏ, vàng
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, hột, hạt, lá cây, sỏi 
* Hướng dẫn:
- Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, cho trẻ dạo quanh sân trường
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? Ánh nắng có lợi gì cho sức khỏe?
Hát bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
+ Vừa hát bài gì?
+ Ở các ngã tư đường các con nhìn thấy gì?
+ Đèn tín hiệu giao thông có màu gì?
+ Đèn xanh phải làm gì?
+ Còn khi nhìn thấy đèn đỏ, đèn vàng thì phải làm sao?
+ Vậy khi đi trên đường nhìn thấy đèn tín hiệu giao thông, các con phải làm gì?
Giáo dục trẻ chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông
- Chơi vận động: “ Người tài xế giỏi”
+ Luật chơi: Người tài xế nào chạy không đúng theo đèn tín hiệu sẽ bị ra ngoài 1 lượt chơi
+ Cách chơi: Cô làm cảnh sát giao thông, trẻ làm tài xế. Khi cô giơ đèn tín hiệu có màu gì, trẻ phải lái xe thực hiện theo đúng quy định của đèn tín hiệu đó. Sau 1-2 lần chơi cô sẽ để trẻ làm cảnh sát giao thông.
Cô cho trẻ chơi
Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi. 
Gần hết giờ chơi, cô cho cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ lên lớp rửa chân, tay. Nghỉ
Thứ 3
- Tìm hiểu về cách đi đường đúng luật giao thông
- Chơi trò chơi: 
Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do: Xếp hột,hạt, đá bóng, chọi lon, thảy vòng, chơi với đồ chơi ngoài trời
* Kiến thức: 
- Trẻ biết cách đi đường đúng luật giao thông
* Kỹ năng: 
- Qua trò chuyện trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người
- Trẻ tham gia tích cực hoạt động
* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật giao thông
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, hột, hạt, lá cây, sỏi 
* Hướng dẫn:
- Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, vừa đi vừa đọc bài thơ: Đèn giao thông
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? Ánh nắng có lợi gì cho sức khỏe?
+ Các con nhìn xem đây là gì?
+ Vạch chia đường có màu gì?
+ Vậy khi đi trên đường các con đi phía bên nào?
Cô dẫn trẻ đi phía bên phải
Cô nói: Khi về các con sẽ đi theo chiều ngược lại và đi phía bên phải của mình.
Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật giao thông 
- Chơi vận động: “ Rồng rắn lên mây”
Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
Cô cho trẻ chơi vài lần
Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi. 
Gần hết giờ chơi, cô cho cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ lên lớp rửa chân, tay. Nghỉ
Thứ 4
- Tìm hiểu về cách đi đường đúng luật giao thông
 Chơi trò chơi: 
Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do: Xếp hột,hạt, đá bóng, chọi lon, thảy vòng, chơi với đồ chơi ngoài trời
* Kiến thức: 
- Trẻ biết cách đi đường đúng luật giao thông
* Kỹ năng: 
- Qua trò chuyện trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người
* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật giao thông
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, hột, hạt, lá cây, sỏi, lon sữa, bóng, vòng
* Hướng dẫn:
- Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, cho trẻ dạo quang sân trường
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? Ánh nắng có lợi gì cho sức khỏe? cho trẻ hít thở không khí buổi sáng
+ Cô đố các con đây là gì? 
+ Vòng xoay có dạng hình gì?
+ Các con thường thấy vòng xoay ở đâu?
+ Khi đi đến vòng xoay các con phải làm gì?
+ Đi như thế nào?
Cô nói: khi đi đến các vòng xoay, các con sẽ vòng qua vòng xoay theo chiều phía tay trái
Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật giao thông
- Chơi vận động: “ Ôtô và chim sẻ”
Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
Cô cho trẻ chơi vài lần
- Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi. 
- Gần hết giờ chơi, cô cho cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ lên lớp rửa chân, tay. Kết thúc./.
Thứ 5
- Quan sát, trò chuyện về vạch dành cho người đi bộ
- Chơi trò chơi: 
Người tài xế giỏi
- Chơi tự do: Chơi với lá cây, hột, hạt, thảy vòng, ném bóng, chơi với đồ chơi ngoài trời
* Kiến thức: 
- Trẻ biết hình dạng, màu sắc, ý nghĩa của vạch dành cho người đi bộ
* Kỹ năng: 
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
- Phát triển vận động thông qua các trò chơi ngoài trời
* Giáo dục: Giáo dục trẻ đi đúng làn đường khi đi bộ
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, hột, hạt, lá cây, sỏi, bóng, vòng
* Hướng dẫn:
Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, vừa đi vừa hát: Em tập lái ô tô
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? Thời tiết hôm nay có mát mẻ không?
Vậy chúng ta cùng đi tham quan vườn hoa nha! Vừa đi vừa nhắc trẻ hít thở đều
+ Các con nhìn xem đây là gì ? 
+ Vạch có màu gì?
+ Đây gọi là vạch gì?
+ Các con đã thấy vạch này chưa? Nhìn thấy ở đâu?
+ Khi qua đường thì các con phải đi như thế nào?
Cô nói: khi qua đường các con phải đi trên vạch dành cho người đi bộ và chấp hành theo đèn tín hiệu giao thông
+ Nhưng các con còn nhỏ thì khi qua đường phải làm sao? ( phải có người lớn dắt và luôn nắm tay người lớn)
- Chơi vận động: “ Người tài xế giỏi”
+ Luật chơi: Người tài xế nào chạy không đúng theo đèn tín hiệu sẽ bị ra ngoài 1 lượt chơi
+ Cách chơi: Cô làm cảnh sát giao thông, trẻ làm tài xế. Khi cô giơ đèn tín hiệu có màu gì, trẻ phải lái xe thực hiện theo đúng quy định của đèn tín hiệu đó. Sau 1-2 lần chơi cô sẽ để trẻ làm cảnh sát giao thông.
Cô cho trẻ chơi vài lần
Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi. 
Gần hết giờ chơi, cô cho cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ lên lớp rửa chân, tay. 
Thứ 6
- Tìm hiểu về luật dành cho người đi bộ
- Chơi trò chơi: 
Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do: Chơi với lá cây, hột, hạt, thảy vòng, ném bóng, chơi với đồ chơi ngoài trời
* Kiến thức: 
- Trẻ biết một số luật dành cho người đi bộ
* Kỹ năng: 
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
- Phát triển vận động thông qua các trò chơi ngoài trời
* Giáo dục: Giáo dục trẻ chấp hành đúng luật dành cho người đi bộ
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn 
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, hột, hạt, lá cây, sỏi, bóng, vòng
* Hướng dẫn:
Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, vừa đi vừa hát: Đường em đi
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào?
Cô trò chuyện với trẻ
+ Bạn nào biết lớp mình vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Đường các con đi là phía bên nào?
+ Còn đường ngược lại thì sao?
+ Và khi đi bộ thì các con phải đi ở đâu?
+ Còn khi đi qua đường?
Cô nói: các con phải đi trên vỉa hè, khi qua đường phải đi trên vạch dành cho người đi bộ
- Chơi vận động: “ Ô tô và chim sẻ”
Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
Cô cho trẻ chơi vài lần
Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy bạn, không chạy nhảy, không giành đồ chơi. 
Gần hết giờ chơi, cô cho cháu thu dọn đồ dùng, đồ chơi, nhắc nhở trẻ lên lớp rửa chân, tay. 
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Góc xây dựng
Bến xe
v Yêu cầu:
- Trẻ biết trong bến xe có cây xanh, hoa, ghế đá, xe...
- Trẻ biết xây theo hướng dẫn của cô
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong khi chơi, rèn cơ tay
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn công trình
v Chuẩn bị: 
Hàng rào, hộp sữa susu, cổng, mô hình nhà, hoa, cây xanh, xe...
v Gợi ý: 
Các con sẽ phân công người xây, người chở gạch. Các con xây xong hàng rào rồi đặt hoa, cây xanh, ghế đá, nhà, xe...vào công trình.
Khi xây con nhớ xây ngay ngắn, trật tự, phân bố các đồ chơi phù hợp. Xây xong giữ gìn công trình.
Góc phân vai
Bán vé xe
v Yêu cầu:
- Trẻ biết phân vai chơi: người bán vé xe- khách
- Trẻ trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ của mình
- Trẻ hứng thú khi tham gia chơi
- Giáo dục trẻ chơi ngoan
v Chuẩn bị: 
Vé xe, ghế, vô lăng, giỏ sách, tiền...
v Gợi ý: 
Các con sẽ tự phân vai chơi: người bán vé và khách hàng 
Khi chơi các con không giành đồ chơi với bạn
Góc học tập
Chơi lô tô về giao thông, kidmart, xem sách theo chủ đề
v Yêu cầu:
- Trẻ biết một số loại phương tiên giao thông
- Rèn óc quan sát, suy nghĩ trong khi chơi
- Giáo dục trẻ chơi không la hét, xô đẩy bạn.
v Chuẩn bị: 
lô tô, sách chủ đề giao thông; trò chơi kidmart
v Gợi ý: các con sẽ chơi lô tô ; xem sách về chủ đề giao thông; kidmart
Khi chơi các con nhớ không giành đồ chơi với bạn
Góc nghệ thuật
Tô màu, cắt dán tranh giao thông
v Yêu cầu:
- Trẻ biết phối màu để tạo ra sản phẩm đẹp
- Trẻ tô màu, cắt dán khéo léo không lem ra ngoài
- Rèn sự khéo léo đôi tay trẻ để tạo sản phẩm
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
v Chuẩn bị: 
Tranh đường phố, bút màu, kéo, hồ dán
v Gợi ý: 
Các con sẽ dùng bút màu để tô màu, sau đó cắt dán các chi tiết tạo nên bức tranh thật đẹp
Khi tô các con phải nhẹ tay, không tô lem ra ngoài
Góc thiên nhiên
Làm thuyền bằng bẹ chuối
v Yêu cầu:
- Trẻ biết làm thuyền từ nguyên vật liệu cô chuẩn bị sẵn ( bẹ chuối, đũa...)
- Trẻ biết phối hợp với bạn cùng chơi
- Giáo dục trẻ chơi không la hét, không giành đồ chơi với bạn
v Chuẩn bị: 
Bẹ chuối, đũa, thau nước...
v Gợi ý : 
Các con sẽ làm thật nhiều thuyền thả xuống nước nhé!
Khi chơi các con phải biết nhường nhịn nhau.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thứ 2: 
HĐTTVS
Xếp quần áo 
* Kiến thức: 
- Trẻ biết cách xếp các loại quần áo khác nhau
* Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện thành thạo thao tác “ Xếp quần áo”
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô giúp phát triển ngôn ngữ.
* Giáo dục: 
Giáo dục trẻ biết xếp quần áo gọn gàng
* Chuẩn bị: 
Quần áo của trẻ
* Hướng dẫn:
Hát “ Lại đây múa hát cùng cô” tập trung trẻ lại
Trời tối- trời sáng
+ Các con nhìn xem cô có gì đây?
+ Quần áo này như thế nào?
Vậy bây giờ các con hãy giúp cô xếp những chiếc quần áo này nhé!
Cho trẻ xung phong lên thực hiện thao tác “ Xếp quần áo”
Tổ chức cho trẻ thi đua thực hiện thao tác với trò chơi “ Xếp nhanh, xếp giỏi”
Giáo dục trẻ biết xếp quần áo và cất quần áo gọn gàng
Kết thúc./.
Thứ 3: 
HDTC mới:
Đội nào tài hơn
* Kiến thức: Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi “ Đội nào tài hơn”
* Kỹ năng: 
- Trẻ tham gia chơi tốt trò chơi, hứng thú cùng cô, rèn thể lực qua trò chơi
- Trẻ chọn đúng theo yêu cầu của cô
* Giáo dục: Giáo dục trẻ không la hét, xô đẩy bạn.
* Chuẩn bị: 
- Phòng học thoáng mát, sạch sẽ 
- Lô tô giao thông
* Hướng dẫn:
Cả lớp hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” tập trung trẻ lại
+ Vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về phương tiện giao thông gì?
+ Ngoài ra, còn có những phương tiện giao thông gì nữa?
Vậy bây giờ các con hãy gắn các phương tiện giao thông vào đúng vị trí của mình nha!
Cô giới thiệu trò chơi “ Đội nào tài hơn”
Giải thích cách chơi luật chơi
+ Cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội. Khi cô nói “ Bắt đầu” bạn đầu hàng chạy lên vượt qua các chướng ngại vật lấy một phương tiện giao thông gắn vào bức tranh. Các bạn tiếp theo thực hiện tương tự như vậy. Yêu cầu là các bạn phải gắn vào đúng nơi phương tiện này lưu thông.
+ Luật chơi : đội nào gắn chính xác và nhanh hơn là đội chiến thắng
Cho trẻ chơi vài lần
Cô bao quát, nhận xét
Thứ 4: 
THNTH
- Góc tô màu: Một số biển báo giao thông.
- Góc nặn: Biển báo giao thông
- Góc xé dán: Làm tranh ngã tư đường phố. 
- Góc trang trí: trang trí con đường. 
- Góc thiên nhiên: xếp biển báo bằng hột, hạt.
* Kiến thức: 
- Trẻ biết các bước thực hiện tạo ra một số sản phẩm mà trẻ thích. 
* Kỹ năng: 
- Qua giờ học rèn luyện kỹ năng, óc sáng tạo của trẻ.
- Trẻ cảm nhận vẻ đẹp qua sản phẩm trẻ làm ra
* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và bạn, giữ gìn đồ dùng của lớp.
* Chuẩn bị: 
Nguyên vật liệu ở góc mẫu của cô; bút chì, giấy,bút màu; đất nặn,dĩa, khăn lau tay, dao cắt đất sét...
* Tổ chức:
Hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
* Cô dẫn trẻ đi xem mô hình ngã tư đường phố
Cô nói: Các con thấy ngã tư đường phố còn thiếu gì? Vậy bây giờ các con hãy làm các biển báo giao thông để đặt ở các ngã tư đường nhé!
- Góc tô màu: Một số biển báo giao thông.
- Góc nặn: Biển báo giao thông
- Góc xé dán: Làm tranh ngã tư đường phố. 
- Góc trang trí: trang trí con đường. 
- Góc thiên nhiên: xếp biển báo bằng hột, hạt.
- Cho trẻ chọn và về góc chơi thực hiện, cô bao quát.
- Cô báo sắp hết giờ.
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét sản phẩm. Cô nhận xét. 
- Trẻ thu dọn đồ dùng. Lớp nghỉ.
Thứ 5: 
Ôn tập
Bài thơ, bài hát
- Trẻ biết các bài hát, bài thơ đã học 
- Trẻ mạnh dạn tự tin, phát triển ngôn ngữ.
- Giáo dục trẻ qua nội dung các bài thơ, bài hát,..
* Tổ chức:
Cả lớp hát và vận động bài hát : Em tập lái ô tô
+ Vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về gì?
+ Ngoài ra, các con còn biết phương tiện giao thông gì nữa?
Cô giáo dục trẻ biết chấp đúng luật giao thông
+ Các con có nhớ những bài hát, bài thơ m

File đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_23_chu_de_An_toan_giao_thong.doc
Giáo Án Liên Quan