Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Bé biết nhiều nghề

- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ

- Trò chuyện với trẻ về một số nghề phổ biến.

- Chơi với đồ chơi ở lớp

- Thể dục sáng: Tập theo bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” tập với vòng.

- Tay: 2 tay đưa ra phía trước lên cao

- Chân: 2 tay đưa ra phía trước, co 1 chân.

- Bụng: 2 tay đưa ra phía trước quay người sang 2 bên

- Bật: bật tách khép chân.

 

doc25 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Bé biết nhiều nghề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 1
(Thực hiện 1 tuần: từ 7/11 đến 11/11/2016)
* GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM-KỸ NĂNG XÃ HỘI:
Góc PV: Trò chơi đóng vai: Cô giáo và các bạn. Bác sỹ khám bệnh cho các bạn” 
Góc XD: Xây dựng ngôi nhà, sân vườn, hàng rào, vườn hoa.
 Góc TH: Tô màu chú công nhân, tô màu cái bay dụng cụ nghề thợ xây, vẽ lưỡi cưa....
Góc TV: Xem sách, cho trẻ xem tranh ảnh về chủ đề.
- Góc âm nhạc: Hát những bài hát về chủ đề, chơi với dụng cụ âm nhạc.
Góc TN: Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ.
BÉ BIẾT NHIỀU NGHỀ
*	GDPT thẩm mỹ:
Vẽ lưỡi cưa
*GDPT ngôn ngữ: 
 - Thơ: “Cái bát xinh xinh”
* GDPT thể chất
Bật sâu 30cm
Giáo dục c/c biết rửa tay trước khi ăn, nhớ khóa nước sau khi vệ sinh xong.
* GDPT nhận thức:
Bố mẹ bé làm nghề gì?
Phân biệt tay phải, tay trái. Ôn phân biệt to hơn, nhỏ hơn.
KẾ HOẠCH TUẦN 1
 Ngày
Hoạt
động
Thứ hai
(7-11)
Thứ ba
(8-11)
Thứ tư
(9-11)
Thứ năm
(10-11)
Thứ sáu
(11-11)
Đón trẻ, thể dục sáng
Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ
Trò chuyện với trẻ về một số nghề phổ biến.
Chơi với đồ chơi ở lớp
Thể dục sáng: Tập theo bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” tập với vòng.
Tay: 2 tay đưa ra phía trước lên cao
Chân: 2 tay đưa ra phía trước, co 1 chân.
Bụng: 2 tay đưa ra phía trước quay người sang 2 bên 
Bật: bật tách khép chân.
Hoạt động có chủ đích
*GDPTNT:
Làm quen với toán: 
“Phân biệt tay phải, tay trái. Ôn phân biệt to hơn, nhỏ hơn”.
*GDPTTM:
 “Vẽ lưỡi cưa”
*GDPTN:
Bố mẹ bé làm nghề gì?
*GDPTTC:
Bật sâu 30cm
*GDPTNN:
Thơ: “Cái bát xinh xinh”
Hoạt động ngoài trời
Dạo chơi sân trường
Trò chuyện về nghề của bố mẹ và một số nghề phổ biến.
TCDG+ TCVĐ: Mèo đuổi chuột, mèo và chim sẻ, kéo cưa lừa sẻ .
Chơi tự do: Với đồ chơi ở sân trường
GD: Bé rửa tay vào lớp, giữ gìn lớp sạch sẽ
Hoạt động góc
* Cô giới thiệu chủ đề chơi “bé biết nhiều nghề”, tên các góc chơi, nội dung các góc chơi và đàm thoại cùng trẻ, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi chơi.
1. Góc xây dựng( Góc chơi chính): Xây dựng bệnh viện. Mô hình nhà và cổng
- Biết xếp gạch, hộp sữa nối tiếp nhau làm mô hình bệnh viện.
-Trẻ nhanh nhẹn khi thực hiện, sắp xếp mô hình hợp lí
- Biết phối hợp với bạn cùng làm, thể hiện vai chơi
b. Chuẩn bị:
- Gạch, cây xanh, hoa, mô hình nhà, bệnh viện...
- Một số cây xanh, hoa và 1 số bằng nguyên vật liệu mở : hộp sữa, đá, nắp chai.
c. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
Hát, minh họa “ Cháu yêu cô chú công nhân”
C/c vừa hát bài gì?
C/c có yêu quý cô chú công nhân ko?
Vậy hôm nay, cô cháu mình sẽ cùng xây dựng bệnh viện thật đẹp cùng chơi nha!
Cô giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi và cho trẻ chọn vai chơi.
* Quá trình chơi:
Trẻ thỏa thuận vào góc chơi và tiến hành chơi.
Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ để chơi chung
Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ.
* Nhận xét sau khi chơi:
Cô đến từng góc chơi nhận xét và tập trung trẻ lại để nhận xét góc chơi chính.
2. Đóng vai
Chơi giáo viên và các bạn, bác sĩ
Các bạn đi khám bác sĩ
3. Học tập
 Vẽ, tô màu 1 số dụng cụ của một số nghề. 
4. Thư viện 
Xem tranh truyện về chủ đề nghề nghiệp
5. Âm nhạc
Hát, đọc thơ về những nghề bé biết 
6. Thiên nhiên
Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây ở góc thiên nhiên.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ
Hoạt động chiều
Vẽ lưỡi cưa.
Giáo dục trẻ yêu quý các ngành nghề có ich cho xã hội
Trò chuyện: bố mẹ bé làm nghề gì
Gd trẻ biết phụ giúp ba mẹ những công việc vừa sức.
Đồng dao: gánh gánh gồng gồng
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn trong giờ học, biết phụ giúp ba mẹ yêu quý sản phẩm các nghề.
Đọc thơ cái bát xinh xinh
Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của các nghề yêu thương ba mẹ.
Hát đọc thơ về chủ đề.
Gd trẻ biết nghe lời cô, chào bố mẹ.
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Thứ2
7/11/2016
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: PHÂN BIỆT TAY PHẢI, TAY TRÁI. ÔN PHÂN BIỆT TO HƠN, NHỎ HƠN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ ôn phân biệt to hơn, nhỏ hơn ,nhận biết được tay phải, tay trái của mình.
- Biết chọn đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của cô
- Giáo dục trẻ biết cất dọn đồ dùng đồ chơi, giữ gìn đôi tay sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: 1 rổ đựng 2 chén: 1 chén lớn có hình vẽ hoa vàng và một chén nhỏ có họa tiết hoa đỏ.
Đồ dùng của mỗi trẻ: 1 rổ đựng 2 chén: 1 chén lớn hoa đỏ và một chén nhỏ hoa vàng.
Ba tấm bảng chia làm 2 bên có vẽ hai bàn tay trái phải hai bên. Các hình ảnh lô tô to – nhỏ của các nghề: Đội 1 gồm: nhà, trường học, bệnh viện, cầu qua sông. Đội 2 gồm:tô, chén, bát, đĩa. Đội 3 gồm gạo,rau, củ, quả. Rổ đựng lô tô 3 cái.
Bài thơ: “Cái bát xinh xinh”
Bài hát: “Bàn tay người thợ xây”
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: ôn: “phân biệt to hơn, nhỏ hơn”
Cho lớp đọc thơ: “Cái bát xinh xinh”
C/c vừa đọc bài thơ gì?
Bài thơ nhắc đến nghề gì vậy c/c ?
Nghề gốm xứ tạo ra những sản phẩm nào?
Đúng rồi chén và tô dĩa và các đồ dùng bằng sành nữa rất nhiều. C/c con phải biết yêu quý sản phẩm của nghề gốm xứ nhờ có nghề gốm xứ mà hằng ngày c/c có chén để ăn cơm đó.
 C/c ơi! Nhìn xem nhìn xem xem cô có gì đây? Mấy cái chén?
Đúng rồi các con xem hai cái chén của cô có màu gì? Trên chén có vẽ gì? Bông hoa của cô có màu gì? Bên trong chén có màu gì?
Bây giờ các con xem cô đặt hai cái chén lên nhau nha!
Cô đặt chén vàng vào chén đỏ
Các con thấy chén vàng có bỏ vào trong chén đỏ được không? Vì sao?
Đúng rồi vì chén vàng to hơn nên không để vào trong chén đỏ được.
Cả lớp nhắc lại chén vàng to hơn
Còn chén đỏ thì sao c/c nhỏ hơn hay to hơn? Vì sao?
Bạn trả lời rất đúng rồi nè! vì chén đỏ nhỏ hơn nên không để chén vàng vào trong được.
Cả lớp nhắc lại chén đỏ nhỏ hơn
Bây giờ c/c nhìn cô để chén đỏ vào trong chén vàng nha c/c thấy chén đỏ như thế nào? Vì sao con biết?
Đúng rồi vì chén vàng to hơn nên chén đỏ bỏ được vào trong chén vàng
Cả lớp nhắc lại chén vàng to hơn
Còn chén đỏ thì sao c/c nhỏ hơn hay to hơn? Vì sao?
Đúng rồi. Vì chén đỏ nhỏ hơn nên để được vào trong chén vàng.
Cả lớp nhắc lại chén đỏ nhỏ hơn
Umbala! C/c xem cô có mấy tay?
Còn c/c thì sao? Tay đẹp của các con đâu?
C/c có mấy tay?
Hàng ngày đôi bàn tay đã giúp chúng ta làm gì nhỉ?
Để đôi bàn tay của chúng ta luôn sạch thì chúng ta phải làm gì?
Giáo dục: C/c phải biết yêu quý đôi tay của mình nhờ có đôi tay mà c/c có thể xúc cơm, viết bài, phụ giúp ba mẹ vậy nên c/c phải biết giữ gìn đôi tay sạch sẽ để phòng tránh được các bệnh tay chân miệng nhé!.
Hôm nay c/c học rất ngoan nên các chú ở nhà máy gốm xứ gửi tặng cho c/c mỗi bạn một rổ đồ chơi. Bây giờ c/c cùng đi lấy rổ đồ chơi về để trước mặt mình.
HOẠT ĐỘNG 2: phân biệt tay phải, tay trái
C/c có muốn biết bàn tay nào là bàn tay phải, bàn tay nào là bàn tay trái không? Để biết được thì hôm nay cô sẽ dạy c/c phân biệt tay phải, tay trái.
Cho trẻ nhắc lại đề tài
Trò chơi, trò chơi: Cô Tuyến sẽ cùng các con chơi trò chơi có tên là “Giấu tay” để xem đâu là bàn tay phải đâu là bàn tay trái nhé!. 
Lần 1: Giấu tay, giấu tay.
 Tay phải của các con đâu?
Cả lớp nói 2 lần
Bạn nam nói
Bạn nữ nói
Mời 3 bạn nói
Lần 2: Giấu tay, giấu tay.
Tay trái của con đâu?
Cả lớp nói 2 lần.
Bạn nam nói
Bạn nữ nói
Mời 3 bạn nói
Bây giờ chúng mình cùng khám phá trong rổ quà có gì nha!
Trong rổ quà của các con có gì ? Có mấy chén? 
Chén nào to hơn? vì sao?
Đúng rồi. Chén đỏ to hơn vì không bỏ vào trong chén vàng được hoặc Chén đỏ to hơn vì bỏ chén vàng vào trong chén đỏ được.
Cả lớp nhắc lại chén đỏ to hơn
Chén nào nhỏ hơn? Vì sao con biết?
Đúng rồi chén vàng nhỏ hơn vì bỏ được vào trong chén đỏ hoặc Chén vàng nhỏ hơn vì không bỏ chén đỏ vào được.
Cô cùng các con chơi trò giấu tay. Bây giờ c/c cầm chén to tay phải chén nhỏ tay trái. Khi cô nói tay phải đâu thì các con lấy chén to màu đỏ dơ lên và nói tay phải đây, khi cô nói tay trái đâu các con lấy chén hoa vàng dơ lên nhé!
Giấu tay, giấu tay.
Tay phải của con đâu?
Cả lớp trả lời
Cô kiểm tra Cả lớp, cá nhân
Tay phải của con cầm chén màu gì? Chén đỏ như thế nào?
Giấu tay, giấu tay.
Tay trái của con đâu?
Cô cho trẻ giơ tay trái
Cô kiểm tra cả lớp, cá nhân
Tay trái của con cầm chén màu gì? Chén vàng như thế nào?
Hôm nay c/c học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho c/c 1 trò chơi đó là trò chơi có tên là: “Gắn nhanh gắn đúng”
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi: “ Gắn nhanh gắn đúng ”
Cách chơi: Trên đây cô có rất nhiều đồ dùng của các nghề khác nhau có kích thước to-nhỏ và cô có 3 tấm bảng đã được chia làm hai bên, bên tay trái, bên tay phải. Bây giờ cô chia lớp làm 3 đội thi đua. Nhiệm vụ của từng đội là gắn nhanh các đồ dùng có kích thước nhỏ vào bên tay trái, các đồ dùng có kích thước to vào bên tay phải. Đội 1 sẽ chọn sản phẩm của thợ xây (gồm: nhà, trường học, bệnh viện, cầu qua sông). Đội 2 sẽ chọn sản phẩm của nghề gốm xứ (gồm:tô, chén, bát, đĩa). Đội 3 sẽ chọn sản phẩm của nghề nông(gồm gạo,rau, củ, quả) Đội nào gắn nhanh gắn đúng được nhiều nhất đội đó sẽ là đội chiến thắng. Nên nhớ mỗi lần lên các con chỉ được lấy 1 hình thôi nhé khi bạn thứ nhất thực hiện xong đi về cuối hàng thì bạn thứ 2 tiếp tục thực hiện. Thời gian được tính bằng một bản nhạc.
- Cô Cho trẻ chơi 1 - 2 lần, bao quát trẻ.
- Nhận xét kết quả chơi.
KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương.
Trẻ đọc thơ
Thơ: Cái bát xinh xinh
Nghề gốm xứ
Chén
Trẻ lắng nghe
Chén . 2 cái chén
 Đỏ, vàng. Trên chén có vẽ bông hoa.Màu trắng. 
Trẻ chú ý lên cô
Không. Vì chén vàng to hơn
Trẻ lắng nghe!
Trẻ nhắc lại chén vàng to hơn
Nhỏ hơn. Vì không để được chén vàng vào trong.
Trẻ lắng nghe
Lớp nhắc lại
Chén đỏ nằm trong chén vàng. Vì chén vàng to hơn nên chén đỏ bỏ được vào trong được
Lớp nhắc lại
Chén đỏ nhỏ hơn. Vì để được vào trong chén vàng
Lớp nhắc lại
2 tay
Tay đẹp của con đây
Dạ! 2 tay
Đôi tay giúp chúng ta xúc cơm, viết bài.
Giữ gìn đôi tay sạch sẽ
Trẻ lắng nghe
Trẻ đi lấy rổ đồ dùng để trước mặt.
Dạ muốn!
Trẻ nhắc lại đề tài
Chơi gì, chơi gì?
Tay nào, tay nào?
Tay phải của con đây
Lớp nói 2lần và dơ tay phải lên
Bạn nam nói và dơ tay phải lên
Bạn nữ nói và dơ tay phải lên
3 bạn nói và dơ tay phải lên.
Tay nào, tay nào?
Tay trái của con đây!
Cả lớp trả lời 2 lần và dơ tay trái lên
Bạn nam nói và dơ tay trái lên
Bạn nữ nói và dơ tay trái lên
3 bạn nói và dơ tay trái lên.
Dạ!
Dạ! Có chén.2 chén
Chén đỏ to hơn vì không bỏ vào trong chén vàng được hoặc Chén đỏ to hơn vì bỏ chén vàng vào trong chén đỏ được.
Lớp nhắc lại
Chén vàng nhỏ hơn vì bỏ được vào trong chén đỏ hoặc Chén vàng nhỏ hơn vì không bỏ chén đỏ vào được.
Trẻ lắng nghe!
Tay nào, tay nào?
Tay phải của con đây!
 Lớp nói và cầm chén to dơ tay phải lên.
Chén màu đỏ, to
Tay nào, tay nào?
Tay trái của con đây
Lớp nói và cầm chén vàng dơ tay trái lên.
Chén màu vàng, nhỏ
Trẻ lắng nghe!
Trẻ chơi
Trẻ lắng nghe!
Thứ 3
8/11/2016
LĨNH VỰC: GDPT THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: VẼ LƯỠI CƯA
I/ YÊU CẦU:
Trẻ biết hình dáng của lưỡi cưa là những nét xiên phải, xiên trái nối liền nhau. Biết cưa là dụng cụ của nghề thợ mộc.
Trẻ biết dùng bút màu vẽ các nét xiên trái, xiên phải lên xuống nối liền với nhau tạo thành lưỡi cưa có tư thế ngồi và cầm bút đúng yêu cầu và biết tô màu cán cưa nhằm phát triển cơ tay, óc quan sát và tính thẫm mĩ ở trẻ.
Giáo dục trẻ biết yêu quý các sản phẩm của các ngành nghề, biết giữ gìn bài vẽ sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ :
Đồ dùng của cô: Tranh vẽ mẫu lưỡi cưa (3 tranh), 1số tranh của nghề thợ mộc đĩa nhạc theo chủ đề.
Đồ dùng cháu: Giấy vẽ, bút màu, bàn ghế.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Bé đi tham quan xưởng mộc
Cô đố cô đố, cô đố các con :
Cái gì có rất lắm răng
Lại có cả lưỡi, hay ăn gỗ mà
Ăn rồi cây gỗ đứt ra
Giúp cho bác thợ thật là tiện thay?
Đố bé là cái gì?
Đúng rồi cái cưa. C/c có biết cái cưa dùng để cưa gỗ là dụng cụ của nghề nào không?
Thế cc có biết nghề mộc tạo ra những sản phẩm gì không ?
Vậy c/c có biết để tạo ra những sản phẩm đó thì cần có những dụng cụ gì không?
Để để tạo ra được những sản phẩm đó nhờ có những dụng cụ gì thì bây giờ cô và cc cùng nhau đến thăm xưởng mộc mới mở ở gần đây xem các chú thợ mộc dùng những dụng cụ gì nha!
Cho trẻ xem power point hình ảnh các chú thợ mộc đang làm việc cầm búa, đục, bào, cưa
Các con nhìn xem chú thợ mộc dùng những dụng cụ gì ?
Các con nhìn xem đây là cái gì?(cho trẻ xem cái cưa)
Đây là gì của cưa?
Còn cái này gọi là gì các con biết không?
C/c nhìn xem lưỡi cưa ntn?( Cho trẻ cùng quan sát)
Cô chốt lại: Đây là cái cưa,cái cưa này cán được làm bằng gỗ, lưỡi cưa bằng sắt rất nhọn và rất bén, giúp các chú thợ mộc cưa rất nhanh, được nhiều gỗ.
Bây giờ chúng mình cùng giúp các chú thợ mộc sẽ gỗ nào( trẻ nắm tay nhau chơi kéo cưa, lừa xẻ)
C/c ơi các chú thợ mộc cám ơn c/c rất nhiều vì đã giúp các chú cưa xẻ gỗ, và chú thợ mộc có tặng cho c/c 1 món quà, cô cháu mình cùng về lớp xem món quà đó là gì nhé. 
HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ lưỡi cưa.
* Phân tích mẫu: 
Chúng mình cùng xem chú thợ mộc tặng gì cho lớp mình nha!
Đây là gì cc? 
Cho trẻ nhắc lại
Còn đây là gì của cái cưa? 
Còn cái này?
Các con ơi cô cũng có vẽ một cái cưa rất đẹp và giống cái cưa của chú thợ mộc đấy!
Cc xem lưỡi cưa cô vẽ ntn? 
Lưỡi cưa cô vẽ bằng những nét xiên phải, xiên trái lên xuống dính liền nhau để tạo thành lưỡi cưa. Cô còn tô màu cho cán cưa lưỡi cưa làm nổi bật cái cưa rất đẹp
C/c ơi ! cc thấy cô vẽ lưỡi cưa có đẹp không?
Vậy cc có muốn vẽ lưỡi cưa đẹp như cô không nào?
 Để c/c vẽ được lưỡi cưa cô sẽ vẽ trước cho c/c xem nha
* Vẽ mẫu: 
Khi vẽ cô dùng tay trái cô giữ giấy, tay phải cô cầm bút, đặt bút nằm giữa ngón trỏ và ngón cái, cô vẽ nét xiên trái, nét xiên phải nối lại với nhau, cứ thế cô vẽ cho đến hết.
Để cái cưa đẹp hơn cô sẽ dùng bút màu tô cho cái cưa. Cô tô màu từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. cô tô thật khéo không lem ra ngoài
Thế ai thích vẽ giống cô? (Để vẽ được lưỡi cưa con sẽ vẽ ntn?). Cô gợi ý thêm cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình
HOẠT ĐỘNG 3: Bàn tay khéo léo
Bây giờ chúng mình cùng vào bàn và vẽ lưỡi cưa thật đẹp nhé!
Trong quá trình trẻ vẽ cô đi xung quanh lớp, nhắc nhở trẻ , động viên, khuyến khích trẻ.
Cô mở nhạc các bài hát theo chủ đề. 
Báo sắp hết giờ
Trẻ nhanh tay
Báo hết giờ
Cho trẻ trưng bày sản phẩm
Mời trẻ nhận xét
Cô nhận xét
Khi các con vẽ xong các con phải biết giữ gìn bài vẽ sạch sẽ để bài vẽ thêm đẹp nhé!
KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương.
Trẻ trả lời: Cái cưa
Nghề mộc
Bàn, ghế, tủ...
Cưa, búa, đục...
Dạ! 
Trẻ xem
Búa, đục, bào...
Cái cưa
Cán cưa
Lưỡi cưa
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe!
Dạ! Trẻ chơi cùng bạn
Trẻ lắng nghe! Trẻ chuyển đội hình
Trẻ xem
Cái cưa
Cái cưa
Cán cưa
Lưỡi cưa
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời theo hiểu biết
Dạ! đẹp
Dạ! Muốn
Dạ!
Trẻ chú ý quan sát
Trẻ giơ tay
Dạ!
Trẻ thực hiện
Trẻ lên trưng bày sản phẩm
Trẻ nhận xét
Trẻ lắng nghe
Dạ!
Trẻ lắng nghe
Thứ 4
9/11/2016
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: BỐ MẸ BÉ LÀM NGHỀ GÌ
I/ YÊU CẦU:
Trẻ biết tên gọi một số nghề ( nghề giáo viên, nghề may, nghề bộ đội )Biết kể tên công việc vủa bố mẹ. Trẻ biết sản phẩm, dụng cụ, công việc và trang phục của một số nghề: nghề giáo viên, nghề may, nghề bộ đội
Kĩ năng: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, so sánh.
Giáo dục trẻ yêu quý biết ơn bố mẹ. Biết giữ gìn sản phẩm mà bố mẹ làm ra.
II/ CHUẨN BỊ: 
Một số tranh trình chiếu trên Powerponit.
Bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Cô và mẹ”, “Em thích làm chú bộ đội”.
Trò chơi: “Thi xem ai nhanh” 
Cho trẻ: Tranh lô tô các nghề: Bộ đội: (Súng,bộ đồ bộ đội, mũ ngôi sao của bộ đội, ba lo màu xanh của bộ đội. Nghề may: (áo, quần, váy). Nghề giáo viên : (Bảng, phấn, thước kẻ, quyển giáo án).cho trẻ chơi.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: trò chuyện cùng trẻ
- Lớp hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”
- C/c vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói đến nghề nào? Ngoài nghề đó ra các con còn biết nghề nào nữa? 
- Ba mẹ con làm nghề gì? Ở đâu?
- Mỗi nghề đều có ích cho xã hội, vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bố mẹ làm nghề gì nha!
- C/c ơi nhìn xem nhìn xem xem cô có gì đây? Cho trẻ xem một số hình ảnh về các nghề 
HOẠT ĐỘNG 2: Bố mẹ bé làm nghề gì
* Nghề giáo viên:
- Cô vừa cho các con xem hình ảnh về một số nghề trong xã hội đấy. Trong xã hội có rất nhiều nghề, bố mẹ các con cũng mỗi người một nghề đấy. Các con hãy kể cho cô biết bố mẹ các con làm nghề gì?
- Thế lớp mình có bố mẹ bạn nào làm nghề giáo viên không?
- Các con thấy hằng ngày cô Tuyến và cô Yến thường làm những công việc gì? 
- Các con cùng nhìn xem cô Tuyến đang làm gì đây?
- Cô còn cho các con làm gì đây nhỉ?
- Các con còn được cô cho làm gì nữa đây nhỉ?
- Uống sữa xong các con còn được các cô cho làm gì nữa?
Công việc của các cô rất vất vả nhưng các cô vẫn rất vui và yêu quý các con. Chúng mình phải yêu quý các cô, các con nhớ chưa?
Các con ạ, trong trường Mầm non có rất nhiều cô giáo đấy. Sắp đến ngày hội của các cô rồi đấy, các con cùng đứng lên hát tặng các cô bài hát “Cô và mẹ” nhé.
* Nghề may:
Cốc cốc cốc!
Có tiếng gì thế nhỉ? Các con cùng hướng ra cửa xem có điều gì nhé? Ai đây?
Xin chào các bạn lớp mầm C. Hôm nay cô Yến thấy các con học rất là ngoan, cô Yến tặng các con 1 hộp quà, các con có thích không?
Muốn biết cô yến tặng các con món quà gì chúng mình cùng mở ra nhé.
- Đó là 1 chiếc áo, các con thấy chiếc áo có đẹp không?
Đây là chiếc áo mẹ bạn My may cho cô đấy.
- Các con có biết mẹ bạn My làm nghề gì mà làm ra chiếc áo không nhỉ?
- Ai có mẹ cũng làm nghề may nữa nào?
- Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn biết công việc của nghề thợ may nào?
Các con ạ, để may được chiếc áo các cô thợ may phải làm rất nhiều công đoạn đấy, các con cùng xem các cô thợ may làm gì nhé.
- Cô thợ may đang làm gì đây?
- Cô thợ may còn làm gì nữa đây?
- Cắt xong các cô còn phải làm gì nữa đây? 
- May xong để cho áo đẹp cô còn làm gì đây?
Quần áo các con mặc hằng ngày là sản phẩm của nghề may đấy, các cô còn may được nhiều thứ nữa như tất, gối, chăn, rèm cửa  nữa đấy.
Thế các con có thích mặc quần áo đẹp không?
Vậy khi mặc quần áo các con phải giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng, các con nhớ chưa nào?
* Nghề bộ đội:
“Trốn cô”2
- Các con nhìn thấy gì đây?
- Các con thấy trang phục của chú bộ đội như thế nào?
- Trên đầu chú đội gì?
- Chú đeo gì trên vai nhỉ?
Hàng ngày các chú phải tập luyện rất nhiều như: bắn súng diễn tập, hành quân Các chú bộ đội làm rất nhiều công việc, ngày đêm canh g

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN chủ đề nghề nghiệp tuần 1. lđ.doc
Giáo Án Liên Quan