Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bé đi đường an toàn - Tuần 1: Một số phương tiện giao thông đường bộ - Năm học 2020-2021 - - Trường Mầm non Trường Chinh
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết vẽ và tô màu dưới sự hướng dẫn của cô
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ vẽ được ô tô tải theo mẫu của cô.
2. Kỹ năng
- Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng cầm bút và tô màu cho trẻ
- Trẻ 4 tuổi: Rèn kỹ năng vẽ và sự khéo léo của đôi bàn tay.
3. Thái độ
- Trẻ yêu quý sản phẩm của mình và của bạn
- Trẻ ngồi ngay ngắn khi tham gia giao thông, không ra đường 1 mình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu vẽ sẵn của cô, giấy cho cô.
- Giấy cho trẻ vẽ, bút chì, bút màu, bảng treo tranh,
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 hộp bút màu, 1 tờ giấy A4.
CHỦ ĐỀ: BÉ ĐI ĐƯỜNG AN TOÀN (2 TUẦN) Tuần 1: Một số phương tiện giao thông đường bộ (Thời gian thực hiện: 05/4- 09/04/2021) Ngày soạn: 29/03/2021 Ngày giảng: Thứ 2/05/04/2021 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH LVPT: Thẩm mỹ HĐ: Tạo hình Đề tài: Vẽ ô tô tải ( Mẫu ) I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết vẽ và tô màu dưới sự hướng dẫn của cô - Trẻ 4 tuổi: Trẻ vẽ được ô tô tải theo mẫu của cô. 2. Kỹ năng - Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng cầm bút và tô màu cho trẻ - Trẻ 4 tuổi: Rèn kỹ năng vẽ và sự khéo léo của đôi bàn tay. 3. Thái độ - Trẻ yêu quý sản phẩm của mình và của bạn - Trẻ ngồi ngay ngắn khi tham gia giao thông, không ra đường 1 mình. II. Chuẩn bị: - Tranh mẫu vẽ sẵn của cô, giấy cho cô. - Giấy cho trẻ vẽ, bút chì, bút màu, bảng treo tranh, - Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 hộp bút màu, 1 tờ giấy A4. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô. - Cả lớp nghe bài hát "Bạn ơi có biết". Hỏi trẻ: + Các con biết nhữnh loại PTGT nào? Kể một số PTGT đường bộ? + Con biết những loại ô tô nào? 2. Hoạt động 2: Bé quan sát + Hôm nay, cô đã vẽ được một chiếc xe ô tô tải để làm quà tặng chú tài xế đấy. Các con có muốn xem không? - Cho trẻ xem tranh và đàm thoại cùng trẻ: + Các con có nhận xét gì về bức tranh này? + Hình dáng của chúng ra sao? Màu sắc như thế nào? + Xe ô tô tải gồm những bộ phận nào? Xe ô tô tải có hình gì? + Xe ô tô tải có mấy bánh? Xe ô tô tải dùng để làm gì? + Xe ô tô tải là phương tiện giao thông đường nào? 3.Hoạt động 3: Bé trổ tài - Cô vẽ một hình chữ nhật đứng để làm đầu xe? Và vẽ thêm một hình chữ nhật nằm ngang nữa để làm thùng xe. Tiếp theo cô vẽ 2 hình tròn làm bánh. Cô vẽ và bố cục bức tranh như thế nào? - Cô vẽ có giống ô tô tải không? - Thế các con muốn vẽ giống cô không? 4.Hoạt động 4: Bé làm họa sĩ. - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Đàn kiến nó đi” kết hợp phát bút chì, giấy, bút màu cho trẻ. - Cô đi đến từng trẻ gợi ý, động viên trẻ. - Trẻ vẽ * Nhận xét sản phẩm. - Cô treo các sản phẩm đẹp hơn sang 1 bên, còn những sản phẩm chưa đẹp sang 1 bên. - Cho 3 - 4 trẻ lên tự nêu nhận xét sản phẩm của mình, của bạn, bạn vẽ như thế nào? Bạn vẽ có giống cô không? Bố cục như thế nào? Màu sắc như thế nào? - Cô nhận xét chung đưa ra sản phẩm nổi bật đẹp giống cô và một số sản phẩm lúng túng. Cô động viên trẻ cố gắng hơn. * Kết thúc: Trẻ cùng cô cất đồ dùng gọn gàng. - Trẻ hát cùng cô - Trẻ kể - Trẻ kể - Có ạ - Trẻ nhận xét - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Có ạ ! - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ mang lên trưng bày - Trẻ nhận xét - Trẻ nghe - Trẻ thu dọn II.CHƠI NGOÀI TRỜI: Dạo chơi, trò chuyện về một số PTGT đường bộ TCVĐ: Ô tô vào bến Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ được dạo chơi, tắm nắng rèn luyện sức khỏe. - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của PTGT đường bộ, đường sắt; - Trẻ biết chơi trò chơi, hứng thú và tích cực chơi; - Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo. - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết chấp hành luật giao thông; II. Chuấn bị: - Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, - 3 - 5 tấm bìa cứng hình tròn (vuông) có viết chữ cái, tượng trưng cho "bến xe" (có cán để cắm). - Mỗi cháu một tấm bìa cứng hình tròn, có gắng chữ cái giống như chữ cái ở biển cắm làm "bến xe", giả làm "vô lăng". - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động; - Chuẩn bị tiếng việt: xe máy, tàu hòa III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi - Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung. 2. Trong khi chơi a. Dạo chơi, trò chuyện về một số PTGT đường bộ, đường sắt - Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường khoảng 5p - Trò chuyện về một số PTGT đường bộ và đường sắt - PTGT đường bộ: + Các cháu biết những PTGT đường bộ nào? + Tăng cường tiếng việt từ xe máy (cho trẻ đọc với các hình thức khác nhau 2-3 lần). + Xe máy có những bộ phận nào? + Khi ngồi trên xe máy phải đội cái gì? + Khi ngồi trên xe thì ngồi như thế nào? + Đàm thoại tương tự với các về các loại PTGT khác; + Tăng cường tiếng việt từ tàu hỏa (cho trẻ đọc với các hình thức khác nhau 2-3 lần). - GD trẻ: Trẻ biết chấp hành luật giao thông; b.TCVĐ: Ô tô vào bến - Cách chơi: Cô cắm các biển vào một chỗ để quy định là "bến xe". Cô phát cho mỗi cháu một cái "vô lăng", làm "tài xế". Trước khi chơi, cô nhắc các cháu phải đi đúng luật giao thông, không chen lấn, xô đẩy nhau, ai đến trước thì đứng trước, ai đến sau thì đứng sau. Khi nào cô nói: "Xe chạy" các cháu làm "tài xế" cầm "vô lăng" làm động tác lái xe chạy xung quanh sân chơi, vừa chạy vừa kêu"pin, pin..." khi nghe hiệu lệnh của cô: "Về bến" trẻ sẽ chạy đến đúng "bến xe" của mình (Chữ cái trên "vô lăng" giống với chữ cái của "bến xe" - một cháu sẽ không có bến xe - Tiến hành chơi - Nhận xét giờ chơi; c.Chơi tự do: - Trẻ chơi theo ý thích; cô bao quát trẻ chơi; 3. Sau khi chơi: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp. IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC:( Soạn dạy cả tuần) Góc phân vai: Cửa hàng bán xe máy Góc xây dựng: Xếp ga ra ô tô Góc tạo hình: tô màu các phương tiện giao thông Góc khám phá KH: Chọn các PTGT theo môi trường hoạt động I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện hành động vai chơi của mình ở các góc.Biết liên kết với các bạn cùng chơi. - Quan sát ghi nhớ và bắt trước. - Trẻ nói rõ ràng mạch lạc. -Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Đoàn kết với các bạn. II.Chuẩn bị: + Địa điểm:Trong lớp tại các góc chơi. + Đồ dùng : đ/d, đ/c đủ cho trẻ chơi ở các góc. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Thỏa thuận trước khi chơi : - Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: Góc phân vai: Cửa hàng bán xe máy Góc xây dựng: Xếp ga ra ô tô Góc tạo hình: tô màu các phương tiện giao thông Góc khám phá KH: Chọn các PTGT theo môi trường hoạt động - Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích - Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận 2. Thực hiện quá trình chơi: - Nhắc trẻ bầu nhóm trưởng để bao quát nhóm chơi của mình. - Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi - Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi ntn? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác. -Ví dụ: Ở góc chơi xây dựng thì ai là trưởng nhóm? Trưởng nhóm sẽ chỉ huy các bạn xếp gara ô tô với ý tưởng như thế nào? Gồm những phần nào? - Cứ như thế cô giáo hướng dẫn tương tự cho góc phân vai, học tập, nghệ thuật. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi. 3. Sau khi chơi - Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan . Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định => Kết thúc: Trẻ chơi tự do - Nghe cô giới thiệu đồ chơi và chủ đề chơi ở các góc. - Trẻ thỏa thuận góc chơi của mình - Trẻ lấy ký hiệu góc chơi - Trẻ bầu nhóm trưởng - Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn. - Trẻ tham quan gócxây dựng và nghe cô nhận xét. - Trẻ cất đ/c đúng nơi quy định. V.VỆ SINH ĂN TRƯA: 1.Vệ sinh cá nhân: - Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn; - Cô kê bàn ghế cho trẻ ăn 2.Ăn trưa: - Cô chia cơm cho trẻ - Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi... - Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định; - Cô thu dọn bàn ghế, thu dọn phòng ăn. VI.NGỦ TRƯA - Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ - Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu. --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: - Cho trẻ chơi TC:Ngón tay nhúc nhích II.TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Ô tô vào bến I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên trò chơi và hứng thú tham gia chơi. - Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết - Trẻ biết chơi đoàn kết, hợp tác và chia sẻ với các bạn. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp - 3 - 5 tấm bìa cứng hình tròn (vuông) có viết chữ cái, tượng trưng cho "bến xe" (có cán để cắm). - Mỗi cháu một tấm bìa cứng hình tròn, có gắng chữ cái giống như chữ cái ở biển cắm làm "bến xe", giả làm "vô lăng". - Tâm thế trẻ thoải mái III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định 1. Trước khi chơi: - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề * Cô giới thiệu tên trò chơi: Ô tô vào bến * Cách chơi: : Cô cắm các biển vào một chỗ để quy định là "bến xe". Cô phát cho mỗi cháu một cái "vô lăng", làm "tài xế". Trước khi chơi, cô nhắc các cháu phải đi đúng luật giao thông, không chen lấn, xô đẩy nhau, ai đến trước thì đứng trước, ai đến sau thì đứng sau. Khi nào cô nói: "Xe chạy" các cháu làm "tài xế" cầm "vô lăng" làm động tác lái xe chạy xung quanh sân chơi, vừa chạy vừa kêu"pin, pin..." khi nghe hiệu lệnh của cô: "Về bến" trẻ sẽ chạy đến đúng "bến xe" của mình (Chữ cái trên "vô lăng" giống với chữ cái của "bến xe" - một cháu sẽ không có bến xe 2. Trong khi chơi: - Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn - Cô cho cả lớp chơi kết hợp động tác - Cô là người điều khiển - Sau mỗi lần chơi nhận xét 3. Sau khi chơi: - Cô hỏi trẻ tên trò chơi? - Cô nhận xét, giáo dục. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ đứng thành vòng tròn - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ trả lời - Trẻ nghe. II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ 1. Nêu gương cắm cờ - Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan - Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét - Cô nhận xét - Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 2. Vệ sinh trả trẻ - Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân - Cho trẻ chơi đồ chơi - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. - - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn: 29/03/2021 Ngày giảng: Thứ 3/6/04/2021 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT: Nhận thức HĐ: Toán ĐT: Dạy trẻ NB hình vuông- hình chữ nhật. Phân biệt sự khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật. I.Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức. - 3 tuổi: Trẻ nhận biết phân biệt được hình vuông, hình chữ nhật qua đường bao - 4 tuổi: Trẻ biết được đặc điểm của hình vuông và hình chữ nhật 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng phân biệt và so sánh. - Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các hình về số cạnh . 3. Thái độ. - Trẻ hứng thú học bài. - Biết chơi theo nhóm đoàn kết hợp tác. II. Chuẩn bị. - Địa điểm: tại lớp học - GA điện tử. - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng chứa hình vuông và hình chữ nhật - 2 Ngôi nhà - Trẻ: tâm sinh lý thoải mái. - Chuẩn bị TV: từ “hình vuông” III. Tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ * Gây hứng thú. - Chào mừng các bé đến với hội thi “Bé vui học toán” chủ đề ngày hôm nay là “Nhận biết phân biệt hình vuông và hình chữ nhật.” - Cuộc thi gồm 4 phần. + Phần 1: Bé đọc thơ + Phần thứ hai “Bé nhận hình” + Phần thứ 3 “Bé phân biệt hình” + Phần thứ tư “Bé vui chơi” - Cô giới thiệu luật chơi và cho trẻ về chỗ ngồi. 1.Hoạt động 1: Bé đọc thơ - Cho trẻ đọc bài thơ Xe chữa cháy - Trò chuyện về bài thơ - GD trẻ 2.Hoạt động 2: Bé nhận hình * Ôn hình vuông hình chữ nhật . - Bây giờ các đội chú ý lên màn hình và cùng thảo luận xem đó là ĐD gì và đồ dùng đó có dạng hình gì nhé ? - Cô cho trẻ xem 1 số đồ dùng có dạng hình CN khung ảnh,phong bì thư,quyển sách . - Đồ dùng có dạng hình vuông. - Ti vi ,viên gạch hoa,hộp bánh.. 3.Hoạt động 3: Bé phân biệt hình - Cô tặng cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng cm đứng lên lấy đồ dùng nào -Hỏi trẻ trong rổ có gì? - Đoán xem, đoán xem - Cô có hình gì đây? - Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “hình vuông” 3-4 lần với các hình thức khác nhau. - Ai có nhận xét gì về hình vuông? - Hình vuông có mấy cạnh và mấy góc? - Các cạnh của hình ntn? - Cho cả lớp nhắc lại - Cô chốt: đúng rồi hình vuông có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau. - Tương tự với hình chữ nhật * So sánh - Các bé cho cô biết điểm giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật? - Giống nhau: Đều là các hình - Khác nhau: + Hình vuông có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau + Hình chữ nhật có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn. - Cho trẻ nhắc lại 4.Hoạt động 4: Bé vui chơi * TC1 : Bé chơi với hình - Các bé có thích chơi hình với cô không? - Khi cô nói tên hình hoặc đặc điểm cấu tạo hình thì các bé tìm nhanh và giơ lên - Cho trẻ nói tên hình - Cho trẻ chơi 2-3 lần *TC 2: Tìm nhà - Cô giới thiệu tc tìm đúng nhà - Cô giơ 2 ngôi nhà ra và hỏi trẻ - Cô có ngôi nhà hình gì đây? + Cách chơi: các bé chọn 1 hình mà mình thích và vừa đi vừa hát bài Nhà của tôi khi có hiệu lệnh thì các bé có hình vuông thì về ngôi nhà hình vuông, các bé có hình chữ nhật về ngôi nhà hình chữ nhật + Luật chơi: Nếu bạn nào về nhầm nhà phải nhảy lò cò về đúng nhà của mình. - Cho trẻ chơi 3-4 lần - Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra sân chơi. - Trẻ lắng nghe và quan sát - Trẻ đọc thơ - Trò chuyện cùng cô - Lắng nghe - Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ quan sát - Trẻ nhận đồ - Trẻ trả lời - Hình vuông - Trẻ đọc - Trẻ nhận xét - Có 4 cạnh và 4 góc - Trẻ trả lời - Lớp nhắc lại - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ nhắc lại - Trẻ lắn nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ ra chơi - Trẻ thu dọn đồ dùng II.CHƠI NGOÀI TRỜI: Dạo chơi, TCDG: Mèo đuổi chuột Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ được dạo chơi, tắm nắng rèn luyện sức khỏe. - Trẻ biết chơi trò chơi, hứng thú và tích cực chơi; - Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo. - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết, hợp tác với bạn; II. Chuấn bị: - Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động; III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi - Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung. 2. Trong khi chơi a. Dạo chơi, TCDG: Mèo đuổi chuột - Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường khoảng 5p - TCDG: Mèo đuổi chuột + Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn cho trẻ xếp thànhh vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt. + Luật chơi: Chuột chạy,mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc. + Tiến hành chơi + Nhận xét giờ chơi; b.Chơi tự do: - Trẻ chơi theo ý thích; cô bao quát trẻ chơi; 3. Sau khi chơi: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp. III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC:( Đã soạn thứ 2) ......................................******.................................. B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ : - - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn: 29/03/2021 Ngày giảng: Thứ 4/07/04/2021 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT Ngôn ngữ HĐ: Văn học (thơ) ĐT: Bé qua đường I.Mục đích yêu cầu. 1.Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ nhớ được tên bài thơ,tên tác giả. - 4 tuổi: Hiểu được tư tưởng nội dung tác phẩm. -Trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ. - Phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ. 2.Kỹ năng: - 3 tuổi: rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - 4 tuổi: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú với giờ học và có nề nếp học tập; - GD trẻ: biết yêu quý, bảo vệ các con vật sống trong rừng II. Chuẩn bị. - Địa điểm: tại lớp học; - Tranh minh họa bài thơ; bút màu - Hệ thống câu hỏi đàm thoại; - Trẻ: Tâm lý thoải mái - Chuẩn bị tiếng việt: vội vã - NDTH: Âm nhạc; Toán; tạo hình III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bé ca hát. - Cô và trẻ hát BH: Em đi qua ngã tư đường phố - Đàm thoại về bài hát - GD trẻ: chấp hành luật giao thông. 2.Hoạt động 2: Cùng khám phá. - Giới thiệu bài: Bé qua đường; Chu Huy - Cô đọc mẫu: + Lần 1: diễn cảm + Lần 2: sử dụng tranh minh họa. * Giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm. - Cô vừa đọc cho các cháu nghe bài thơ gì?tác giả nào? - Bạn nhỏ định đi đâu? - Khi đi sang đường nên đi như thế nào? - Đi sang bên kia đường phải đi ở chỗ nào? - Đèn tín hiệu màu gì bật lên thì được đi? - Qua bài thơ nhắn nhủ chúng ta điêu gì? - Giảng ND: Bài thơ nói về bạn nhỏ khi qua đường nên đi thong thả, đi đúng vạch sơn sang đường và đèn tín hiệu giao thông bật xanh mới được đi. 3.Hoạt động 3: Bé yêu thơ. - Cô cùng đọc với trẻ 2-3 lần. - Tăng cường tiếng việt cho trẻ: vội vã - Cô cho tổ- nhóm- cá nhân trẻ đọc thơ.Trẻ đọc cô động viên khuyến khích trẻ; chú ý sửa sai cho trẻ; - Hỏi lại tên bài. - Cô nhắc lại và dặn dò trẻ. 4.Hoạt động 4: Bé khéo tay. - Cô cho trẻ tô màu ô tô - Kết thúc :Ra chơi - Trẻ hát cùng cô. - Đàm thoại về bài hát - Lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Đi sang đường - Đi thong thả, không vội vã - Đi ở nơi có vạch sơn sang đường. - Đèn màu xanh - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ đọc thơ - Trẻ trả lời. - Trẻ tô màu - Ra chơi II.CHƠI NGOÀI TRỜI HĐCMĐ: Quan sát hoa đồng tiền TCVĐ: Chim sẻ và ô tô I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết quan sát hoa đồng tiền và nêu được một vài đặc điểm của hoa đồng tiền và biết lợi ích của hoa - Trẻ chơi trò chơi hứng thú - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi, yêu quý và bảo vệ hoa II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Ngoài sân - Tâm sinh lý thoải mái III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi: - Cô giới thiệu nội dung chơi ngoài trời + HĐCCĐ: Quan sát hoa đồng tiền + TCVĐ: Chim sẻ và ô tô - Cô dặn dò trẻ khi ra sân chơi phải đi theo hàng, khi nghe hiệu lệnh phải tập chung ngay. 2. Trong khi chơi: a. HĐCCĐ: Quan sát hoa đồng tiền - Cô cho trẻ đứng xung quanh hoa đồng tiền - Các cháu đang đứng ở đâu? - Hoa đồng tiền có những đặc điểm gì? - Cánh hoa to hay nhỏ? - Hoa có màu gì? Lá hoa màu gì? - Trồng hoa có lợi ích gì? - Làm thế nào bảo vệ hoa? + Chốt lại: b. Trò chơi vận động : Chim sẻ và ô tô + Cách chơi: - Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm. Giáo viên hướng dẫn quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè. Giáo viên hướng dẫn cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô", trẻ giả làm "chim sẻ". Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn. Giáo viên hướng dẫn giả tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến. Chim sẻ( trẻ chơi) phải nhanh chân bay( chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường( ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô). Khi "ô tô" đã chạy qua rồi, "chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn. Sau khi trẻ đã chơi quen, giáo viên hướng dẫn chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm "ô tô". + Luật chơi: - Khi nghe thấy tiếng còi kêu:"bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường. - Tiến hành chơi - Cô nhận xét mỗi lần chơi. 3. Sau khi chơi: - Cô cho trẻ về lớp - Cô hỏi trẻ nội dung chơi? - Cô nhận xét, giáo dục. III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC:( Đã soạn thứ 2) ......................................******.................................. B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I. TRÒ CHƠI HỌC TẬP: Xe đạp, xe máy I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật và công dụng của xe máy, xe đạp. - Rèn cho trẻ nhanh nhẹn, tự tin, linh hoạt - Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp - Đồ chơi, tranh, lô tô hình xe đạp, xe máy. - Tâm thế trẻ thoải mái III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định 1. Trước khi chơi: - Cô trò chuyện về chủ đề - Cô giới thiệu tên trò chơi : Xe đạp, xe máy * Cách chơi:
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_be_di_duong_an_toan_tuan_1_mo.docx