Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bé ngoan - Tuần 2: Bé ngoan, lễ phép - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - 3 tuổi: Trẻ biết cách bôi hồ và dán chiếc áo vào đúng vị trí.

 - 4 tuổi: Trẻ biết cầm kéo cắt theo đường viền thẳng và cong hình cái áo đơn giản.

 2. Kỹ năng:

 - 3 tuổi, 4 tuổi: Củng cố kỹ năng cầm kéo và sự khéo léo của đôi tay

 3. Thái độ:

 - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

 - Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ quần áo sạch sẽ, gọn gàng.

II. Chuẩn bị

- Địa điểm: - Trong lớp

- Đồ dùng của cô: + 2 cái áo thật ( 1 áo phông, 1 áo sơ mi)

 + Tranh cắt dán mẫu cho trẻ quan sát.

 + Tranh mẫu của cô.

 + Đĩa, khăn lau tay, bàn ghế

 + Nhạc nền các bài hát về chủ đề.

- Đồ dùng của trẻ: + Giấy A4, giấy màu, kéo, hồ.

- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái

- Chuẩn bị tiếng việt: từ “cái áo”

- Nội dung tích hợp: âm nhạc, khám phá xã hội

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bé ngoan - Tuần 2: Bé ngoan, lễ phép - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BÉ NGOAN (3 TUẦN)
Tuần 2: Bé ngoan, lễ phép
(Thời gian thực hiện: 12/10- 16/10/2020)
	Ngày soạn: ngày 5 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2010
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Thẩm mỹ
	HĐ: Tạo hình
	ĐT: Cắt dán áo bạn trai, bạn gái (Mẫu)
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
 - 3 tuổi: Trẻ biết cách bôi hồ và dán chiếc áo vào đúng vị trí. 
 - 4 tuổi: Trẻ biết cầm kéo cắt theo đường viền thẳng và cong hình cái áo đơn giản.
  2. Kỹ năng:
 - 3 tuổi, 4 tuổi: Củng cố kỹ năng cầm kéo và sự khéo léo của đôi tay
 3. Thái độ:
 - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
 - Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm:  - Trong lớp
-  Đồ dùng của cô: + 2 cái áo thật ( 1 áo phông, 1 áo sơ mi)
                                + Tranh cắt dán mẫu cho trẻ quan sát.
                                + Tranh mẫu của cô.
                                + Đĩa, khăn lau tay, bàn ghế
                                + Nhạc nền các bài hát về chủ đề.
- Đồ dùng của trẻ:  + Giấy A4, giấy màu, kéo, hồ.
- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái
- Chuẩn bị tiếng việt: từ “cái áo”
- Nội dung tích hợp: âm nhạc, khám phá xã hội 
III.Tiến hành: 
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1.Hoạt động 1: Bé ca hát
 - Cho trẻ hát bài “Tìm bạn thân”
 - Trò chuyện về nội dung bài hát:
 - GD trẻ: biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn
2.Hoạt động 2 : Bé trổ tài
- Cô cho trẻ đi  xem tranh mẫu. Cho trẻ tự trải nghiệm, thảo luận về những bức tranh. Sau khi quan sát xong cô hỏi trẻ những gì đã quan sát được. ( Mời 1 vài trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ)
+ Các con vừa xem những tranh gì ?
+ Bạn trai thường mặc quần áo gì ?
+ Bạn gái thường mặc quần áo nào ?
- Tăng cường tiếng việt: cho trẻ đọc từ “cái áo” 3-4 lần theo các hình thức khác nhau.
2. Cô thực hiện mẫu :
 - Cô cho trẻ xem tranh mẫu của cô. Mời trẻ nhận xét tranh mẫu.
 - Cô hướng dẫn trẻ cắt:
+ Áo bạn trai:  Cô Gấp đôi hình vuông lại, dùng kéo cắt một đường cong phía trên làm cổ áo, sao đó cắt 1 đường xiên từ cổ áo xuống làm tay áo, tiếp theo cắt 1 đường thẳng làm thân áo.
+ Áo bạn gái: Cô Gấp đôi hình vuông lại, dùng kéo cắt một đường cong phía trên làm cổ áo, sao đó cắt 1 đường xiên từ cổ áo xuống làm tay áo, tiếp theo cắt 1 đường xiên dài xuống tạo thành áo đầm cho bạn gái.
+ Các con có nhận xét gì về áo bạn trai và áo bạn gái ?
 + Sau khi cắt xong, chúng ta bôi hồ như thế nào để dán ?
-  Các con dùng bút màu vẽ thêm để trang trí áo cho đẹp hơn.
 3.Hoạt động 3: Bé nào cắt khéo
- Cô phát đồ dùng cho trẻ
- Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm kéo, cách bôi hồ
 - Cho trẻ thực hiện
 - Cô quan sát, giúp đỡ thêm cho những trẻ chưa làm được, khuyến khích những trẻ có ý tưởng  sáng tạo trong sản phẩm của mình.
 4.Hoạt động 4: Cùng là giám khảo
 - Cho trẻ đem tranh treo trên giá.
 - Cô cho trẻ quan sát và nhận xét tranh của bạn, của mình.
 - Bạn nào có nhận xét gì về tranh của bạn ? (Cô mời 1 vài trẻ lên nhận xét tranh )
   + Con thích bức tranh nào ?
   + Vì sao con thích bức tranh này ?
- Cô chọn một bức tranh cắt dán đẹp để nhận xét cho cả lớp cùng xem.
- Củng cố, giáo dục
- Cô nhận xét – tuyên dương.
- Trẻ ra chơi.
- Trẻ hát
- Trò chuyện cùng cô giáo
- Lắng nghe
- Trẻ đi xem tranh
- Trẻ trả lời
- Mặc áo phông
- Áo sơ mi
- Trẻ đọc
- Trẻ quan sát tranh mẫu và nhận xét
- Trẻ quan sát
- Trẻ nhận đồ dùng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đem tranh lên giá
- Trẻ nhận xét
- Lắng nghe
- Trẻ ra chơi
II.CHƠI NGOÀI TRỜI:
	Dạo chơi, lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân trường
	Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ biết được một số âm thanh khác nhau ở sân trường.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ;
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi, lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân trường
- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p
- Cô cho trẻ lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân trường:
+ Chúng mình lắng nghe xem có những âm thanh gì?
+ Âm thanh ấy là tiếng gì?
+ Âm thanh ấy phát ra từ đâu?
b.CTD
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, bao quát trẻ chơi.
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Soạn dạy cả tuần)
Góc phân vai: Phòng khám bệnh
Góc Tạo hình: Cắt dán những hình ảnh biểu thị của chân tay và chức năng các giác quan. 
Góc Khám phá khoa học: đếm, xếp theo tương ứng 1-1 và nhận biết số lượng trong phạm vi 2
Góc Thư viện: nghe đọc bài thơ “Thỏ bông bị ốm”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện hành động vai chơi của mình ở các góc.Biết liên kết với các bạn cùng chơi.
- Sáng tạo trong các hành động chơi
- Trẻ nói rõ ràng mạch lạc.
- Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ và bắt trước.
-Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Đoàn kết với các bạn.
II.Chuẩn bị:
+ Địa điểm:Trong lớp tại các góc chơi.
+ Đồ dùng : đ/d, đ/c đủ cho trẻ chơi ở các góc.
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Thỏa thuận trước khi chơi :
- Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: 
Góc phân vai: Phòng khám bệnh
Góc Tạo hình: Cắt dán những hình ảnh biểu thị của chân tay và chức năng các giác quan. 
Góc Khám phá khoa học: đếm, xếp theo tương ứng 1-1 và nhận biết số lượng trong phạm vi 2
Góc Thư viện: nghe đọc bài thơ “Thỏ bông bị ốm”
- Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích
- Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận
2. Thực hiện quá trình chơi:
- Nhắc trẻ bầu nhóm trưởng để bao quát nhóm chơi của mình.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi ntn? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác.
- Cô giáo hướng dẫn lần lượt 4 góc chơi. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi.
3. Sau khi chơi
- Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan .Bạn trưởng nhóm xây dựng sẽ giới thiệu về công trình của mình. Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định
=> Kết thúc: Trẻ chơi tự do
- Nghe cô giới thiệu đồ chơi và chủ đề chơi ở các góc.
- Trẻ thỏa thuận góc chơi của mình
- Trẻ lấy ký hiệu góc chơi
- Trẻ bầu nhóm trưởng
- Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn.
- Trẻ tham quan góc xây dựng và nghe cô nhận xét.
- Trẻ cất đ/c đúng nơi quy định.
--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
	PHẢN XẠ NHANH
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn cho trẻ có phản xạ nhanh và tập nghe giai điệu âm nhạc.
- Trẻ biết chơi trò chơi, biết tên trò chơi
- Trẻ hợp tác và đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- 3-4 vòng thể dục.
- Tâm thế trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Trước khi chơi:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô giới thiệu tên trò chơi : Phản xạ nhanh
+) Cách chơi: Cô đặt các vòng thể dục trên sàn. Gọi số trẻ lên chơi nhiều hơn số vòng.
+ Cô hát, trẻ đi xung quanh các vòng. Cô hát nhanh trẻ đi nhanh. Cô hát chậm trẻ đi chậm. Cô hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng, mỗi vòng là một trẻ. Nếu trẻ nào nhảy chậm không chiếm được vòng sẽ thua cuộc, nhảy lò cò quanh lớp.
2. Trong khi chơi:
- Tiến hành cho trẻ chơi 
- Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi nhiệt tình, vui vẻ.
3. Sau khi chơi:
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Cô nhận xét, giáo dục.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe 
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét
- Cô nhận xét
- Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 
2. Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
- Cho trẻ chơi đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. 
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: ngày 5 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2020
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Nhận thức
	HĐ: Toán
	ĐT: Nhận biết chữ số từ 1-3 và số thứ tự trong phạm vi 3
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Kiến thức.
- 3 tuổi: Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết chữ số 1,2.
- Trẻ nhận biết nhóm có 3 đối tượng ,nhận biết chữ số 1- 3
2. Kỹ năng.
- 3 tuổi: Rèn kỹ năng đếm cho trẻ.
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát,nhận biết,đếm số lượng, lắng nghe,ghi nhớ.
3. Giáo dục.
- Trẻ hứng thú tham gia tích cực trong hoạt động
- Giáo dục trẻ chăm ngoan, giữ vệ sinh cơ thể.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô.
- Địa điểm: tại lớp học 
- 3 con búp bê, 3 cái áo,thẻ số  từ 1- >3
- 3 ngôi nhà gắn thẻ số1, 2 và số 3
- 3 cái bát ; 3 cái cốc
- Chiếu ngồi, que chỉ
* Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ  3 con búp bê, 3 cái áo,thẻ số từ 1,2,3
- Tâm sinh lý thoải mái.
- Chuẩn bị TV: từ “búp bê”
- Nội dung tích hợp: âm nhạc, khám phá xã hội.
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cô cho trẻ hát bài “ Mời bạn ăn”
- Trò chuyện về bài hát
- Giáo dục. Ăn đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
2. Hoạt động 2: Bé tập đếm.
- Giới thiệu bài: Nhận biết chữ số từ 1-3 và số thứ tự trong phạm vi 3
* Ôn số lượng 2
- Cô xếp 2 bạn búp bê và hỏi trẻ đó là ai?
- Có mấy bạn búp bê ?
- Có mấy cái áo?
- Mỗi nhóm có số lượng là mấy
- Cô cùng trẻ đếm số búp bê và số áo , chọn thẻ chữ số tương ứng đặt vào.
- Củng cố số lượng 2.
* Đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng, nhận biết số 3:
- Cô và trẻ để đồ dùng ra trước mặt
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “búp bê” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Cô dẫn dắt trẻ “ Hôm nay là sinh nhật bạn búp bê đấy các con có muốn tặng quà gì cho bạn”
- Cô và trẻ xếp Búp bê ra, lưu ý xếp Búp Bê từ trái sang phải, cách đều nhau.
- Cô dẫn dắt “ các bạn Búp Bê được tặng 3 cái áo” ( Cho trẻ đếm số áo cùng cô)
- Cho trẻ làm giống cô
- Cho trẻ quan sát và nhận xét
+ Số Búp bê và số áo như thế nào với nhau?
+ Số Búp Bê và số áo số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
 + Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
- Cho trẻ đếm, củng cố lại: “ Số Búp Bê và số áo không bằng nhau, số Búp Bê nhiều hơn vì  một bạn Búp Bê không có áo, số áo ít hơn vì có một bạn Búp Bê chưa được tặng áo.
- Cô hỏi “ muốn có số áo và số Búp bê bằng nhau thì chúng ta phải làm gì?
- Cô cùng trẻ thêm vào một cái áo. Cho trẻ đếm số áo , số Búp Bê và nhận xét.
+ 2 cái áo thêm 1 là mấy cái áo?
+ 2 cái áo thêm 1 là 3.
- Nhóm Búp Bê và nhóm áo như thế nào với nhau?
- Bằng nhau là mấy?
- Cô nói tương ứng với bạn Búp Bê, cô có thẻ số 3. 3 cái áo cô gắn thẻ số 3.
- Cô giơ thẻ số 3 lên giới thiệu và cho trẻ đọc to: Số 3
- Số 3 được tạo thành từ mấy nét? gồm những nét nào?
- Củng cố và cho trẻ nhắc lại.
- Cho trẻ lấy thẻ số 3 gài vào hai nhóm, đếm lại số lượng từng nhóm.
- Cô dẫn dắt “ Có một bạn Búp Bê muốn cất đi 1 chiếc áo của mình đấy
+3 cái áo bớt đi 1 còn mấy cái áo?
+ Dùng thẻ số mấy để tương ứng với 2 cái áo? Đặt thẻ số 2.
- Cô cho trẻ đếm và so sánh 2 nhóm đối tượng. 
- Cô nói: Có 1 bạn Búp Bê muốn cất đi 1 cái áo của mình ( Cô và trẻ cất đi 1 cái áo)
- 2 cái áo bớt đi 1 cái áo còn mấy cái áo? Trẻ đặt thẻ số 1.
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét số lượng của 2 nhóm.
- Cô dẫn dắt: “ Bạn Búp Bê còn lại thấy các bạn của mình cất áo đi cũng muốn cất đi cái áo của mình đấy ( Cô cất 1 cái áo)
- 1 cái áo cất đi còn mấy cái áo?
- Cô củng cố: “ Đã cất hết số áo bây giờ các bạn Búp Bê rủ nhau vào mặc thử áo đấy”. ( Cô cất từng Búp Bê và cho trẻ đếm)
+ Có tất cả bao nhiêu bạn Búp Bê được tặng áo?
- Củng cố: Cho trẻ cất Búp Bê và đếm.
* Bây giờ các con tìm xung quanh lớp xem có những đồ dùng nào có số lượng là 4.
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi
 *Trò chơi 1: Làm theo yêu cầu:
- Cách chơi: Cô yêu cầu về số lượng và tiếng vỗ tay. Trẻ thực hiện bắt chước đúng theo yêu cầu của cô.
- Luật chơi:Trẻ phải  thực hiện đúng theo yêu cầu của cô.
VD:+  Cô vỗ 3 tiếng vỗ tay trẻ phải vỗ 3 tiếng.
     + Cô vỗ sang phải 3 tiếng. Trẻ vỗ sang phải 3 tiếng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét.
* Trò chơi 2: Về đúng nhà.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ số 3 hoặc số 4. Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Mời bạn ăn” Khi nghe hiệu lệnh “Tìm nhà” trẻ phải chạy thật nhanh về nhà có số lượng tương ứng với thẻ số cầm trên tay của minh.
- Luật chơi: Trẻ nào về nhầm nhà phải nhảy lò cò đi tìm lại cho đúng số nhà của mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô quan sát động viên trẻ.
*Củng cố:
- Hôm nay cô đã dạy các con bài học gì ?
- Chúng mình rất là giỏi sau buổi học ngày hôm nay chúng mình về sẽ đếm xem nhà mình có  bao nhiêu người nhé
- Kết thúc: Trẻ ra chơi
-Trẻ hát
- Trò chuyện cùng cô
- Lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe
- Búp bê
- Có 2
- Có 2
- Là 2
- Trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xếp
- Trẻ đọc
-Trẻ xếp tương ứng 1-1
 - Trẻ đếm
- Chưa bằng nhau
 - Số búp bê nhiều hơn, nhiều hơn là 1.
- Số áo ít hơn, Ít hơn là 1
 - Trẻ đếm
-Thêm vào 1 cái áo
- 3 cái áo
- Bằng nhau
- Đều bằng 3
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc ( cả lớp đọc, cá nhân đọc)
-Trẻ nêu cấu tạo của số 3
- Trẻ lấy số 3
-Trẻ cất đi 1 cái áo
- 2 cái áo
- Số 2
-Trẻ cất đi 1 cái áo
- Còn 1 cái áo
- Không còn ạ.
- Có 3 bạn Búp bê ạ
-Trẻ vừa cất vừa đếm
- Trẻ tìm
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ 3 tiếng
- Trẻ vỗ 3 tiếng
-Trẻ chơi trò chơi
 -Trẻ chú ý nghe
-Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- Trẻ ra chơi
II.CHƠI NGOÀI TRỜI:
	Dạo chơi, TCVĐ: Đi tàu hỏa
	Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ biết chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của cô giáo.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ;
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi, lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân trường
- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p
- TCVĐ: Đi tài hỏa:
+ Cách chơi: Những người chơi đứng thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa. Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh “Tàu lên dốc” hoặc “Tàu xuống dốc”.
Khi nghe lệnh “Tàu lên dốc” tất cả chạy chậm, bàn châm nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh “Tàu xuống dốc”, tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân. Trong lúc chạy, mọi người cùng kết hợp hát bài đồng dao: 
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp cài đầu
Đi mau, về mau
Kẻo trời sắp tối.
+ Tiến hành chơi
+ Nhận xét giờ chơi
b.CTD
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, bao quát trẻ chơi.
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Đã soạn thứ 2)
--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: ngày 5 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2020
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Ngôn ngữ
	HĐ: Văn học
	ĐT: Thơ “Xòe tay’
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 3 tuổi: Trẻ đọc thơ diễn cảm, biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
- 4 tuổi: Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện được tình cảm khi đọc thơ.
2. Kỹ năng
- 3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng ghi nhớ có chủ định.
- 4 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ qua bài học.
II. Chuẩn bị
-Địa điểm: tại lớp học
- Tranh minh hoạ thơ.
- Cho trẻ ngồi ghế hình chữ U.
- Tăng cường TV: từ “xòe tay”
- Nội dung tích hợp: âm nhạc, toán, khám phá xã hội
III. Tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú
- Cô thấy các bạn học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các bạn cuộc thi đó là cuộc thi “Bé chăm học”.
- Đến với hội thi hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không thể thiếu các thành viên của ba đội Đội Mai Vàng, Đội Hoa Sen, Đội Hoa Hồng
- Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này cùng các đội.
- Đến với cuộc thi này ba đội phải trải qua 3 phần thi.
+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu.
+ Phần thi thứ II là phần: Cảm thụ và khám phá tác phẩm.
+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé cùng trổ tài.
- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu.
 1.Hoạt động 2: Bé ca hát
- Xúm xít, xúm xít.
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Đường và chân” . Sau đó cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm bản thân.
- Cô chốt lại các ý kiến của trẻ, giáo dục trẻ và dẫn dắt trẻ đến với phần 2 của chương trình.
2. Hoạt động 2: Cô đọc diễn cảm
*Phần II:Cảm thụ và khám phá tác phẩm.
- Cô đọc thơ:
- Cô đọc thơ lần 1: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “xòe tay” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Nói nội dung bài thơ.
- Cô đọc thơ lần 2: Kèm tranh minh hoạ.
* Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn.   
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Đôi tay của bạn nhỏ được ví như thế nào?
=> Khi em xòe tay ra bàn tay em xinh như bông hoa đang nở, như hai trang vở để em vẽ, em tô.
=> Trích đoạn: Từ đầu đến ... “Em vẽ, em tô”.
- Khi em muốn thưa cô, khi em bước, khi hát kết đoàn tay em như thế nào?
=> Tay em biết giơ lên trước khi muốn thưa cô, biết vung nhịp nhàng khi em cất bước, biết cầm tay bạn khi hát kết đoàn.
=> Trích đoạn: “Khi muốn thưa cô”...đến hết bài thơ.
3. Hoạt động 3: Bé đọc thơ
* Phần III: Bé cùng trổ tài.
- Cả lớp đọc cùng cô 2 - 3 lần.
- Cô cho 3 đội đọc.
- Mời 2 - 3 nhóm trẻ đọc.
- Cá nhân 5 - 6 trẻ đọc.
- Trong khi trẻ đọc cô luôn động viên và chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô vừa cho các con đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô củng cố lại và nhận xét, giáo dục trẻ qua bài thơ.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra ngoài.
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Trẻ nghe
- Trẻ lắng nghe
- Quanh cô, quanh cô.
- Trẻ hát
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ đọc
- Trẻ nghe
- Bài thơ “Xòe tay”
- Tác giả Phong Thu
- Hoa nở, trang vở.
- Trẻ nghe
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ đọc cùng cô 2 - 3 lần
- Đội đọc.
- Nhóm đọc.
- Đại diện từng độ tuổi đọc.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiên.
II.CHƠI NGOÀI TRỜI:
	HĐCMĐ: Quan sát vườn hoa
	Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại hoa quen thuộc.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ;
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. HĐCMĐ: Quan sát vườn hoa
- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p
- Trò chuyện về một số loài hoa trong vườn trường:
+ Đây là hoa gì?
+ Hoa hồng gồm những bộ phận nào?
+ Cánh hoa như thế nào?
+ Lá hoa hồng có kiểu dáng thế nào?
+ Muốn có hoa đẹp thì chúng mình phải làm gì?
+ Chúng mình sẽ chăm sóc hoa như 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_be_ngoan_tuan_2_be_ngoan_le_p.docx