Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Tuần 2: Ngôi nhà thân yêu của bé - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.ĐÓN TRẺ:

1.Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố

 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập

của trẻ.

- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn:

Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.

3. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ.

4. Trò chuyện đầu tuần

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề

- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.

- Các cháu đã làm được những gì?

- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?

- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé.

* ND lồng ghép tích hợp:

+ Vệ sinh dinh dưỡng: Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.

+ Kỹ năng sống: Biết địa chỉ, số điện thoại của người thân , gia đình để gọi khi bị thất lạc.

5. Thể dục sáng:

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết tập các động tác theo cô giáo.

- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.

- Rèn kĩ năng tập và thói quen tập thể dục sáng cho trẻ.

- Trẻ năng tập thể dục sáng cho người khỏe mạnh.

 

docx9 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Tuần 2: Ngôi nhà thân yêu của bé - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH (3 TUẦN)
Tuần 2: Ngôi nhà thân yêu của bé
	(Thời gian thực hiện: 02/11- 6/11/2020)
	Ngày soạn: ngày 26 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 02 tháng 11 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1.Đón trẻ:
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố 
 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. 
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập 
của trẻ. 
- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. 
- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 
2. Hoạt động tự chọn:
Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
3. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ. 
4. Trò chuyện đầu tuần
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 
- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.
- Các cháu đã làm được những gì?
- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?
- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. 
* ND lồng ghép tích hợp: 
+ Vệ sinh dinh dưỡng: Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
+ Kỹ năng sống: Biết địa chỉ, số điện thoại của người thân , gia đình để gọi khi bị thất lạc.
5. Thể dục sáng:
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác theo cô giáo. 
- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
- Rèn kĩ năng tập và thói quen tập thể dục sáng cho trẻ.
- Trẻ năng tập thể dục sáng cho người khỏe mạnh.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm tập: Sân sạch sẽ
- Xắc xô
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thoải mái, dễ vận động;
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Hoạt động 1:Bé khởi động
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ,chạy
- Đội hình :2 hàng dọc
- Thực hiện bài tập đội hình đội ngũ
2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục
* Bài tập phát triển chung
+ Động tác hô hấp: Gà gáy.
+ Động tác tay : Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, sang hai bên.
+ Động tác lưng, bụng, lườn : Hai tay đưa lên cao, cúi xuống, đứng lên.
+ Động tác chân: Bước chân lên phía trước, bước sang ngang. 
+ ĐT bật: bật tách khép chân.
* Trò chơi vận động: "Xây nhà"
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô động viên khuyến khích
- Giáo dục trẻ biết chăm luyện tập thể dục cho người mạnh khỏe.
3. Hoạt động 3: Bé thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp thực hiện các kiểu đi ,chạy
- Quay phải,trái
- 3 lần x 8 nhịp
- 2 lần x8 nhịp
- 2 1ần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ đi nhẹ nhàng
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
1.Vệ sinh cá nhân:
- Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn;
- Cô hướng dẫn để trẻ kê bàn ghế để ăn trưa.
2.Ăn trưa:
- Cô chia cơm cho trẻ
- Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi...
- Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định;
- Trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế, vệ sinh nơi ăn.
III.NGỦ TRƯA
- Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ;
- Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu.
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
- Trẻ ngủ dậy đi vệ sinh, buộc tóc cho bé gái.
- Cho trẻ chơi TC: Lá và gió
+ Cách chơi: 
    Giáo viên hướng dẫn giả làm “gió” trẻ làm “cây”.Giáo viên hướng dẫn chạy xung quanh sân chơi và kêu “vù vù” làm gió thổi.Trẻ vừa chạy xung quanh lớp, vừa nghiêng người sang hai bên và nói: “Gió thổi, cây nghiêng.”
    Khi giáo viên đứng im thì có nghĩa là gió lặng, trẻ ngồi thụp xuống đất làm lá rụng và nói: “Lá rụng, nhiều lá”.
+ Luật chơi: Thực hiện các hành động theo hiệu lệnh của người hướng dẫn.
- Cho trẻ ăn quà chiều.
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Chơi với góc phân vai: 
1.Chuẩn bị:
- Đồ dùng tại góc phân vai: búp bê
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Chủ đề chơi: Bế em
- Cô phân vai chơi cho trẻ
- Trẻ chơi:cô quan sát hành động chơi và trò chuyện với trẻ
+ Chúng mình bế em như thế nào? 
+ Khi bế em chúng mình cần bế cẩn thận không?
+ Khi nào chúng mình cần bế em?
+ Bế em với thái độ ra sao?
+ Động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 26 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 03 tháng 11 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
III.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Trò chuyện về ngôi nhà thân yêu của bé:
1.Chuẩn bị:
- Cô:Tranh vẽ về ngôi nhà và đồ dùng trong gia đình(Tổng thể)
 Tranh vẽ ngôi nhà.
- Câu hỏi đàm thoại
-NDTH: Âm nhạc: Cả nhà thương nhau, Ngôi nhà của chúng ta
2.Nội dung:
*Gây hứng thú:
- Cô kể về gia đình cô sống trong một ngôi nhà xây?Có các đồ dùng như ti vi,bàn ghế
- Cô cho trẻ kể về gia đình và đò dùng trong gia đình.
- Để biết được ngôi nhà mình đang ở có những đồ dùng gì?Hôm nay cô và các cháu cùng trò chuyện làm quen về ngôi nhà của bé nhé!
* Bé khám phá
- Cô cho trẻ chơi “Trời tối!Trời sáng”
- Cô đưa tranh vẽ ngôi nhà tầng và đồ dùng trong gia đình(giường,tủ ,bàn,ghế.ti vi.)Hỏi trẻ
- Cô có tranh vẽ gì?Đây nhà ngôi nhà mấy tầng?
- Cô cho tổ-nhóm-cá nhân trẻ phát âm
- Tranh vẽ ngôi nhà trong ngôi nhà có đồ dùng gì?
- Cô chỉ cho trẻ phát âm lại nhiều hình thức
- Trong ngôi nhà ngoài đồ dùng ra còn có ai nữa?
- Các thành viên này cùng sống ở đâu?
- Ngôi nhà hai tầng được làm bằng gì?
- Muốn có được ngôi nhà hai tầng phải nhờ đến công lao của ai?
- Các đồ dùng trong gia đình được làm bằng chất liệu gì?
- Cô chỉ từng đồ dùng hỏi trẻ và cho trẻ phát âm.
- Cách trang trí sắp xếp ngôi nhà này có đẹp-sạch không?
- Để có ngôi nhà sạch đẹp các cháu và mọi người trong gia đình phải làm gì?
*Chốt: Đây nhà tranh vẽ ngôi nhà của bé là ngôi nhà hai tầng.Trong ngôi nhà có các đồ dùng như:giường,tủ ,bàn,ghế.ti vi.Có ông bà,bố mẹ cùng sống chung trong một ngôi nhà.Đây là ngôi nhà xây làm bằng gạch,xi măng,sắt..Do các chú thợ xây xây nên có phòng ăn,phòng ngủ,phòng kháchrất là đẹp gọn gàng vệ sinh.Đồ dùng trong gia đình được làm bằng các nguyên vật liệu khác nhau có công dụng khác nhau,ngôi nhà được sắp xếp rất đẹp mọi người trong gia đình biết dọn dẹp vệ sinh giữ gìn cẩn thận ngăn nắp.
Ngoài ra có ngôi nhà một tầng làm bằng gỗ,ngói và có các đồ dùng khác.
*Đối với các bức tranh khác cô cũng cho trẻ làm quen và trò chuyện tương tự như trên
*So sánh:
+Giống nhau:
 Cô nhắc lại
+Khác nhau:
Cô khái quát lại
*Chốt bài:Đây là ngôi nhà của bé và mọi người cùng sống chung trong một ngôi nhà.Mỗi ngôi nhà có đặc điểm và đồ dùng khác nhau.Trong ngôi nhà phải thường xuyên vệ sinh,giữ gìn,sắp xếp hợp lý để có một ngôi nhà đẹp,ngăn nắp,sạch sẽ.
*Mở rộng:Ngoài ra còn có nhiều ngôi nhà khác nữa như nhà sàn,nhà lá..
- Hỏi lại tên bài:
- Dặn trẻ biết giữ gìn vệ sinh và dọn dẹp ngôi nhà của mình cho đẹp.Và yêu quý kính trọng mọi người trong gia đình
3.Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài:Ngôi nhà của chúng ta.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 26 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 4 tháng 11 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Bé đọc thơ “Con ngoan”:
1.Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học
- Tranh minh họa bài thơ
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
* Ổn định tổ chức
- Cho trẻ chơi TC: ngôi nhà của tôi
- Trẻ chơi
- Nhận xét giờ chơi
* Bé đọc thơ:
- Cô đọc thơ
+ Đọc lần 1: giới thiệu bài thơ- tên tác giả
+ Đọc lần 2: 
* Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm:
- Cô vừa đọc cho lớp mình bài thơ gì?
- Bạn nhỏ trong bài thơ đã giúp mẹ làm gì?
- Bạn được khen thế nào?
- Chúng mình thấy bạn nhỏ có đáng khen không?
- Bài thơ muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
- Giảng nội dung
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
Ngày soạn: ngày 26 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 5 ngày 5 tháng 11 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Dán hình ngôi nhà từ các hình học
1.Chuẩn bị:
-  Lớp học rộng rãi, bàn ghế đủ cho trẻ. Tranh dán mẫu ngôi nhà của cô.
- Giấy A4, các hình cắt sẵn, hồ dán, giá treo tranh, cặp tạo hình.
2.Nội dung:
* Gây hứng thú.
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Em yêu nhà em”, gợi hỏi trẻ:
+ Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về cái gì?
+ Trong bài thơ bạn nhỏ đó như thế nào với ngôi nhà của mình?
+ Các con có yêu ngôi nhà của mình không?
* Quan sát tranh mẫu và đàm thoại.
- Cô cho xuất hiện tranh mẫu và đàm thoại với trẻ:
+ Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
+ Bức tranh này được làm từ nguyên liệu gì?
+ Để có được ngôi nhà cô đã sử dụng các hình gì?
+ Và các hình đó ghép lại thì cô được cài gì đây?
- Cô chỉ vào từng bộ phận của ngôi nhà (mái nhà, thân, cửa chính, cửa sổ) và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì? Mái nhà, thân nhà, cửa chính, cửa sổ được làm từ những hình gì?...
* Làm mẫu.
- Cô giơ tấm bìa trắng lên hỏi trẻ: Đây là cái gì?
- Cô làm mẫu vừa làm mẫu vừa giải thích: Trước hết cô dán thân nhà hình gì? Cô phết hồ và miết đều lên mặt trái của hình vuông và dán, hỏi trẻ:
+ Cô đã dán được cái gì đây? (thân nhà).
- Cô sẽ dán mái nhà? Mái nhà hình gì? (Cô phết hồ lên mặt trái của hình và dán lên phía trên thân nhà).
- Cô đã hoàn thiện được ngôi nhà chưa? Còn thiếu gì?
- Cửa chính là hình gì? Cửa sổ hình gì? Muốn dán được cô phải làm gì?...
- Sau khi dán mẫu xong cô gợi hỏi trẻ:
+ Cô đã hoàn thành bức tranh chưa? Có giống bức tranh mẫu không?
+ Các con có muốn dán ngôi nhà tặng bố mẹ không?
* Trẻ thực hiện.
- Cô nhắc nhở trẻ cách xây dựng bố cục, cách phết hồ, tư thế ngồi sau đó cô phát giấy, hình cắt sẵn, hồ dán cho trẻ thực hiện.
- Trong quá trình trẻ dán cô gợi ý, hướng dẫn trẻ dán đúng và đẹp. Đồng thời giúp đỡ những trẻ còn lúng túng để trẻ hoàn thành được sản phẩm.
* Nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm. Cô mời 2 - 3 trẻ lên nhận xét, gợi hỏi trẻ:
+ Con thích bức tranh nào? Tại sao con thích?...
- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ
3. Kết thúc:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm về góc trưng bày.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 26 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 6 ngày 6 tháng 11 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Chơi với góc học tập:
1.Chuẩn bị:
- Đồ dùng tại góc học tập
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Chủ đề chơi: Xé dán ngôi nhà
- Cô phát đồ dùng cho trẻ
- Trẻ chơi:cô quan sát và trò chuyện với trẻ
+Ngôi nhà được tạo thành bởi những hình học nào?
+ Chúng mình chọn hình gì để xé thân nhà?
+ Chúng mình sẽ xé gì trước?
+ Xé xong thì chúng mình làm gì?
+ Động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_gia_dinh_tuan_2_ngoi_nha_than.docx