Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Khám phá xe đạp - Năm học 2023-2024 - Kiều Thị Đoàn Khuyên

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật (tay lái, yên xe, bánh xe, gacbaga, bàn đạp, .) của xe đạp.

- Trẻ biết xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ.

- Trẻ biết công dụng của xe đạp.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ

- Phát triển tư duy quan sát, nhận xét cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ không tự lái xe ra đường.

- Khi ngồi trên xe đạp phải ngồi ngay ngắn, không được đùa nghịch. Khi đi xe đạp trên đường thì đi ở bên phải đường.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của cô

- Giáo án điện tử, giáo án bản words

- Tranh xe đạp ( 2 bức tranh)

- Xe đạp thật

2. Chuẩn bị của trẻ

- Xe đạp trẻ con

 

doc5 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Giao thông - Đề tài: Khám phá xe đạp - Năm học 2023-2024 - Kiều Thị Đoàn Khuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Giao thông
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Khám phá xe đạp
Lứa tuổi: 3-4 tuổi 3
Thời gian: 20 phút
Ngày soạn: 19/03/2024
Ngày dạy: 21/03/2024
Người dạy: Kiều Thị Đoàn Khuyên
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật (tay lái, yên xe, bánh xe, gacbaga, bàn đạp, ...) của xe đạp.
- Trẻ biết xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ.
- Trẻ biết công dụng của xe đạp.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Phát triển tư duy quan sát, nhận xét cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ không tự lái xe ra đường.
- Khi ngồi trên xe đạp phải ngồi ngay ngắn, không được đùa nghịch. Khi đi xe đạp trên đường thì đi ở bên phải đường.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô 
- Giáo án điện tử, giáo án bản words
- Tranh xe đạp ( 2 bức tranh)
- Xe đạp thật
2. Chuẩn bị của trẻ
- Xe đạp trẻ con
- Quần áo cảnh sát giao thông
3. Trang phục, tâm thế 
- Trang phục gọn gàng phù hợp
- Trẻ hứng thú khám phá
III.TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định:
- Giới thiệu khách mời: Các con ơi hôm nay lớp chúng mình rất vinh dự khi có các cô trong trường đến dự giờ lớp chúng mình đấy. Các con vỗ tay chào các cô nào.
- Cho trẻ chơi “ xe gì kêu thế?”
- Cô Thoa đi xe đạp ra.
- Các con ơi cô Thoa vừa đi cái gì đến lớp mình nhỉ?
2. Hướng dẫn:
- Cho trẻ quan sát và nhận xét về xe đạp
- Các con ơi! Chiếc xe đạp của cô có đẹp không?
Hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu về chiếc xe đạp này và bây giờ chúng mình muốn nắm rõ hơn về chiếc xe đạp này cô mời các bạn nhẹ nhàng ngồi về chỗ nào.
- Ngắm chiếc xe đạp của cô 1 lần nữa nào xe đạp của cô có màu gì? ( mời 1-2 trẻ trả lời )
- Chúng mình quan sát kĩ hơn nhé xe gồm bộ phận gì?
- Cô thấy các con trả lời rất tốt vậy xe đạp có bộ phận gì đây? ( tay lái)
Các con trả lời rất đúng đây gọi là tay lái
- Tay lái có tác dụng gì? Dùng để làm gì nhỉ?
- Để ngồi lên xe chúng mình ngồi chỗ nào? ( yên xe)
Đây gọi là yên xe này chúng mình nhìn thấy chưa.
- Yên xe để làm gì đây?
- Cô Thoa: Cô Thoa ơi cô Khuyên còn thấy trên xe này còn có thêm một chỗ ngồi nữa đấy đố cô Thoa biết đây là bộ phận gì của xe đạp. 
Đúng rồi cô Khuyên ạ đây gọi là gacbaga đấy, phần gác ba ga này có tác dụng chở thêm người và chở 1 ít hàng hóa nhỏ đấy.
Chúng mình cùng nói với cô gacbaga ( cho trẻ nói 1-2 lần)
- Để đi được xe đạp cần phải có gì? (bàn đạp)
Cô quay thử bàn đạp cho trẻ xem
Còn đây là gì đây? ( bánh xe)
- Có mấy bánh xe? ( 2 bánh)
- Bánh xe có dạng hình gì?( Hình tròn)
+ Trong bánh xe gồm có lốp xe , vành xe và nan hoa ( giới thiệu thêm)
- Vì sao xe đạp đứng được mà không bị đổ?
- Vậy chân chống có tác dụng gì?
- Cô giáo giới thiệu cho chúng mình một chút đây là khung xe đạp có nhiệm vụ liên kết các bộ phận với nhau để tạo ra 1 chiếc xe đạp hoàn chỉnh.
- Đố chúng mình biết xe đạp là phương tiện giao thông đường gì?
- Chiếc xe đạp của cô to như thế này thì các con có đi được không?
- Vì chiếc xe đạp của cô to lớn nên chỉ dành cho người lớn và các anh chị học tiểu học trở lên mới đi được.
-Thế còn các con xe đi xe đạp như thế nào?
Đúng rồi đấy xe đạp của các con sẽ nhỏ hơn và có thêm 2 bánh xe để chúng mình đỡ bị ngã đấy.
=> Cô chốt: Xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ, xe đạp gồm có các bộ phận: tay lái, yên xe, khung xe, bánh xe, bàn đạp, gácbaga, chân chống. Xe dùng để chở người và 1 số hàng hóa nhỏ.
- Giáo dục: Xe đạp lớn dành cho người lớn, còn xe đạp nhỏ dành cho các em đấy.chúng mình còn nhỏ khi đi xe đạp các con chỉ đi ở trong sân, khu vui chơi, Không được đi xe đạp ra ngoài đường 1 mình rất nguy hiểm đấy. Khi ngồi trên xe đạp các con phải ngồi ngay ngắn và ôm vào người lớn. Khi đi xe trên đường phải đi ở bên phải.
* Mở rộng: Ngoài xe đạp ra chúng mình còn biết phương tiện giao thông đường bộ nào nữa ? ( xe máy, ô tô con, xe tải, xe buýt, xe kéo,..)
* Trò chơi 1: Bé thông minh
- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội (1 đội bạn trai và 1 đội bạn gái) cô chuẩn cho mỗi đội 1 bức tranh xe đạp. Nhiệm vụ của 2 đội chơi là tìm các bộ phận còn thiếu và gắn đúng vào bộ phận còn thiếu của bức tranh. Mỗi bạn chỉ được chọn 1 bộ phận để gắn.
- Luật chơi: Thời gian chơi được tính bằng 1 bản nhạc. Kết thúc bản nhạc đội nào gắn đúng nhanh hơn đội đó sẽ chiến thắng. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét và khen ngợi động viên trẻ
* Trò chơi 2: Di chuyển theo tín hiệu 
- Cách chơi: Cả lớp cầm vòng thể dục đi thành vòng tròn. Khi cô dơ đèn tín hiệu nào thì chúng mình chấp hành theo tín hiệu đó. 
VD: Khi cô dơ đèn đỏ thì chúng mình dừng lại, khi cô dơ đèn xanh thì chúng mình được đi và khi cô dơ đèn vàng thì chúng mình sẽ đi chậm lại.
- Luật chơi: Thời gian chơi được tính bằng 1 bản nhạc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét khen ngợi động viên trẻ.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ làm bác tài xế lái xe ra ngoài.

- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ chào 
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Màu đen ạ
- Trẻ trả lời 
 - Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_giao_thong_de_tai_kham_pha_xe.doc
Giáo Án Liên Quan