Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Giao thông - Nhánh 1: Phương tiện giao thông đường bộ

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 I. Mục đích – yêu cầu

 1. Kiến thức:

 - 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, mầu sắc, đặc điểm, hình dạng và lợi ích của một số loại phương tiện giao thông đường bộ

 - 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi, mầu sắc, đặc điểm, hình dạng và lợi ích của một số loại phương tiện giao thông đường bộ. Biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ

 2. Kỹ năng:

 - 4 tuổi: Phát triển ngôn ngữ và sự hiểu biết của trẻ về phương tiện giao thông.

 - 5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ và sự hiểu biết của trẻ về phương tiện giao thông. Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt

 3. Thái độ:

 - Giáo dục trẻ đi đúng đường và và chấp hành luật giao thông của đường bộ

 II. Chuẩn bị:

 - Tranh vẽ các phương tiện giao thông đường bộ: Xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe xích lô, xe ngựa.

 - Câu đố về các loại phương tiện giao thông.

 - Mô hình ngã tư đường phố

 

doc94 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Giao thông - Nhánh 1: Phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : GIAO THÔNG (5 TUẦN)
Từ 27/02/2017 đến ngày 31/03/2017
NHÁNH 1: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ( 1 TUẦN)
Thời gian thực hiện: Từ ngày 27/02/2017 đến ngày 03/03/2017
Ngày soạn: Ngày 25/02/2017
Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2017
Hoạt động có chủ đích: 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức:
 - 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, mầu sắc, đặc điểm, hình dạng và lợi ích của một số loại phương tiện giao thông đường bộ
 - 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi, mầu sắc, đặc điểm, hình dạng và lợi ích của một số loại phương tiện giao thông đường bộ. Biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ 
 2. Kỹ năng: 
 - 4 tuổi: Phát triển ngôn ngữ và sự hiểu biết của trẻ về phương tiện giao thông. 
 - 5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ và sự hiểu biết của trẻ về phương tiện giao thông. Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục trẻ đi đúng đường và và chấp hành luật giao thông của đường bộ 
 II. Chuẩn bị: 
 - Tranh vẽ các phương tiện giao thông đường bộ: Xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe xích lô, xe ngựa...
 - Câu đố về các loại phương tiện giao thông.
 - Mô hình ngã tư đường phố 
 III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
 - Báo tin! Báo tin!
 - Để thưởng cho các con học giỏi cô con mình cùng đi thăm mô hình ngã tư đường phố nhé.
 - Cô và các con cùng hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” để tới mô hình nhé.
- 4T: Các con vừa hát bài hát gì?
- 5T: Bài hát nói về điều gì?
- 4, 5T: Các con nhìn xem trên mô hình ngã tư đường phố có những gì?
- Trên ngã tư đường phố có rất nhiều các loại xe như xe đạp, xe máy, xe ô tô, vậy các xe này có đặc điểm và lợi ích gì cô và các con cùng trò chuyện nhé!
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ. 
 * Trò chuyện về xe đạp 
 - Các con lắng nghe và đoán xem cô đọc câu đố về xe gì?
 Xe gì 2 bánh 
 Đạp chạy bon bon 
 Chuông kêu kính coong 
 Đứng yên thì đổ 
- 5T: Đố các con biết xe đố là xe gì ?
- 4T: Trên bảng cô có tranh vẽ gì?
- 5T: Các con có nhận xét gì về xe đạp?
- 4T: Xe có màu gì ?
- 5T: Xe đạp có những gì?
- 5T: Đầu xe đạp như thế nào gì ?
- 5T: Khung xe đạp có những gì ?
- 4T: Bánh xe đạp như thế nào?
- 4T:Xe đạp có mấy bánh?
- 4T: Xe đạp là phương tiện giao thông đi ở đâu?
- 5T: Xe đạp dùng để làm gì?
- 4, 5T : Khi đi xe đạp các con phải làm gì ?
- 4, 5T : Xe đạp được gọi là phương tiện giao thông đường gì?
- Cô gọi hỏi trẻ trả lời, và tóm tắt các ý trẻ trả lời
* Trò truyện về xe máy.
- 4T: Cô có tranh vẽ xe gì đây?
- 5T : Các con có nhận xét gì về xe máy?
- 4T : Xe máy có màu gì?
- 5T:Xe máy có những gì?
- 4,5T: Đầu xe máy có những gì ?
- 5T: Thân xe máy như thế nào?
- 4T : Còi xe kêu như thế nào?
- 5T : Bánh xe máy như thế nào ?
- 4T : Bánh xe có dạng hình gì?
- 4,5T : Xe máy là phương tiện giao thông đi ở đâu?
- 4, 5T : Xe máy được gọi là phương tiện giao thông đường gì?
- 5T : Xe máy dùng để làm gì?
- 4, 5T : Khi đi xe máy các con phải làm gì?
- Cô củng cố lại các ý trả lời của trẻ.
 * So sánh sự giống và khác nhau giữa xe máy và xe đạp.
- 4T : Trên bảng cô có tranh vẽ gì? 
- 5 T: Xe máy và xe đạp có điểm gì khác nhau?
 - Cô gọi hỏi trẻ trả lời và tóm tắt các ý trẻ trả lời
- 4, 5T : Xe máy và xe đạp có điểm gì giống nhau? 
 - Cô gọi hỏi trẻ trả lời và tóm tắt các ý trẻ trả lời.
 * Trò truyện về ô tô con và ô tô khách
 - Với các bước trò chuyện về ô tô con và ô tô khách cô cũng tiến hành như trò chuyện về xe đạp và xe máy
 - Cô gọi hỏi trẻ trả lời và tóm tắt các ý trẻ trả lời
 * So sánh sự giống và khác nhau giữa ô tô con và ô tô khách.
- Với các bước so sánh về ô tô con và ô tô khách cô cũng tiến hành như so sánh về xe đạp và xe máy
- Cô gợi hỏi trẻ trả lời và tóm tắt các ý trẻ trả lời
* Mở rộng:
- Ngoài các xe cô và các con vừa trò truyện các con hãy kể tên các loại phương tiện giao thông đường bộ mà các con biết ?
- Trẻ kể tên các loại xe cô treo tranh các loại xe trẻ vừa kể.
- Giáo dục trẻ đi đúng đường và và chấp hành luật giao thông của đường bộ, khi đi xe máy biết đội mũ bảo hiểm, không chơi đùa ở dưới lòng đường, không được bỏ cây gạch đá ra đường....
+ Trò chơi “ Tranh phương tiện giao thông gì biến mất”
- Cô giới thiệu cách chơi của trò chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
 - Trẻ chơi cô quan sát động viên
 - Hỏi trẻ tên trò chơi
 - Nhận xét tuyên dương 
3. Hoạt động 3: Trò chơi : Nghe tiếng kêu là đoán tên phương tiện giao thông
 - Cách chơi: Cô sẽ bắt chước hoặc giả tiếng còi xe của phương tiện giao thông các con lắng nghe và đoán tên của các loại xe đó
 - Tổ chức cho trẻ chơi 
 - Trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ
 - Hỏi lại tên trò chơi - nhận xét
4. Hoạt động 4: Kết thúc 
 - Cô và trẻ cùng làm các bác tài xế lái ô tô ra sân chơi. 
- Tin gì!
- Trẻ hát 
- Em đi qua ngã tư đường phố
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- Trẻ nghe cô đọc câu đố
- Xe đạp
- Vẽ xe đạp 
- Trẻ nhận xét
- Xe có màu xanh. 
- Đầu xe, khung xe bánh xe 
- Có phanh xe, đèn xe và giỏ xe 
- Có yên xe, chỗ ngồi, xích xe và bàn đạp 
- Bánh xe đạp có lốp xe và nan hoa 
- Có 2 bánh 
- Đi ở trên đường 
- Chở người và hàng hoá 
- Phương tiện giao thông đường bộ 
- Tranh xe máy 
- Xe máy màu đỏ 
- Đầu xe thân xe và bánh xe 
- Có đèn xe, gương, công tơ mét, tay ga, yếm xe 
- Thân xe có yên xe, bình xăng, máy 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ nghe
- Xe máy và xe đạp 
- Xe máy to, xe đạp nhỏ,xe máy có công tơ mét, xe máy có máy, xe đạp không có máy, xe đạp dùng chân để đạp, xe máy chạy bằng xăng..... 
- Đều là các loại phương tiện giao thông đường bộ và chở người và hàng hoá. 
- Trẻ trò chuyện về ô tô con và ô tô khách 
- Trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa ô tô con và ô tô khách. 
- Trẻ kể tên các loại xe 
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi 
- Trẻ nói
- Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi.
- Trẻ chơi 
- Trẻ làm bác tài xế lái ô tô ra sân chơi 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: XE ĐẠP
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: BÁNH XE QUAY
CHƠI TỰ DO: CHƠI VỚI BÓNG
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của xe đạp.
- 5 tuổi: Nhằm củng cố kiến thức mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ các loại phương tiện giao thông. Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của xe đạp.
2. Kĩ năng
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng nói tiếng phổ thông cho trẻ
- 5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng quan sát cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ biết khi đi bộ biết đi vào lề đường bên tay phải.
II. Chuẩn bị: 
- Xe đạp cho trẻ quan sát
- 5-6 quả bóng, xắc xô.
- Sân chơi sạch sẽ an toàn
III. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Đoán xem! Đoán xem! 
- Các con đoán xem cô đọc câu đố về xe gì?
 Xe gì hai bánh 
 Chạy bon bon 
 Chuông kêu kính coong 
 Đứng yên thì đổ 
- 4,5T: Đố biết xe gì ? 
2. Hoạt động 2 : Quan sát xe đạp
- 5T: Các con có nhận xét gì về xe đạp ? 
- 4,5T: Xe đạp có những gì?
- 4T : Xe đạp có màu gì?
- 5T : Đầu xe đạp có những gì ?
- 5T : Khung xe đạp có những gì ?
- 4T : Bánh xe đạp như thế nào?
- 4, 5T: Xe đạp là phương tiện giao thông đi ở đâu?
- 5T : Xe đạp dùng để làm gì?
- 4, 5T : Khi đi xe đạp các con phải làm gì?
- Cô củng cố lại các ý trả lời của trẻ.
- Giáo dục trẻ khi đi học, đi chơi biết đi vào nề đường bên tay phải, không được đùa nghịch khi ngồi trên xe đạp
3. Hoạt động 3 : Trò chơi vận động: Bánh xe quay.
- Trò chơi ! trò chơi!
- Cô và các con cùng tham gia vào trò chơi “ Bánh xe quay”.
- Cô hỏi lại trẻ luật chơi - cách chơi.
- Cô nhắc lại luật chơi - cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
4. Hoạt động 4: Chơi tự do: Với bóng.
- Cô cho trẻ chơi với bóng, trẻ chơi cô bao quát trẻ.
- Xe đạp 
- Trẻ trả lời
- Đầu xe, khung xe và bánh xe 
- Màu xanh 
- Có tay lái, phanh xe, giỏ xe 
- Có yên xe, chỗ ngồi, bàn đạp 
- Bánh xe tròn có lốp, nan hoa
- Đi ở trên đường 
- Chở người chở hàng. 
- Ngồi ngay ngắn 
- Trẻ lắng nghe.
- Chơi gì!
- Trẻ nhắc lại 
- Trẻ chơi 3-4 lần 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ chơi với bóng.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sĩ số :
............................................................................................................
2. Tình trạng sức khỏe :
............................................................................................................
3. Kiến thức, kỹ năng :
...........................................................................................................
............................................................................................................
4. Hành vi, thái độ :
...........................................................................................................
............................................................................................................
5. Biện pháp :
............................................................................................................
............................................................................................................
Ngày soạn: Ngày 26/02/2017
Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 02 năm 2017
Hoạt động có chủ đích:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
DÁN HÌNH Ô TÔ TẢI (ĐT)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ biết xếp và dán các chi tiết để tạo nên hình ô tô tải. Trẻ biết phết hồ vào mặt trái để dán xe ô tô theo mẫu dưới sự giúp đỡ của cô.
- 5 tuổi: Trẻ biết xếp và dán các chi tiết để tạo nên hình ô tô tải. Trẻ biết phết hồ vào mặt trái để dán xe ô tô theo mẫu 
2. Kỹ năng
- 4 tuổi: Trẻ biết sử dụng các hình có sẵn dán tạo nên hình ô tô tải.
- 5 tuổi: Trẻ biết sử dụng các hình có sẵn dán tạo nên hình ô tô tải. Rèn sự khéo léo cho trẻ, bố cục tranh hợp lý
3 Thái độ
- Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông biết chấp hành luật giao thông, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của trẻ làm ra.
II. Chuẩn bị
- Của cô: 1 tranh mẫu dán ô tô, hình chữ nhật, hình tròn cắt dời.
- Của trẻ : Giấy nền, hình chữ nhật, hình tròn, keo dán, giấy lau.
- Trang phục gọn gàng
III.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Cho trẻ lại gần cô và cùng hát bài “Em tập lái ô tô”
+ 4, 5T: Bài hát nói về điều gì ?
+ 4T: Người lái xe ô tô gọi là gì ?
+ 4T: Ô tô là phương tiện giao thông đường gì ?
+ 5T: Ô tô dùng để làm gì ?
+ 4, 5T: Ngoài ô tô còn có những xe nào thuộc giao thông đường bộ ?
=> Có rất nhiều phương tiện giao thông đường bộ xe đạp, xích lô, công nông...các phương tiện dùng để chở người, chở hàng từ nơi này sang nơi khác Hôm nay chúng mình sẽ chế tạo ô tô dán ô tô tải 
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh gợi ý 
- Cho trẻ (Trốn cô)2
- Cô xuất hiện tranh dán ô tô cho trẻ quan sát và nhận xét theo nội dung tranh:
+5T: Đây là bức tranh dán gì ?
+ 4,5T: Con có nhận xét gì về bức tranh này ? 
=> Đây là chiếc ô tô tải được dán đầu xe là hình chữ nhật đứng, thùng xe là hình chữ nhật nằm ngang, bánh xe là hình tròn, cửa xe là hình chữ nhật
- Cô dán mẫu: Cô dán đầu xe là một hình chữ nhật đứng, dán một hình chữ nhật nhỏ làm cửa xe, dán một hình chữ nhật nằm ngang làm thùng xe cuối cùng cô dán 2 bánh xe hình tròn, trong khi cô dán ô tô cô phết keo vào mặt trái của giấy màu và dán cân đối với tờ giấy....
3. Hoạt động 3: Trẻ nêu ý tưởng
- 4, 5T: Các con định dán ô tô tải như thế nào?
- 5T: Con dán phần gì trước?
- 4, 5T: Khi dán con phải làm gì?
- Cô hỏi ý tưởng của 4 – 5 trẻ.
4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện
- Bây giờ cô con mình cùng dán hình ô tô tải nhé
- Trẻ thực hiện
- Cô gợi ý cho trẻ khá dán sáng tạo hơn
- Cô bao quát gợi ý hướng dẫn trẻ chậm chạp, động viên khuyến khích trẻ thực hiện theo mẫu của cô
5. Hoạt động 5: Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ dừng tay
- Cô trưng bày bài của trẻ 
- Cho trẻ tự nhận xét
+ Con thích bài nào nhất ? Vì sao ?
+ Cô cho trẻ tự giới thiệu về bài của mình
- Cô nhận xét khuyến khích trẻ dán đẹp động viên trẻ dán chưa đẹp lần sau cố gắng
- Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông biết chấp hành luật giao thông
6. Hoạt động 6: Kết thúc:
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi
- Cả lớp hát 1 lần 
- 2 trẻ kể 
- Bác tài xế 
- Đường bộ 
- Chở người và chở hàng hoá. 
- Trẻ kể 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trốn cô
- Trẻ phát hiện
- Dán ô tô tải 
- 2, 3 trẻ trả lời 
- Trẻ chú ý quan sát và nhận xét
- Trẻ nghe và quan sát.
-Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ nêu ý tưởng
- Trẻ chăm chú thực hiện
- Trẻ thể dục
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ nhận xét
- Trẻ thu dọn và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: XE MÁY
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: NHẢY TIẾP SỨC
CHƠI TỰ DO: KHỐI HÌNH, CÂY QUE
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của xe máy.
- 5 tuổi: Nhằm củng cố kiến thức mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ các loại phương tiện giao thông. Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của xe máy.
2. Kĩ năng
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng nói tiếng phổ thông cho trẻ
- 5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng quan sát cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ đoàn kết trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết một số luật khi ngồi trên xe máy, biết cách giữ gìn xe.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm cho trẻ quan sát
- Xe máy cho trẻ quan sát
- Vòng và cờ cho trẻ chơi
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô trò chuyện với trẻ về các loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Cô đọc câu đố về xe máy.
- Cho trẻ đứng xung quanh xe máy cho trẻ quan sát, nhận xét bổ sung ý kiến lẫn nhau.
2. Hoạt động 2: Quan sát xe máy
- Cô đưa ra một số câu hỏi gợi ý:
+ 4, 5T: Xe máy có những phần nào?
+ 4, 5T: Các phần đó gồm có những gì?
+ 4,5T: Có tác dụng gì?
+ 4, 5T: Nếu thiếu sẽ như thế nào?....
- Cô chốt lại: Xe máy có đầu xe, yên xe, bánh xe. Đầu xe có hộp số, đèn chiếu sáng, đèn xinhan, tay ga, phanh tayyên xe dùng để ngồi, bánh xe tròn, có lốp, vành, nan hoa
- 4, 5T: Các con đã được đi xe máy chưa?
- 5T: Khi ngồi trên xe máy như thế nào là an toàn?
=> Khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn, bám chắc
- 4, 5T: Để xe luôn đẹp chúng ta phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ phải bảo vệ, giữ gìn xe máy vì đó là phương tiện giúp ích cho con người
3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động: Nhảy tiếp sức
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô gợi ý cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát động viên trẻ chơi
- Củng cố nhận xét khen trẻ chơi.
4. Hoạt động 4: Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do với khối hình, cây que
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
- Trẻ trò chuyện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đứng xung quanh và quan sát
- Trẻ trả lời 
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời 
- Phải bảo vệ, giữ gìn
- Lắng nghe
- Trẻ nêu
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi tự do
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sĩ số :
............................................................................................................
2. Tình trạng sức khỏe :
............................................................................................................
3. Kiến thức, kỹ năng :
............................................................................................................
............................................................................................................
4. Hành vi, thái độ :
...........................................................................................................
............................................................................................................
5. Biện pháp :
............................................................................................................
............................................................................................................
Ngày soạn: Ngày 27/02/2017
Ngày giảng: Thứ tư ngày 01 tháng 02 năm 2017
Hoạt động có chủ đích: 
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
	THƠ: CÔ DẠY CON
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức 
- 4 tuổi: Trẻ đọc thơ diễn cảm, biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
- 5 tuổi: Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện được tình cảm khi đọc thơ.
2. Kỹ năng 
- 4 tuổi: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng ghi nhớ có chủ định.
- 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các phương tiện giao thông
- Rèn trẻ tập trung chú ý trong giờ học
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài thơ
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Cô giới thiệu hội thi “ Hội thi bạn yêu thơ”
- Hội thi gồm 4 phần đó là: Trò chuyện, cảm thụ bài thơ, tìm hiểu bài thơ, ngâm thơ.
- Hội thi hôm nay đưa ra bài thơ “ Cô dạy con”
- Xin mời các bé bước vào phần thứ nhất “Trò chuyện”
2. Hoạt động 2: Trò chuyện
- Cô cho trẻ hát bài “ Em tập lái ô tô”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát.
- 4,5T: Cho trẻ kể tên các loại phương tiện giao thông.
- 5T: Các loại phương tiện đó có ích lợi gì?
- Cô củng cố lại và giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Bé cảm thụ thơ
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe
- Giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình đọc bài thơ “Cô dạy con” của tác giả Bùi Thị Tình
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm cả bài thơ
- Giới thiệu tên bài thơ, tác giả
- Cô đọc lần 2: Kèm tranh minh họa
+ Giảng nội dung bài thơ: bài thơ nói về cô giáo đã dạy các bạn rất nhiều điều về các loại phương tiện và luật giao thông.
- 5T: Hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả?
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài thơ
- Tiếp theo của hội thi là phần thi “tìm hiểu bài thơ”
- 4T: Các bé vừa được nghe bài thơ gì?
- 5T: Trong bài thơ có những loại phương tiện giao thông gì?
- 4T: Máy bay bay ở đâu?
- 4T: Ô tô chạy ở đâu?
- 5T: Tàu, thuyền ca nô đi ở đâu?
- 5T: Khi đi trên tàu xe các con phải đi thế nào?
- 5T: Khi đến ngã tư đường phố gặp đèn tín hiệu ta phải làm gì?
- 4,5T: Đèn có màu gì thì được đi ?
- 4, 5T: Khi thấy đèn màu đỏ con phải làm gì?
- 4T: Bé có lắng nghe lời cô dạy không?
- 5T: Qua bài thơ con học được điều gì?
* Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ các loại phương tiện giao thông, khi đi trên đường phải đi về phía tay phải của mình.
- Các bé đã rất suất sắc hoàn thành tốt phần thi “Tìm hiểu thơ”. Bây giờ chúng ta cùng thi ngâm thơ nhé.
5. Hoạt động 5: Ngâm thơ
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2, 3 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thi đua
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ
- 4T: Con vừa đọc bài thơ gì?
- 5T: Bài thơ của tác giả nào?
6. Hoạt động 6: Kết thúc
- Bây giờ là phần quan trọng nhất đó là trao giải
- Trao giải nhất, nhì, ba, khuyến khích
- Cho trẻ hát bài hát : Em đi chơi thuyền”
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ nêu 
- Trẻ nói
- Lắng nghe
- Lắng nghe và quan sát
- Trẻ trả lời 
- Cô dạy con 
- Trẻ kể tên 
- Bay đường không 
- Chạy đường bộ 
- Chạy đường thủy 
- Ngồi ngay ngắn, cẩn thận...
- Làm theo tín hiệu đèn giao thông.
- Màu xanh 
- Dừng lại 
- Có ạ 
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cô dạy con 
- Bùi Thị Tình 
- Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: Ô TÔ
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Ô TÔ VÀO BẾN
CHƠI TỰ DO: PHẤN, LÁ QUE
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của ô tô.
- 5 tuổi: Nhằm củng cố kiến thức mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ các loại phương tiện giao thông. Trẻ quan sát và biết tên, nhận xét được một số đặc điểm, ích lợi của ô tô.
2. Kĩ năng
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng nói tiếng phổ thông cho trẻ
- 5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng quan sát cho trẻ.
3. Thái độ 
- Hứng thú chơi trò chơi và chơi đoàn kết.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm cho trẻ quan sát
- Xe ô tô bằng nhựa
- Đồ chơi cho trẻ chơi
- Sân chơi sạch sẽ cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
 - Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề sau đó cho trẻ ra địa điểm quan sát 
3. Hoạt động 3: Quan sát ô tô
- 4, 5T: Các con quan sát trê

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_giao_thong_ghep_4_5_tuoi.doc