Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Một số loại hoa
- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ.
- Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của cô và trẻ ở lớp, trò chuyện về các loài hoa
- Chơi với đồ chơi ở lớp
- Thể dục sáng: tập với gậy, theo nhạc bài “Em yêu cây xanh”.
- Tay: 2 tay cầm gậy đưa ra trước, kéo vào ngực
- Bụng: 2 tay cầm vòng quay sang 2 bên
- Chân: đứng co 1 chân, đưa vòng ra phía trước, đổi bên.
- Bật: 2 tay cầm gậy bật tách khép chân
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 2 (Thực hiện 1 tuần: từ 19/12 đến 23/12/2016) Phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội: Góc xây dựng: Xây vườn hoa của bé. Góc phân vai: Bán các loại hoa quả Góc nghệ thuật: Hát những bài hát về chủ đề, chơi với dụng cụ âm nhạc. Góc thư viện: Xem sách, tranh ảnh về chủ đề. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây. Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ. MỘT SỐ LOẠI HOA GDPT ngôn ngữ: Truyện: “Hoa mào gà” Biết trò chuyện cùng cô về nội dung câu chuyện GDPT nhận thức: Một số loại hoa Đếm đến 4. Nhận biết số 4. GDPT thẩm mỹ: ÂN: “Màu hoa ” GDPT thể chất Ném trúng đích bằng 1 tay Chơi các đồ chơi trong trường Rèn luyện và phát triển vận động như: tô màu các bông hoa. Giáo dục c/c biết rửa tay trước khi ăn, nhớ khóa nước sau khi vệ sinh xong. KẾ HOẠCH TUẦN 5 Ngày Hoạt động Thứ hai (5-12) Thứ ba (6-12) Thứ tư (7-12) Thứ năm (8-12) Thứ sáu (9-12) Đón trẻ, thể dục sáng Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của cô và trẻ ở lớp, trò chuyện về các loài hoa Chơi với đồ chơi ở lớp Thể dục sáng: tập với gậy, theo nhạc bài “Em yêu cây xanh”. Tay: 2 tay cầm gậy đưa ra trước, kéo vào ngực Bụng: 2 tay cầm vòng quay sang 2 bên Chân: đứng co 1 chân, đưa vòng ra phía trước, đổi bên. Bật: 2 tay cầm gậy bật tách khép chân Hoạt động có chủ đích *GDPTNT: Tìm hiểu về một số loài hoa *GDPTTM: ÂN: “Màu hoa”. NH: Hoa trong vườn. TC: Ai đoán giỏi *GDPTTC: Ném trúng đích bằng 1 tay *GDPTNT Đếm đến 4. Nhận biết số 4. *GDPTNN: Truyện: “Hoa mào gà” Hoạt động ngoài trời Dạo chơi sân trường Trò chuyện về một số loại hoa trong sân trường . Trò chuyện về lợi ích của việc trồng hoa . Trò chuyện về các loại cây hoa chưng tết Quan sát các cây hoa mai và các cây hoa trong trường. Nhặt cành cây khô, TCDG+ TCVĐ: ai nhanh hơn, lộn cầu vồng, cây nào hoa ấy, chạy tiếp sức,kéo co. Chơi tự do: Với đồ chơi ở sân trường GD: Bé rửa tay vào lớp, giữ gìn lớp sạch sẽ Hoạt động góc * Cô giới thiệu chủ đề chơi “một số loại hoa”, tên các góc chơi, nội dung các góc chơi và đàm thoại cùng trẻ, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi chơi. 1. Góc xây dựng( Góc chơi chính): Xây vườn hoa. - Biết xếp gạch, hộp sữa nối tiếp nhau làm vườn hoa của bé. -Trẻ nhanh nhẹn khi thực hiện, sắp xếp mô hình hợp lí - Biết phối hợp với bạn cùng làm, thể hiện vai chơi b. Chuẩn bị: - Các vật liệu xây dựng như: gạch bằng hộp sữa, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh, cây hoa... - Một số cây xanh, hoa và 1 số bằng nguyên vật liệu mở : hộp sữa, đá, nắp chai. c. Tiến hành: * Thỏa thuận trước khi chơi: Hát, minh họa “ màu hoa” Cô giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi và cho trẻ chọn vai chơi. * Quá trình chơi: Trẻ thỏa thuận vào góc chơi và tiến hành chơi. Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ để chơi chung Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ. * Nhận xét sau khi chơi: Cô đến từng góc chơi nhận xét và tập trung trẻ lại để nhận xét góc chơi chính. 2. Đóng vai Chơi: Đóng vai người bán hàng... Đầu bếp nấu ăn. 3. Học tập Vẽ, tô màu 1 số tranh ảnh về một số loại hoa. 4. Thư viện Xem tranh truyện về chủ đề 5. Âm nhạc Hát, đọc thơ về một số loại hoa, màu hoa. 6. Thiên nhiên Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây ở góc thiên nhiên. Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ Hoạt động chiều Dạy trẻ hát: “ màu hoa”. Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc bảo vệ các loài hoa. Không ngắt lá bẻ cành Cho trẻ tập ném trúng đích bằng 1 tay. GD trẻ biết yêu quý bảo vệ các loài hoa. Cho trẻ “ đếm đến 4. Nhận biết số 4”. Giáo dục trẻ ngoan ngoãn trong giờ học, biết yêu quý các loài hoa. Kể chuyện cho trẻ nghe “hoa mào gà”. GD trẻ biết giúp đỡ bạn yêu quý các loài hoa. Cho trẻ hát đọc thơ về chủ đề. Gd trẻ chơi đoàn kết với các bạn Cho trẻ chơi ở các góc. Nêu gương trả trẻ Thứ2 19/12/2016 LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOÀI HOA I/ YÊU CẦU: Trẻ gọi đúng tên hoa và nhận biết những bộ phận của bông hoa (cuống, cánh, nhị, lá), biết đặc điểm của từng loài hoa (màu sắc, mùi hương). Kỹ năng quan sát, Trẻ biết ích lợi của hoa, chăm sóc, bảo vệ hoa không ngắt lá bẻ cành. Rèn kỹ năng quan sát, trả lời rõ ràng, ghi nhớ có chủ định. Giáo dục trẻ yêu quý các loài hoa, biết được lợi ích của hoa, chăm sóc, bảo vệ hoa không ngắt lá bẻ cành. II/ CHUẨN BỊ: Power point hình ảnh 1 số loài hoa: hoa hồng có đủ màu, hoa cúc(màu trắng, cam,vàng), hoa đồng tiền, hoa huệ, hoa li hoa cẩm chướng... Mô hình vườn hoa Một số cảnh hoa ở công viên, hoa trang trí trong nhà, hoa ở đường phố... cho trẻ xem. 3 bức tranh vẽ cây hoa chưa có hoa lá và hoa ,lá của hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. TH: Giáo dục thẫm mỹ III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Tham quan vườn hoa Cô và trẻ hát bài “ màu hoa” Trong bài hát chúng mình vừa hát có màu hoa gì? Nhắc đến màu hoa thì cô chợt nhớ ra gần đây có nhà bác gấu trồng cả một vườn hoa rất xinh đẹp. Hôm nay nhân dịp lớp chúng ta đi học đông đủ cô sẽ dẫn các con đi tham quan vườn hoa của nhà bác gấu nhé! Các con cùng đi chơi nha! Đã đến nhà bác gấu rồi, cô trò mình cùng chào bác gấu nào + Vườn hoa của bác gấu rất đẹp đúng không c/c, chúng mình hãy cùng nhau quan sát xem vườn hoa của bác gấu có những loại hoa gì nhé! Cô chỉ vào từng bông hoa trong mô hình cho trẻ gọi tên. + Đây là hoa gì? Hoa gì nữa đây? + Hoa có màu gì? Để hoa đẹp được như thế này thì chúng ta phải làm gì? Các con ơi! Để hoa được tươi đẹp thì chúng mình phải nhớ chăm sóc cây và không được bẻ cành hái hoa các con nhớ chưa nào! Trong vườn của bác gấu có rất nhiều loài hoa, mỗi loài hoa mang một màu sắc khác nhau. Hôm nay chúng mình sẽ tìm hiểu về một số loài hoa nhé! HOẠT ĐỘNG 2: “Tìm hiểu về một số loài hoa” * Hoa hồng: Cô đố cô đố: Cây gì trồng ở trước nhà Thân cành nho nhỏ rất là nhiều gai Hương thơm ngào ngạt sớm mai Trắng hồng nhung đỏ là loại hoa gì Cô đưa hoa hồng ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ Cô đố các con biết đây là hoa gì? Con biết gì về loài hoa này? (Cho trẻ nhận xét về đặc điểm hoa hồng) + Hoa hồng này như thế nào? Có màu gì? Ít cánh hay nhiều cánh? + Cánh hoa như thế nào? + Còn cuống hoa thì sao? + Cành hoa như thế nào? Có màu gì? Ngửi hoa hồng ta thấy mùi gì? Trồng hoa hồng để làm gì? (Trồng hoa hồng để làm cảnh, để tặng người thân ngoài ra người ta còn dùng hoa hồng để làm các loại nước hoa nữa đó. Đặc điểm hoa hồng: Hoa hồng có nhiều màu sắc khác nhau màu đỏ, vàng, hồng, cam với những cánh tròn to mịn như nhung, có mùi hương thơm. Những chiếc lá dạng hình tròn viền có răng cưa và đặc biệt là thân có những chiếc gai nhọn để tự vệ, khi các con cầm phải rất cẩn thận không là sẽ bị gai đâm vào tay. * Hoa cúc: C/c ơi! Lắng nghe lắng nghe! Nghe cô đố tiếp nha: Hoa gì tươi thắm sắc vàng Cánh dài thường nở muộn màng vào thu Đố các con hoa gì? Cô đưa cành hoa cúc ra cho trẻ quan sát Con biết gì về loài hoa này? Cho trẻ nhận xét đặc điểm của hoa: + Hoa cúc này như thế nào?có màu gì? Ít cánh hay nhiều cánh? + Cánh hoa cúc ra sao? + Cuống hoa thì sao? + Lá hoa thì như thế nào? Hoa cúc có màu vàng. Ngoài ra còn có màu trắng nữa (cho trẻ xem hoa cúc màu trắng). Với những cánh dài nhỏ. Những chiếc lá xanh to. Hoa cúc được mọi người xem như là loài hoa mang tuổi thọ đến cho muôn nhà. *Quan sát hoa đồng tiền: Cô đọc câu đố: Hoa gì lạ thế hả em Mua gì chẳng được lại tên là tiền? Cô đưa hoa đồng tiền ra cho trẻ quan sát và nhận xét đặc điểm của hoa => Cô nhấn mạnh hoa đồng tiền có cuống dài, bông hoa đồng tiền màu đỏ, cánh hoa nhỏ dài. Hoa đồng tiền có nhiều loại: đồng tiền đơn ít cánh , đồng tiền kép có nhiều tầng cánh xếp chồng lên nhau, có nhiều màu sắc khác nhau. Vừa rồi cô cho lớp mình tìm hiểu hoa gì vậy con ( trẻ kể) Trời tối! Trời sáng Hoa gì vừa biến mất vậy con Vậy còn hoa gì nè! Bạn nào giỏi so sánh cho cô xem hoa hồng và hoa cúc giống nhau ở điểm nào? * Giống nhau : đều có cánh hoa, lá, thân. đều là hoa trồng để làm cảnh * Khác nhau: Hoa hồng: + Màu đỏ + Cánh tròn, to + Lá răng cưa, nhỏ + Thân có gai Hoa cúc: + Màu vàng + Cánh dài, nhỏ + Lá to + Thân không có gai Ngoài những bông hoa cô vừa cho c/c xem bạn nào còn biết những bông hoa nào nữa! C/c con ơi ngoài những loài hoa cô vừa cho lớp mình xem thì còn có rất nhiều loài hoa với nhiều tên gọi khác nhau Cô giới thiệu một số hoa cô đã chuẩn bị cho trẻ xem: Cô đưa hoa huệ, Lay ơn, hoa li, cẩm chướng... Các con nhìn thấy hoa được trồng ở đâu? Hoa dùng để làm gì? Cô cho trẻ xem hình ảnh hoa trên đường phố trong công viên, trang trí trong nhà. Muốn nhiều hoa đẹp chúng ta phải làm gì ? Khi hoa tàn thì chúng mình phải làm gì ? + Vì sao phải bỏ hoa vào thùng rác ? *Trò chơi củng cố: Vừa rồi c/c học rất giỏi cô sẽ tặng cho c/c 1 trò chơi có tên “ nói nhanh” Cô chỉ bông hoa nào trẻ nói tên bông hoa đó. Cô nói màu nào, trẻ nói tên màu của bông hoa đó HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi: “Ai nhanh hơn” Hôm nay cô thấy c/c học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi có tên là “Ai nhanh hơn” Cách chơi: Trên đây cô có 3 bức tranh(cây hoa hồng, cây hoa cúc, cây hoa đồng tiền) vẽ cây mà chưa có hoa, chưa có lá. bây giờ cô cho c/c chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm một bức tranh nhóm 1 gắn hoa hồng và lá hoa hồng. Nhóm 2 gắn hoa cúc và lá hoa cúc. Nhóm 3 gắn hoa đồng tiền và lá hoa đồng tiền. Nhóm nào gắn được nhiều hoa và lá nhất đội đó sẽ chiến thắng! Luật chơi: Lần lượt từng bạn ở mỗi nhóm lên gắn hoa, gắn lá vào cành cây rồi đi về cuối hàng đứng rồi bạn thứ hai tiếp tục cho đến khi hết giờ chơi nên nhớ mỗi lần các con chỉ được lấy một bông hoa hoặc một chiếc lá thôi nhé! Thời gian chơi sẽ được tính bằng 1 bản nhạc Trẻ chơi 1-2 lần Cô nhận xét KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương. Trẻ hát cùng cô Màu hoa tím, màu hoa đỏ, màu vàng. Trẻ lắng nghe Dạ! Trẻ chào bác gấu Trẻ chú ý quan sát Hoa hồng, hoa hướng dương, hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa huệ Màu đỏ, vàng, trắng Chăm sóc, tưới nước cho cây hoa Trẻ đoán hoa hồng Hoa hồng Trẻ trả lời Hoa hồng này có màu đỏ, có nhiều cánh. Cánh hoa to, mịn màng Cuống hoa dài, chắc, màu xanh Cành hoa có nhiều gai nhọn, có màu xanh. Mùi thơm Trồng hoa hồng để làm cảnh. Trẻ lắng nghe Nghe gì nghe gì? Dạ Hoa cúc Có màu vàng nhiều cánh. Cánh hoa cúc nhỏ dài Cuống hoa cứng chắc, màu xanh Lá hoa to có màu xanh Trẻ lắng nghe! Hoa đồng tiền Trẻ quan sát và nhận xét đặc điểm của hoa Trẻ lắng nghe! Trẻ chơi Hoa đồng tiền hoa hồng, hoa cúc Đều có cánh hoa, cành, lá Trẻ lắng nghe và chú ý lên cô Trẻ lắng nghe và chú ý lên cô Trẻ kể Trẻ lắng nghe và chú ý lên cô Vườn hoa, công viên, ở nhà... Để làm cảnh, trang trí Chăm sóc, bảo vệ hoa, tưới nước cho hoa, bắt sâu.. Bỏ hoa vào thùng rác Để môi trường luôn sạch đẹp Trẻ chơi trò chơi Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi Trẻ lắng nghe Thứ 3 20/12/2016 LĨNH VỰC: GDPT THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG: MÀU HOA TT: VẬN ĐỘNG MINH HỌA NH: HOA TRONG VƯỜN TC: AI ĐOÁN GIỎI I/ YÊU CẦU: Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung, nhớ tên bài hát, tên tác giả. Biết vận động đúng giai điệu của bài hát “màu hoa”. Trẻ biết cách chơi trò chơi “ai đoán giỏi” Rèn kỹ năng vận động đúng giai điệu bài hát, chú ý lắng nghe khi chơi. Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ,chăm sóc các loài hoa: không ngắt lá, bẻ cành, tưới nước cho hoa II/ CHUẨN BỊ : Nhạc bài hát: “ Màu hoa”, “ Hoa trong vườn” Trò chơi: Ai đoán giỏi . Mũ chóp kín Lớp học sạch sẽ thoáng mát TH: Kpkh một số loài hoa III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: trò chuyện cùng trẻ: Cho trẻ chơi : trò chơi " trời tối trời sáng" Các con nhìn xem đây là gì? (Cho trẻ xem power point một số loài hoa) Các con xem đây là hoa gì? Bạn nào biết hoa này có màu gì? Còn đây là hoa gì? Màu gì? Ngoài những bông hoa cô vừa cho c/c xem bạn nào còn biết những bông hoa nào nữa! C/c con ơi ngoài những loài hoa cô vừa cho lớp mình xem thì còn có rất nhiều loài hoa với nhiều tên gọi khác nhau như là hoa li, hoa huệ, hoa lay ơn... Các con biết trồng hoa để làm gì không? Hoa được trồng để dùng trang trí, để làm các loại nước hoa và trồng hoa để làm cảnh nữa. Vì thế chúng ta nên chăm sóc bảo vệ hoa không bứt hoa, bẻ cành, không vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. Có 1 bài hát cũng nói về màu của các bông hoa rất hay, các con có biết đó là bài hát gì không? Đúng rồi đó là bài hát “Màu hoa” sáng tác của Hồng Đăng. Các con thuộc bài hát này chưa? Bây giờ cô và các con cùng hát nha. Cho trẻ hát 2-3 lần HOẠT ĐỘNG 2: Vận động theo nhạc: “Màu hoa” Các con ơi! Để cho bài hát được hay hơn nữa thì chúng ta cùng vận động theo nhạc nhé! Muốn vận động theo nhạc được thì các con xem cô làm mẫu trước nhé! Cô thực hiện lần 1: Lần 2 kết hợp giải thích: + Câu 1: “Màu hoa tím...nhiều hoa xinh thế”: Làm động tác ngắm hoa Tay vung tự nhiên sang trái, đổi bên sang phải, chân nhún theo nhịp bài hát. + Câu 2: “Một rừng lá...đi thăm vườn hoa”: Chân nhún theo nhịp bài hát, tay đưa sang trái, sang phải, đưa lên cao xoay 1 vòng. Lần 3: Cô thực hiện trọn vẹn động tác Mời lớp vận động 2-3 lần Mời tổ, nhóm, cá nhân vận động Lớp vận động lại lần cuối HOẠT ĐỘNG 3: Nghe hát: “Hoa trong vườn” Hôm nay cô thấy các con ngoan và học giỏi nên cô đã chuẩn bị bài hát rất hay hát tặng lớp mình ,đó là bài “Hoa trong vườn” Dân ca Thanh Hóa . Chúng mình cùng lăng nghe nhé! Lần 1: Cô hát với nhạc + giải thích nội dung bài hát Cô vừa hát bài hát gì? Của làn điệu dân ca nào? Bài hát nói về điều gì vậy lớp mình? Nội dung: Bài hát nói về trong vườn có nhiều loại hoa, có nhiều màu hoa khác nhau, cùng toả ngát hương thơm. Khi mùa xuân sang có vườn hoa xuân thật đẹp cần phải có những bàn tay chăm sóc cho hoa hàng ngày đấy các con ạ !. Các con ơi để có những hoa thơ quả ngọt thì chúng ta phải biết ơncác cô bác đã vất vã sớm chiều để trồng và chăm sóc hoa nên chúng ta phải biết bảo vệ hoa không ngắt lá bẻ cành các con nhớ chưa! Hát lần 2+ minh họa, khuyến khích trẻ hưởng ứng theo cô. HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi: “Ai đoán giỏi” Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi đó là trò chơi “ai đoán giỏi” Cách chơi như sau: Cô cho 1 bạn đội mũ chóp kín đứng trên này. Sau đó cô mời 1 bạn ở dưới đứng lên hát và nhiệm vụ của bạn đội mũ chóp kín là đoán xem ai đang hát. Luật chơi: Nếu bạn đội mũ chóp kín đoán sai thì sẽ phạt hát 1 bài còn đoán đúng được về chỗ và chỉ bạn khác lên thay. Cho trẻ chơi 2-3lần. Cô nhận xét kết quả chơi. KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương. Trẻ chơi cùng cô Dạ! là hoa Hoa cúc Màu vàng Hoa hồng màu đỏ Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe Trang trí, làm cảnh Trẻ lắng nghe! Bài hát màu hoa Dạ rồi Lớp hát Trẻ lắng nghe! Trẻ lắng nghe! Trẻ chú ý lắng nghe! Trẻ chú ý quan sát Lớp vận động 2-3 lần Mời tổ, nhóm, cá nhân vận động Lớp vận động lại lần cuối Trẻ lắng nghe! Trẻ lắng nghe! Hoa trong vườn. Dân ca Thanh Hóa hát nói về trong vườn có nhiều loại hoa, nhiều màu khác nhau. Trẻ lắng nghe! Trẻ lắng nghe! Trẻ hưởng ứng theo cô Trẻ lắng nghe! Trẻ lắng nghe! Trẻ chơi Trẻ lắng nghe cô nhận xét! Thứ 4 21/12/2016 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG: NÉM TRÚNG ĐÍCH BẰNG 1 TAY I/ YÊU CẦU: Trẻ nhớ tên bài vận động, tên trò chơi. Trẻ biết ném trúng đích bằng 1 tay đúng tư thế. Rèn cho trẻ kỹ năng ném trúng đích. Phát triển cơ tay, tố chất vận động. Và rèn luyện phát triển sức mạnh của tay,vai, chân, định hướng khi ném. Cô giáo dục trẻ có ý thức về nề nếp tập luyện thể dục, đoàn kết. Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi, tích cực tham gia vào hoạt động. II/ CHUẨN BỊ: Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát các cháu ăn mặc gọn gàng. Bài hát: “Mùa xuân ơi ”, “Hoa bé ngoan”. Trò chơi : Bướm tìm hoa. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: “ Khởi động ” Các con ơi. Các con trường chúng ta sắp tới có tổ chức cuộc thi “Hoa bé ngoan” với 3 phần + Phần 1: Đồng diễn + Phần 2: Tài năng của bé + Phần 3: Sân chơi bé ngoan Và ngay bây giờ, trước khi bước vào phần thi xin mời các bé chúng ta cùng đứng lên khởi động. Cô mở nhạc bài “mùa xuân ơi” cho c/c đi thành vòng tròn, kết hợp đi các kiểu ( gót, mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm) cho c/c chuyển về 3 hàng ngang tập thể dục. HOẠT ĐỘNG 2: “ Trọng động” Sau đây xin mời các bé cùng đến với phần 1: phần “đồng diễn”. Xin mời các bé cùng lấy dụng cụ. A/ Bài tập phát triển chung: Cho các cháu tập với gậy qua bài hát “hoa bé ngoan”. Với phần 1: Các bé sẽ cùng nhau tập những động tác thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh để bước tiếp vào vòng trong. Tay vai: đưa 2 tay ra trước, lên cao ( 4 lần 4 nhịp ) Chân: Co 1 chân lên, để xuống, đổi chân ( 2 lần 4 nhịp) Bụng: đưa 2 tay ra lên cao, cúi gập người phía trước ( 2 lần 4 nhịp) Bật: tách chân, khép chân ( 2 lần 4 nhịp ) Xin cảm ơn các bé đã tham dự tiết mục thể dục đồng diễn rất là dễ thương và tiếp theo chương trình Ban tổ chức xin mời các bé cùng tiến vào phần thi thứ 2: “Tài năng của bé” nhé! B/ Vận động: “Ném xa bằng 1 tay” Với phần tài năng này các bé sẽ có dịp được thể hiện tài năng của mình. Để thực hiện được phần thi thì hai đội chú ý xem 1 chiến sĩ thực hiện mẫu trước nha! * Cô làm mẫu lần 1 Các bé thấy cô tập có khéo không? Các con có muốn tập khéo và giỏi giống cô không? Để nắm rõ cách tập hơn nữa, các bé sẽ chú ý nhìn cô tập một lần nữa nhé! * Cô làm mẫu lần 2- kết hợp giải thích: +TTCB: đứng tự nhiên, tay cầm túi cát đưa ngang tầm mắt, mắt nhìn thẳng đích. +TH : Khi có hiệu lệnh cô đưa tay từ trước ra sau lên cao và dùng sức của cánh tay ném mạnh túi cát trúng vào đích. + KT: đi lên nhặt túi cát bỏ vào rổ về cuối hàng đứng. * Cô làm mẫu lần 3 * Trẻ thực hiện : Mời 1 trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem ( Cô nhận xét ) Lần lượt 2 trẻ thực hiện đến hết lớp. Cho trẻ luyện tập theo nhóm ( với nhiều hình thức.(Trong khi trẻ luyện tập cô chú ý theo dõi, sửa sai, khuyến khích trẻ mạnh dạn khi thực hiện.) Chia lớp thành 2 đội thi đua “ ném xa bằng 1 tay” lần lượt từng thành viên trong 2 đội sẽ ném xa. 2 đội chọn ra những thành viên suất sắc nhất chia làm 2 đội thi đua. ban tổ chức sẽ chọn ra đội nào giỏi nhất sẽ được thưởng. Hai đội chú ý trong quá trình thi nếu thành viên trong đội nào thực hiện không đúng kĩ năng ném xa sẽ không tính điểm. Các thành viên nghe rõ. Sau mỗi lần thi đua thì cô nhận xét và trao giải thưởng. C/ Trò chơi vận động: “bướm tìm hoa” Cách chơi: Cô cho 1 bạn làm gió cả lớp làm bướm, các con bướm sẽ bay đi tìm hoa và đậu trên cành hoa. Khi nghe cô nói “gió đến” các con bướm phải bay thật nhanh tìm chỗ núp là bay vào vòng tròn để bạn gió k
File đính kèm:
- GIÁO ÁN chủ đề thực vật tuần 2.doc