Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Một số nghề - Năm học 2022-2023
I. Mục đích- Yêu cầu
- Trẻ biết trang phục, công việc của các cô chú công nhân
- Trẻ nói được trang phục và công việc của cô chú công nhân
- Trẻ có thái độ yêu quý, kính trọng các cô chú công nhân
II. Chuẩn bị
- Một số hình ảnh cô chú công nhân:xây dựng, thợ may,
- Tranh vẽ hình ảnh cô chú công nhân
III. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Quan sát tranh
- Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát cháu yêu cô chú công nhân
- CC vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về ai?
• Quan sát chú công nhân xây dựng
- Các con nhìn lên màn hình xem cô có hình ảnh gì đây?
- Chú công nhân mặc trang phục như thế nào?
- Các chú đang làm gì?
- Ngồi xây nhà ra chú công nhân còn xây gì nữa?
- Tay của chú đang cầm cái gì?
Vừa rồi các con được quan sát về chú công nhân xây dựng.
• Quan sát cô thợ may
-Cô có hình ảnh gì đây?
+ Cô công nhân đang làm công việc gì?
+ Vậy cô thợ may tạo ra gì? ( quần áo)
- Các cô chú công nhân đã tạo nên những ngôi nhà thật đẹp cho chúng ta ở còn cô thợ may tạo nên những bộ quần áo thật đẹp cho chúng ta mặc. Vì vậy chúng ta phải biết ơn và quí trọng cô chú công nhân nha.
CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGHỀ Thời giân thực hiện: 4 tuần Thực hiện từ ngày 06 tháng 06 đến ngày 31 tháng 03 năm 2023 Lĩnh vực Mục tiêu Nội dung Hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày. I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT. a. Phát triển thể chất 1. Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo sự hướng dẫn của cô. - Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo sự hướng dẫn của cô. Tập các bài tập thể dục sáng 3. Trẻ biết phối hợp tay, mắt trong vận động tung, đập bắt bóng với cô. - Lăn bóng với cô - Đập và bắt bóng được 3 lần liền (kc 2,5m) - Tung bắt bóng với cô - Tung và bắt bóng với cô - Chơi chạy tiếp cờ - Chơi ngoài trời 6. Trẻ biết chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang hàng dọc chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang hàng dọc - Chuyền bắt bóng 2 bên - Chơi lộn cầu vồng - Chơi tự do 7. Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt trong vận động bò, trườn, trèo. - Bò chui qua cổng (thấp, cao) - Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc. - Trườn về phía trước - Bước lên xuống bục cao (cao 30cm) - bước lên xuống bục cao 10. Trẻ biết gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay. - Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay. - Chơi hoạt động với đồ vật - Xâu vòng hoa b. Dinh dưỡng – sức khỏe 18. Trẻ biết được lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. - Trò chuyện về cách cho trẻ ăn mặc theo mùa 21. Trẻ nhận biết và phòng tránh được những hành động nguy hiểm đến tính mạng. - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm đến tính mạng: không cười đùa khi ăn uống các loại quả có hạt, không tự lấy thuốc uống, không nghịch vật sắt nhọn - Xem video về các hành vi trong ăn uống 26. Trẻ biết sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách. - Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách. -Trò chuyện về công dụng của đồ dùng ăn uống II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC a.Khám phá khoa học: 30. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. -Tìm hiểu về nghề nông - Bé biết gì về thợ may b. Làm quen với toán 46. Trẻ biết đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5 Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng -Đếm đến 5. NB các nhóm đồ vật có SL 5. NB chữ số 5 - Chơi về đúng nhà 52. Trẻ biết so sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau. So sánh 2 đối tượng về kích thước: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau -So sánh chiều dài của 2 đói tượng - Chơi ai nhanh hơn c. Khám phá xã hội 59. Trẻ nói được tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến - tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến - Dụng cụ nghề y - Chơi chọn đúng dụng cụ nghề III.PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 74. Trẻ biết kể lại một vài tình tiết của chuyện đã được nghe dựa theo câu hỏi. Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe. -Tập kể lại câu chuyện thần sắt 77. Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: đi thăm ông, bà; đi chơi, đi xe phim.... Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân mình cho người khác nghe -Kể chuyện theo ý tưởng của trẻ IV.PHÁT TRIỂN THẨM MĨ a.Giáo dục âm nhạc: 88.Trẻ biết vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp Trẻ biết vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc (nhún nhảy, ....) -Hát cháu yêu cô chú công nhân - Cháu xem cày máy - Lớn lên cháu lái máy cày - Nghe hát anh phi công ơi b. Hoạt động tạo hình: 90. Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý của cô. Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý của cô. -Xé dán dụng cụ nghề nông - Tô màu tranh sản phẩm nghề 92. Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm đơn giản. Sử dụng một số kỹ năng nặn: Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt, gắn nối để tạo ra sản phẩm đơn giản. - Chơi với đất nặn V.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI 99. Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói phù hợp. Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi vận động - Trạng thái của bé 101.Trẻ thực hiện được các thao tác rửa tay bằng xà phòng - Các thao tác rửa tay bằng xà phòng. Thực hiện các tháo tác rửa tay bằng xà phòng 113. Trẻ cùng chơi với bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ. Chơi hòa thuận với bạn - Chơi góc xây dựng KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I BÁC NÔNG DÂN Thực hiện từ ngày 06/03 đến ngày 10/03 năm 2023 Lớp 3-4 tuổi C, GV: phan Thị Hồng Thứ Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, Thể dục sáng - Trò chuyện về ngày nghỉ cuối tuần - Trò chuyện với trẻ về ngày quốc tế phụ nữ - Trò chuyện với trẻ về công việc của nghề nông - Trò chuyện với trẻ về dụng cụ của nghề nông. -Trò chuyện sản phẩm và ích lợi của nghề nông * Khởi động - Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân khác nhau ( mũi chân, bàn chân, gót chân )theo tín hiệu của cô. * Trọng động: - Hô hấp: Ngửi hoa - Động tác tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước. - Động tác bụng: Hai tay lên cao nghiêng người sang 2 bên - Động tác chân: Ngồi khuỵu gối -Bật: tách chân, khép chân Ngày thứ hai tập vận động theo bài hát “Tía má em” ( mỗi động tác 2lx2n) * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi bộ hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động học *Tung và bắt bóng với cô *Bé biết gì về nghề nông *Thơ cái bát xinh xinh *Vỗ tay theo tiết tấu chậm « cháu yêu cô chú công nhân » *Cắt dán hình vuông, hình tam giác Chơi, hoạt động ở Các góc *xây dựng: Xây cổng làng * phân vai: Chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ. *Âm nhạc: Chơi với các dụng cụ âm nhạc, hát múa các bài hát tong chủ điểm * Tạo hình: Tô màu tranh, nặn, vẽ, cắt dán đồ dùng dụng cụ nghề nông. *Góc học tập: xem tranh truyện sách báo, nối số *Sách: chơi đọc truyện theo tranh *Khám phá: Thí nghiệm sự kì diệu của muối nở với bong bóng Chơi hoạt động ngoài trời * Chơi Thi ai nhanh - Kéo co. * Chơi tự do. *QS bác nông dân trên đồng * Chơi - Chạy tiếp sức - Lộn cầuvồng. * Chơi tự do. *Dạo chơi trên sân trường * Chơi - Chơi TCDG - Kéo cưa lừa xẻ * Chơi tự do. * Chơi - Chuyền bóng - Lộn cầu vồng * Chơi tự do. *QS dụng cụ nghề nông * Chơi - Người tài xế giỏi - Lộn cầu vồng. * Chơi tự do. Ăn ngủ -Kê dọn bàn ghế - Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân - Cho trẻ ngồi vào bàn ăn - Nhắc trẻ không nói chuyện, không làm rơi vãi khi ăn Tập thể dục sau ngủ dậy Chơi, hoạt động theo ý thích - Làm thiệp tặng bà, mẹ - Trẻ thực hiện vở bé LQCC Bé tập làm nội trợ. - Thực hành vở tạo hình Biểu diễn văn nghệ Nêu gương cuối tuần Trả trẻ - Giáo dục các cháu biết chào hỏi khi ra về - Trả trẻ Thứ hai, ngày 06 tháng 03 năm 2023 TD: TUNG VÀ BẮT BÓNG VỚI CÔ I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết cách tung và bắt bóng với cô - Trẻ thực hiện được vận động tung và bắt bóng - Trẻ có thái độ chú ý trong giờ học II. Chuẩn bị - Đầu đĩa ,băng có nội dung bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” - Nơ đủ cho trẻ - Sân tập thoáng mát - Bóng x x x x x x x x x x x x III.Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Cô và trẻ cùng khởi động bằng các kiểu chân (Đi bằng bàn chân ,mũi chân ..) + BTPTC: - Cháu tập theo nhịp bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân ” cùng cô: + Tay vai: Hai tay giang ngang gập vào vai(4l x 2n). + Bụng lườn: Tay lên cao nghiêng người sang trái – phải(2l x 2n). + Chân: Ngồi xuống đứng lên(2l x 2n). + Bật: Bật tách khép chân(2l x 2n). * Hoạt động 2: + VĐCB: Đập và bắt bóng bằng 2 tay Hướng dẫn và làm mẫu. - Lần 1: Không giải thích - Lần 2 - 3: Giải thích Từ đầu hàng bước đến vạch chuẩn TTCB chân dang rộng bằng vai, 2 tay ôm bóng. Khi có hiệu lệnh thì tung bóng cho bạn đối diện, bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay sau đó tung lại cho bạn. Khi bắt bóng thì không ôm bóng vào người - Trẻ chia thành 2 hàng đứng đối diện - Cô cho 2 bạn thực hiện trước cho trẻ xem - 2 trẻ lên thực hiện lại. - Cho 2 trẻ lên làm lần lượt - Trẻ thực hiện 2 – 3 lần ( Cô quan sát sửa sai cho trẻ). - Nhận xét tuyên dương * Hoạt động 3: Trò chơi “Ném bóng vào gôn” - Cô giới thiệu cách chơi luật chơi - Cho cháu chơi 2, 3 lần - Nhận xét tuyên dương trẻ * Kết thúc: Cháu đi hít thở nhẹ nhàng. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY Thứ sáu ngày 10 tháng 03 năm 2023 HĐTH: CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cắt đôi tờ giấy hình vuông thành thành hình tam giác và tờ giấy hình chữ nhật lớn thành 2 hình chữ nhật nhỏ. Biết bôi hồ và mặt trái để dán. - Luyện cách cầm kéo và cách bôi hồ, bố cục. - Phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ. - GDCC cẩn thận khi sử dụng kéo và biết giữ vệ sinh sau khi học tạo hình . II. Chuẩn Bị - Tranh cắt dán hình tam giác, hình chữ nhật. - Mỗi cháu có 1 hình chữ nhật lớn và một hình vuông. - Vở , kéo , keo đủ cho các cháu . - Đồ dung của cô giống của cháu nhưng kích thước lớn hơn . III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Hướng dẫn và thực hiện . - Lớp hát bài : Bác đưa thư vui tính . - Bài hát nói về ai ? ( bác đưa thư ) - Đưa thư thuộc nghề gì? ( bưu điện ) - Ngoài nghề bưu điện cháu còn biết nghề nào nữa ? ( nông, bác sĩ, cô giáo) - Cô giáo dục cháu biết ơn người lao động và biết giữ gìn đồ dùng khi sử dụng - Cô giới thiệu tranh cách cắt dán hình tam giác và hình chữ nhật. - Hỏi cháu tranh cô dán từ những hình gì? ( tam giác và chữ nhật ). - Cô dán vị trí các hình như thế nào? ( hình tam giác ở trên hình chữ nhật ở dưới ). - Cô cắt dán và hướng dẫn: Từ tờ giấy hình vuông lớn cô gấp đôi theo chiều chéo góc sao cho 2 góc của tờ giấy trùng lên nhau và miết nhẹ đường sống. Sau đó cô lật ra dùng kéo cắt thẳng đường sống , như vậy là cô đã cắt đôi tờ giấy hình vuông lớn thành 2 hình tam giác. Cô tiếp tục dùng tờ giấy hình chữ nhật lớn cũng gấp đôi tờ giấy và cắt thành 2 hình chữ nhật nhỏ. Sau khi cô cắt xong cô ướm hình vào vị trí rồi lật mặt sau của hình bôi hồ và dán. - Gọi cháu nhắc lại cách cắt dán hình tam giác và hình chữ nhật. - Cô nhắc cháu cẩn thận khi sử dụng kéo và biết giữ vệ sinh khi thực hiện. - Cháu thực hiện cô theo dõi nhắc nhở . - Nhắc cháu sắp hết giờ để cháu hoàn thành sản phẩm của mình . * Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm - Cháu đặt sản phẩm của mình lên giá tạo hình . - Gọi cháu nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn . - Cô nhận xét bổ sung ý cháu . * Kết thúc : - Nhận xét – tuyên dương cháu. ******************** NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN . Thứ ba ngày 07 tháng 03 năm 2023 KPKH : BÉ BIẾT GÌ VỀ NGHỀ NÔNG I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết sản phẩm làm ra từ nghề nông - Trẻ kể được tên sản phẩm của nghề nông: lúa, ngô, khoai, - Trẻ yêu nghề nông, biết yêu quý người làm ra sản phẩm nghề nông. II. Chuẩn bị - Tranh 1: sự phát triển của cây lúa -Tranh 2: cây bắp (từ khi thành cây bắp đến khi thành quả ) - Đường hẹp, bao lúa III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: bé với nghề nông - Đọc thơ ‘đi bừa’ - Các con vừa đọc bài thơ nói về ai? - Mẹ dậy sớm để làm gì? - Vậy các con có biết công việc của mẹ đang làm đó là công việc của những người làm gì không? - Bố mẹ các con làm nghề gì? - Và hôm nay để biết được công lao của các bác nông dân đã vất vả làm ra những thức ăn hàng ngày cho chúng ta ăn như thế nào cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về nghề nông nhé ! + Cô đưa tranh cây lúa : - Các con nhìn xem đây là cây gì ? - A đây là cây lúa cây lương thực chính của nghề nông đấy các con ạ ! - Các con có biết cây lúa cho ra sản phẩm gì không ? - Cây lúa cho hạt lúa, vậy hạt lúa để làm gì các con ? - Hạt lúa để xay ra thành gạo để chúng ta ăn hàng ngày đúng không nào ? - Hạt gạo ngòai nấu ra thành cơm hạt gạo còn dùng để làm gì nữa ? để làm bún , phở và làm ra các loại bánh nữa. + Cô đưa tranh cây bắp ngô. - Các con nhìn xem đây là cây gì ? - Đúng rồi cây bắp cũng là cây lương thực quý của nghề nông đấy - Vậy cây bắp cho ra sản phẩm gì ? cây bắp cho ra quả bắp và quả bắp cho ra nhiều hạt. - Thế các con có biết bắp để làm gì không ? - Bắp dùng để nấu nướng, rang ăn, làm kẹo bánh bắp, bung bắp.. - Ngoài ra bắp còn dùng để chăn nuôi gia súc nữa đấy các con ạ. - Các con có biết không cây lúa, bắp, đậu, dứa đều là những cây lương thực quý của nghề nông. Các cô, các bác nông dân đã phảỉ vất vả mới làm ra. Ngoài ra các bác còn làm ra được rât nhiều những sản phẩm khác như: khoai, sắn, mè.. cũng là những cây lương thực và đặc biệt ở đất Tây Nguyên chúng ta có đặc sản cà phê nữa đấy(cô đưa tranh cây cà phê) đây là một loại cây công nghiệp được trồng phổ biến nơi cúng ta đang sinh sống đấy. - Gd : do vậy các con phải kính trọng và viết ơn cô bác nông dân và biết quý trọng những sản phẩm mà cô bác nông dân đã làm ra nhé. - Vậy để làm ra được những sản phẩm đó bác nông dân đã phải làm những công việc gì? + Cô đưa tranh công việc của các bác nông dân - Cùng trò chuyện theo tranh - Các bác nông dân đã làm những công việc như cày, cấy, cuốc để làm ra những sản phẩm. Do vậy các con phải yêu quý các bác nông dân và công việc của nghề nông nhé! -Vậy khi cuốc cày các bác cần nhũng đồ dùng gì để làm? + Cô đưa tranh dụng cụ nghề nông -Trò chuyện theo tranh . Đây là dụng cụ nghề nông các con phải biết giữ gìn, nhà bạn nào có đồ dùng không được lôi kéo, chơi và phải biết bảo vệ đồ dùng. * Hoạt động 3: Trò chơi : “Chuyển hàng về kho” + Cô chuẩn bị bao lúa và đường hẹp + LC : không được nhẫm vào đường hẹp. + CC : chia làm 2 đội chơi 2 đội sẽ thia đua giúp bác nông dân chuyển lúa về kho. Khi chuyển lúa phải đi theo đường hẹp đầu đội bao lúa. Yêu cầu không được nhẫm vào đường hẹp , đội nào nhầm vào đường hẹp thì bao lúa đó không được tính. Đội nào chuyển được nhiều lúa hơn đội đó sẽ thắng. Kết thúc cô nhận xét và đếm số lượng bao lúa. * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương ************************* ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY . Thứ năm ngày 9 tháng 03 năm 2023 GDÂN: DẠY VĐ( GÕ TIẾT TẤU CHẬM ) BÀI HÁT CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN “ Hoàng Yến ” I. Mục đích yêu cầu - Trẻ thuộc bài hát, biết gõ tiết tấu chậm bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân, biết hát cùng bạn. - Trẻ phối hợp nhịp nhàng giữa gõ tiết tấu chậm với lời ca. - Trẻ nhớ ơn người lao động. II. Chuẩn bị - Giáo án điện tử. - Cô thuộc và hát tốt bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”, “ Ngày mùa vui” - Nhạc không lời bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”, “ Ngày mùa vui” - Vòng thể dục. Dụng cụ gõ. III.Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Dạy gõ theo tiết tấu chậm. - Cô cho cháu chơi tò chơi: Ai đoán giỏi. + Cách chơi: Cô đọc câu đố về các nghề cháu giơ tay trả lời. Nếu cháu trả lời đúng cô cho cháu xem hình ảnh về nghề đó. - Hỏi cháu vừa giải câu đố về các nghề nào? ( nông, may, xây dựng) - Cô giáo dục trẻ biết ích lợi của các nghề đối với mọi người và giáo dục cháu biết ơn người lao động. - Cô xướng âm la một đoạn bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân và mời cháu đoán. - Cô giới thiệu bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân của tác giả Hoàng Yến - Cô hát cho các cháu nghe diễn cảm lần 1 - Tóm tắc nội dung bài hát lần 2 - Cho trẻ hát cùng cô vài ba lần (cô theo dõi sửa sai) - Mời tổ, nhóm, cá nhân hát dưới nhiều hình thức (cô sửa sai) - Cô hát kết gợp gõ theo tiết tấu chậm. ( lần 1) - Cô hát gõ tiết tấu chậm lần 2 ( kết hợp giải thích cách gõ tiết tấu chậm là gõ 3 cái liên tiếp rồi nghĩ một nhịp và bắt đầu gõ vào từ chú) - Cho lớp hát gõ theo tiết tấu chậm cùng cô vài ba lần (cô theo dõi sửa sai) - Mời tổ, nhóm, cá nhân hát gõ tiết tấu chậm dưới nhiều hình thức (cô sửa sai) * Hoạt động 2: Nghe hát - Cô giới thiệu bài hát “ Ngày mùa vui” Dân ca Thái, lời mới Hoàng Lân. - Cô hát cho các cháu nghe lần 1. - Cô hát cho các cháu nghe lần 2 ( kết hợp điệu bộ ). * Hoạt động 3: Chơi trò chơi âm nhạc. - Cô giới thiệu trò chơi : Ai nhanh nhất + Cô nhắc cách chơi, luật chơi . + Cho cháu tiến hành chơi . + Cô nhận xét tuyên dương . * Kết thúc - Nhận xét tuyên dương. ******************* ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY .. Thứ tư, ngày 8 tháng 03 năm 2023 LQVH: CÁI BÁT XINH XINH (Tác giả : Thanh Hòa) I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ - Trẻ thể hiện cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ - Trẻ có thái độ yêu quý công việc và sản phẩm nghề bố mẹ mình làm II. Chuẩn bị - Giáo án điện tử - Cô thuộc và đọc diễn cảm bài thơ cái bát xinh xinh - Tranh minh họa bài thơ - Câu đố về cái bát - Những cái bát có trang trí hoa văn - Đất nặn, giấy vẽ, một số giấy loại hồ dán III. Tổ chức hoạt động *Hoạt động1: bé cảm nhận bài thơ. Cô đọc câu đố: Thân em mình trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm (Là cái gì?) - Trẻ đoán - Cho trẻ xem một số cái bát - Trẻ nhận xét về những cái bát. - Các cháu nhìn thấy cái bát như thế nào? - Để biết cái bát này có từ đâu. Do ai làm ra cái bát các cháu hãy lắng nghe cô đọc bài thơ cái bát xinh xinh của tác giả Thanh Hòa - Cô đọc cho các con nghe bài thơ lần 1 diễn cảm. Cô giới thiệu tên tác giả - Đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh - Đọc lần 3 trích dẫn , giảng nội dung - Đoạn 1: “Mẹ chabát hoa” đoạn thơ này nói lên sự vất vả của cha mẹ và các cô bác làm ra sản phẩm phải qua nhiều công đoạn - Đoạn 2 “ Nâng niutrên tay” đoạn thơ này nói lên lòng biết ơn của bé đối với cha mẹ, biết giữ gìn và nâng niu sản phẩm do cha mẹ làm ra * Đàm thoại : - Cô vừa đọc con nghe bài thơ gì ?( Cái bát xinh xinh ) - Mẹ cha của bé công tác ở đâu?( nhà máy bát tràng) - Giải thích: nhà máy bát tràng là nơi sản xuất ra những đồ dùng làm bằng sành sứ - Cái bát được làm bằng chất liệu gì?( đất sét) - Ai đã làm được cái bát? Cái bát bố mẹ đem về cho bé như thế nào?( cái bát xinh xinh) - Bé đã sử dụng cái bát đó như thế nào?( nâng niu bé giữ) - Cô đọc cả bài thơ thể hiện âm điệu nhẹ nhàng tình cảm - Bài thơ gì? Do ai sáng tác?( cái bát xinh xinh_ Thanh Hòa). - Cô GDCC biết ơn cô chú công nhân và biết giữ gìn sản phẩm khi sử dụng - Dạy trẻ đọc thơ theo cô cả bài.( cô chú ý sửa sai) - Tổ chức cho trẻ đọc thơ, tổ, nhóm, cá nhân đọc dưới nhiều hình thức( sửa sai) - Chú ý rèn trẻ đọc rõ ràng diễn cảm thể hiện được âm điệu của bài thơ *Hoạt động 2:Chơi nặn cái bát - Cho trẻ nặn cái bát.( cô quan sát gợi ý) Kết thúc: nhận xét – tuyên dương ****************** ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN II CÁC NGHỀ BÉ YÊU Thực hiện từ ngày 13/03đến ngày 17/03 năm 2023 Lớp 3-4 tuổi C, GV: phan Thị Hồng HOẠT ĐỘNG Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, Thể dục sáng - Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ cuối tuần - Trò chuyện các nghề phổ biến địa phương - Trò chuyện với trẻ về công việc của cô thợ may - Trò chuyện với trẻ về trang phục chú công nhân -Trò chuyện về sản phẩm của nghề xây dựng *Khởi động - Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân khác nhau ( mũi chân, bàn chân, gót chân ) theo tín hiệu của cô. * Trọng động: - Hô hấp: Thổi bóng - Động tác tay: Đưa 2 tay dang ngang gập trước ngực. - Động tác bụng: Hai tay lên cao nghiêng người - Động tác chân: Chân ra trước lên cao - Bật: tách chân khép chân ( Mỗi động tác tập 2l*2n) Ngày thứ hai tập vận động theo bài hát “ ước mơ của bé” * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi bộ hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động học *Lăn bóng với cô *Tìm hiểu về cô chú công nhân *Thơ “ làm bác sĩ ” Đếm đến 4. NB các nhóm đồ vật có 4 đối tượng. NB số 4 *Hát cháu yêu cô chú công nhân Chơi, hoạt động ở các góc *xây dựng: Xây bệnh viện * phân vai: Chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ. *Âm nhạc: Chơi với các dụng cụ âm nhạc, hát múa các bài hát tong chủ điểm * Tạo hình: Tô màu tranh, nặn, vẽ, cắt dán đồ dùng dụng cụ các nghề *Góc học tập: xem tranh truyện sách báo, nối số *Sách: chơi đọc truyện theo tranh *Khám phá: Thí nghiệm sự kì diệu của nam châm Chơi hoạt động ngoài trời * Chơi - Chạy tiếp cờ - Lộn cầu vồng * Chơi tự do. *Quan sát trang phục cô chú công nhân * Chơi - Hãy nói nhanh Kéo cưa lừa xẻ * Chơi tự do. *Quan sát dụng cụ nghề xây dựng *Chơi
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_mot_so_nghe_nam_hoc_2022_2023.docx