Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 - Đề tài: Thơ "Bàn tay cô giáo" - Năm học 2021-2022 - Trương Thị Thắng

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài thơ: Bàn tay cô giáo , biết tên tác giả Định Hải.

- Trẻ đọc được lời bài thơ theo cô

- Trẻ hiểu nội dung của bài thơ nói về bàn tay cô giáo rất khéo léo luôn yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc các bạn nhỏ: Tết tóc, vá áo như tay chị cả như tay mẹ hiền.

2. Kỹ năng

- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ

- Trẻ đọc to rõ ràng và đúng lời của bài thơ

- Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

- Trẻ kính trọng cô giáo, nghe lời cô. Chăm ngoan học giỏi.

B. CHUẨN BỊ :

1. Đồ dùng của cô

- Bài hát “Cô và mẹ” (Phạm Tuyên)

- Hình ảnh minh họa bài thơ: Bàn tay cô giáo (Định Hải)

- Video bài thơ: Bàn tay cô giáo

2. Đồ dùng của trẻ

- Nhạc bài hát: Cô và mẹ

 

docx4 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 12/11/2024 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 - Đề tài: Thơ "Bàn tay cô giáo" - Năm học 2021-2022 - Trương Thị Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
*****—&–*****
Chủ đề: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Văn học
Đề tài: Thơ : Bàn tay cô giáo
Lứa tuổi: 3 tuổi
Nhóm tác giả: Trương Thị Thắng 
 Xin Thị Chinh 
 Vương Thị Hải
 SĐT: 0972924039
 Gmail: thangcocre@gmail.com
Đơn vị công tác: Trường mầm non Cốc Rế
 Địa chỉ: Xã Cốc Rế – Huyện Xín Mần
Tỉnh Hà Giang
Tháng 10 năm 2021
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ: Bàn tay cô giáo , biết tên tác giả Định Hải.
- Trẻ đọc được lời bài thơ theo cô
- Trẻ hiểu nội dung của bài thơ nói về bàn tay cô giáo rất khéo léo luôn yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc các bạn nhỏ: Tết tóc, vá áo như tay chị cả như tay mẹ hiền.
2. Kỹ năng
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ
- Trẻ đọc to rõ ràng và đúng lời của bài thơ
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ kính trọng cô giáo, nghe lời cô. Chăm ngoan học giỏi.
B. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng của cô
- Bài hát “Cô và mẹ” (Phạm Tuyên)
- Hình ảnh minh họa bài thơ: Bàn tay cô giáo (Định Hải)
- Video bài thơ: Bàn tay cô giáo
2. Đồ dùng của trẻ
- Nhạc bài hát: Cô và mẹ
C. CÁCH TIẾN HÀNH :
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: “Ổn định gây hứng thú”
- Cô cho trẻ hát bài hát: “Cô và mẹ”.
- Đàm thoại:
 + Các con vừa hát bài hát gì?
 + Bài hát nói về ai?
 + Các con ạ sắp đến ngày 20/11 rồi, đó là ngày gì các con?
 + Vậy để tỏ lòng biết ơn cô giáo các con sẽ làm gì?
=> Cô chốt lại: Cô và các con vừa hát bài hát: Cô và mẹ, bài hát nói về cô giáo là người mẹ thứ hai, cô luôn yêu thương chăm sóc các con như người mẹ ở nhà đấy vì vậy các con phải luôn chăm ngoan học giỏi vâng lời cô giáo ông bà bố mẹ, và khi đi học các con không được khóc nhè các con nhớ chưa?
* Hoạt động 2: “ Bé cùng tìm hiểu”
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
 Bài: Bàn tay cô giáo
 Tác giả: Định Hải
- Cô đọc lần 1: Thể hiện động tác minh họa phù hợp với lời thơ.
- Cô vừa đọc bài thơ “Bàn tay cô giáo” của tác giả Định Hải.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp theo tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tác giả.
 - Để hiểu rõ về nội dung bài thơ bây giờ chúng mình sẽ chơi trò chơi “Ai thông min nhất”.
 - Cô nêu cách chơi luật chơi:
 + Cách chơi: Các con hãy chú ý lắng nghe câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất cho câu trả lời.
* Tiến hành chơi
 + Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? 
 + Bài thơ “Bàn tay cô giáo” của tác giả nào?
 + Bàn tay cô giáo đã làm gì cho các con?
- Những câu thơ nói lên đôi bàn tay khéo léo của cô giáo yêu thương chăm sóc các con:
   “Bàn tay cô giáo
 Tết tóc cho em
 Bàn tay cô giáo
 Vá áo cho em”
 + Tác giả ví bàn tay cô giáo giống như ai?
- Hình ảnh cô giáo được ví như người chị cả như người mẹ hiền được thể hiện qua những câu thơ tiếp theo:
 Bàn tay cô giáo 
 Vá áo cho em
 Như tay chị cả
 Như tay mẹ hiền
* Giải thích từ khó “Vá áo” Nghĩa là áo rách rồi khâu lại.
- Cô giảng nội dung: Bài thơ “Bàn tay cô giáo” nói về bàn tay cô giáo rất khéo léo luôn yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc các bạn nhỏ: Tết tóc, vá áo như tay chị cả như tay mẹ hiền.
* Giáo dục: Các con ạ! Các cô giáo rất yêu thương các con, hàng ngày dạy dỗ, chăm sóc các con như người mẹ hiền của các con. Chính vì vậy chúng mình nhớ luôn kính trọng, yêu thương cô giáo, chăm ngoan, học giỏi, vâng lời bố mẹ, đến lớp nghe lời cô giáo và ngày 20/11 hàng năm là ngày vui của các cô giáo, để tỏ lòng biết ơn công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo, ngoài múa hát ra các bạn còn tặng những bông hoa tươi thắm cho các cô giáo nữa đấy!
* Nhận xét sau khi chơi.
* Hoạt động 3: “Bé đọc bài thơ”
- Cô cho trẻ đọc thơ qua video
* Hoạt động 4: “Kết thúc”
 - Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét, khen ngợi trẻ.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói
- Nghe cô nói
- Nghe cô giới thiệu
- Trẻ nghe cô đọc
- Trẻ nghe cô đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Bàn tay cô giáo
- Định Hải
- Tết tóc, vá áo cho em
- Lắng nghe cô nói
- Như tay chị cả, như tay mẹ hiền.
- Lắng nghe cô nói
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét
- Trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_ngay_nha_giao_viet_nam_2011_d.docx
Giáo Án Liên Quan