Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp. Chủ đề nhánh: Nghề chăm sóc sức khỏe - Năm học 2022-2023 - Danh Thị Mỹ Hạnh

- Rèn cho trẻ thối quen rửa tay bằng xà phòng.

- Nhắc trẻ ăn nhanh ăn hết suất, không nói chuyện khi ăn.

- Nhớ rửa mặt, uống nước sau khi ăn.

- Nhắc nhở trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, không vức rác bừa bãi

 

docx19 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp. Chủ đề nhánh: Nghề chăm sóc sức khỏe - Năm học 2022-2023 - Danh Thị Mỹ Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HỌACH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 13
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
THỜI GIAN:28/11/2022 ĐẾN 2/12/2022
Thứ
Hoạt động
 Thứ hai
 (28/11)
 Thứ ba
 (29/11)
 Thứ tư
 (30/11)
 Thứ năm
 (1/11)
 Thứ sáu
 (2/11)
Đón trẻ
Chơi
TD sáng
- Đón trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Ổn định chuẩn bị vào học.
- Hô hấp: Gà gáy, Tay 1, Bụng 3, Chân 3, Bật 2.
- Múa: Chicken dance
Hoạt động học
GDPTTC
Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn
GDPTNN
Thơ “ Bác sĩ”
GDPTNT
So sánh thêm bớt trong phạm vi 4
GDPTNT 
Trải nghiệm “ Bé làm nước ép hoa quả”
GDPTTM
Tô màu dụng cụ nghề chăm sóc sức khỏe
Chơi ngoài trời
-Quan sát bầu trơi
TCDG: Kéo cưa lừa xẻ
chơi tự do
-Thí Nghiệm: Làm pháo hoa từ nước
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
chơi tự do
-Quan sát cây xanh
TCDG: Tập tầm vông
chơi tự do
- Thí Nghiệm: Hoa nở trong nước
TC: Bịt mắt bắt dê
chơi tự do
- Nhỏ cỏ sân trường
TCVĐ: Nhảy lò cò
chơi tự do
Chơi hoạt động ở các góc
  - Góc phân vai: Chơi nấu ăn, bác sĩ, y tá.
  - Góc xây dựng: Xây bệnh viện
  - Góc nghệ thuật:Tô màu tranh chủ đề
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa ăn phụ chiều
-Rèn cho trẻ thối quen rửa tay bằng xà phòng.
-Nhắc trẻ ăn nhanh ăn hết suất, không nói chuyện khi ăn.
-Nhớ rửa mặt, uống nước sau khi ăn.
-Nhắc nhở trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, không vức rác bừa bãi
Chơi hoạt động theo ý thích
TCDG: Cáo và thỏ
Làm quen bài thơ “ Bác sĩ” 
Thực hành: Làm quen với toán : so sánh thêm bớt trong phạm vi 4
TC: Đá bóng vào gôn
TC:Bịt mắt bắt dê
Nêu gương
-Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ
-Cô hướng dẫn trẻ cắt đồ chơi, chào cô, bố mẹ và các bạn trước khi ra về.
-Vệ sinh, trả trẻ.
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC NGÀY
 THỂ DỤC SÁNG
Hoạt động 1:
Khởi động
- Cô bật nhạc: ‘Anh đầu bếp kì tài
- Đội hình vòng tròn đi các kiểu chân: đi thường, đi kiểng gót, đi thường, đi mũi bàn chân, đi thường, đi khụy gối, đi thường. 
Hoạt động 2:
Trọng động: Bài tập phát triển chung
- Cô mở nhạc: “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Tay 1: Hai tay dang ngang ra trước
N1: Chân phải sang ngang, hai tay sang ngang
N2 hai tay ra trước
N3 hai tay sang ngang
N4 về TTCB
-Lưng-Bụng 3: Đứng quay người sang hai bên
N1: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông, quay người sang phải
N2: Hai tay thả xuôi đứng thẳng
N3: Hai tay chống hông quay người sang trái
N4: Hai tay thả xuôi,đứng thẳng, thu chân về
- Chân 3: Từng chân đưa ra trước, ra sau, sang ngang
N1 Đứng thẳng hai tay chống hông, một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước
N2Đưa chân về phía sau
N3 Đưa chân sang ngang
N4 Đưa chân về vị trí ban đầu. Đổi chân làm trụ, tập tiếp
- Bật 2: Bật tách chụm chân tại chỗ
N1 Đứng thẳng
N2 Nhảy tách hai chân sang ngang, kết hợp đưa hai tay dang ngang
N3 Nhảy đưa chân về hai tay xuôi theo người
N4 Về TTCB
- Dân vũ: chicken dance
Thứ hai, Ngày 28 tháng 11 năm 2022
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐI TRÊN VẠCH KẺ THẲNG TRÊN SÀN
TCVĐ: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
1/ Mục tiêu:	
- Trẻ biết giữ cơ thể thăng bằng khi đi 
-Phát triển tố chất thể lực nhanh mạnh khoẻ của trẻ.
-Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
2/Chuẩn bị:	
  Vật cản cao 15 cm, rổ bóng
-   Rổ ném bóng
- Bóng đủ cho trẻ
3/Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1:
Khởi động
- Cô bật nhạc: 
- Đội hình vòng tròn đi các kiểu chân: đi thường, đi kiểng gót, đi thường, đi mũi bàn chân, đi thường, đi khụy gối, đi thường. 
Hoạt động 2:
Trọng động: Bài tập phát triển chung
- Cô mở nhạc: 
- Tay 1: Hai tay dang ngang ra trước
-Lưng-Bụng 3: Đứng quay người sang hai bên
- Chân 3: Từng chân đưa ra trước, ra sau, sang ngang
- Bật 2: Bật tách chụm chân tại chỗ
+ VĐCB:: “Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn”
+ Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
+ Cô làm mẫu lần 2 có giải thích
Tư thế chuẩn bị : Cô bước vào vạch xuất phát hai tay chông hông, khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, cô thực hiện đi trên vạch kẻ thảng. Khi đi bàn chân luôn bước đúng trên đường kẻ và giữ được thăng bằng đi hết đường thì quay lại đi trở về vị trí ban đầu.
- Cho 1-2 trẻ làm mẫu. Cô quan sát, nhận xét.
- Cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần
- Cô cho 2 đội thi đua
- Cô mời 1-2 trẻ làm tốt lên thực hiện
- Hỏi trẻ lại tên vận động..
*Trò chơi vận động: “Vượt Chướng Ngại Vật”
 Cách chơi:
- Bạn chia trẻ theo từng đội (mỗi đội tối đa trẻ)
- Bạn cho trẻ đứng theo hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe thấy hiệu lệnh của bạn, trẻ chạy lên bật để qua suối, chạy và chui qua đường hầm, sau đó là chạy tới dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng cả 2 tay. Sau đó là đứng tại chỗ để ném vào cổ chai. Cuối cùng là chạy về đứng cuối hàng để cho bạn tiếp theo thực hiện.
* Luật chơi:
- Trẻ trước chạy tới hầm và bò chui qua hầm thì trẻ tiếp theo sẽ bắt đầu chạy, không cần chờ tới hiệu lệnh của cô.
Hoạt động 3: kết thúc
-Cho trẻ đi tự do vừa đi vừa vun tay hít thở nhẹ nhàng 1-2 phút.
-Củng cố hỏi lại tên vận động .
- Nhận xét tuyên dương lớp-tổ-cá nhân
 CHƠI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG
Quan sát bầu trời 
*Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
chơi tự do
1. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ nhân biết được màu sắc mây trên bầu trời
- Hứng thú quan sát thiên nhiên
- Hợp tác chơi trò chơi cùng bạn
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân trường
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát bầu trời
Cho trẻ quan sát thời tiết 
+ Bầu trời hôm nay thế nào?
+ Khi đi ngoài trời nắng chúng ta phải làm già để bảo vệ?
+ Có được chơi dưới trời nắng gắt không? Vì sao?
+ Trời mưa thì bầu trời như thế nào?
+ Khi trời mưa các con có được ra mưa không, phải làm gì khi trời mưa?
Hoạt động 2: Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
+ Luật chơi: Phải đọc được bài đồng dao và kéo đúng nhịp của bài thì được cô khen.
+ Cách chơi: Từng cặp trẻ A và B ngồi đối diện nhau hai bàn chân chạm vào nhau, nắm tay nhau, vừa đọc vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao: 
Kéo cưa lừa xẻ 
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
- Khi trẻ đọc tiếng “kéo” thì trẻ A đẩy trẻ B (người hơi cúi về phía trước), trẻ B kéo tay trẻ A(người hơi ngã về phía sau) đọc tiếng” cưa” thì trẻ B đẩy trẻ A và trẻ A kéo trẻ B, đọc tiếng “lừa” thì trở về vị trí ban đầu, cứ như vậy, trẻ vừa đọc vừa làm động tác cho đến hết bài đúng nhịp
- Cả lớp chơi: 3 - 4 lần (nhận xét sau mỗi lần chơi) 
Hoạt động 3: Chơi tự do
Cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt ...
Cô quan sát chú ý bao quát trẻ
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
1. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết vào góc chơi nhẹ nhàng, phân vai cho nhau chơi, phân công công việc cho nhau khi chơi cùng nhóm bạn.
2. Chuẩn bị:
- Máy hát, bài hát về chủ đề bản thân
  - Góc phân vai: bếp ga, tủ lạnh, trái cây, rau củ...
  - Góc xây dựng: gạch, cây cối...
  - Góc nghệ thuật:giấy a4, bút sáp, bàn ghế...
3. Tổ chức hoạt động:
* Cho trẻ tập hợp lại ngồi quanh cô và cô cùng hát và vận động theo hát bài: “cô và mẹ”
- Các con ơi, các con vừa hát bài gì nè? (Bài hát cô và meh) Thế trong bài hát nói về những món ăn nào nhỉ? (cháu kể) Vì sao chúng ta phải ăn những món đó? (giúp chúng ta khỏe mạnh, có dinh dưỡng)
- À, đúng rồi đó các con, nếu ai ăn không đủ các chất dinh dưỡng thì cơ thể sẽ trở nên ốm yếu gầy gò muốn khỏe mạnh học giỏi thì phải ăn uống nhiều, đều độ nữa nhé!
* Các con ngoan quá, cô sẽ tổ chức cho các con chơi góc nhé!
- Có 3 góc chơi
  - Góc phân vai: Chơi nấu ăn, bán hàng.
  - Góc xây dựng: Xây công viên
  - Góc nghệ thuật:Nặn các loại quả, tô màu tranh chủ đề
- Bạn nào giỏi nói xem chơi ở góc phân vai làm người bán hàng thì chơi như thế nào? Người bán hàng làm công việc gì? À, người bán hàng thì phải nhẹ nhàng với khách hàng, biết nói lời cảm ơn với khách hàng, giới thiệu rau củ quả mà mình bán tươi ngon làm người mua thích thú.
-Thế xây dựng nhà cho em bé thì xây những gì? Có những khu vực nào trong ngôi nhà đó? Cần có ai để xây nên nhà đẹp? Vậy khi chơi các con hãy phân công việc cho nhau nhé!
- Giáo dục trẻ: Vậy khi chơi không nên dành đồ chơi của nhau mà biết nhường nhau, khi giận phải biết kiềm chế, nhỏ nhẹ khi trò chuyện cùng các bạn, không là hét khi chơi.
- Cho trẻ chọn góc chơi, vào góc chơi. Trẻ chơi, cô quan sát và giúp đỡ trẻ chơi. 
*Nhận xét góc chơi: Các con vừa chơi rất là vui, thế con làm được gì nè? (cháu kể) cô liên kết các góc chơi lại, nhận xét góc chơi (góc xây dựng) Cô nhận xét góc xây dựng, khuyến khích khen tặng cháu, cho cháu thu gọn đồ chơi gọn gàng cùng cô.
- Đi vệ sinh tay.
HOẠT ĐỘNG ĂN – NGỦ TRƯA
ĂN TRƯA
- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn
- Giới thiệu các món ăn và chia cơm cho trẻ
- Nhắc nhở trẻ ăn không làm rơi vãi cơm, không nói chuyện, không đùa giỡn
- Động viên trẻ ăn hết suất ăn
- Cho trẻ uống sữa
- Vệ sinh răng miệng
NGỦ TRƯA
- Cô trãi giường sẵn cho trẻ
- Cho trẻ lấy gối mền
- Nhắc trẻ ngủ ngay ngắn, không nói chuyện, không đùa giởn.
 CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
TCDG: CÁO VÀ THỎ
1. Mục đích 
- Rèn luyện kỹ năng khéo léo, phản xạ nhanh nhẹn
- Phát triển ngôn ngữ rỏ ràng, mạch lạc trong lúc chơi
2. Chuẩn bị:
- Lớp học thoải mái, sạch sẽ
- Mũ cáo và nhiều mũ thỏ
3. Tiến hành hoạt động
-	Cách chơi: Chọn 1 bạn làm Cáo, 2 bạn sẽ nắm tay lại làm chuồng thỏ (nhiều chuồng thỏ), các bạn còn lại sẽ làm Thỏ. Thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình, Cáo sẽ nấp trong một cái hang, các bạn Thỏ đi vòng quanh lớp đọc bài thơ:
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình rập
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kéo cáo gian
Tha đi mất
Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện “GừGừ.Gừ” đuổi bắt thỏ, thỏ phải chạy nhanh về chuồng của mình
-	Luật chơi: Thỏ phải về đúng chuồng của mình, đi sai chuồng  hay về chuồng khi kịp bị Cáo bắt, bàn tiếp theo sẽ làm cáo.
-	Trẻ chơi 2,3 lần
NÊU GƯƠNG
Hát bài: Hoa bé ngoan
Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
Nhận xét lớp, chấm bé đạt 2 hoa
Động viên bé chưa đạt
Hát kết thúc
TRẢ TRẺ
Vệ sinh cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Sĩ số:.........- Hiện diện:.........- Vắng:.......- Lý do:...................................................
1. Tình trạng sức khỏe: 
...................................................................................................................................................................................................................................
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kiến thức, kỹ năng:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba,Ngày 29 tháng 11 năm 2022
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
THƠ “LÀM BÁC SĨ”
I/ Mục tiêu
-	Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung câu chuyện. 
-	Trẻ kể chuyện diễn cảm, thể hiện được cảm xúc của mình qua cử chỉ, nét mặt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định
-	Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động, trẻ biết yêu quí trọng tình thân luôn yêu thương và giúp đỡ nhau
II/ Chuẩn bị:
-	Lớp học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ
-	Tranh bài thơ “ Làm bác sĩ”
III/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cùng trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Hát xong cô hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát có tên là gì?
+ Trong bài hát nói đến ai?
+ Chú công nhân làm gì? Cô công nhân làm gì?
+ Các con có yêu cô chú công nhân không? Vì sao?
+ Ngoài nghề thợ xây, dệt may con còn biết nghề nào nữa?
 Cô có một bài thơ nói đến một nghề chữa bệnh cứu người và trong bài thơ đó một bạn nhỏ đã thể hiện đóng vai làm nghề đó. Đó là bài thơ: “Làm bác sĩ” của tác giả Lê Ngân.
Hoạt động 2: Bé chú ý
-	Cô đọc thơ cho trẻ nghe 2 lần
+ Lần 1: Đọc thơ diễn cảm 
•	Nội dung: Bạn nhỏ trong bài thơ chơi trò chơi bác sĩ và khám bệnh cho mẹ của mình, bạn nhỏ nói mẹ của mình bị bệnh vì đi nắng, dặn mẹ phải uống thuốc với nước sôi nếu không sẽ bị tiêm.
+ Lần 2: Đọc thơ kết hợp xem tranh minh họa
•	Trích dẫn:
•	Giảng từ khó: 
- Đầu nắng: Bi say nắng
- Tiêm: Chích thuốc
•	Đàm thoại 
- Cô vừa đọc bài thơ tên gì? (Làm bác sĩ)
- Tác già là ai? (Lê Ngân)
- Bạn nhỏ trong bài thơ đang chơi trò gì? (Chơi bác sĩ khám bệnh cho mẹ)
- Bác sĩ nói mẹ bị bệnh gì? (Bệnh ho, vì đi nắng)
- Bác sĩ dặn mẹ uống thuốc như thế nào? (Uống thuốc với nước sôi)
- Nếu Mẹ không uống thuốc thì điều gì sẽ xảy ra? (Bị tiêm)
- Mẹ đã hỏi bác sĩ điều gì? (Bị sổ mũi thì uống thuốc gì)
- Bác sĩ đã trả lời mẹ ra sao? (Uống sữa với bánh mì)
•	Giáo dục: Nghề bác sĩ là một nghề khám chữa bệnh cho mọi người, giúp mọi người có sức khỏe tốt đó là một nghề cao quý trong xã hội. Những người làm nghề bác sĩ cũng được kính trọng và yêu quý
•	Trẻ đọc thơ
- Cho lớp - tổ - nhóm - cá nhân kể chuyện cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 3: Trò chơi: “Ghép tranh”
-	Cách chơi: Cô cần 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Nhiệm vụ của từng bạn là vượt qua chướng ngại vật đi trong đường hẹp, lên bảng dán tranh theo thứ tự bài thơ sao cho đúng. Đội nào dán đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
-	 Luật chơi: Trò chơi kết thúc trong 1 bài hát, đội chiến thắng sẽ được tuyên dương, đội nào thua bị phại múa lăng quăng
Kết thúc: Nhận xét tiết học tuyên dương lớp- tổ-cá nhân
CHƠI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG
Thí nghiệm: Thí nghiệm làm pháo hoa từ nước
TCVĐ: Mèo đuuổi chuột
Chơi tự do 
1. Mục đích yêu cầu:	
- Trẻ nhận biết được viên sủi, màu thực phẩm , dầu ăn.
- Hứng thí tham gia hoạt động
- Vui chơi thoải mái, hợp tác với bạn
2. Chuẩn bị:
- Cốc, nước, ly, màu thực phẩm, viên sủi. 
3. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Thí nghiệm: Thí nghiệm làm pháo hoa từ nước.
Tiến hành: 
Bước 1: Cho 1 ít nước vào ly
Bước 2: Đổ dầu ăn vào cốc(lượng dầu ăn nhiều hơn nước)
Bước 3: Nhỏ màu vào cốc
Bước 4: Bỏ 1 viên sủi vào cốc
_ Quan sát đều kì diệu xảy ra. Những giọt nước sẽ nảy lên ở lớp dầu giống như pháo hoa rực rỡ.
Hoạt động 2: TCVĐ “Mèo đuổi chuột”
Luật chơi:Chuột chạy,mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua
cuộc.
Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một
bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng  cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe
hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân
rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt.
Hoạt động 3: Chơi tự do
Cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt ...
Cô quan sát chú ý bao quát trẻ
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Thực hiện tương tự thứ 2
VỆ SINH, ĂN, NGỦ TRƯA
Thực hiện tương tự thứ 2
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
LÀM QUEN THƠ “LÀM BÁC SĨ”
1 - Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng trả lời câu hỏi mạch lạc cho trẻ
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo.
2 - Chuẩn bị:
- Bài hát Ba ngọn nến lung linh
3 - Tổ chức hoạt động:
- Cô ổn định cho trẻ ngồi chữ u
- Cô đọc lần 1 :
- Cô đọc lần 2 :
- Dạy trẻ đọc thơ (nhóm, tổ, cá nhân).
NÊU GƯƠNG
Hát bài: Hoa bé ngoan
Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
Nhận xét lớp, chấm bé đạt 2 hoa
Động viên bé chưa đạt
Hát kết thúc
TRẢ TRẺ
Vệ sinh cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Sĩ số:.........- Hiện diện:.........- Vắng:.......- Lý do:...................................................
1. Tình trạng sức khỏe: 
...................................................................................................................................................................................................................................
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kiến thức, kỹ năng:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Tư, Ngày 30 tháng 11 năm 2022
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
SO SÁNH THÊM BỚT TRONG PHẠM VI 4
1.Mục Tiêu
- Trẻ biết đếm, thêm bớt, tạo nhóm, so sánh trong phạm vi 4.
- Rèn kỹ năng đếm trên đối tượng từ trái sang phải.Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô và nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
II. Chuẩn bị:                                          
- Mỗi trẻ 1 hình vuông,1 hình chữ nhật (các hình có màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau).
3.Tổ chức hoạt động:
* Ôn nhận biết nhóm có 4 đối tượng đếm đến 4
- Cô cho trẻ đếm dụng cụ cuả bác sĩ ( Kim tiêm, ống nghe...) 
Ví dụ: 1, 2, 3, 4 tất cả 4 Kim tiêm .
- Cô cho trẻ lấy trẻ số tương ứng để vào các nhóm Kim tiêm 
* So sánh, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
Các con hãy quan sát xem trong rổ có gì nào ?
- Các con xếp tất cả những củ cà rốt ra thành hàng ngang từ trái sang phải cùng với cô. Cô con mình cùng đếm xem tất cả có bao nhiêu Kim tiêm ( 1,2,3,4) tất cả là mấy?
- Trong rổ còn gì nữa? các con lấy cho cô 3 ống nghe xếp dưới những củ cà rốt nào( xếp tương ứng 1-1từ trái sang phải) và cho trẻ đếm 1,2,3 tất cả là mấy?
- Các con có nhận xét gì về số ống nghe và kim tiêm? 
- 2 nhóm có số lượng như thế nào với nhau? 
- Nhóm nào nhiều hơn ? nhiều hơn là mấy ? vì sao con biết ? 
- Nhóm nào ít hơn ? ít hơn là mấy ? Vì sao con biết
+ Muốn cho số ống nghe và kim tiêm các con phải làm gì ? 
- 3 ống nghe thêm 1 ống nghe là mấy củ
- Bạn nào có nhận xét gì về số ống nghe và kim tiêm? Đã bằng nhau chưa? Và đều bằng mấy? Tương ứng với số mấy?
- Cho trẻ đọc lại số 4
- Cho trẻ đếm kiểm tra lại 2 nhóm và gắn thẻ số tương ứng vào giữa 2 nhóm. 
- Giờ cô sẽ bớt đi 2 ống nghe
- 4 ống nghe bớt 2 ống nghe còn lại mấy ống nghe ?
- Cho trẻ đếm lại số ống nghe và gắn thẻ số tương ứng ?
- Quan sát nhóm ống nghe và nhóm kim tiêm các con có nhận xét gì ?
- Hai nhóm có số lượng như thế nào với nhau ?
- Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy? Vì sao con biết ? và ngược lại.
+ Muốn cho số ống nghe và nhóm 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nghe_nghiep_chu_de_nhanh_nghe.docx