Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề Nghiệp. Đề tài: Nhận biết hình tròn - Hình vuông. Hoạt Động: Làm quen với Toán - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Điệp
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được tên gọi, màu sắc của hình tròn, hình vuông
- Trẻ biết một số đặc điểm của hình tròn hình vuông
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định của trẻ
- Rèn cho trẻ học dưới hình thức “Chơi mà học – học bằng chơi”
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ học ngoan, hăng hái phát biểu ý kiến
- Giáo dục trẻ yêu quí các chú bộ đội
GIÁO ÁN: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Chủ đề: Nghề Nghiệp Hoạt Động: Làm quen với toán Đề tài: Nhận biết hình tròn - hình vuông Loại tiết: Đa số trẻ đã biết Lứa tuổi: 3 – 4 tuổi Thời gian: 20- 25 phút Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Điệp Ngày thực hiện: 30/11/2018 Đơn vị: Trường mầm non Thanh Nê I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết được tên gọi, màu sắc của hình tròn, hình vuông - Trẻ biết một số đặc điểm của hình tròn hình vuông 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định của trẻ - Rèn cho trẻ học dưới hình thức “Chơi mà học – học bằng chơi” 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ học ngoan, hăng hái phát biểu ý kiến - Giáo dục trẻ yêu quí các chú bộ đội II Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của cô: - Mô hình - Hình tròn to màu đỏ, hình vuông to màu xanh, rổ đựng, đồng hồ, xắc xô và một số đồ dùng đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông 2. Đồ dùng của trẻ: - Rổ đựng các hình vuông, hình tam giác, hình tròn đủ cho mỗi trẻ học - Bảng bông III. Cách tiến hành: Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Ôn định tổ chức. - Cô giới thiệu với trẻ có các cô giáo tới thăm lớp - Cả lớp chào các cô mình 2. Nội dung: * Hoạt động 1: Nhận biết hình tròn, hình vuông. - Cô cho trẻ ngồi vào ghế, kể cho trẻ nghe câu - Cả lớp cùng nghe chuyện “Tôi là ai?” - Cô gây hứng thú và đưa hình tròn ra hỏi trẻ: Đây - Hình tròn ạ là hình gì? - Hình tròn có màu gì? - Màu đỏ ạ - Hình tròn có lăn được không? - Có ạ - Tại sao hình tròn lại lăn được nhỉ? - Vì có đường bao cong tròn khép kín ạ - Cô và trẻ cùng lăn - Trẻ lăn cùng cô - Cô củng cố lại, cho trẻ vẽ hình tròn trên không 2,3 lần vừa vẽ vừa nói “ Đường bao cong tròn khép - Trẻ vẽ theo cô kín” - Cho trẻ nhìn xung quanh lớp xem có những đồ - Xắc xô, ông mặt trời . dùng đồ chơi nào có dạng hình tròn - Cô và trẻ hát bài “ Cùng nhau đi tìm” cô tạo tình huống và đưa hình vuông ra đố trẻ: - Đây là hình gì? - Hình vuông ạ - Hình vuông có màu gì? - Màu xanh - Hình vuông có mấy cạnh? - 4 cạnh - Đúng rồi! Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông đấy (Cho cả lớp cùng đếm ) - Cả lớp đếm - Hình vuông có lăn được không? - Không ạ - Tại sao hình vuông không lăn được? - Vì hình vuông có các cạnh - Cô và trẻ lăn - Cô hỏi trẻ: Vậy hình gì lăn được? - Hình tròn ạ - Thế hình gì không lăn được? - Hình vuông ạ - Cô động viên trẻ kịp thời - Cô củng cố lại cho trẻ hiểu. - Cô cho trẻ nhìn xung quanh lớp mình xem có đồ vật nào có dạng hình vuông * Hoạt động 2: Luyện tập - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Bé thông minh nhanh - Trẻ quan sát ti vi trí ” - Cô bật máy chiếu, cho trẻ quan sát và trả lời câu hỏi. - Mắt bé hãy nhìn tinh hình gì đây nhé? - Hình tròn ạ - Bé hãy nói nhanh hình tròn này có màu gì? - Màu đỏ ạ - Đố bé biết hình tròn có đường bao cong tròn khép - Đúng ạ kín đúng hay sai? - Hình tròn có lăn được không? - Có ạ - Cô lăn đi lăn lại và cho hình tròn biến mất Um ba a .la .a. Hình gì đây? - Hình vuông ạ - Các bé thử đoán xem hình vuông này có màu gì? - Màu xanh ạ - Đố bé biết hình vuông có mấy cạnh? - Có 4 cạnh ạ ( Cô và trẻ cùng đếm ) - Trẻ đếm cùng cô - Hình vuông có lăn được không? - Không ạ - Vì sao hình vuông lại không lăn được? - Vì hình vuông có các cạnh ạ. - Mắt tinh của bé hãy nhìn xem hình gì biến mất? - Hình vuông - Hình gì đây? ( Cô cho hình tròn và hình vuông xuất hiện ) - Cả lớp quan sát - Cô mở rộng thêm cho trẻ hiểu về hình vuông và hình tròn + Giống nhau: Đều có màu đỏ - Trẻ nghe cô + Khác nhau: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông, Không lăn được. Hình tròn có đường bao cong tròn khép kín, lăn được * Hoạt động 3: Củng cố: + Trò chơi 1: “ Bạn nào khéo tay” - Cho trẻ lấy hình tròn, hình tam giác, hình vuông - Trẻ chơi trò chơi để trẻ xếp theo ý thích (trẻ có thể xếp bông hoa, xếp ngôi nhà, xếp tương ứng 1 – 1 ) + Trò chơi 2: “ Thi xem đội nào nhanh” - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi - Cô bật nhạc, cho trẻ chơi bao quát trẻ chơi - Hai đội cùng chơi - Động viên khuyến khích trẻ chơi, cô chú ý đến trẻ còn nhỏ, trẻ nhút nhát - Cô và trẻ kiểm tra kết quả của 2 đội sau mỗi lần chơi (Cho trẻ chơi 2, 3 lần) 3. Kết thúc: - Cô bật nhạc cô và trẻ hát bài “ Cháu thương chú - Cô và trẻ cùng hát bộ đội” để thể hiện tình cảm của mình với các chú bộ đội
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_nhan_biet.pdf