Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Những con vật bé yêu - Tuần 3: Các con vật sống dưới nước - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

 I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

LVPT: Thẩm mỹ

HĐ: Âm nhạc

Đề tài: Cá vàng bơi

NTTT: Vận động vỗ tay theo nhịp

TC: Đoán tên bạn hát

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, biết hát và vỗ tay theo nhịp cùng cô

- Trẻ 4 tuổi: Trẻ thuộc bài hát và hiểu nội dung bài hát và biết vỗ tay theo nhịp bài hát.

2. Kỹ năng

- Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng hát cho trẻ

- Trẻ 4 tuổi: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng biểu diễn tự tin.

3. Thái độ

- Trẻ yêu thích môn học và có nề nếp học tập.

- GD trẻ: yêu con vật sống dưới nước.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Trong lớp

- Cô thuộc lời bài hát

- Tâm thế trẻ thoải mái.

- Chuẩn bị TV: từ “Cá vàng”

- NDTH: Toán: Đoán số bạn hát; Văn học

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Những con vật bé yêu - Tuần 3: Các con vật sống dưới nước - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề: Những con vật bé yêu
	 Tuần 3: Các con vật sống dưới nước
	 Thời gian thực hiện: 4/01-8/01/2021
 Ngày soạn: 28/12/2020
Ngày giảng: Thứ 2/4/01/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
 I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LVPT: Thẩm mỹ
HĐ: Âm nhạc
Đề tài: Cá vàng bơi
NTTT: Vận động vỗ tay theo nhịp
TC: Đoán tên bạn hát
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức  
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, biết hát và vỗ tay theo nhịp cùng cô
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ thuộc bài hát và hiểu nội dung bài hát và biết vỗ tay theo nhịp bài hát.
2. Kỹ năng
- Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng hát cho trẻ
- Trẻ 4 tuổi: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng biểu diễn tự tin.
3. Thái độ
- Trẻ yêu thích môn học và có nề nếp học tập.
- GD trẻ: yêu con vật sống dưới nước.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Cô thuộc lời bài hát
- Tâm thế trẻ thoải mái.
- Chuẩn bị TV: từ “Cá vàng”
- NDTH: Toán: Đoán số bạn hát; Văn học
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô.
- Lắng nghe, lắng nghe
Câu đố: Nhởn nhơ bơi lội giữa dòng
 Đuôi ềm như dải lụa hồng xòe ra
 Là con cá gì?
- À các con ơi chúng mình đang học trong chủ điểm gì nhỉ?
- Bạn nào giỏi có thể kể tên các con vật sống dưới nước mà cháu biết cho cô và cả lớp nghe nào!
- Giáo dục: Yêu quý và bảo vệ các con vật nuôi có ích.
2. Hoạt động 2: Bé ca hát
* Dạy hát:
- Các con ạ! Cô biết 1 bài hát nói về loài các vàng rất hay.
- Bài hát: Cá vàng bơi. Tác giả Hoàng Hải. 
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “cá vàng” 2-3 lần với các hình thức khác nhau.
- Cô mời chúng cùng hát bài hát “cá vàng bơi” (2-3 lần)
* Vận động:
- Cô thấy chúng mình hát bài hát này rất hay rồi, nhưng bài hát sẽ hay hơn nữa khi có thêm những động tác vận động minh họa. Bạn nào có ý tưởng vận động cho bài hát này nào( mới 2-3 trẻ nêu ý tưởng của mình)
- À!các bạn đã có những ý tưởng minh họa cho bài hát này rất là hay đấy. Cô Thì cũng nghĩ ra 1 cách vận động minh họa cho bài hát này, đó là vận động “vỗ tay theo tiết nhịp” chúng mình có muốn cùng cô học cách vỗ tay này không?
- Để có thể vỗ tay tốt các con cùng chú ý quan sát cô vỗ nhé
+ Lần 1( không nhạc): cô hát và vỗ tay theo nhịp bài hát. Cô hỏi trẻ tên vận động?
+ Lần 2( vỗ theo nhạc): các con cùng chú ý quan sát cô vỗ thêm 1 lần nữa nhé, lần này cô sẽ hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm trên nền nhạc giai điệu của bài hát.
- Cô vừa vỗ tay theo nhịp bài hát gì?
- Do ai sáng tác?
- Bây giờ cô mời chúng mình cùng vỗ tay với cô nhé. (Cho trẻ thực hiện 2 lần, cô quan sát và sửa sai cho trẻ)
- Cô mời tổ thực hiện
- Cô thấy các tổ , tổ nào cũng đều thể hiện rất là tốt cô khen cả lớp mình nào.
- Bây giờ cô mời các bạn trai (gái) đứng lên biểu diễn nào!( cô mời lần lượt từng nhóm nên thực hiện, cô cùng trẻ đếm số bạn hát)
- Cô mời cá nhân trẻ lên biểu diễn
- Cô mời trẻ hát vỗ tay cùng với các dụng cụ âm nhạc: Phách, xắc xô
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ
- Nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi
- Cô giới thiệu trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
- Cách chơi: Cô mời 1 trẻ lên đội mũ chóp và mời 1 bạn khác ở dưới lớp đứng lên hát và bạn ở đội mũ chóp phải đoán bạn nào hát và hát bài gì?
- Luật chơi: Trẻ không tìm được sẽ phải nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. 
- Cô khích lệ động viên trẻ.
* Cô nhận xét giờ học
- Tuyên dương khen ngợi trẻ.
- Cho trẻ ra chơi
- Trẻ trả lời
- Cá vàng
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe 
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô giới thiệu bài hát
- Trẻ đọc
- Trẻ hát
- Trẻ nghe
-Trẻ nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô hát
- Trẻ nghe
- Cá vàng bơi
- Nhạc sỹ: Hoàng hải
- Trẻ nghe
- Trẻ hát và vỗ tay theo nhịp
- Trẻ biểu diễn
- Trẻ biểu diễn
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe
- Trẻ ra chơi.
II. CHƠI NGOÀI TRỜI:
 Dạo chơi, trò chuyện về mộ số con vật sống dưới nước
 TCDG: Thả đỉa ba ba
 I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dạo chơi trò chuyện về một số con vật sống dưới nước
- Trẻ chơi trò chơi hứng thú
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô
- Giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân
- Tâm sinh lý thoải mái
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi:
- Cô giới thiệu nội dung chơi
 + Dạo chơi, trò chuyện về mộ số con vật sống dưới nước
 + TCDG: Thả đỉa ba ba
- Cô dặn dò trẻ khi ra sân chơi đi theo hàng nghe hiệu lệnh phải tập chung ngay
2. Trong khi chơi:
a. Dạo chơi, trò chuyện về mộ số con vật sống dưới nước
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật sống dưới nước
- Cô cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường
- Cô cho trẻ kể về một số con vật dưới nước
+ Con tôm có những đặc điểm gì?
- Tôm có lợi ích gì?
+ Con cá rô phi có những đặc điểm gì?
- Nuôi cá để làm gì?
- Cá sống ở đâu?
+ Con cua có những đặc điểm gì?
- Ăn cua giúp cho cơ thể ntn?
+ Con Ếch có những đặc điểm gì?
- Ếch kêu ntn?
- Các cháu phải chăm sóc những con vật sống dưới nước ntn?
* Cô chốt lại:
b. Trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba
* Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cho một trẻ thuộc lời bài hát đi trong vòng tròn, vừa đi vừa đọc lời ca, cứ mỗi tiếng đập nhẹ tay vào vai bạn. tiếng cuối cùng rơi vào ai người ấy làm "đỉa". Khi chơi, các con đỉa đứng giữa sông.Các trẻ khác đứng ở ngoài vạch kẻ (bờ sông), tìm cách lội qua "sông",sao cho các con đỉa không bắt được mình. Khi qua sông đọc: "sang sông- về sông- trồng cây- ăn quả- nhả hột".
- Khi đọc đến câu cuối cùng, cháu làm "đỉa" bắt đầu đuổi bắt những người qua "sông" (chỉ bắt người qua sông chưa tới bờ). Những người qua "sông" phải tìm cách chạy thật nhanh lên bờ sao cho “đỉa” không bắt 
được. Ai bị đỉ a bắt phải ra ngoài cuộc một lần chơi. Lần chơi sau đổi vai "đỉa". Ai chạy nhanh sẽ được chọn làm "đỉa"
* Luật chơi:
- Cháu làm "đỉa" tìm cách bắt người qua sông, chỉ được bắt khi nguời đó chưa tới bờ.
- Ai bị "đỉa" bắt sẽ đổi vai làm "đỉa"
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát và động viên trẻ
3. Sau khi chơi:
- Cô cho trẻ về lớp
- Cô hỏi trẻ nội dung chơi?
- Cô nhận xét, giáo dục.
 IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: (Soạn dạy cả tuần)
 Góc phân vai: Cửa hàng bán hải sản
 Góc xây dựng: Xây ao cá
 Góc học tập: Tô màu hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật
 Góc nghệ thuật: Hát các bài hát trong chủ đề
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thể hiện được các vai bán hàng, mua hàng, vai bán hàng luôn niềm nở, mời khách mua hàng, giới thiệu mặt hàng
- Trẻ biết ghép các mẩu gỗ, viên gach, xếp cạnh nhau tạo thành các ao cá
- Trẻ biết tô màu các hình, hát được các bài hát trong chủ đề
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Các góc chơi
- Đồ chơi đầy đủ các góc
- Chuẩn bị tiếng việt: từ “hình tròn”
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Ổn định tổ chức
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
1.Thảo luận trước khi chơi.
a, Cô hỏi về nội dung chơi ở các góc
+ Góc phân vai: Cửa hàng bán hải sản
+ Góc xây dựng: Xây ao cá
+ Góc học tập: Tô màu hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật
+ Góc nghệ thuật: Hát các bài hát trong chủ đề
- Tăng cường TV: Cho trẻ đọc từ “hình tròn” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Cô cho trẻ nhận vai chơi, bầu nhóm trưởng
- Trẻ lấy ký hiệu về góc hoạt động
2. Trong khi hoạt động.
- Trẻ lấy đồ chơi về các góc chơi của mình
- Cô hướng dẫn các nhóm chơi còn lúng túng
- Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ chơi sáng tạo, giao lưu giữa các nhóm chơi
- Cô đến các góc chơi hỏi trẻ đang chơi ở góc gì?
- Cô tạo tình huống để trẻ liên kết giữa các góc chơi
- Cô nhận xét từng nhóm chơi
3. Sau khi chơi.
- Cho các nhóm tập chung về nhóm xây xựng
- Cho nhóm giới thiệu về công trình xây dựng của mình
* Kết thúc: Cho trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định
- Trò chuyện cùng cô
- Nghe cô giới thiệu
- Trẻ đọc
- Trẻ nhận vai chơi, bầu nhóm trưởng
- Lấy kí hiệu góc chơi
- Trẻ thể hiện vai chơi và đoàn kết trong nhóm chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ liên kết các nhóm chơi
- Trẻ nghe cô nhận xét
- Trẻ về nhóm xây dựng thăm quan công trình
- Nhóm trưởng giới thiệu về công trình
- Trẻ cất đồ chơi
*************************************
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:
 Con rùa
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên trò chơi và chơi hứng thú
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ
-Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết
- Trẻ biết chơi đoàn kết
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Nền nhà rộng rãi
- Tâm thế trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trước khi chơi:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
* Cô giới thiệu tên trò chơi (Con rùa)
* Cách chơi: Cô và trẻ cùng đọc bài thơ con rùa, cô và trẻ cùng bò bằng hai bàn tay và hai cẳng chân , vừa bò vừa đọc bài thơ “Con rùa”. Khi đến câu: “Úp nhà ngủ” trẻ chuyển sang tư thế ngồi, hai tay chắp vào nhau và áp vào má, nhắm mắt lại giả vờ ngủ, nghỉ 30 giây, rồi chơi trẻ chơi tiếp.
2. Trong khi chơi:
- Cô cho cả lớp chơi kết hợp động tác
- Cô là người điều khiển
- Sau mỗi lần chơi nhận xét
3. Sau khi chơi:
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Cô nhận xét, giáo dục.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ - VỆ SINH- TRẢ TRẺ.
* Cô cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cô mời 3 tổ trưởng lên nhận xét các bạn trong tổ của mình
- Cô cho trẻ đủ tiêu chuẩn lên cắm cờ
- Động viên những cháu chưa ngoan lần sau cố gắng.
* Cô chuẩn bị sắp xếp đồ dùng cá nhân cho trẻ - trả trẻ. 
*******************************************
 Ngày soạn: 28/12/2020
Ngày giảng: Thứ 3/5/01/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 Lĩnh vực phát triểnnhận thức
 Hoạt động:KPKH
 Đề tài: Bé tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước
I. Mục đích yêu cầu:
1 Kiến thức:
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết tên và một số đặc điểm cơ bản của 1 số con vật sống dưới nước
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết được nuôi các con vật sống dưới nước rất có ích 
2. Kĩ năng:
- Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng tri giác phát triển tư duy khả năng chú ý ghi nhớ 
- Trẻ 3 tuổi: Rèn khả năng phát âm làm giàu vốn từ cho trẻ 
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu quý bảo vệ chăm sóc các con vật 
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Cô và trẻ sưu tầm về một số bài thơ, bài hát về các con vật sống dưới nước
- Tranh ảnh vẽ về các con vật sống dưới nước
- Tranh lô tô về các con vật sống dưới nước
- Một số con vật sống dưới nước bằng nhựa có gắn chữ số
- Vòng thể dục
- Chuẩn bị Tv: con cá
* NDTH: Âm nhạc, Cá vàng bơi
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô 
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé ca hát. 
- Hát và vận động bài hát “Tôm, cá, cua thi tài”
- Trò chuyện về bài hát và chủ đề
- Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật sống dưới nước.
2. Hoạt động 2: Bé khám phá
*Cô đố: 
“Con gì có vẩy có vây
Không sống trên cạn mà bơi dưới hồ”
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “con cá” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Cho trẻ quan sát mô tả những đặc điểm rõ nét của con cá:
+ Con cá có 3 phần đầu, mình, đuôi, đầu có 2 mắt, có mang, miệng.
+ Thân cá có vây, vẩy và cuối cùng là đuôi cá.
+ Cá bơi bằng đuôi, thở bằng mang, lái bằng vây.
+ Cho trẻ làm động tác cá bơi
- Cô đố:
“ Thân gần đầu 
Râu gần mắt 
Lưng còng co quắp 
Mà bơi rất tài ”
- Đố các cháu biết đó là con gì?”
- Cô treo tranh con tôm lên bảng 
- Con tôm có những bộ phận gì? 
(Con tôm có những chân nhỏ dài ở gần đầu, râu gần mắt, lưng thì cong tôm bơi thụt lùi nhưng bơi rất là giỏi)
*Cho trẻ so sánh con cá với con tôm
* Cô đố: 
“ Con gì tám cẳng 2 càng 
Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời ”
- Đố là con gì ?
- Cô treo tranh con cua lên bảng cho trẻ quan sát 
- Con cua có những bộ phận gì 
(Con cua có 8 cẳng 2 càng có mai rất cứng cua nấu ăn rất là ngon và rất là bổ) 
- Cô cho trẻ đếm càng cua và cẳng cua 
- Đó là những con vật sống ở đâu?
- Những con vật sống dưới nước có những lợi ích gì?
- Chúng mình cần làm gì để bảo vệ môi trường sống cho chúng?
- Cô giới thiệu các con vật khác sống dưới nước
* Cô khái quát: Tất cả những con vật này sống dưới nước nên gọi là động vật sống dưới nước, động vật này đều có ích cho con người là nguồn thức ăn có chứa nhiều chất đạm cung cấp cho cơ thể con người các cháu phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng để cho chúng lớn cho các cháu ăn hàng ngày nhé. 
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi
*Trò chơi “ Con gì biến mất ”
- Cô tổ chức cho trẻ chơi tương tự trò chơi “Con gì biến mất”. 
Cô dán các bức tranh và cho trẻ nhắm mắt, cô sẽ cất bức tranh bất kì và trẻ phải đoán
- Nhận xét, tuyên dương
*Trò chơi “ Tìm con vật theo hiệu lệnh”
- Cô cùng trẻ hát và đi vòng quanh, khi cô gõ hiệu lệnh sắc xô trẻ sẽ nhanh chân tìm con vật mà cô yêu cầu và thả vào hồ nước cô đã chuẩn bị
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ ra chơi
- Trẻ hát 
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Con cá
- Trẻ đọc
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát mẫu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nghe
- Con tôm
- Trẻ quan sát
- Trẻ nghe
- Trẻ so sánh
- Con cua
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ ra chơi
 III. CHƠI NGOÀI TRỜI: 
 HĐCCĐ: Quan sát cây đào
 Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết quan sát và nêu được một vài đặc điểm nổi bật của cây đào
- Trẻ chơi tự do quanh sân trường
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô
- Giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân
- Chuẩn bị mũ, giầy, dép cho trẻ
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi:
- Cô giới thiệu nội dung chơi ngoài trời
 + HĐCCĐ: Quan sát cây đào
 + Chơi tự do
- Cô dặn dò trẻ khi ra sân không được nô đùa, chạy nhảy, khi có hiệu lệnh phải tập chung ngay
2. Trong khi chơi:
a. HĐCCĐ: Quan sát cây đào
- Cô cho trẻ đi theo hàng đứng xung quanh cây đào
- Các cháu có biết đây là cây gì?
- Cây đào có những đặc điểm gì?
- Ai trồng cây? Trồng cây để làm gì?
- Các cháu phải chăm sóc cây ntn?
- Cô chốt lại:
b. Chơi tự do:
- Cô cho trẻ chơi xung quanh sân trường
- Cô bao quát trẻ
- Các cháu đang chơi gì? Khi chơi phải ntn?
3. Sau khi chơi:
- Cô cho trẻ đi theo hàng về lớp
- Cô hỏi trẻ nội dung chơi ngoài trời?
- Cô nhận xét, giáo dục
III. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Đã soạn thứ 2)
************************************
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ - VỆ SINH- TRẢ TRẺ.
******************************************
 Ngày soạn: 28/12/2020
Ngày giảng: Thứ 4/6/01/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 LVPT: Ngôn ngữ
 Hoạt động: Văn học
 Đề tài: Thơ: Rong và cá
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức :
- 3 tuổi: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. 
- 4 tuổi: Hiểu nội dung bài thơ. Trẻ cảm nhận được nhip đệu bài thơ, biết đọc thơ cùng cô.
- Hiểu và trả lời câu hỏi của cô. 
- Nói to, rõ ràng. 
2. Kỹ năng :
- Rèn luyên kỹ năng ghi nhớ có chủ định, chú ý.
- Cảm nhận được  nhịp điệu của bài thơ. Biết đọc thơ cùng cô.
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú và có nề nếp học tập
- Trẻ biết lắng nghe và làm theo sự hướng dẩn của cô, biết chăm sóc và bảo vệ các con cá cảnh: cho cá ăn,  nuôi cá vàng để diệt muỗi,  bọ gậy, bảo vệ nôi trường.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học
- Mô hình bể cá cảnh có rong và cá vàng
- Tranh vẽ thể hiện nội dung bài thơ.
- Bài hát “cá vàng bơi”
- Tâm sinh lý thoải mái
- Chuẩn bị Tiếng việt: từ “ uốn lượn”
- NDTH: âm nhạc, khám phá khoa học
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định, gây hứng thú
1.Hoạt động 1 : Bé ca hát
- Cho cả lớp đứng xung quanh bể cá cảnh hát bài “Cá vàng bơi”
- Trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát về nói về con gì?
+ Con cá vàng sống ở đâu?
+ Các con còn biết những con vật gì sống ở dưới nước nửa không?
ð  Cô khai thác: Ngoài cá ra, còn có nhiều loại đông vật sống dưới nước nữa như: tôm, cua, ốc, ếch,...
* Giáo dục trẻ yêu quý các loại động vật, biết giữ gìn môi trường nước trong sạch để các con vật sống và sinh trưởng.
2.Hoạt động 2: Bé trổ tài
- Có 1 bài thơ đã nói về chú cá và cô rong xanh đấy, các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “Rong và Cá” của nhà thơ Phạm Hổ nhé!
- Cô đọc mẫu lần 1
- Giới thiệu cho trẻ biết tên bài thơ 
- Cô đọc lần 2 cùng tranh vẽ minh hoạ nội dung bài thơ.
3.Hoạt động 3: Giúp trẻ tìm hiểu về nội dung tác phẩm
- Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì ? Do ai sáng tác?
- Cô rong xanh sống ở đâu?
- Cô rong xanh đẹp như thế nào?
=> Giải thích từ “tơ”. Tơ là một loại sợi nhỏ mỏng mảnh, mềm mại. Rong xanh cũng mềm mại nhẹ nhàng uốn lượn trong nước giống như  những sợi tơ.
Trích dẫn: “Có cô rong xanh
                    Đẹp như tơ nhuộm
                    Giữa hồ nước trong
                     Nhẹ nhàng uốn lượn”
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “uốn lượn” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Đàn cá nhỏ sống ở đâu?
- Đàn cá nhỏ đã làm gì bên cô rong xanh?
Trích dẫn: “Một đàn cá nhỏ
                    Đuôi đỏ lụa hồng
                    Quanh cô rong đẹp
                     Mua làm văn công”
- Đàn cá nhỏ đẹp như thế nào? (đuôi cá có gì?)
- Cá bơi như thế nào? cá đẹp không?
=> Giáo dục trẻ giữ gìn môi trường nước: không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, bể cá,.. để cho cá có môi trường sống trong sạch
* Giới thiệu nội dung bài thơ: giữa hồ nước trong xanh có đàn cá nhỏ đuôi đỏ lụa hồng đang quẫy đuôi múa như văn công bên cạnh những cô rong xanh mềm mại.
4.Hoạt động 4: Bé đọc thơ diễn cảm
* Cô cho cả lớp đọc thơ
- Cả lớp đọc thơ cùng cô từ đầu đến hết bài thơ
- Cô mời từng tổ đọc thơ
- Cho các tổ thi đua đọc thơ nối thơ theo tay chỉ của cô
- Cô mời các nhóm trẻ thi đua đọc thơ
- Mời  2,3 cá nhân trẻ thể hiện trổ tài đọc thơ
* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ ca hát
- Trò chuyện cùng cô
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Lắng nghe
- Bài thơ Rong và Cá; tác giả Phạm Hổ.
- Sống trong hồ nước
- Đẹp như tơ nhuộm
- Lắng nghe
- Trẻ đọc
- Cũng sống trong hồ nước
- Múa hát bên cô rong
- Đuôi đỏ lụa hồng
- Cá bơi vòng quanh 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Lắng nghe
III. CHƠI NGOÀI TRỜI: 
 Dạo chơi, TCHT: Nhận biết các con vật qua tiếng kêu
 Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi và biết chơi trò chơi hứng thú, nhận biết tên gọi và một vaì đặc điểm của một số con vật thông qua tiếng kêu
- Trẻ biết chơi tự do
- Trẻ biết trả lời một số câu hỏi của cô
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết khi chơi
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân
- CB mũ cho trẻ
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi:
- Cô giới thiệu nội dung chơi
+ Dạo chơi, TCHT: Nhận biết các con vật qua tiếng kêu
+ Chơi tự do
- Cô dặn dò trẻ khi ra sân chơi phải đi theo hàng có hiệu lện phải tập chung ngay
2. Trong khi quan sát
a. Dạo chơi, TCHT: Nhận biết con vật qua tiếng kêu
- Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường
- Các cháu đang dạo chơi ở đầu?
* Cô giới thiệu tên trò chơi (Nhận biết con vật qua tiếng kêu)
* Cách chơi:
+ Mỗi lần chơi 10 trẻ chơi từ 5-10 phút 
+Cô bắt trước tiếng kêu của từng con vật và yêu cầu trẻ đoán xem đó là tiếng kêu của con vật nào
+ Cô nói tên từng con vật sau đó yêu cầu trẻ bắt chước tiếng kêu và vận động của từng con vật
+ Cô cho trẻ đoán các con vật qua một số câu đố
* Luật chơi: Trẻ bắt trước hoặc đoán đúng tên con vật, đoán sai và bắt trước tiếng kêu không giống phải ra ngoài một lần chơi.
- Cô cho trẻ chơi lần lượt từng nhóm
- Sau mỗi lần chơi cô tuyên dương đội thắng cuộc, động viên đội thua cuộc
b. Chơi tự do:
- Cô cho trẻ chơi tự do
- Cô hỏi trẻ với những gì?
- Khi chơi các ntn với các bạn?
3. Sau khi chơi:
- Cô cho trẻ về lớp
- Cô hỏi trẻ nội dung chơi?
- Cô nhận xét, giáo dục.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Đã soạn thứ 2)
***************************************
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I.TRÒ CHƠI HỌC TẬP: 
Nhận biết con cá
I. Mục địch yêu cầu:
- Trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của con cá
- Trẻ được dạo chơi và biết chơi trò chơi hứng thú
- Trẻ biết đoàn kết khi chơi
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Con cá đang bơi trong chậu
- Tâm thế trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trước khi chơi:
- Cô

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nhung_con_vat_be_yeu_tuan_3_c.docx