Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Những nghề bé biết - Tuần 5: Bé yêu chú bộ đội - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh
I.ĐÓN TRẺ:
1.Đón trẻ:
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố
mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập
của trẻ.
- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.
- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.
2. Hoạt động tự chọn:
Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
3. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ.
4. Trò chuyện đầu tuần
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề
- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.
- Các cháu đã làm được những gì?
- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?
- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé.
* ND lồng ghép tích hợp:
+ Vệ sinh dinh dưỡng: Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản.
+ GD kỹ năng sống: biết gọi người lớn trong trường hợp khẩn cấp: cháy, bị rơi xuống nước.
CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGHỀ BÉ BIẾT (5 TUẦN) Tuần 5: Bé yêu chú bộ đội (Thời gian thực hiện: 14/12- 18/12/2020) Ngày soạn: ngày 7 tháng 12 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.ĐÓN TRẺ: 1.Đón trẻ: - Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. - Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. - Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập của trẻ. - Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. - Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 2. Hoạt động tự chọn: Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề. 3. Điểm danh: - Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ. 4. Trò chuyện đầu tuần - Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề - Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào. - Các cháu đã làm được những gì? - Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì? - GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. * ND lồng ghép tích hợp: + Vệ sinh dinh dưỡng: Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản. + GD kỹ năng sống: biết gọi người lớn trong trường hợp khẩn cấp: cháy, bị rơi xuống nước. 5. Thể dục sáng: I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tập các động tác theo cô giáo. - Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng. - Rèn kĩ năng tập và thói quen tập thể dục sáng cho trẻ. - Trẻ năng tập thể dục sáng cho người khỏe mạnh. II.Chuẩn bị: - Địa điểm tập: Sân sạch sẽ - Xắc xô - Kiểm tra sức khỏe trẻ - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thoải mái, dễ vận động; III.Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định tổ chức 1. Hoạt động 1:Bé khởi động - Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ,chạy - Đội hình :2 hàng dọc - Thực hiện bài tập đội hình đội ngũ 2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục * Bài tập phát triển chung + Động tác hô hấp 1: Gà gáy. + Động tác tay 1: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, sang hai bên. + Động tác chân 2: Ngồi xổm, đứng lên. + Động tác lưng, bụng, lườn 3: Hai tay để sau lưng, cúi xuống, đứng lên, ngả người ra sau. + ĐT bật 2: bật luân phiên chân trước, chân sau. * Trò chơi vận động: "Đôi bàn tay" - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô động viên khuyến khích - Giáo dục trẻ biết chăm luyện tập thể dục cho người mạnh khỏe. 3. Hoạt động 3: Bé thư giãn - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng - Trẻ đi vòng tròn kết hợp thực hiện các kiểu đi ,chạy - Quay phải,trái - 3 lần x 8 nhịp - 2 lần x8 nhịp - 2 1ần x 8 nhịp - 2 lần x 8 nhịp - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ đi nhẹ nhàng II.VỆ SINH ĂN TRƯA: 1.Vệ sinh cá nhân: - Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn; - Cô hướng dẫn để trẻ kê bàn ghế để ăn trưa. 2.Ăn trưa: - Cô chia cơm cho trẻ - Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi... - Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định; - Trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế, vệ sinh nơi ăn. III.NGỦ TRƯA - Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ; - Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu. --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU: - Trẻ ngủ dậy đi vệ sinh, buộc tóc cho bé gái. * Cho trẻ chơi TC: Ngón tay nhúc nhích - Cho trẻ ăn quà chiều. II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: * Chơi với góc xây dựng: 1.Chuẩn bị: - Đồ dùng tại góc xây dựng: gạch xây dựng, dao xây - Trẻ tâm lý thoải mái. 2.Nội dung: - Chủ đề chơi: Xây khu nhà ở của các chú bộ đội - Cô phân vai chơi cho trẻ - Trẻ chơi:cô quan sát hành động chơi và trò chuyện với trẻ + Chúng mình định xây nhà ở như thế nào? + Phải xây gì trước? + Nhà ở thì cần có những gì? + Xây bao nhiêu phòng ở? + Động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ. 3.Kết thúc: - Nhận xét giờ chơi. - Trẻ ra chơi. * Đánh giá trẻ cuối ngày: 1.Tình trạng sức khỏe của trẻ: .... 2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ: ..*****.. Ngày soạn: ngày 7 tháng 12 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 15 tháng 12 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.ĐÓN TRẺ: II.VỆ SINH ĂN TRƯA: III.NGỦ TRƯA --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU: II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: *Đếm trên cùng đối tượng đến 5. Đếm theo khả năng 1.Chuẩn bị: - Địa điểm: tại lớp học - Bài giảng trình chiếu pp. - Mũ thỏ, thẻ số, hộp quà, rổ, nhà các con vật, các con vật thỏ,gà, vịt, con. - Vè về con vật. 2.Nội dung: * Ôn nhóm có số lượng 4: - Chúng ta sẽ chơi đồng dao về các chú thỏ. Trước tiên cô mời 1 số bạn làm thỏ cha, thỏ mẹ, thỏ thỏ anh thỏ chị ( mỗi trẻ một mũ thỏ) - Cho trẻ đi thành vòng tròn cùng đọc: Rềnh rềnh ràng ràng Đi chợ xem hàng Mua thang thuốc bắc Về sắc cả nhà Thỏ mẹ , thỏ cha Thỏ chị, thỏ em . Đố biết là mấy? - Khi nghe tên đến thỏ nào thì thỏ đó bước vào vòng trong và cho trẻ nhận xét đếm có bao nhiêu chú thỏ, dùng chữ số mấy để biểu thị cho nhóm số lượng đó. * Bé tập đếm - Và hôm nay các chú thỏ sẽ đến thăm lớp chúng mình đấy các con! Chúng ta cùng đi đón các chú thỏ nào. - Cho trẻ ngồi trước màn hình đếm có bao nhiêu chú thỏ. - Thỏ thích ăn gì các con ? Cà rốt. - Vậy bây giờ chúng ta hãy tặng cho mỗi chú thỏ 1 củ cà rốt nào? - A có 1 chú thỏ đến muộn các con ơi! Bốn chủ thỏ thêm 1 chú thỏ là bao nhiêu ? - Bốn củ cà rốt có đủ cho 5 chủ thỏ chưa? Chúng ta phải làm gì? Chúng ta cùng đếm xem nhóm thỏ có bao nhiêu con 1,2,3,4,5.Và nhóm cà rốt 1,2,3,4,5. - Vậy nhóm thỏ và nhóm cà rốt như thế nào so với nhau? Bằng nhau. - Cô tóm ý: Nhóm thỏ và nhóm cà rốt bằng nhau và bằng 5. Bây giờ các chú thỏ lần lượt ăn các củ cà rốt . Bót lần lượt các củ cà rốt từ 5 bớt 1 còn 4, 4 bớt 2 còn 2, 2 bớt 1 còn 1, 1 bớt 1 là hết. - Cô cho trẻ cùng đếm số thỏ 1,2,3,4,5. Để biểu thị nhóm có số lượng 5 chúng ta dùng chữ số mấy? - Giới thiệu chữ số 5. Cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức lớp, tổ ,nhóm, cá nhân. - Nêu cấu tạo số 5 - Gồm 1 nét thẳng kết hợp 1 nét cong phải ở phía dưới và 1 nét nằm ngang ở trên. - Cho trẻ nhắc lại. - Và bây giờ chúng ta cùng đi tắm nắng với các chú thỏ nào. - Cho trẻ hát : “Trời nắng trời mưa” chuyển đội hình về 4 hàng ngang. *Luyện tập: - Cô sẽ tặng cho mỗi trẻ 1 rổ các con lấy rổ của mình đi nào? - Trong rổ các con có gì nào? Các con gà, vịt, thẻ số. - Cho trẻ xếp 5 gà và 4 vịt ra so sánh tạo nhóm bằng nhau 5. - Bớt dần số lượng vịt. - Cho trẻ đếm số gà và dùng chữ số 5 biểu thị nhóm có số lượng 5. - Cho trẻ cầm thẻ số 5 và phát âm 1,2 lần . - Bớt dần số lượng gà. - Hôm nay lớp mình rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con trò chơi. *Trò chơi 1: Kết bạn - Cách chơi: cho trẻ đi dạo chơi vừa đi vừa hát khi cô nói “ Kết bạn” trẻ hỏi kết mấy kết mấy, cô nói nhóm có 5 hoặc 4 thì trẻ phải tìm đúng yêu cầu của cô và đứng thành hình tròn. - Luật chơi: trẻ nào không tìm đúng nhóm hoặc kết không đúng sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng. *Trò chơi 2: Ô số bí ẩn - Chia trẻ hai đội . - Trên màn hình cô có các ô số, đằng sau các ô số là một câu hỏi. trong thời gian 5 giây, 2 đội hội ý và giành quyền trả lời bằng cách rung chuông, đội nào nhanh hơn và trả lời đúng đội đó thắng. - Cô tuyên dương và có 2 phần quà tặng cho 2 đội. cho trẻ xem quà. - Từ những thẻ số cô sẽ cho các con chơi trò chơi tiếp theo. * Trò chơi 3: Về đúng nhà - Các con ơi! hôm nay các con vật tổ chức 1 bữa tiệc rất vui và muốn lớp chúng ta đến tham dự nhưng chuồng của các con vật lại không đủ chỗ để lớp mình vào, bây giờ các con sẽ dùng những thẻ số đó về đúng nhà các con vật tương ứng với thẻ số con cầm trên tay. - Cho trẻ đọc bài vè con vật và chạy về đúng nhà. *Giáo dục: Những con vật này rất có lợi cho chúng ta các con phải biết yêu thương và chăm sóc bảo vệ chúng. 3.Kết thúc: - Hát: “Bé tập đếm” * Đánh giá trẻ cuối ngày: 1.Tình trạng sức khỏe của trẻ: .... 2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ: ..*****.. Ngày soạn: ngày 7 tháng 12 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 16 tháng 12 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.ĐÓN TRẺ: II.VỆ SINH ĂN TRƯA: III.NGỦ TRƯA --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU: II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: * Bé nghe kể chuyện: Ba anh em 1.Chuẩn bị: - Địa điểm: tại lớp học - Tranh vẽ - Nhân vật rời cậu bé, cha cậu bé, thần vàng, thần bạc, thần sắt - Một số thẻ hình, các dụng cụ lao động của các ngành nghề 2. Nội dung - Cô cùng trẻ hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân” - Trò chuyện về nội dung bài hát - Cô giới thiệu chuyện và kể lần 1 - Cô phân tích từ khó và giải thích nội dung câu chuyện - Cô kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa - Đàm thoại: + Câu chuyện tên là gì? + Trong câu chuyện có bao nhiêu nhân vật? + Ông cụ đã nói gì với các con? + Anh cả trổ tài như thế nào? + Còn anh thứ 2 làm nghề gì? + Em út có tài làm gì? + Ba anh em sống với nhau như thế nào? - GD: Người trong một nhà phải biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau 3.Kết thúc: - Nhận xét -tuyên dương. * Đánh giá trẻ cuối ngày: 1.Tình trạng sức khỏe của trẻ: .... 2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ: ..*****.. Ngày soạn: ngày 7 tháng 12 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.ĐÓN TRẺ: II.VỆ SINH ĂN TRƯA: III.NGỦ TRƯA --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU: II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: *Cháu yêu chú bộ đội: 1.Chuẩn bị: - Sắc xô, đàn , tranh vẽ các nghề: Cô giáo , chú công nhân xây dựng, chú bộ đội - 1 chiếc áo chú bộ đội. 2.Nội dung: *Ổn định tổ chức: Các cháu ơi! Hôm nay là hội thi triển lãm tranh đây. Cc có muốn đi xem cùng cô không nào? - Cô cùng trẻ đi tham quan triển lãm tranh - Vậy bây giờ các cháu cùng cô đọc bài thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa “ để tặng các chú bộ đội và đi về chỗ ngồi nhé! - Cả lớp vừa đọc xong bài thơ gì?Do ai sáng tác? - Bài thơ nói về chú bộ đội ngày đêm vất vả để giữ bầu trời được bình yên.nhạc sĩ Hoàng Văn Yến đã sáng tác 1 bài hát rất hay nói về tình cảm của các em nhỏ dành cho chú đó là bài “ Cháu thương chú bộ đội”mà hôm nay cô sẽ dạy cho các con đó. * Dạy hát “ Cháu thương chú bộ đội ” - Cô hát lần 1 cho trẻ nghe, hát diễn cảm nhẹ nhàng thể hiện tình cảm khi hát vừa hát vừa đánh nhịp - Cô giới thiệu tên tác giả bài hát Hoàng Văn Yến - Cô hát cho trẻ nghe lần 2: Kết hợp giảng nội dung bài hát - Bài hát nói về tình cảm của các em nhỏ rất thương yêu các chú bộ đội. Trong khi đó chúng mình được sống trong sự đùm bọc yêu thương của ba mẹ , ông bà còn chú thì phải xa nhà , xa ba mẹ để đến những miền biên giới hải đảo xa xôi để giữ cho đất nước được bình yên đấy. - Sau đó cho trẻ hát cả bài 2 lần - Cô mời từng tổ hát luân phiên - Nhóm bạn trai hát. - Nhóm bạn gái hát. - Cá nhân hát. - Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai câu hát của trẻ - Lớp chúng mình vừa hát bài hát có tựa đề gì ? - Tác giả của bài hát là ai ? - Bài hát nói về điều gì ? - Chú bộ đội trong bài hát làm gì ở ngoài đảo xa? - Chú canh giữ để đất nước chúng ta như thế nào nhỉ? * Nghe hát: “Màu áo chú bộ đội” - Cô đưa món quà cho trẻ lên bốc ra : Cái gì đây? - Cài này giành để cho ai mặc nhỉ? - Cái áo chú có đặc điểm gì? - Vì sao chú lại mặc áo màu xanh nhỉ? - Vậy để biết vì sao thì bây giờ cc lắng nghe cô hát 1 bài hát nói về chiếc áo của chú bộ đội đó là bài hát “Màu áo chú bộ đội” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý mà hôm nay cô sẽ hát tặng lớp mình nhé! - Cô hát lần 1: Tình cảm - Cô hát lần 2: Kết hợp điệu bộ minh họa - Cô vừa hát bài gì? - Do ai sáng tác? - Bài hát nói lên điều gì? - Cô khái quát lại - Lần 3: Cô hát vận động theo nhạc - Cô nhận xét giờ học và tuyên dương, khuyến khích trẻ 3.Kết thúc Cô và trẻ cùng làm chú bộ đội hành quân bài hát “em thích làm chú bộ đội”. * Đánh giá trẻ cuối ngày: 1.Tình trạng sức khỏe của trẻ: .... 2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ: ..*****.. Ngày soạn: ngày 7 tháng 12 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.ĐÓN TRẺ: II.VỆ SINH ĂN TRƯA: III.NGỦ TRƯA --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU: II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: *Chơi với góc phân vai: 1.Chuẩn bị: - Đồ dùng tại góc phân vai: quần áo chú bộ đội. - Trẻ tâm lý thoải mái. 2.Nội dung: - Chủ đề chơi: Bé tập làm chú bố đội. - Trẻ chơi:cô quan sát và trò chuyện với trẻ +Công việc của chú bộ đội là gì? + Chú mặc quần áo màu gì + Chú hành quân như thế nào? + Động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ. 3.Kết thúc: - Nhận xét giờ chơi. - Trẻ ra chơi. * Đánh giá trẻ cuối ngày: 1.Tình trạng sức khỏe của trẻ: .... 2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nhung_nghe_be_biet_tuan_5_be.docx