Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Phương tiện giao thông. Chủ đề nhánh 4: Một số luật lệ giao thông đường bộ - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thi Thơ

- Nhắc nhở trẻ chào ba mẹ, cô giáo khi đến lớp.

- Hướng dẫn trẻ cất cặp, dép ngăn nắp, gọn gàng

- Động viên trẻ hòa đồng, giúp đỡ các bạn chậm hơn mình

- Cô đón trẻ nhắc trẻ chào người thân, chào cô khi đến lớp

- Cô cùng trò chuyện với trẻ về một số loại PTGT phổ biến

- Những PTGT giúp gì cho chúng ta?

- Cấu tạo của một số loại PTGT, nơi hoạt động của một số PTGT

- Trò chuyện về ngã tư đường phố

- Chơi tự do với các trò chơi về PTGT

- Trao đổi với PH của một số trẻ cá biệt

 

docx25 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Phương tiện giao thông. Chủ đề nhánh 4: Một số luật lệ giao thông đường bộ - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thi Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thời gian thực hiện: 1 tuần, từ ngày 27/02 đến ngày 03/03/2023
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂNTHỂ CHẤT
1. Trẻ thực hiện được các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp theo hướng dẫn.
Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: hô hấp, tay, bụng, lườn, chân
- Thể dục sáng các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo nhạc
+ Hô hấp: 	4
+ Tay- vai: 	2
+ Bụng- lườn: 3
+ Chân: 	4
+ Bật: 	2
4. Trẻ phối hợp tốt tay - mắt trong tung, đập, bắt bóng.
Chuyền bắt bóng sang 2 bên
Chơi ngoài trời: Chuyền bắt bóng sang 2 bên cho các bạn (theo hàng ngang và theo hàng dọc)
Chơi hoạt động theo ý thích: Trẻ luyện tập chuyền bóng sang 2 bên theo hàng ngang
HĐH: Chuyền bắt bóng sang 2 bên
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
32. Trẻ biết một số phương tiện giao thông quen thuộc
- Tên gọi, đặc điểm, công dụng của các phương tiện giao thông quen thuộc và 
 Một số quy định về luật lệ giao thông đơn giản
* Giờ đón, trả trẻ: Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông và công dụng của chúng đối với đời sống con người. Trò chuyện với trẻ về một số luật lệ giao thông đơn giản
* Hoạt động học:
- Tìm hiểu về một số phương tiện giao thông đường bộ.
* Chơi ngoài trời:
-Trò chơi vận động: Tổ chức cho trẻ chơi đi trên ngã tư đường phố, tập lái xe,Ô tô vào bến, Thuyền vào bến, Máy bay, Đèn xanh, đèn đỏ.
- Trò chơi dân gian: Đua thuyền, nhảy dây, ai dẫn đầu, bánh xe quay.
* Chơi, hoạt động ở các góc:
- Góc học tập: Phân nhóm các loại PTGT
* Chơi, hoạt động theo ý thích: Cung cấp và củng cố kiến thức về các loại phương tiện giao thông, luật lệ khi tham gia giao thông.
36. Trẻ biết tách, gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại trong phạm vi 5.
- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
* Hoạt động học:
- Gộp hai nhóm đối tượng (mỗi nhóm có số lượng là 2) và đếm.
* Chơi, hoạt động ở các góc: Góc học tập:Chơi tách, gộp nhóm và đếm.
* Chơi, hoạt động theo ý thích: Rèn kĩ năng tách gộp nhóm và đếm cho trẻ
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
45. Nghe hiểu được nội dung truyện kể bài thơ, ca dao, đồng dao.và trả lời được các câu hỏi phù hợp độ tuổi.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè phù hợp với độ tuổi.
* Đón trả trẻ: cho trẻ nghe những bài ca dao đồng dao quen thuộc.
* Hoạt động học:
- Thơ: Bé và mẹ
* Chơi ngoài trời: Nghe cô đọc các bài thơ, cùng cô giải các câu đố, đọc thơ đối đáp, đọc thơ nối tiếp, luyện cách đọc diễn cảm cho trẻ.
- Chơi các trò chơi phát triển ngôn ngữ: xỉa cá mẻ, rồng rắn lên mây, úp lá khoai.
* Chơi, hoạt động ở các góc:
Góc Thư viện: Cho trẻ xem tranh ảnh một số bài thơ, câu truyện trong chủ đề.
52. Trẻ biết tự giở sách xem tranh và gọi được tên nhân vật trong tranh.
- Tiếp xúc với chữ, sách truyện.
- Cầm sách đúng chiều, mở sách xem tranh và “đọc” truyện.
- Xem và nghe các loại sách khác nhau.
- Giữ gìn sách
* Trò chuyện hàng ngày: Hướng dẫn trẻ cách cầm sách đúng chiều, mở sách xem tranh và đọc truyện
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sách.
* Đón trả trẻ: trao đổi với phụ huynh giáo dục trẻ nhựng hành vi đúng.
* Hoạt động chơi
- Góc thư viện: Xem tranh ảnh, sách truyện có nội dung về chủ đề phương tiện và quy định giao thông. Tìm hiểu về một số hành vi đúng, sai khi thực hiện an toàn giao thông
- Hướng dẫn trẻ làm album về chủ đề 
* Chơi hoạt động theo ý thích.
- Kể chuyện sáng tạo theo tranh
Trẻ hoạt động theo nhóm, tự thỏa thuận vai chơi, tự chọn đồ dùng đồ chơi, tự thỏa thuận cách chơi với nhau.
* Trò chơi dân gian
- Oẳn tù tì, Lộn cầu vòng, Nu na nu nống. Thả đỉa ba ba. Tập tầm vông. Dung dăng dung dẻ. Chi chi chành chành, ,...
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
57. Trẻ biết thực hiện được công việc đơn giản được giao 
- Thực hiện một số công việc cùng cô 
- Thực hiện các công việc đơn giản được cô giao 
* Giờ đón, trả trẻ:
- Trao đổi với phụ huynhđể hướng dẫn trẻ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
* Trò chuyện hàng ngày: Nhắc nhở trẻ phải biết đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
* Hoạt động học:
- Dạy trẻ kĩ năng đội mũ bảo hiểm
* Chơi, hoạt động ở các góc:
- Không tranh giành đồ chơi với bạn, kết hợp với bạn để hoàn thành tốt vai chơi.
* Chơi, hoạt động theo ý thích: dạy trẻ thực hành một số kĩ năng sống.
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
71. Trẻ biết vận động theo nhịp điệu, theo ý thích các bài hát.
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
* Giờ đón, trả trẻ: cho trẻ nghe những bài hát quen thuộc về phương tiện giao thông.
* Hoạt động học:
- Minh họa bài hát em tập lái ô tô.
* Chơi, hoạt động ở các góc:
- Góc âm nhạc:Cho trẻ vận động một số bài hát trong chủ đề. Chơi những trò chơi luyện thanh, hát to, hát nhỏ, nốt nhạc vui, hát theo tay cô.
- Tổ chức cho trẻ biều diễn văn nghệ.
Chơi, hoạt động theo ý thích: Nghe bài hát, bản nhạc có nội dung về chủ đề và sử dụng nhạc cụ minh họa theo
73. Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang tạo thành bức tranh đơn giản.
- Vẽ được các nét ngang, thẳng, xiên, cong và tô màu để tạo thành bức tranh đơn giản
* Hoạt động học
- Vẽ theo nét chấm và tô màu xe
* Chơi, hoạt động ở các góc:
-Tổ chức thi vẽ tranh đẹp, bé khéo tay, họa sĩ nhí, sản phẩm của bé.
- Góc tạo hình: Trẻ thể hiện tình cảm qua các tác phẩm nghệ thuật, cho trẻ vẽ, tô màu theo ý thích.
* Hoạt động lao động vệ sinh: Dạy trẻ biết giúp cô thu dọn đồ dùng sau khi hoạt động.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1 tuần (từ ngày 27/02 - 03/03/2023)
Thứ
Hoạt
 động
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
27/02
28/02
01/03
02/03
03/03
ĐÓN TRẺ,
CHƠI,
ĐIỂM DANH
Nhắc nhở trẻ chào ba mẹ, cô giáo khi đến lớp.
Hướng dẫn trẻ cất cặp, dép ngăn nắp, gọn gàng
Động viên trẻ hòa đồng, giúp đỡ các bạn chậm hơn mình
Cô đón trẻ nhắc trẻ chào người thân, chào cô khi đến lớp
Cô cùng trò chuyện với trẻ về một số loại PTGT phổ biến
Những PTGT giúp gì cho chúng ta?
Cấu tạo của một số loại PTGT, nơi hoạt động của một số PTGT
Trò chuyện về ngã tư đường phố
Chơi tự do với các trò chơi về PTGT
Trao đổi với PH của một số trẻ cá biệt
THỂ DỤC SÁNG
Tập ở dưới sân toàn trường
Khởi động với bài: “Đi tàu lửa”, tập với vòng (MT 1)
Trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: đi gót chân, đi nhón gót, đi khụy gối, khom lưng, chạy chậm rồi nhanh dần và chậm lại
Trọng động tập với bài “Bài học giao thông”
Động tác hô hấp: Động tác 4: Thổi nơ bay
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay cầm nơ thả xuôi
TH: Trẻ đưa nơ ra phía trước và thổi mạnh để “nơ bay xa”
Động tác tay: ĐT 2: Đánh chéo hai tay ra phía trước, sau
Động tác chân: Động tác 4: Ngồi khuỵu gối (Tay đưa cao, ra trước)
Động tác bụng lườn: ĐT 3: Ngồi duỗi chân, quay người sang hai bên.
Động tác bật – nhảy: ĐT2: Bật tách khép chân
Hồi tĩnh:
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTCKNXH
Dạy trẻ kỹ năng đội nón bảo hiểm
PTNT
Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
PTTM
Vẽ theo nét chấm và tô màu xe
PTTC
Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang
PTNN
Thơ: Bé và mẹ
CHƠI NGOÀI TRỜI
Nhặt hột hạt xếp hình PTGT đường bộ. Cháu quan sát PTGT đường bộ. Cho trẻ vẽ PTGT đường bộ trên đất.Nhặt lá cây xếp PTGT đường bộ xanh bé thích.Lấy giấy gấp PTGT đường bộ
Trò chơi : Lái xe, đi tàu lửa, Xe nào chạy nhanh, dung dăng dung dẻ, Bánh xe quay.
Chơi tự do: Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
CHƠI, 
HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
CHƠI, 
HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
* GÓC PHÂN VAI: Cửa hàng bán các loại PTGT và mũ bảo hiểm 
1. Mục đích:
- Trẻ biết kể tên một số loại PTGT.
- Luyện trẻ tham gia chơi thành thạo.
- Cháu biết yêu thương các con vật nuôi.
2. Chuẩn bị:
- Một số loại xe thuộc PTGT đường bộ. Các loại nón bảo hiểm.
3.Tổ chức hoạt động:
-Thỏa thuận trước khi chơi: Hát “Em tập lái ô tô”. Bài hát nói về xe gì vậy? Xe ô tô là PTGT đường gì? Ngoài xe ô tô ra c/c còn biết những loại xe nào cũng là PTGT đường bộ nữa? Nhà c/c có xe gì? Vậy muốn có xe để đi ba mẹ c/c thường mua ở đâu? Các con có thích làm người bán xe không? Hôm nay các con có thích cùng ba mẹ dến cửa hàng để mua xe không?Khi đi xe máy c/c cần đội gì?Các loại mũ bảo hiểm cũng được bán rất nhiều ở các cửa hàng c/c cùng mua thêm cho mình một chiếc mũ thật đẹp nhé! Ai sẽ là người bán? Ai sẽ là người mua? Cô cho trẻ nhận vai chơi
- Quá trình chơi: Cháu nhận vai và vào góc chơi cùng nhau. Cô theo dõi bao quát các cháu chơi, nhắc nhở trẻ đoàn kết, không tranh giành đồ chơi 
- Nhận xét góc chơi: Cho trẻ nhận xét vai chơi của mình, của bạn và khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn
* GÓC XÂY DỰNG: Xây bến xe 
1. Mục đích:
- Trẻ biết sắp các vật liệu xây dựng để xây được bến xe.
- Rèn sự khéo léo, sáng tạo khi xây dựng.
- Giáo dục trẻ chơi đòan kết và yêu quý các bác tài xế.
2. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng đồ chơi xây dựng.
3.Tổ chức hoạt động:
- Thỏa thuận chơi: Lớp hát bài “Em tập lái ô tô”. Lớp mình vừa hát bài hát gì? Ngoài xe ô tô ra c/c còn biết những xe gì nữa? Khi đi về quê hay đi đâu xa c/c thường đón xe dể đi ở đâu? Các con thấy bến xe ntn? Bến xe ở gần nhà c/c không? Thế bây giờ các con có thích chơi xây bến xe không? Con sẽ xây gì? Ai làm trưởng công trình? Ai làm chú công nhân xây dựng, cô cho trẻ nhận vai chơi.
- Quá trình chơi:Cháu nhận vai và vào góc chơi cùng nhau. Cô theo dõi bao quát các cháu chơi, nhắc nhở trẻ đoàn kết, không tranh giành đồ chơi 
- Nhận xét góc chơi: Cho trẻ nhận xét vai chơi của mình, của bạn và khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn
* GÓC HỌC TẬP:Cho trẻ đếm và so sánh số lượng trong phạm vi 5.
1. Mục đích:
- Trẻ biết đếm và so sánhsố lượng nhiều hơn, ít hơn trong phạm vi 5.
- Giúp trẻ củng cố lại bài học xác định được số lượngtrong phạm vi 5 và biết so sánh chiều dài của 3 đối tượng
2. Chuẩn bị:
- Một số ĐDĐC theo chủ đề.
3. Tổ chức hoạt động:
- Lớp hát và vào góc chơi mà trẻ thích, cho trẻ vào góc chơi và cùng nhau làm các bài tập toán chưa hoàn chỉnh
- Trẻ so sánh về số lượng nhiều hơn, ít hơnvà biết đếm các nhóm PTGT có số lượng trong phạm vi 5. Biết chọn chữ số tương ứng với các nhóm PTGT.Trẻ chơi cô theo dõi nhắc nhở để trẻ chơi tốt hơn.
- Nhận xét sau khi chơi: khen ngợi –nhắc nhở 
* GÓC NGHỆ THUẬT:
Tạo hình:Vẽ, tô màu tranh về các loại PTGT
1. Mục đích:
- Trẻ biết sử dụng màu để vẽ và tô màu tranh đẹp mắt
- Biết sử dụng một số kỹ năng đơn giản để vẽ, tô về PTGT
- Qua đó rèn cho trẻ tính cẩn thận, tỉ mĩ, khéo léo khi chơi
2. Chuẩn bị:
- Giấy A4, bút màu. Máy hát, băng nhạc về PTGT
3. Tổ chức hoạt động:
- Thỏa thuận chơi: Trẻ tự nêu lên ý thích, trẻ thích chơi gì? Cô hướng để trẻ chơi theo chủ đề: Thế các con có thích chơi ở góc tạo hình không? Vậy con sẽ làm gì ở đó? Con vẽ gì? Thế con muốn tô màu tranh thì cc phải sử dụng gì nè! C/c nhớ chọn và sử dụng màu để vẽ, tô sao cho tranh được đẹp nhé! 
- Quá trình chơi: Cháu nhận vai và vào góc chơi cùng nhau .Cô theo dõi bao quát các cháu chơi, nhắc nhở trẻ đoàn kết, không tranh giành đồ chơi 
- Nhận xét góc chơi: Cho trẻ nhận xét vai chơi của mình, của bạn và khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn
Âm nhạc: Nghe và hát múa theo nhạc
1. Mục đích:
- Tập cho trẻ tính mạnh dạn khi tham gia hát những bài hát theo chủ đề 
- Tạo cho trẻ hứng thú khi nghe nhạc
- Qua đó giáo dục trẻ biết yêuthích mùa xuân.
2. Chuẩn bị:
 - Máy hát, băng nhạc vềmùa xuân. Nhạc cụ.
3. Tổ chức hoạt động:
 - Cho trẻ vào góc chơi và cùng nhau bàn luận và kể tên các bài hát nói về các PTGT mà trẻ biết. Sau đó cô mở máy cho trẻ nghe để trẻ cùng nhau hát múa theo bài hát. Cô gợi ý để trẻ sử dụng nhạc cụ biểu diễn các bài hát mà trẻ thích nhắc trẻ hát diễn cảm, không hát quá to
- Quá trình chơi:Cháu nhận vai và vào góc chơi cùng nhau. Cô theo dõi bao quát các cháu chơi, nhắc nhở trẻ đoàn kết, không tranh giành đồ chơi 
- Nhận xét góc chơi: Cho trẻ nhận xét vai chơi của mình, của bạn và khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn
* GÓC THƯ VIỆN: Đọc thơ theo tranh thơ chữ to 
1. Mục đích:
- Cháu biết làm một số tranh ảnh một số PTGT và các qui định giao thông.
- Cháu biết sưu tầm tranh ảnh về các loại PTGT.
- Trật tự trong khi chơi.Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ theo cách đọc vẹt
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, truyện. Góc chơi
3. Tổ chức hoạt động:
- Thỏa thuận chơi: Hát “Đường em đi”. Cô cho trẻ tự chọn góc chơi mà trẻ thích, khi trẻ vào góc chơi cô gợi ý để trẻ cùng nhau xem tranh và nêu nội dung của tranh từ đó trẻ biết được đó là bài thơ gì? Cô theo dõi và gợi ý hướng dẫn cho trẻ cùng nhau đọc thơ chữ to và cách đọc thơ- đọc từng dòng, đọc từ trái qua phải ,từ trên xuống dưới. Đọc diễn cảm các bài thơ, cho trẻ xem tranh Album về các con vật nuôi.
- Quá trình chơi:Cháu nhận vai và vào góc chơi cùng nhau. Cô theo dõi bao quát các cháu chơi, nhắc nhở trẻ đoàn kết, không tranh giành đồ chơi 
- Nhận xét góc chơi: Cho trẻ nhận xét vai chơi của mình, của bạn và khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn
*GÓC THIÊN NHIÊN: Chăm sóc cây, hoa, chơi với cát, với nước 
1. Mục đích:
 - Trẻ biết một số kỹ năng chăm sóc: tưới nước, nhặt lá vàng cho cây.
 - Biết cùng nhau chơi với cát, với nước
- Qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây, hoa và biết chăm sóc cho chúng.
2.Chuẩn bị: 
- Một số chậu hoa, cây cảnh. Bình tưới, nước, cát, chai lọ 
3.Tổ chức hoạt động:
- Thỏa thuận chơi: Cho trẻ vào góc chơi cô theo dõi và gợi ý để trẻ biết chăm sóc và tước nước, nhổ cỏ, nhặt lá vàng cho cây. Cô nhắc trẻ về cách pha màu vào chai nước, đổ nước vào cát và cho vào khuôn đóng thành bánh 
- Quá trình chơi: Cháu nhận vai và vào góc chơi cùng nhau. Cô theo dõi bao quát các cháu chơi, nhắc nhở trẻ đoàn kết, không tranh giành đồ chơi 
- Nhận xét góc chơi: Cho trẻ nhận xét vai chơi của mình, của bạn và khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn
* GÓC THỰC HÀNH, TRẢI NGHIỆM CUÔC SỐNG: Thợ sửa PTGT
1. Mục đích:
- Trẻ biết làm thợ sửa PTGT
- Trẻ biết thực hiện các bươc để sửa PTGT
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn PTGT
2. Chuẩn bị:
-Một số đồ dùng phục vụ cho góc: sửa xe
3. Tổ chức hoạt động:
- Thỏa thuận trước khi chơi:Lớp hát bài “ Bác đưa thư vui Tính”.Bác đưa thư đang làm gì? Xe của Bác bị sao vậy?Ai thích làm thợ sửa xe?
- Quá trình chơi:Trẻ chơi. Cô tạo tình huống để các góc chơi liên kết với nhau.
- Nhận xét sau khi chơi: Cô nhận xét góc chơi theo nhóm.Nhận xét tuyên dương. Thu dọn đồ dùng.
ĂN TRƯA-
NGỦ TRƯA
Cô hướng dẫn và kiểm tra thao tác vệ sinh của các cháu
Nhắc nhở cháu đi vệ sinh xong nhớ rửa tay
Cháu giúp cô dọn bàn ăn, sắp xếp muỗng, khăn ăn
Cháu giúp cô xếp nệm cho trẻ ngủ
Trẻ ngủ ngoan, nằm ngay ngắn, không nói chuyện
Chải đầu tóc gọn gàng sau khi ngủ dậy. Ăn quà chiều
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Cung cấp: Tìm hiểu về một số phương tiện giao thông đường bộ; VĐMH: Em tập láiô tô.
Làm quen KT: Vẽ theo nét chấm và tô màu xe; Đếm đối tượng trong phạm vi 5; Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang.
TCVĐ: Lái xe, Bánh xe quay, Xe nào chạy nhanh, Thỏ đổi lồng, 
Chơi tự do.
Nêu gương cuối ngày. 
TRẢ TRẺ
Cô cho trẻ làm vệ sinh trước khi ra về
Nhắc trẻ chào cô, chào những người đến đón trẻ về.
Trao đổi với phụ huynh về thói quen trong ngày của trẻ
Nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ đi học sớm để tập thể dục cùng các bạn.
Cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian, xem tivi chơi tự do
Trả trẻ tận tay phụ huynh
Trước khi về cô tắt các cầu dao điện và khóa các vòi nước
Tổ chuyên môn
Phạm Thị Nụ
GV thực hiện
Trần Thị Thi Thơ
	KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	Thứ hai, ngày 27 tháng 02 năm 2023
ĐÓN TRẺ
Cô đến lớp sớm đón trẻ chơi nhẹ nhàng.
Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé.
Điểm danh những cháu vắng trong ngày.
Hoạt động học
Phát triến tình cảm và kĩ năng xã hội
DẠY TRẺ KĨ NĂNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được đặc điểm, tác dụng của mũ bảo hiểm, biết được khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Có kỹ năng đội mũ bảo hiểm đúng cách.
- Rèn trẻ có tính tự lập, thói quen tự phục vụ.
II. Chuẩn bị:
-  Mũ bảo hiểm của cô
- Mỗi  trẻ 1 mũ bảo hiểm, 3 cái bàn để mũ
- Video clip đi xe không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai, bài hát “ Lái ô tô”, “ Mũ bảo hiểm em yêu”, “nhạc trình diễn thời trang’
III. Tiến hành hoạt động
1. Ổn định
- Cho trẻ đến tham dự hội thi “ Bé với ATGT”
* Giới thiệu phần thi “Hiểu biết”, cô hỏi:
+ Khi ngồi trên tàu, xe ô tô chúng mình phải làm gì để đảm bảo ATGT?
+ Khi ngồi xe máy chúng mình phải làm gì để đảm bảo ATGT?
- Cho trẻ xem clip đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai, cô hỏi:
+ Những người đi xe máy đã thực hiện đúng luật lệ an toàn GT chưa? Vì sao con biết?
+ Vì sao đội mũ bảo hiểm rồi mà vẫn còn nguy hiểm
+ Đội mũ bảo hiểm không cài quai khi đi xe máy thì điều gì sẽ xảy ra?
2. Nội dung :
2.1 Hoạt động 1: Làm quen với mũ bảo hiểm
- Cô GT trò chơi, cách chơi: Khi nhạc bật lên người đứng đầu hàng chạy lên lấy mũ đảm bảo an toàn khi đi xe máy sau đó chạy về đập vào vai bạn tiếp theo, còn mình về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo lại chạy lên lấy mũ rồi lại chạy về đập vào vai bạn tiếp theo, cứ như vậy chúng mình thực hiện đến hết bản nhạc. Đội nào có nhiều người lấy được mũ đội đó sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ cầm mũ về chỗ ngồi, cô hỏi trẻ:
+ Đây là mũ gì? Mũ để làm gì?
+ Mũ bảo hiểm có những gì?
+ Vì sao gọi là mũ bảo hiểm?
+ Chúng mình cần đội mũ bảo hiểm khi nào?
+ Ngồi trên ô tô, xích lô có cần đội mũ bảo hiểm không?
+ Nếu không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy thì điều gì sẽ xảy ra?
- Cô GT cho trẻ hiểu không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là vi phạm luật lệ GT. Ngoài ra mũ bảo hiểm còn bảo vệ cái đầu khi bị ngã.
* 2,2 Hoạt động 2: Dạy trẻ đội mũ bảo hiểm
- Phần thi kỹ năng
- Cô làm mẫu, phân tích mẫu: TTCB ta cầm ngửa mũ lên, phía trước của mũ quay vào phía trong lòng mình, 2 dây vắt sang 2 bên cạnh ngoài của mũ, 2 ngón trỏ và ngón cái giữ lấy 2 quai mũ. Khi có hiệu lệnh sắc xô chúng mình đội mũ lên đầu, 2 tay vuốt 2 dây quai chjo thẳng, 2 tay cầm chốt khoá ấn vào nhau cho đến khi có tiếng “tách” là chốt đã đóng chặt.Để biết quai mũ đã đảm bảo chưa, ta dùng ngón trỏ và ngón giữa luồn vào phía dây dưới cằm nếu ngón tay không cho vào được là quai mũ bị chặt quá, nếu 2 ngón tay cho vào mà dây vẫn còn rộng là quai mũ rộng quá. Lúc này chúng mình sẽ nhờ bố mẹ hoặc người lớn điều chỉnh lại quai mũ cho đảm bảo. Khi tháo mũ ra chúng mình cầm 2 tay vào 2 chốt khoá, tay trái bấm khoá, tay phải rút chốt ra.
- Cho lần lượt từng tổ lên đội mũ vào, tháo mũ ra ( cô sửa sai cho trẻ)
- Cho một vài trẻ lần lượt lên thực hiện( Cô sửa sai cho trẻ)
-  Cô vừa dạy chúng mình thao tác gì với mũ bảo hiểm?
* 2.3 Hoạt động 3 : Luyện tập
- Phần thi “ Trình diễn thời trang mũ bảo hiểm”
Cô GT cách trình diễn: Trẻ cầm úp mũ bảo hiểm, phía trước mũ quay ra phía ngoài và đi theo tiếng nhạc. Khi cô gõ 2 tiếng sắc xô trẻ quay mũ bảo hiểm 1 vòng rồi đội mũ lên đầu, khi cô lắc 1 hồi sắc xô trẻ quay 1 vòng tại chỗ rồi lần lượt đi ra ngoài
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét quá trình chơi của trẻ
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Trò chơi chuyển tiếp: máy bay bay
CHƠI NGOÀI TRỜI
- Tham quan vườn trường.
- Trò chơi: mèo đuổi chuột
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
* Góc trọng tâm âm nhạc: Nghe và hát múa theo nhạc 
- Cô gợi ý hướng dẫn c/c chọn chủ đề chơi
- Cô giới thiệu góc chơi.
- Trẻ vào góc tiến hành chơi.
* Góc kết hợp:
- Góc phân vai: Cửa hàng bán các loại PTGT và mũ bảo hiểm 
- Góc xây dựng: Xây bến xe 
- Góc sách truyện: Đọc thơ theo tranh thơ chữ to 
- Góc thực hành, trải nghiệm cuôc sống: làm Thợ sửa PTGT
ĂN – NGỦ: Như tuần
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Làm quen KT: Đếm đối tượng trong phạm vi 5
- Trò chơi học tập: ai nhanh hơn
- Chơi tự do – chơi theo ý thích	ở các góc.
- Nêu gương cuối ngày. Cắm hoa bé ngoan.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ:	
Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ:	
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	Thứ ba, ngày 28 tháng 03 năm 2023
ĐÓN TRẺ 
- Cô

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_phuong_tien_giao_thong_chu_de.docx
Giáo Án Liên Quan