Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Tuần 2 (Phụ) : Đất nước Việt Nam diệu kỳ - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.ĐÓN TRẺ:

1.Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố

 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập

của trẻ.

- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn:

Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.

3. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ.

4. Trò chuyện đầu tuần

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề

- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.

- Các cháu đã làm được những gì?

- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?

- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé.

* ND lồng ghép tích hợp:

+ Vệ sinh dinh dưỡng: Tập luyện một số thói quen về giữ gìn sức khỏe.

+ Bảo vệ môi trường: có những hành vi đẹp ở nơi công cộng, đi vệ sinh đúng chỗ, đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi.

 

docx11 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Tuần 2 (Phụ) : Đất nước Việt Nam diệu kỳ - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: 	QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC BÁC HỒ (3 TUẦN)
Tuần 1: Đất nước Việt Nam diệu kỳ
	(Thời gian thực hiện: 10/05- 14/05/2021)
	Ngày soạn: 03/05/2021
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 10/05/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1.Đón trẻ:
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố 
 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. 
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập 
của trẻ. 
- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. 
- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 
2. Hoạt động tự chọn:
Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
3. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ. 
4. Trò chuyện đầu tuần
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 
- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.
- Các cháu đã làm được những gì?
- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?
- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. 
* ND lồng ghép tích hợp: 
+ Vệ sinh dinh dưỡng: Tập luyện một số thói quen về giữ gìn sức khỏe.
+ Bảo vệ môi trường: có những hành vi đẹp ở nơi công cộng, đi vệ sinh đúng chỗ, đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi. 
5. Thể dục sáng:
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác theo cô giáo. 
- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
- Rèn kĩ năng tập và thói quen tập thể dục sáng cho trẻ.
- Trẻ năng tập thể dục sáng cho người khỏe mạnh.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm tập: Sân sạch sẽ
- Xắc xô
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thoải mái, dễ vận động;
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Hoạt động 1:Bé khởi động
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ,chạy
- Đội hình :2 hàng dọc
- Thực hiện bài tập đội hình đội ngũ
2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục
* Bài tập phát triển chung
+ Động tác hô hấp 1: Gà gáy
+ Động tác tay 2 : Hai tay dang ngang hai bên, gập khuỷu tay, bắt chéo hai tay trước ngực.
+ Động tác lưng, bụng, lườn 1: Hai tay đưa lên cao, cúi xuống, đứng lên
+ Động tác chân 1: Bước chân lên phía trước, bước sang ngang
+ Động tác bật 2: Bật tiến về phía trước 
+ Động tác bật 1: Bật tại chỗ.
* Trò chơi vận động: "Gieo hạt"
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô động viên khuyến khích
- Giáo dục trẻ biết chăm luyện tập thể dục cho người mạnh khỏe.
3. Hoạt động 3: Bé thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp thực hiện các kiểu đi ,chạy
- Quay phải,trái
- 4- lần
- 2 lần x8 nhịp
- 2 1ần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ chơi hứng thú
- Lắng nghe
- Trẻ đi nhẹ nhàng
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
1.Vệ sinh cá nhân:
- Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn;
- Cô hướng dẫn để trẻ kê bàn ghế để ăn trưa.
2.Ăn trưa:
- Cô chia cơm cho trẻ
- Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi...
- Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định;
- Trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế, vệ sinh nơi ăn.
III.NGỦ TRƯA
- Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ;
- Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu.
- Trẻ ngủ đủ thời gian theo quy định.
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
- Trẻ ngủ dậy đi vệ sinh, buộc tóc cho bé gái.
* Cho trẻ tập theo bài hát “Ồ sao bé không lắc”
- Cho trẻ ăn quà chiều.
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Nặn theo ý thích:
* Nặn theo ý thích:
1.Chuẩn bị:
- Môi trường học tập: cho trẻ ngồi thành từng nhóm để nặn
- Đồ dùng phương tiện:
+ Đồ dùng của cô: một số tranh món ăn và thực phẩm cần thiết và các hoạt động thường ngày của trẻ.
+ Đồ dùng của trẻ: đất nặn, bảng con
- Nội dung:
+ Nội dung chính: Nặn theo ý thích
+ Nội dung tích hợp:
                   Toán: đếm số lượng
Âm nhạc: Hòa bình cho bé
2.Nội dung:
 Cô giới thiệu 2 đội chơi, người dẫn chương trình và quà tặng của chương trình.
- Hội thi gồm có 3 phần:
+ Thi nói nhanh
+ Trổ tài
+ Trưng bày sản phẩm
* Phần thi : thi nói nhanh
- Cách chơi : Hai đội lắc xắc xô và nói ý định nặn của mình.
- Luật chơi : Đội nào có nhiều ý tưởng hay là thắng.
- Cô cho hai đội nói ý định nặn của mình.
- Cô nhận xét và tặng quà cho trẻ.
* Phần thi : trổ tài
- Cách chơi : hai đội cùng nặn những gì mình thích.
- Luật chơi : Đội nào có nhiều bạn nặn đẹp là thắng.
- Cô đếm 1-2-3 Bắt đầu và đi từng bàn quan sát nhắc nhở động viên để trẻ nào cũng tạo ra sản phẩm.
- Cô nhận xét và tặng quà cho trẻ.
* Phần thi: Trưng bày sản phẩm
- Cách chơi: Hai đội đem treo sản phẩm của mình lên bàn của đội mình và nhận xét sản phẩm của đội bạn.
- Luật chơi : Đội nào nhận xét to và đúng là thắng.
- Cho trẻ hát bài Hòa bình cho bé và mang sản phẩm của mình lên bàn trưng bày sản phẩm
- Cho 2 đội nhận xét hình nặn của nhau.
- Cô nhận xét các hình của trẻ nặn.
- Khen trẻ, tặng quà cho trẻ.
3. Kết thúc
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả đạt được của 2 đội thi, cô khen và tặng quà cho 2 đội thi
- Hội thi kết thúc.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
......
..*****..
Ngày soạn: 03/05/2021
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 11/05/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ: (Đã soạn thứ 2)
II.VỆ SINH ĂN TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
III.NGỦ TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Trò chuyện với trẻ về đất nước Việt Nam:
1.Chuẩn bị:
- Hình ảnh về quôc kỳ Việt Nam, một số danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Lăng Bác, Chùa Một Cột.
- Ngày têt nguyên đán, ngày tết trung thu.
- Một số lễ hội truyền thống.
2.Nội dung:
*Ổn định tổ chức, trò chuyện vào bài.
- Chào mừng các cô giáo cùng toàn thể các bé đến với chương trình “Hành trình văn hóa” của chúng ta ngày hôm nay!
- Đến với chương trình hôm nay chúng ta vui mừng chào đón các cô giáo trong ban giám hiệu, cùng toàn thể các cô giáo trong trường và thành phần không thể thiếu là các bé lớp 3 tuổi A1 trường mầm non Tân Quang về dự đông đủ chúng ta cùng nổ một chàng pháo tay để chương trình được bắt đầu!
- Chương trình của chúng ta gồm có 3 phần :
- Phần 1: Du lịch qua màn ảnh nhỏ.
- Phần 2:Thử tài bé yêu.
- Phần 3: Trao phần thưởng.
- Mở đầu chương trình cô mời các bé đến với phần thứ nhất của chương trình mang tên: “Du lịch qua màn ảnh nhỏ” với nhiều điiều kỳ thú dành cho các bé, bây giờ chúng mình cùng nhìn lên màn hình nhé!
* Bé khám phá:
- Mỗi đất nước đều có một tên gọi riêng, một quốc kỳ đặc trưng, đất nước của chúng ta cũng vậy.
- Các bé có biết tên của đất nước chúng ta là gì không nào?
* Quan sát bản đồ Việt Nam.
- Đây là bản đồ Việt Nam đấy các con ạ, bản đồ nước ta chảy dài từ bắc vào nam cong cong có dạng hình chữ S đấy.
* Quan sát quốc kỳ
- Còn đây là gì
- Lá cờ có màu gì?
- Ở giữa có gì?
- Ngôi sao có màu gì?
- Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam chúng ta màu đỏ tượng trưng cho màu máu của biết bao anh hung đã ngã xuống vì độc lập dân tộc của tổ quốc đấy các bé ạ.
* Quan sát ngày tết nguyên đán
- Đất nước ta còn có rất nhiều ngày lễ lớn nữa con biết những ngày lễ gì nào?
(cô mời 2-3 trẻ đứng lên kể tên)
- Vào ngày tết nguyên đán thì các con thường làm gì?
- Ai có ý kiến khác?
- Cô mời con nào con thường được làm gì?
- Con được ăn những món ăn gì?
- Con còn biết những ngày lễ gì nữa?
- Vào ngày tết trung thu con thường làm gì?
(cô mời 2-3 trẻ trả lời)
* Quan sát hình ảnh thủ đô Hà Nội.
- Các con ạ Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam chúng ta đấy.
- Các con nhìn xem đây là đâu nào?
- Hồ có gì đặc biệt ? - Ở giữa hồ có gì?
- Xung quanh hồ có gì?
- Các con có biết vì sao hồ có tên gọi là hồ gươm không?
- Hồ có tên là Hồ Gươm vì ngày xưa khi vua Lê Lợi trả gươm lại cho Long Quân ở hồ này vì vậy hồ có tên gọi là hồ gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
“Rủ nhau xem cảnh Hồ Gươm
Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn”
- Ở Hồ Gươm còn có một cây cầu rất đẹp đó là cầu Thê húc, cầu thê húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời, cầu thê húc dẫn đến đền ngọc sơn.
- Bạn nào được bố mẹ đưa đi thăm Hồ Gươm rồi ?
- Vào những ngày lễ lớn như ngày quôc khánh, Tết Nguyên Đán ở Hồ Gươm còn diễn ra nhiều màn bắn pháo hoa vô cùng đặc sắc đấy các bé ạ!
- Các con có biết đây là đâu không ?
- Đây chính là lăng Bác Hồ ! đây chính là nơi đặt thi hài của Bác Hồ đấy, Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta khi bác còn sống Bác luôn luôn quan tâm đến tất cả mọi người, người ta xây dựng Lăng Bác để bác yên nghỉ giấc ngàn thu. Hằng năm có rất nhiều du khách trong và ngoài nước vào Lăng kính viếng Bác.
* Mở rộng: Ngoài Hồ Gươm ra thủ đô Hà Nội còn có rất nhiều địa danh nổi tiếng khác như: Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám.
- Chùa Một Cột là một địa danh nổi tiếng chùa có tên gọi như vậy là do chùa được đặt trên một phiến đá.
- Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta, ngày nay nó à nơi tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng của những học sinh có thành tích học xuất sắc.
- Chúng mình nhớ khi nào được bố mẹ đưa đi tham quan thủ đô Hà Nội hãy ghé thăm nhé!
- Đất nước của chúng ta còn là đất nước có nhiều nét văn hóa cổ truyền như đền thờ lễ hội
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”
- Như lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ hằng năm cứ vào ngày mùng 10/3 nhân dân ở khắp nơi lại kéo nhau về thắp hương tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng.
- Lễ hội gióng ở Phù Đổng Hà Nội được tổ chức hăng nam để tưởng nhớ người anh hùng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”
-Và còn nhiều lễ hội khác nữa các bé ạ!
* Giáo dục:Đất nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng chúng mình phải biết yêu quý trân trọng các truyền thống, nét văn hóa lâu đời của dân tộc.Khi các con được bố mẹ đưa đi tham quan các địa danh nổi tiếng chúng mình nhớ giữ gìn môi trường sạch sẽ không vứt rác bừa bãi các con nhớ chưa nào.
3. Kết thúc.
- Chương trình “Hành trình văn hóa” của chúng ta đến đây là kết thúc chúc các cô giáo mạnh khỏe chúc các bé chăm ngoan học giỏi.
- Các bé rất xứng đáng nhận được một chuyến thăm quan thủ đô Hà Nội.
- Cô bật đĩa nhac “Yêu Hà Nội”.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
......
..*****..
Ngày soạn: 3/05/2021
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 12/05/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ: (Đã soạn thứ 2)
II.VỆ SINH ĂN TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
III.NGỦ TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
*Truyện: Truyền thuyết vua Hùng dạy dân cấy lúa
1 .Chuẩn bị: 
- Địa điểm: tại lớp học
- Tranh minh họa truyện
- Tâm sinh lý thoải mái
2.Nội dung:
* Ổn định tổ chức, khơi gợi hứng thú.
- Cho trẻ đọc bài thơ: Quê em
- Đàm thoại về bài thơ
- GD trẻ: yêu quê hương đất nước
* Cô kể chuyện 
- Cô kể lần 1: Kết hợp với động tác.
- Cô vừa kể câu chuyện gì? Tác giả là ai?
- Cô kể lần 2: Kết hợp tranh minh họa.
+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Ai là tác giả?
+ Thuở xưa, nhân dân thường sống bằng gì?
+ Các vùng đất bờ sông hàng năm thường xảy ra gì?
+ Vua Hùng bày cách gì cho nhân dân?
+ Vua Hùng cùng nhân dân làm những công việc gì?
- Giảng ND: 
- Gọi 2,3 trẻ kể lại chuyện dưới sự giúp đỡ của cô giáo.
3.Kết thúc:
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
......
..*****..
Ngày soạn: 03/05/2021
	Ngày dạy: Thứ 5 ngày 13/05/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ: (Đã soạn thứ 2)
II.VỆ SINH ĂN TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
III.NGỦ TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
*Bé học vở Toán:
1.Chuẩn bị:
- Vở toán, bút chì, bút màu
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Cô hướng dẫn yêu cầu của bài
- Trẻ thực hiện:
+ Cô phát đồ dùng cho trẻ
+ Giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
+ Động viên, khuyến khích trẻ thực hiện tốt.
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
......
.*******************
Ngày soạn: 3/05/2021
	Ngày dạy: Thứ 6 ngày 14/05/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ: (Đã soạn thứ 2)
II.VỆ SINH ĂN TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
III.NGỦ TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
*Chơi với góc thiên nhiên
1.Chuẩn bị:
- Góc thiên nhiên
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Con có nhận xét gì về góc thiên nhiên này?
- Góc thiên nhiên có những gì?
- Chúng mình nhìn xem cây gì đây?
- Hoa cẩm chướng có màu gì?
- Còn đây là hoa cái gì?
- Màu gì?
- Chậu này trồng hoa gì?
- Lá cây hoa bỏng này như thế nào?
- Còn đây là hoa gì mà đẹp thế hả các con?
- Hoa đồng tiền lá như thế nào?
- Lá cây cúc này như thế nào ?
- Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ
- Các con vừa quan sát cái gì?
- Để cho cây và hoa luôn xanh tốt phải làm gì?
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
......

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_que_huong_dat_nuoc_bac_ho_tua.docx
Giáo Án Liên Quan