Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật - Tuần 3: Cây xanh môi trường sống - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:

 Lĩnh vực phát triểnThẩm mỹ

 Hoạt động: Âm nhạc

 Đề tài: Cây bắp cải

 - NDTT: VĐ: Vỗ tay theo nhịp

 - TC: Đoán tên bạn hát

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, biết hát và vỗ tay theo nhịp cùng cô

- Trẻ 4 tuổi: Trẻ thuộc bài hát và hiểu nội dung bài hát và biết vỗ tay theo nhịp bài hát.

2. Kỹ năng

- Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng hát cho trẻ

- Trẻ 4 tuổi: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng biểu diễn tự tin.

3. Thái độ

- Trẻ yêu thich môn học, yêu thích bài hát

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Trong lớp

- Cô thuộc lời bài hát

- Tâm thế trẻ thoải mái

- TCTV: Bắp cải

- NDTH: Toán: Đoán số bạn hát

 

docx20 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật - Tuần 3: Cây xanh môi trường sống - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Tuần 2: Cây xanh môi trường sống
Thời gian: Từ 22 /03 - 26/03/2021
 Ngày soạn: 15/03/2021
Ngày giảng: Thứ 2/22/03/2021
 	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG 
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 Lĩnh vực phát triểnThẩm mỹ
 Hoạt động: Âm nhạc
 Đề tài: Cây bắp cải
 - NDTT: VĐ: Vỗ tay theo nhịp
 - TC: Đoán tên bạn hát
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức  
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, biết hát và vỗ tay theo nhịp cùng cô
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ thuộc bài hát và hiểu nội dung bài hát và biết vỗ tay theo nhịp bài hát.
2. Kỹ năng
- Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng hát cho trẻ
- Trẻ 4 tuổi: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng biểu diễn tự tin.
3. Thái độ
- Trẻ yêu thich môn học, yêu thích bài hát
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Cô thuộc lời bài hát
- Tâm thế trẻ thoải mái
- TCTV: Bắp cải
- NDTH: Toán: Đoán số bạn hát
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề
- Giáo dục trẻ biết ăn rau hàng ngày
2. Hoạt động 2: Bé ca hát.	
a. Dạy hát
* Cô giới thiệu tên bài hát (Cây bắp cải). Tác giả Hoàng Văn Yến.
- Cô hát cho cả lớp nghe 2 lần, hát đúng giai điệu bài hát
* Giảng giải nội dung bài hát
- Tăng cường tiến việt cho trẻ từ: (Bắp cải)
- Cô cho trẻ đọc 4-5 lần
- Cô cho cả lớp hát 2 lần
- Các tổ hát
- Nhóm, cá nhân hát
- Cô chú ý sửa sai
b. Vận động vỗ tay theo nhịp
- Để có thể vỗ tay tốt các con cùng chú ý quan sát cô vỗ nhé
+ Lần 1( không nhạc): cô hát và vỗ tay theo tiết nhịp bài hát. Cô hỏi trẻ tên vận động?
+ Lần 2 (vỗ theo nhạc): các con cùng chú ý quan sát cô vỗ thêm 1 lần nữa nhé, lần này cô sẽ hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm trên nền nhạc giai điệu của bài hát.
- Cho trẻ thực hiện 2 lần, cô quan sát và sửa sai cho trẻ)
- Các tổ hát và vận động
- Nhóm, cá nhân hát vận động vỗ tay theo nhịp
- Cho trẻ đêm số bạn vận động trong nhóm
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ
- Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả
- Nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi.
* Cô giới thiệu trò chơi: Đoán tên bạn hát
* Cách chơi: Cô mời 1 trẻ lên đội mũ chóp và mời 1 bạn khác ở dưới lớp đứng lên hát và bạn ở đội mũ chóp phải đoán bạn nào hát và hát bài gì?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. 
- Cô khích lệ động viên trẻ.
* Cô nhận xét giờ học
- Tuyên dương khen ngợi trẻ.
- Cho trẻ ra chơi
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe 
- Trẻ đọc từ (Bắp cải)
- Cả lớp hát
- Tổ hát
- Nhóm, cá nhân hát
- Trẻ quan sát
- Trẻ hát và vỗ tay theo nhịp
- Tổ thực hiện
- Nhóm, cá nhân thực hiện
- Trẻ đếm
- Trẻ 4 tuổi trả lời, 3 tuổi nhắc lại
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe
- Trẻ ra chơi.
 II. CHƠI NGOÀI TRỜI:
 HĐCCĐ: Quan sát cây nhội
 Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết quan sát cây lát, biết được một vài đặc điểm nổi bật của cây nhội, biết ích lợi của cây
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ định
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết, biết nghe hiệu lệnh của cô tập chung
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân
- Chuẩn bị mũ, giày dép cho trẻ
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi:
- Cô giới thiệu nội dung chơi
+ HĐCCĐ: Quan sát cây nhội
+ CTD:
- Cô dặn rò trẻ trước khi chơi đi theo hàng khi có hiệu lệnh tập chung ngay
2. Trong khi chơi:
 a. HĐCCĐ: Quan sát cây nhội
 - Cô cho trẻ đi theo hàng đến đứng xung quanh cây nhội
 - Các cháu đang quan sát cây gì?
 - Cây nhội có những đặc điểm gì?
 - Thân cây ntn? Cành cây ntn? Lá cây ntn?
 - Cây nhội được trồng ở đâu?
 - Trồng cây nhội có lợi ích gì?
 - Chúng mình mình phải bảo vệ cây ntn?
 + Cô chốt lại:
 - Giáo dục trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với sức khỏe con người. 
 b. Chơi tự do:
 - Cô cho trẻ chơi, cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ
 - Cô hỏi trẻ đang chơi gì?
 3. Sau khi chơi:
 - Cô cho trẻ về lớp
 - Cô hỏi trẻ nội dung chơi?
 - Cô nhận xét, giáo dục.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC (Dạy cả tuần)
Góc phân vai: Cửa hàng bán cây giống
Góc tạo hình: Cắt dán lá cây
Góc nghệ thuật: Chới nhạc cụ, nghe âm thanh, nghe hát, múa theo giai điệu bản nhạc
	Góc khám phá khoa hoc: Trò chơi phân loại cây theo 1 đặc điểm nổi bật. 
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện vai trò của người bán hàng và người mua hàng.
- Trẻ biết cắt dán lá cây, biết chơi một số nhạc cụ và múa, hát, phân loại cây
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Biết liên kết các nhóm chơi lại với nhau
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: 4 góc chơi
- Tâm lý trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định lớp
1. Trước khi chơi:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với sức khỏe con người
- Giới thiệu nội dung các góc chơi:
+ Góc phân vai: Cửa hàng bán cây giống
+ Góc tạo hình: Cắt dán lá cây
+ Góc nghệ thuật: Chới nhạc cụ, nghe âm thanh, nghe hát, múa theo giai điệu bản nhạc
+ Góc khám phá khoa hoc: Trò chơi phân loại cây theo 1 đặc điểm nổi bật.
- Trẻ nhận vai chơi, bầu nhóm trưởng
- Cho trẻ lấy ký hiệu về góc chơi mình đã nhận.
2. Trong khi chơi.
- Trẻ thể hiện vai chơi
- Cô đi từng góc hỏi chơi gì?
- Góc phân vai các cháu bán những loại cây con gì?
- Người bán ntn với khách?
- Khi trẻ chơi cô bao quát từng góc xem trẻ chơi cô luôn gợi ý nhắc nhở trẻ chơi tốt ở các góc
- Cô tạo tình huống cho trẻ liên kết các góc chơi
- Cô luôn động viên khích lệ trẻ.
- Cô nhận xét từng góc chơi.
3. Sau khi chơi.
- Cho trẻ về góc tạo hình 
- Cô cho trưởng trò giới thiệu về công trình của nhóm mình.
- Cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh.
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng và ra chơi.
* Kết thúc:
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nhận vai chơi góc chơi, bầu nhóm trưởng
- Trẻ lấy kí hiệu về góc chơi của mình
- Trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Trẻ trả lời
- Các góc chơi có sự liên kết với nhau
- Trẻ nghe
- Trẻ tập chung về góc tạo hình
- Trẻ làm nhóm trưởng giới thiệu về công trình
- Cả lớp hát
- Trẻ ra chơi
****************************************
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:
Chăm sóc cây xanh
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết luyện tập các động tác phát triển hô hớp và cơ tay
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, hứng thú chơi
- Phát triển vốn từ cho trẻ qua các việc đọc, kể truyện
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Câu truyện kể về cây, hạt
- Tâm thế trẻ trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1.Trước khi chơi:
* Cô giới thiệu tên trò chơi: (Chăm sóc cây xanh)
* Cách chơi: Trẻ làm động tác
- Một hạt đậu nằm sâu dưới đất (bàn tay trái để ngửa, hơi khum, các ngón tay phải chụm lại với nhau, đặt vào giữa lòng bàn tay trái
- Mây bay qua gọi “hạt đậu ơi!”, (bàn tay phải giơ lên cao vẫy vẫy từ cao xuống thấp, gần bàn tay trái)
- Nắn”hạt đậu ơi!”, (bắt chéo tay trước ngực)
- Mưa rơi xuống tắm mát rồi gọi: “hạt đậu ơi!”, (hai tay vỗ nhẹ vào nhau).
- Hạt đậu lay động dậy vươn người (hai tay chum lại rồi vươn dần mở ra như các lá cây)
- Gió thổi nhẹ cho cây mau lớn (hai tay giơ lên cao, cổ tay như gió gieo).
- Cây lớn mau, lớn mau!, đứng dậy, tay vươn lên cao, hai bàn tay vươn rộng dần ra)
* Luật chơi: Trong qúa trình giáo viên hướng dẫn trẻ tập các động tác tay kết hợp với hô hấp (hít vào thở ra)
2. Trong khi chơi:
- Cô cho trẻ chơi
- Khi trẻ chơi cô bao quát lớp động viên trẻ hứng thú tham gia trò chơi
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần
3. Sau khi chơi.
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Một số trẻ tự nhận xét.
- Cô nhận xét chung
- Nghe cô giới thiệu tên trò chơi
- Trẻ lắng nghe cô hướng dấn cách chơi
- Trẻ nghe cô phổ biến luật chơi
- Hứng thú chơi trò chơi kết hợp động tác và lời ca
- Trẻ trả lời
- Trẻ tự nhận xét
- Lắng nghe cô nhận xét
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét
- Cô nhận xét
- Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 
2. Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
- Cho trẻ chơi đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. 
*****************************************
 Ngày soạn: 15/03/2021
Ngày giảng: Thứ 3/23/03/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 Lĩnh vực phát triển Nhận thức
 Hoạt động: KPKH
 ĐT: Trò chuyện về 1 số loại cây quen thuộc
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ 3 tuổi: Biết quan sát và tên gọi của cây nêu được một vài đặc điểm bên ngoài của cây
- Trẻ 4 tuổi: Biết cây xanh có nhiều ích lợi đối với đời sống con người. Cho gỗ, hoa, quả, bóng mát và môi trường trong sạch
2 Kỹ năng:
- Trẻ 3 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định
- Trẻ 4 tuổi: Rèn cho trẻ năng phân loại cây về màu săc, tên gọi, đặc điểm, quả, lá...
3. Thái độ:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, cung cấp vốn từ: Xanh tươi, xum xuê, tỏa bóng mát, vươn lên.
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người lớn trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây, không bẻ cành, ngắc hoa.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Hình vẽ quá trình phát triển của cây
- Tranh lô tô. Một số loại cây cho gỗ, cho bóng mát, cho hoa, cho quả.
- TCTV: Cây ổi 
* NDTH: Âm nhạc, Em yêu cây xanh
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé ca hát.
- Cô cho trẻ hát bài (Em yêu cây xanh)
- Đàm thoại về bài hát
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề
2. Hoạt động 2: Khám phá một số loại cây.
+ Cô cho trẻ quan sát cây đào
- Các con xem cây đào có đặc điểm gì?
- Lá cây ntn?
- Hoa đào có màu gì?
- Quả đào để làm gì?
- Muốn có quả vài ăn các cháu phải làm gì?
+ Cô cho trẻ quan sát cây ổi
- Tăng cường tiếng việt từ cây ổi
- Trẻ nhắc lại : Cây ôi
- Cây ổi có đặc điểm gì?
- Đúng rồi có thân, cành, lá, quả
- Các cháu được ăn quả ổi trưa? Khi ăn có vị gì?
* Cô cho trẻ so sánh
- Cây ổi và cây đào có được điểm gì giống nhau?
- Khác nhau?
+ Cô cho trẻ quan sát cây nhội
- Cây nhội có đặc điểm gì?
- Trồng cây nhội có lợi ích gì?
- Chăm sóc bảo vệ cây ntn?
+ Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ cây Lát
- Cây lát có đặc điểm gì?
- Trồng cây lát có lợi ích gì?
* So sánh:
- Cây lát và cây nhội có đặc điểm gì giống nhau?
- Khác nhau:
* Mở rộng:
- Ngoài những cây vừa làm quen các cháu biết thêm cây ăn quả, lấy gỗ kể cho cô và các bạn nghe?
- Ở địa phương có rất nhiều cây ăn quả, lấy gỗ, làm cảnh do mọi người trồng như cây lê, cây táo, cây mít, cây tùng, cây xa mộc.
- Giáo dục biết chăm sóc và bảo vệ cây, vì cây có nhiều lợi ích của cây xanh đối với sức khỏe con người.
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi.
* Trò chơi: (Tranh gì biến mất)
- Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cô cho trẻ chơi
- Cô bao quát và sửa sai 
* Cô cho trẻ chơi (Thi xem đội nào nhanh)
* Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội
+ Đội thứ nhất: Lên chon và gài lo tô cây ăn quả
+ Đội thứ 2: Chọn và gắn tranh lo tô cây lấy gỗ. Đội thứ + Đội 3: Chọn và gắn tranh cây bóng mát
- Cô cho vừa chơi vừa hát bài hát "Em yêu cây xanh" đội nào gắn được nhiều tranh nhất sẽ thắng cuộc.
* Luật chơi: Mỗi lượt chỉ được một người lên chơi, chỉ được gắn 1 lô tô, lô tô nào gắn sai sẽ không tính
- Cô cho trẻ chơi
- Cô bao quát và sửa sai
- Hỏi trẻ tên trò chơi?
- Giáo dục trẻ biết chơi hứng thú và nhớ được tên trò chơi
- Cả lớp hát
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát
- Trẻ 4 tuổi trả lời, 3 tuổi nhắc lại
- Lá dài, xanh
- Màu hồng
- Trẻ trả lời
- Chăm sóc cây
- Trẻ quan sát
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
- Được ăn rồi, có vị ngọt, thơm
- Đều là cây có quả, bóng mát
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Cây, cành, lá, hoa, quả
- Cây cho bóng mát, lấy gỗ, quả ăn
- Không bẻ cành hái lá
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cây lấy gỗ, cho bóng mát
- Trẻ kể
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe cô giới thiệu tên trò chơi
- Trẻ nghe hướng dấn cách chơi
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe cô hướng cách chơi
- Trẻ nghe cô phổ biến luật chơi
- Trẻ chơi có sự thi đua giữa các đội
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
II. CHƠI NGOÀI TRỜI:
	Dạo chơi, TCDG: Dung dăng dung dẻ
	Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dạo chơi quanh sân trường, biết chơi trò chơi
- Trẻ biết chơi tự do
- Rèn cho trẻ tính tự tin và linh hoạt
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết khi chơi
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân
- CB giày dép cho trẻ
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi:
- Cô giới thiệu nội dung chơi:
+ Dạo chơi, TCDG: Dung dăng dung dẻ
+ Chơi tự do
- Cô dặn dò trẻ trước ra sân chơi phải đi theo hàng, khi nghe hiệu lệnh phải tập chung ngay
2. Trong khi chơi:
a. Dạo chơi, TCDG: Dung dăng dung dẻ
- Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường
+ Cô giới thiệu tên trò chơi (Dung dăng dung dẻ)
+ Cô hướng dẫn cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn. Sau đó cho trẻ vừa đi vừa đọc bài đồng dao và vung tay sang 2 bên khi đọc đến câu cuối thì tất cả các cháu ngồi xuống.
+ Luật chơi: Bạn nào mà không chú ý đọc theo lời đồng dao và thực hiện sai thì sẽ bị nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát và động viên trẻ
b. Chơi tự do:
- Cô cho trẻ chơi tự do quanh sân trường cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ tránh gây tai nạn thương tích ở trẻ.
3. Sau khi chơi: 
- Cô cho trẻ về lớp
- Cô hỏi trẻ nội dung chơi?
- Cô nhận xét, giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Đã soạn thứ 2)
****************************************
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ (Đã soạn thứ 2)
 **************************************
 Ngày soạn: 15/03/2021
 Ngày giảng: Thứ 4/24/03/2021
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH:
 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
 Hoạt động:Văn hoc (Thơ)
 ĐT: Cây dây leo
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả, biết đọc cả bài thơ
- 4 tuổi: Hiểu được nội dung bài thơ, đọc thành thạo cả bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu 
- Trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ.
 - Phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ
2.Kỹ năng:
- 3 tuổi: Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú với giờ học và có nề nếp học tập
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cây cối
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Tại lớp học;
- Tranh minh họa bài thơ
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại;
- Trẻ: Tâm lý thoải mái
* Chuẩn bị tiếng việt từ (Mưa rào)
* NDTH: Âm nhạc, (Em yêu cây xanh)
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé ca hát.
- Cô và trẻ hát: 
- Đàm thoại về bài hát (Em yêu cây xanh)
- Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc và bảo vệ cây xanh
2. Hoạt động 2: Trẻ nghe cô đọc thơ.
- Giới thiệu bài thơ: “Cây dây leo”, tác giả Xuân tửu
- Cô đọc mẫu:
+ Lần 1: Diễn cảm
+ Lần 2: Sử dụng tranh minh họa
3. Giúp trẻ hiểu tác phẩm.
- Cô vừa đọc cho các cháu nghe bài thơ gì? tác giả nào?
- Cây dây leo ở đâu?
- Cây dây leo có to không?
- Cây bò ra đâu?
- Cây ngẩn cổ vươn ntn?
- Vì sao cây muốn ra ngoài trời?
* Giảng gải nội dung: Bài thơ nói về cây dây leo bé tý teo ở trong nhà lại bò ra ngoài cửa sổ và ngẳn cổ lên trời cao, hỏi vì sao cay trả lời ra ngoài trời cho dễ thở và tắm nắng gió, gội mưa rào thì cây mới cao, hoa mới đẹp.
- Cô đọc lần 3
* Tăng cường tiếng việt từ (Mưa rào)
- Cô đọc mẫu
- Cả lớp đọc
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cô sửa sai cho trẻ nói ngong, nói lắp
- Giáo dục trẻ về nhà tập đọc thuộc từ (Trời cao) và nói tiếng phổ thông ở mọi lúc, mọi nơi
4. Hoạt động 4: Bé đọc thơ diễn cảm.
- Cô cho cả lớp đọc 3 lần
- Các tổ đọc thơ
- Nhóm, cá nhân trẻ đọc
- Cô bao quát và sửa sai
- Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả
- Cô cho cả lớp đọc lại lần cuối
- Giáo dục trẻ yêu thích môn học, chăm sóc cây cối
- Trẻ hát cùng cô.
- Đàm thoại về bài hát
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ 4 tuổi trả lời, 3 tuổi nhắc lại
- Ở trong nhà
- Bé tẻo teo
- Cửa sổ
- Vươn lên trời cao
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Cả lớp đọc thơ
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Trẻ nghe
- Trẻ đọc thơ
- Các tổ đọc diễn cảm
- Nhóm, cá nhân trẻ đọc
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp đọc
- Trẻ nghe.
II. CHƠI NGOÀI TRỜI:
 HĐCMĐ: Quan sát cây sa mộc
 TCVĐ: Chăm sóc cây xanh
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết quan sát cây sa mộc, biết được một vài đặc điểm nổi bật của câysa mộc, biết ích lợi của cây
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ định
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết, biết nghe hiệu lệnh củ a cô tập chung
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân
- Chuẩn bị mũ, giày dép cho trẻ
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi:
- Cô giới thiệu nội dung chơi
+ HĐCCĐ: Quan sát cây sa mộc
+ TCVĐ: Chăm sóc cây xanh
- Cô dặn rò trẻ trước khi chơi đi theo hàng khi có hiệu lệnh tập chung ngay
2. Trong khi chơi:
 a. HĐCCĐ: Quan sát câysa mộc
 - Cô cho trẻ đi theo hàng đến đứng xung quanh câysa mộc
 - Các cháu đang quan sát cây gì?
 - Cây sa mộc có những đặc điểm gì?
 - Thân cây ntn? Cành cây ntn? Lá cây ntn?
 - Cây sa mộc được trồng ở đâu?
 - Trồng cây sa mộc có lợi ích gì? 
 - Chúng mình mình phải bảo vệ cây ntn?
 + Cô chốt lại:
 - Giáo dục trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với sức khỏe con người. 
 b. TCVĐ: Chăm sóc cây xanh
 * Cô giới thiệu tên trò chơi: (Chăm sóc cây xanh)
 * Cách chơi: Trẻ làm động tác
 - Một hạt đậu nằm sâu dưới đất (bàn tay trái để ngửa, hơi khum, các ngón tay phải 
 chụm lại với nhau, đặt vào giữa lòng bàn tay trái
 - Mây bay qua gọi “hạt đậu ơi!”, (bàn tay phải giơ lên cao vẫy vẫy từ cao xuống 
 thấp, gần bàn tay trái)
 - Nắn”hạt đậu ơi!”, (bắt chéo tay trước ngực)
 - Mưa rơi xuống tắm mát rồi gọi: “hạt đậu ơi!”, (hai tay vỗ nhẹ vào nhau).
 - Hạt đậu lay động dậy vươn người (hai tay chum lại rồi vươn dần mở ra như các lá cây)
 - Gió thổi nhẹ cho cây mau lớn (hai tay giơ lên cao, cổ tay như gió gieo).
 - Cây lớn mau, lớn mau!, đứng dậy, tay vươn lên cao, hai bàn tay vươn rộng dần ra)
 * Luật chơi: Trong qúa trình giáo viên hướng dẫn trẻ tập các động tác tay kết hợp với 
 hô hấp (hít vào thở ra)
 - Cô cho trẻ chơi, cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ
 - Cô hỏi trẻ đang chơi gì?
 3. Sau khi chơi:
 - Cô cho trẻ về lớp
 - Cô hỏi trẻ nội dung chơi?
 - Cô nhận xét, giáo dục.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Đã soạn thứ 2)
****************************************
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. TRÒ CHƠI HỌC TẬP 
 Ghép lại cho đúng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chơi trò chơi và cách chơi
- Củng cố hiểu biết của trẻ về cây, hoa, quả.
- Phát triển khả năng quan sát và tư duy trực quan sơ đồ
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết khi chơi, yêu thích trò chơi
I. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Bức tranh cây (hoa, quả) làm từ bìa cứng được cắt thành 5-6 mảnh rời.
- Máy tính, nhạc
- Tâm thế trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trước khi chơi.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
* Cô giới thiệu tên trò chơi (Ghép lại cho đúng)
* Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội dưới hình thức thi đua. Trẻ ghép các mảnh tranh rời tạo thành cây (hoa, quả) hoàn chỉnh. Khi có hiệu lệnh trẻ đầu hàng lên tìm 1 mảnh rời VD cây chạy nhanh lên dính vào bảng và chạy về chố, trẻ tiếp theo lại tìm và ghép mảnh thứ hai cứ như vậy tạo thành cây hoàn chỉnh, thời gian được tính là một bản nhạc, khi bản nhạc kết thúc đội nào ghép được hoàn chỉnh mảnh ghép và đẹp là thắng cuộc. Mỗi lần thắng cuộc sẽ được tặng 1 bông hoa, sau 3 lần chơi đội nào nhận được nhiều hoa nhất là thắng cuộc và được nhận 1 hộp quà
 * Luật chơi: Trẻ đầu hàng của mỗi đội phải chú ý nghe hiệu lệnh mới được chạy tìm mảnh ghép
2. Trong khi chơi:
- Cô cho các đội chơi
- Cô bao quát và khuyến khích, sau mỗi lần chơi cô nhận xét và tuyên bố đội thắng cuộc
3. Sau khi chơi:
- Cô đếm số hoa của mỗi đội và ccông bố kết quả, đội thắng cuộc được nhận 1 hộp quà
- Động viên đội thua 
- Hỏi trẻ tên tro chơi?
- Giáo dục trẻ đoàn kết và hợp sức cùng đội mình
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi có sự thi đua giữa các đội
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ (Đã soạn thứ 2)
*********************************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_the_gioi_thuc_vat_tuan_3_cay.docx