Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thiên nhiên quanh bé - Năm học 2022-2023

I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết biểu diễn diễn cảm bằng giọng hát, lợi hại của các hiện tượng thiên nhiên. Biết một số danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

- Trẻ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn văn nghệ

- Trẻ yêu thiên nhiên, yêu làng quê của mình

II. Chuẩn bị

- Các nhạc cụ, đàn, trống, xắc xô, micro, nơ, hoa, nón trang phục biểu diễn.

- Tranh các sản phẩm trẻ làm ở chủ điểm “Thiên nhiên quanh bé”

- Các bài thơ, bài hát, ca dao đồng dao trong chủ điểm “ Thiên nhiên quanh bé”

- Một số tranh về chủ điểm “Quê hương đất nước Bác Hồ”

- Một số bài thơ, bài hát về chủ điểm “Quê hương - Bác Hồ, bé vào hè”

- Đầu đĩa, ti vi, đĩa nhạc.

III. Tiến hành hoạt động

* Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ.

- Chơi trò chơi âm nhạc

- Trong chủ điểm “Thiên nhiên quanh bé” các con đã học được những gì ? (trẻ trả lời)

- Các con lắng nghe và đoán tên nhạc cụ.

+ Luật chơi: Ai đoán đúng sẽ được thưởng.

- Cô gõ nhạc cụ trẻ đoán.

- Mời trẻ lên dẫn chương trương trình giới thiệu bài hát và mời bạn lên biểu diễn dưới nhiều hình thức.

 

doc41 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thiên nhiên quanh bé - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN QUANH BÉ
Thời gian thực hiện: 3 Tuần
( Từ ngày 03 tháng 04 đến ngày 21 tháng 04 năm 2023 )
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày
I. Phát triển thể chất
a) Phát triển vận động
2.Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi, bước. 
- Đi trong đường ngoằn ngoèo, đi theo hiệu lệnh
- Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay
- Bước co 1 chân, bước lên xuống bục
- Đi bước vào vòng.
- Đi bước vào vòng
+ TCVĐ: Đuổi bắt, đuổi bóng, ai đi nhẹ hơn, đội nào giỏi, tìm bóng, đôi bạn, nắng và mưa
+ TCDG: chi chi chành chành, Tập tầm vông, nu na nu nống, lộn cầu vòng
9. Trẻ thực hiện được các bài tập vận động tổng hợp để phát triển thể lực	
- Đi trong đường hẹp kết hợp Tung bóng qua dây.
- Bật qua vạch kẽ kết hợp ném vào đích,
- Đi trong đường hẹp kết hợp nhảy xa.
- Bật qua vạch kẽ kết hợp ném bóng vào đích,
- Đi trong đường hẹp kết hợp tung bóng qua dây.
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
15. Trẻ biết được trang phục theo thời tiết.
- Nhận biết trang phục theo thời tiết
- Trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày
- Chơi chọn trang phục phù hợp theo thời tiết
19. Trẻ biết được một số biểu hiện khi ốm.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm.
- Trò chuyện với trẻ về một số biểu hiện khi bị ốm
+ Chơi HĐG: Khu du lịch suối khoáng nóng, vườn hoa, công viên nước, ghế đá...
+ Chơi HĐTYT: Trang trí trang phục theo mùa,
II. phát triển nhận thức
a) Khám phá khoa học
29. Trẻ nhận biết sự thay đổi rõ nét về thời tiết, mùa.
- Hiện tượng nắng mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày 
- Trò chuyện với trẻ về các loại nước ép tốt cho cơ thể trong ngày nắng nóng
- Trò chuyện với trẻ về sự ô nhiễm nguồm nước
- Trò chuyện với trẻ về cách bảo vệ nước
32. Trẻ biết được một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày: mặt trời, điện, đèn, nến...
- Sự cần thiết của nước.
- Bầu trời ngày và đêm
+ CNT: quan sát bầu trời, Chăm sóc cây hoa
- Xem tranh ảnh, clip về các hiện thiên nhiên.
+ Chơi HĐTYT: Trò chuyện về thời tiết
33. Trẻ biết một số nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày và ích lợi.
 - Một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày
- Trẻ biết tiết kiệm nước
- Trò chuyện vơi trẻ về một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày
- Xem video và trò chuyện vơi trẻ về cách tết kiệm nước
b) Làm quen với toán
35. Trẻ nhận biết, phân biệt một số màu cơ bản: đỏ - xanh- vàng.
 - Nhận biết, phân biệt một số màu cơ bản: đỏ - xanh- vàng.
- Nhận biết một số màu sắc gần gũi trong cuộc sống theo khả năng
- Nhận biết phân biệt màu đỏ, màu xanh, màu vàng
+ CNT: Nhặt lá, sỏi có màu xanh, màu đỏ, màu vàng làm suối 
+ HĐG: Nặn các chữ số bé thích, xếp xen kẻ từ hột hạt...
+ Chơi HĐTYT: Sắp xếp đồ dùng theo số lượng.
37. Trẻ nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông
- Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông;
- Tìm đồ chơi có dạng hình tròn, hình vuông.
+ TC: Nặn hình tròn hình vuông
41. Trẻ biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân.
- Nhận biết tay phải, tay trái, phía phải, phía trái của bản thân.
- Nhận biết phân biệt tay phải, tay trái
- Trò chuyện với trẻ về hiện tượng cầu vòng
c) Khám phá xã hội
43. Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân
- Tên, tuổi, giới tính của bản thân trẻ
- Trẻ nhận biết đặc điểm, sự khác biệt giữa nam và nữ
- Trò chuyện vơi trẻ về tên tuổi, giới tính của bản thân và các bạn trong lớp
- Trò chuyện vơi trẻ về sự khác biệt giữa nam và nữ
+ Chơi HĐTYT: Tô vẽ ông mặt trời, đám mây.
44. Trẻ nói được tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình. 
- Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình.
- Trò chuyện với trẻ về tên bố mẹ \và các thành viên trong gia đình trẻ
3. phát triển ngôn ngữ
47. Trẻ thích nghe các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao, hò vè
- Trẻ biết lắng nghe cô đọc các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao, hò vè
- Chuyện Cô mây.
- Thơ ông mặt trời óng ánh, cầu vồng...
+ HĐG: Chơi trò chơi: Sắp xếp tranh theo trình tự diễn biến câu chuyện;
51. Trẻ biết sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
- Trẻ sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
+ Chơi HĐTYT: kể chuyện bé nghe “Mặt trời bé con, giọt nước tí xíu, nàng tiên mưa”
52. Trẻ biết kể lại một đoạn truyện, nói được lời thoại của các nhân vật trong truyện với sự gợi ý của cô.
- Trẻ kể lại một đoạn truyện, nói được lời thoại của các nhân vật trong truyện với sự gợi ý của cô.
- Bé kể về những điều mình thích. Kể về người bạn thân thiết, về người bé yêu quý nhất. Kể về một ngày nghỉ cuối tuần bé thích nhất, mùa hè trong tương lai của bé. 
4. phát triển thẩm mĩ
a) Âm nhạc
56. Trẻ biết hát và vận động đơn giản một số bài hát, bản nhạc quen thuộc
- Hát và vận động đơn giản một số bài hát, bản nhạc quen thuộc
- Hát bài cho tôi đi làm mưa với, Cháu vẽ ông mặt trời, đếm sao.
- Nghe hát: Ánh trăng hòa bình, tia nắng hạt mưa, hạt mưa và em bé...
+ HĐG: Trẻ vận động, vỗ tay, gõ đệm, múa minh họa theo các bài hát trong chủ đề.
58. Trẻ biết chơi một số trò chơi âm nhạc, sử dụng các dụng cụ gõ khác nhau trong hát, vận động minh họa
- Chơi một số trò chơi âm nhạc, sử dụng các dụng cụ gõ khác nhau trong hát, vận động minh họa
TCAN: Nghe hát tìm đồ vật, ai đoán giỏi, ô số may mắn, nốt nhạc vui.
+ Chơi HĐTYT: Nghe các bài hát, bản nhạc có nội dung theo chủ đề. Nhún nhảy theo nhạc các bài hát có nội dung theo các chủ đề. 
- Trẻ dùng dụng cụ âm nhạc để hát.
b) Tạo hình
62. Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.
- Sử dụng một số kỹ năng vẽ để tạo ra sản phẩm đơn giản
- Dán hình giọt nước.
- Dán mặt trăng và các vì sao.
- Tô màu cầu vồng
+ Xem triển lãm sản phẩm tạo hình của lớp.
5. phát triển tình cảm – xã hội
64. Trẻ biết thực hiện được yêu cầu đơn giản của cô.
- Trẻ thực hiện các yêu cầu đơn giản của cô khi cô yêu câu trẻ.
- Cài cởi cúc áo, gấp xếp quần áo gọn gàng theo yêu cầu của cô
- Thực hành tiết kiệm điện nước
65. Trẻ nhận biết và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận với những người xung quanh, sự vật gần gũi.
- Cách nhận biết và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận với những người xung quanh, sự vật gần gũi;
- Thể hiện một số trạng thái cảm xúc của mình bằng cử chỉ, lời nói thông qua hoạt động hàng ngày.
- Trò chuyện với trẻ về cách biểu lộ cảm xúc của bản thân
- Chơi biểu lộ cảm xúc
+ Chơi HĐG: xây công viên nước
+ CNT: Chăm sóc vườn rau, cây cảnh.
71. Trẻ biết yêu quý ông, bà, bố, mẹ, lễ phép với cô giáo.
- Yêu quí, kính trọng ông, bà, bố, mẹ, lễ phép với cô giáo.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng ông bà, bố mẹ
- Trò chuyện, giáo dục vơi trẻ biết chào hỏi đi đến lớp và lúc về nhà
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐIỂM
(Thiên nhiên quanh bé)
I. Tranh ảnh đồ dùng
- Giáo án điện tử âm nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” KPKH “Sự kỳ diệu của nước”
- Tranh mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
- Tranh cầu vồng bảy sắc.
- Tranh mưa to mưa nhỏ.
- Tranh ảnh và đồ chơi các loại đồ dùng trong gia đình: Đồ dùng bằng nhựa, bằng gỗ, đồ dùng nấu ăn, đồ dùng uống, chai lọ, lon yên, lon coca
- Các loại sách báo, tạp chí củ.
- Giấy vẽ, bút phẩm màu, giấy màu
- Hồ dán, đất nặn, kéo
- Hột hạt các loại: mày ốc, vỏ ốc, vỏ bút chì chai keo nhựa, họp sữa chua, bìa nhựa cứng
- Các loại vật liệu có sẳn: Giấy loại, vải vụn, len vụn cát màu
- Một số rau củ quả nhựa, các loại nước uống trong chai.
- Đồ dùng đồ chơi trong gia đình: Xoang, nồi chảo thìa bát đũa, ca cốc chénphương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn.
- Bộ đồ chơi xây dựng, hàng rào, cây xanh, khối gỗ, gạch nhựa, bộ lắp ráp, bể đựng nước
- Ti vi đầu đĩa nhạc cụ âm nhạc, xắc xô
- Máy tính.
II. Nguyên vật liệu
- Hình ảnh, tranh về chủ điểm lịch củ các nguyên vật liệu củ để sử dụng các hoạt động. 
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm, giúp trẻ có kiến thức về chủ điểm thế giới động vật.
- Hộp thuốc lá, lon, len, phế liệu.
- Giấy thùng, một số đồ dùng đã dùng của học sinh 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1: TRỜI NẮNG TRỜI MƯA
Thực hiện từ ngày: 03/04/2023 đến 07/04/2023
Lớp: Nhà trẻ 25 – 36 tháng. GV: Nguyễn Thị Phương Trâm
Thứ
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ 
Thể dục sáng
- Trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày
- Trò chuyện với trẻ về cách biểu lộ cảm xúc của bản thân
- Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng ông bà, bố mẹ
- Trò chuyện với trẻ về cách biểu lộ cảm xúc của bản thân
- Trò chuyện với trẻ về hiện tượng cầu vòng
* Khởi động: Trẻ đi theo vòng tròn và kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau theo hiệu lệnh của cô (đi thường, đi kiễng gót..) sau đó chuyển hàng ngang 
* Trọng động: (Mỗi động tác tập 2l x2n)
 - Hô hấp: Thổi bóng
 - Động tác tay : Giơ tay ra trước kết hợp lắc bàn tay
 - Động tác bụng : Nghiên người sang hai bên
 - Động tác chân : ngồi xổm, đứng lên
 - Động tác bật : Bật chụm, tách chân 
* Hồi tĩnh: Trẻ đi, hít thở nhẹ nhàng.	 
Hoạt động học
 Đi bước vào vòng
 Sự kỳ diệu của nước
Chuyện “ cô mây” 
Bé dán hình hạt mưa
Hát “ cho tôi đi làm mưa với”
Chơi hoạt động ở các góc
* Góc xây dựng: Xâykhu du lịch suối khoáng, chơi ghép hình.
* Góc phân vai: Chơi gia đình, mẹ con, bán hàng.
* Góc âm nhạc: Trẻ hát, múa, những bài hát hiện tượng thiên nhiên, sử dụng các nhạc cụ để thể hiện bài hát. 
* Góc tạo hình: di màu theo ý thích, bầu trời, tô màu tranh chủ điểm cùng cô. 
* Góc học tập : thức hành làm quen với toán, nhận biết và phân loại đồ dùng theo màu sác 
* Sách: lật sách tranh truyện, xem tranh về chủ điểm . 
* Khám phá: làm thí nghiệm quả bóng diệu kỳ 
Chơi hoạt động ngoài trời
* QS: bầu trời
 * Chơi: 
 - Đuổi bắt
*Chơi tự do
* Chơi: 
- Đuổi bóng
- chi chi chành chành
*Chơi tự do
* Chơi: 
- Ai đi nhẹ hơn
- Tập tầm vông
*Chơi tự do
* Nhặt lá rơi
* Chơi: 
- Đội nào giỏi
- Nu na nu nống
*Chơi tự do
* Chơi: 
- Đuổi bóng
- Lộn cầu vòng
*Chơi tự do
Ăn, ngủ
- Tập trẻ cách cầm muỗn đúng khi xúc ăn, động viên trẻ ăn hết xuất
- Tập trẻ mở vòi nước khi uống nước
- Trẻ ngủ đúng giờ không nói chuyện với bạn
- Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy
Chơi hoạt động theo ý thích
- Chơi tự do các góc
-Trẻ chơi ở các góc chơi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
- Trang trí trang phục theo mùa
- Chơi chọn trang phục phù hợp theo thời tiết
- Xem biểu diễn văn nghệ
- Nêu gương cuối tuần
Trả trẻ
- Chới đồ và cất đồ chơi gọn gàng ở các góc
- Vệ sinh chuẩn bị đồ dùng trả trẻ
 Thứ hai, ngày 03 tháng 04 năm 2023
TD: ĐI BƯỚC VÀO VÒNG
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết cách đi bước vào vòng: không giẫm lên vòng
- Trẻ đi được vào vòng
- Trẻ tập trung, mạnh dạn, tự tin.
II. Chuẩn bị
 - Dán hai vạch băng keo dài 3m, rộng 25cm, vòng
 - Đội hình 2 hàng ngang đối diện.
	X X X X X X X X X X 
 X
 X
 	X X X X X X X X X X
III. Tiến hành hoạt động
1. Khởi động
 - Cô và trẻ cùng đi chơi : đi chạy các kiểu cùng cô
2. Trọng động: Tập BTPTC
 - Động tác tay : Giơ tay ra trước kết hợp lắc bàn tay (2l x 2n)
 - Động tác bụng : Nghiên người sang hai bên (3l x 2n)
 - Động tác chân : ngồi xổm, đứng lên (2l x 2n)
 - Động tác bật : Bật chụm, tách chân (3l x 2n) 
* VĐCB: VĐ “Đibước vào vòng”
 - Cô làm mẫu
 +Lần 1: Toàn phần
 + Lần 2: Làm mẫu + giải thích: Cô từ đầu hàng bước ra đứng trước vạch xuất phát tư thế chuẩn bị tây chống hong khi có hiệu lệnh bắt đầy thì đi về phía trước chân bước vào vòng sao cho không giẫm lên vòng. Sau kho đi qua hai vòng thì vể cuối hàng đứng. 
 - Cho trẻ thực hiện theo cá nhân, nhóm 2 -3 trẻ.
 - Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát, sửa sai nhắc nhở động viên trẻ thực hiện
* TCVĐ: Trò chơi “ Đuổi bóng ”
 - Cô giới thiệu tên trò chơi “ đuổi bóng”
 - Cách chơi: Cô lăn bóng ra xa cho trẻ đuổi theo bóng nhặt bóng mang về cho cô, cô lăn bóng về các hướng khác nhau.
 - Cho trẻ chơi vài lần. Trong khi trẻ chơi cô quan sát, hướng dẫn trẻ, dodonhj viên khích lệ trẻ tham gia chơi.
 - Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
3. Hồi tĩnh: cho trẻ hít thở nhẹ nhàng quanh phòng tập.
 ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
..........
Thứ ba, ngày 04 tháng 04 năm 2023
 KPKH: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được các nguồn nước trong thiên nhiên
- Trẻ trả lời câu hỏi được.
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào giờ học
II. Chuẩn bị
- Một số hình ảnh về các nguồn nước như ao, hồ, sông, suối, biển, giếng...
- Hình ảnh ích lợi của nước đối với con người, cây cối, con vật.
- Hai chậu hoa: 1 chậu xanh tươi, 1 chậu 3 ngày không tưới 
- Tranh hành vi đúng, sai khi sử dụng nước, bút chì 
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Xem hình ảnh về các nguồn nước
- Đây là hình ảnh gì ?(Trẻ trả lời)
- Những hình ảnh này nói về điều gì ?(Nói về nước)
- Các con có biết trong thiên nhiên có những nguồn nước nào?
- Cô nói trong thiên nhiên có những nguồn nước như nước sông, suối, ao, hồ, nước biển, nước giếng có cả mạch nước ngầm sâu trong lòng đất
- Cô nói nước có loại cho ta sinh hoạt hàng ngày, có loại ta không dùng được.Vậy ?
- Theo con, có những nguồn nước nào ta dùng trong sinh hoạt hàng ngày ? (Nước giếng, nước máy)
- Những loại nước nào không dùng được trong sinh hoạt hàng ngày ? Vì sao ?(Nước sông, nước biển, vì nước sông dơ, nước biển mặn)
- Nếu chúng ta sử dụng nguồn nước này thì chúng ta sẽ ra sao ?(Phải biết tiết kiệm)
* Xem hình ảnh về lợi ích của nước đối với con người, cây cối, con vật. 
- Trong tranh vẽ gì sinh hoạt hàng ngày ?
- Hàng ngày mẹ dùng nước để làm gì ?(nấu ăn giặt giũ)
- Khi tay, chân bẩn con làm gì ?(Rữa tay, chân)
- Khi con thấy khô rát ở cổ con làm gì ?(Uống nước)
- Nước có ích gì đối với đời sống con người ?(Trẻ trả lời)
- Cô nói nước rất có ích đối với đời sống con người. Nhờ có nước mà chúng ta vệ sinh đồ dùng đồ chơi hàng ngày, vệ sinh trong ăn uống, chế biến các món ăn.
* Cho trẻ quan sát hai chậu hoa
- Tại sao chậu hoa này lại tươi ?(Trẻ trả lời)
- Vì sao chậu hoa kia lại héo ?(Không có nước tưới)
- Nếu tiếp tục không tưới nước cho cây thì điều gì sẽ xảy ra ?(Cây sẽ chết khô)
- Vậy cây có cần nước không các con ?(Rất cần nước để sống)
- Các con vật cần nước để làm gì ?(Để uống và tắm mát)
- Nếu không có nước con vật sẽ như thế nào ? (Khô cằn, chết khát)
- Vậy nước có ích gì cho con người, cây cối, con vật ?(rất có ích lợi)
- Cô khái quát nước có ích cho con người, vệ sinh, ăn uống. Nước rất cần cho cây, nhờ có nước cây mới xanh tươi, con vật có nước để uống.
- Để có nguồn nước sạnh con phải làm gì ?(Bảo vệ nguồn nước) 
- Giáo dục để có nước sạch thì các con phải bảo vệ không vứt rác xuống sông, suối, ao, hồ...khi sử dụng nước con phải tiết kiệm nước.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi
+ Trò chơi 1: Đánh dấu hành vi đúng, sai 
+ Cách chơi: Cô có tranh 1 số hành vi đúng, sau khi sử dụng nước cô chia lớp làm 2 đội nhiệm vụ 2 đội khoan tròn hành vi đúng, gạch bỏ hành sai. 
+ Luật chơi: Đội nào đánh dấu đúng nhiều đội đó thắng, kết thúc bằng 1 bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
+ Trò chơi 2: Bé tưới cây
- Chơi tưới cây, nhận xét tuyên dương 
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương 
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
................................................
Thứ tư, ngày 05 tháng 04 năm 2023
 LQVH: CHUYỆN “CÔ MÂY”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ tên chuyện, nhớ tên các nhân vật trong chuyện “Cô mây” 
 - Trẻ ghép các tranh theo câu chuyện.
 - Trẻ yêu thiên nhiên và ăn mặc theo mùa.
II. Chuẩn bị
 - Giáo án điện tử chuyện “Cô mây” 
 - Bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với ” 
 - Hình ảnh rời nội dung câu chuyện cho trẻ chơi.
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện “ Cô mây”
- Cô đọc câu đố
 Cũng gọi là hạt
 Không cầm được đâu
 Làm nên ao sâu
 Làm nên hồ rộng
 Đố bé là hạt gì ? (Hạt mưa)
- Mưa có ích gì cho chúng ta không ? (Mưa giúp cây cối tốt tươi, con người con vật có nước uống)
- Cô và trẻ hát và vận động theo bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Bài hát nói về gì ? (nói về mưa)
- Khi sắp mưa thì bầu trời như thế nào ? (Trời tối có nhiều mây đen) 
=> Khi trời nắng thì mây sẽ có màu xanh trong, khi trời sắp mưa thì mây sẽ chuyển thành màu xám đen. Để biết được mây làm những công việc gì các con hãy lắng nghe câu chuyện về Cô mây nhé !
 - Cô kể chuyện lần 1 diễn cảm.
- Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa câu chuyện.
* Đàm thoại
+ Các con vừa được nghe câu chuyện gì ?(Chuyện cô mây)
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?(Cô mây, ông mặt trời, chị mặt trăng và chị gió)
+ Cô mây đang bay đi chơi thì gặp ai ?(Gặp chị gió)
+ Chị gió rủ cô mây đi đâu ?(Rủ các chị khác về làm mưa)
+ Làm mưa để làm gì ?(Giúp cây cối tốt tươi, con người con vật có nước uống)
+ Khi cơn gió lạnh ùa tới thì đám mây xám như thế nào ?(Chuyển thành mưa rơi xuống đất)
+ Con có thích cô mây không ? Vì sao ?(Thích vì cô mây làm mưa)
+ Thế còn ông mặt trời làm nhiệm vụ ? (Bận tỏa ánh nắng xuống cho nhà nông phơi thóc lúa)
+ Còn chị mặt trăng làm công việc gì ? (Tỏa ánh sáng vàng cho các bạn nhỏ vui chơi múa hát)
+ Con có thích cô mây không ? Vì sao ?(Thích vì cô mây làm mưa)
=> Qua câu chuyện chúng ta thấy được công việc của cô mây rất có ích cho mọi người đã đem mưa đến tưới cho cây cối tươi tốt. 
* Hoạt động 2: Cũng cố chơi trò chơi “Ghép tranh theo nội dụng câu chuyện cô mây”
- Lớp chia hai đội
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi : Khi có hiệu lệnh 2 bạn đứng đầu hàng của 2 đội chạy lên lấy 1 tranh gắn lên bảng, rồi chạy về cuối hàng cứ thế cho đến hết các bạn trong đội.
+ Luật chơi : Mỗi lần chạy lên chỉ chọn gắn một tranh sau đó chạy về đập vào tay bạn mới được chạy lên, cứ như vậy đội nào gắn đúng tranh theo nội dung câu chuyện thì đội đó chiến thắng.
- Lớp chơi cô quan sát kiểm tra kết quả, nhận xét tuyên dương. 
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
...........................
Thứ năm, ngày 06 tháng 04 năm 2023
HĐTH: BÉ DÁN HÌNH HẠT MƯA
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết dán hình hạt mưa từ giấy màu.
- Trẻ dán được hình hạt mưa lên giấy.
- Trẻ cẩn thận khi dán, giữ gìn vệ sinh lớp học.
II. Chuẩn bị
- Kéo, keo, giấy màu, giấy báo, giấy A4 
- Mẫu cắt dán hình giọt nước của cô 
 Bài hát không lời “Giọt mưa và em bé” xắc xô.
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Xem mẫu và hướng dẫn cắt hạt mưa
Chơi trò chơi “Trốn mưa”, 
- Các con vừa chơi trò chơi nói về gì ? (Trốn mưa)
- Mưa rơi từ đâu xuống ?(Từ trên xuống)
- Vậy chúng ta có cầm được nước không ?
- Cô khái quát giáo dục trẻ dẫn dắt vào hoạt động hôm nay cho lớp mình cắt dán hình giọt nước.
- Cho trẻ quan sát mẫu của cô. 
- Hỏi trẻ về vật mẫu, đây là gì ? 
- Cô cắt dán hạt mưa màu gì ? (Trẻ trả lời)
=> Để dán được hình hạt mưa, đầu tiên các con đặt hình hạt mưa nước lên giấy, sau đó lật mặt trái bôi keo và dán vào giấy. 
* Hoạt động 2: Trẻ thực hành
- Trẻ về lấy đồ dùng thực hiện. Cô mở nhạc không lời, trẻ làm cô theo dõi hướng dẫn gợi ý cho trẻ, động viên giúp đỡ những trẻ còn yếu
- Nhắc trẻ sắp hết giờ, để trẻ hoàn thành sản phẩm của mình .
* Hoạt động 3: Xem ai dán đẹp
- Cho trẻ treo sản phẩm lên giá tạo hình, mời trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
- Vì sao con thích sản phẩm của bạn? Cô bổ sung gợi ý động viên khen ngợi những trẻ làm đẹp khuyến khích những sản phẩm chưa đẹp để hôm sau trẻ cố gắng nhiều hơn. 
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Thu dọn đồ dùng, vệ sinh sạch sẽ.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
................................................
Thứ sáu, ngày 07 tháng 04 năm 2023
 GDÂN : DẠY HÁT BÀI "CHO TÔI ĐI LÀM MƯA VỚI"
 Sáng tác “Hoàng Hà”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Trẻ hát được bài hát cùng cô
- Trẻ ý thức tham gia hoạt động, tiết kiệm khi sử dụng nước.
II. Chuẩn bị 
- Đĩa nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với, mưa rơi” và bài hát “Tia nắng hạt mưa”
- Các hình ảnh về hiện tượng trời mưa, gió, sấm chớp, cầu vồng
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Cô đọc câu đố
 Cũng gọi là hạt
 Không cầm được đâu
 Làm nên ao sâu
 Làm nên hồ rộng
 Đố bé hạt gì ? (Hạt mưa)
- Mưa có 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_thien_nhien_quanh_be_nam_hoc.doc