Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non. Chủ đề nhánh: Trường Mầm non - Năm 2022-2023 - Hoàng Thị Bích Ngọc

- GDKNS: Giáo dục trẻ biết vâng lời, lễ phép với người lớn .

(HĐ học thứ 3)

- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện nước: Ở lớp học, ở nhà rửa tay xong biết vặn vòi nước vào. (cả tuần)

- Giáo dục BVMT: Không ngắt hoa, bẻ cành nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi ra lớp, ra trường .(HĐ chiều ngày thứ 4)

- GD phòng chống TNTT: Giáo dục trẻ không xô đẩy nhau trong khi tham gia chơi, tập TD sáng (cả tuần)

- Tăng cường tiếng việt cho trẻ: Thông qua mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động giáo viên sửa lỗi phát âm cho trẻ đúng từ, đúng câu: Cô giáo, các bạn. (HĐ chiều ngày thứ 3,5)

- GPV: Cô giáo, gia đình

- GXD: Xây trường mầm non

- GHTS: Xem tranh ảnh về trường mầm non

+ Chơi với vở toán: Cho trẻ làm quen với hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác

- GNT: Hát các bài hát có trong chủ đề, Tô màu đồ dùng, đồ chơi, trường, lớp MN

- Góc TN: Cho trẻ chăm sóc tưới nước cho cây

- Cô chuẩn bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho các hoạt động vệ sinh ăn

tr¬ưa, ngủ trưa, ăn phụ nh¬ư: Nư¬ớc, khăn mặt, khăn lau tay, n¬ước muối, đĩa nhựa, bàn ăn, chăn, chiếu, gối ngủ của trẻ.

- Vệ sinh: Cô cho lần lượt từng nhóm 4 - 5 trẻ ra cô rửa tay, rửa mặt cho trẻ. (GD trẻ khi rửa tay, rửa mặt xong biết vặn vòi nước vào để tiết kiệm nước cho gia đình, cho lớp)

- Ăn trư¬a: Cô giới thiệu các món ăn hấp dẫn trẻ và nói về ý nghĩa của các món ăn đó, chia ăn cho trẻ, sau đó cô mời trẻ ăn, cô bao quát lớp, động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.

- Ngủ trư¬a: Cô cho cả lớp xếp hàng theo tổ đi vệ sinh. Cô xếp giường, dải gối sau đó cho trẻ vào chỗ ngủ, cô buông rèm các cửa đảm bảo cho trẻ ngủ ngon giấc.

 

doc33 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non. Chủ đề nhánh: Trường Mầm non - Năm 2022-2023 - Hoàng Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2
Chủ đề: Trường mầm non
Chủ đề nhánh: Trường Mầm non 
Thời gian thực hiện từ ngày 12/9 đến ngày 16/9/2022
Người Thực hiện: Hoàng Thị Bích Ngọc
Lớp 3B4 - Trường mầm non Hoa Hướng Dương 
Hoạt Động
 Thứ 2
 Thứ 3
 Thứ 4
 Thứ 5
 Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học, cô đứng ở cửa lớp đón trẻ , nhắc trẻ biết chào cô, chào bố mẹ. khi vào lớp, cô nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, và cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp.
- Nội dung: Tập với bài nhạc. Tháng 9
- Cô cho trẻ tập cùng cô trong lớp xếp thành 3 hàng ngang và tập thể dục theo nhạc tháng 09 cô tập mẫu cho trẻ tập theo
- Trò chuyện sáng của trẻ qua các nội dung như:
+ Trò chuyện về ngày nghỉ của bé 
+ Trò chuyện về chủ đề đang học
+ Trò chuyện về thời tiết
+ Trò chuyện về cái bàn
+ Trò chuyện về ngày cuối tuần
Hoạt động học
LVPTNN
Văn học:
Thơ: Cô giáo của con
*ND tích hợp:
- LVPTNT: Đếm số lượng
- LVPTTM: Bài hát “Cô và mẹ” 
KNS
Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi và bạn bè
*ND tích hợp: 
 - LVPTTM:
Hát “Lời chào buổi sáng”; “Tìm bạn thân, đi học về”.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, lễ phép với ông bà, bố mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh.
LVPTTM
Tạo hình:
Dán bóng bay (Mẫu)
*ND tích hợp: 
- LVPTTM: hát “Quả bóng tròn”
 - LVPTNN: Thơ “Cô giáo của con”
 - LVPTNT: Toán: Nhận biết hình dạng màu sắc
LVPTTM
Âm nhạc: NDTT: Dạy VĐMH : Vui đến trường
 NH : Cô giáo
 TC: Ai đoán giỏi
*ND tích hợp:
- LVPTNT: + Trò chuyện với trẻ về trường MN
 + Đếm số lượng
LVPTNT
MTXQ: Trò chuyện về công việc của các cô, các bác trong trường MN
(Cô giáo, bác cấp dưỡng)
*ND tích hợp:
- LVPTTM: “Vui đến trường”, “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- GDKNS: GD trẻ biết yêu quý, lễ phép với cô giáo 
Hoạt động ngoài trời
a. HĐCMĐ
Trò chuyện về trường MN
b. TCVĐ: Đuổi bắt bóng 
c. Ch¬i tù do: Trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường và trò chơi dân gian. 
“Nu na nu nống”
a. HĐCMĐ
- Đọc thơ: Cô giáo của con
b. TCVĐ: 
Tìm bạn thân 
c. Chơi tự do: Trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường và trò chơi dân
gian. 
“Chi chi chành chành
a.HĐCMĐ Hát bài: Vui đến trường
b. TCVĐ: 
Đuổi bắt bóng
c. Chơi tự do: Trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường và trò chơi dân gian. 
“Tập tầm vông”
a. HĐCMĐ
- Trò chuyện về các bạn trong lớp
b. TCVĐ: 
Tìm bạn thân 
c. Chơi tự do Trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường và trò chơi dân gian. 
“Nu na nu nống” 
a. HĐCMĐ
Trò chuyện về 
Đồ dùng, đồ chơi trong lớp
b. TCVĐ:
Đuổi bắt bóng
 c. Chơi tự do Trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường và trò chơi dân gian. 
“Chi chi chành chành”
Nội dung tích hơp lồng ghép
- GDKNS: Giáo dục trẻ biết vâng lời, lễ phép với người lớn ...
(HĐ học thứ 3)
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện nước: Ở lớp học, ở nhà rửa tay xong biết vặn vòi nước vào. (cả tuần)
- Giáo dục BVMT: Không ngắt hoa, bẻ cành nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi ra lớp, ra trường..(HĐ chiều ngày thứ 4)
- GD phòng chống TNTT: Giáo dục trẻ không xô đẩy nhau trong khi tham gia chơi, tập TD sáng (cả tuần)
- Tăng cường tiếng việt cho trẻ: Thông qua mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động giáo viên sửa lỗi phát âm cho trẻ đúng từ, đúng câu: Cô giáo, các bạn. (HĐ chiều ngày thứ 3,5)
Hoạt động góc
- GPV: Cô giáo, gia đình
- GXD: Xây trường mầm non
- GHTS: Xem tranh ảnh về trường mầm non
+ Chơi với vở toán: Cho trẻ làm quen với hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác 
- GNT: Hát các bài hát có trong chủ đề, Tô màu đồ dùng, đồ chơi, trường, lớp MN
- Góc TN: Cho trẻ chăm sóc tưới nước cho cây
Ăn trưa, ngủ trưa
- Cô chuẩn bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho các hoạt động vệ sinh ăn 
trưa, ngủ trưa, ăn phụ như: Nước, khăn mặt, khăn lau tay, nước muối, đĩa nhựa, bàn ăn, chăn, chiếu, gối ngủ của trẻ. 
- Vệ sinh: Cô cho lần lượt từng nhóm 4 - 5 trẻ ra cô rửa tay, rửa mặt cho trẻ. (GD trẻ khi rửa tay, rửa mặt xong biết vặn vòi nước vào để tiết kiệm nước cho gia đình, cho lớp)
- Ăn trưa: Cô giới thiệu các món ăn hấp dẫn trẻ và nói về ý nghĩa của các món ăn đó, chia ăn cho trẻ, sau đó cô mời trẻ ăn, cô bao quát lớp, động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. 
- Ngủ trưa: Cô cho cả lớp xếp hàng theo tổ đi vệ sinh. Cô xếp giường, dải gối sau đó cho trẻ vào chỗ ngủ, cô buông rèm các cửa đảm bảo cho trẻ ngủ ngon giấc. 
Hoạt động chiều
* VĐ nhẹ: 
- Đu quay 
- Rèn trẻ biết chào khách khi tới lớp
*VĐ nhẹ: 
- Bóng tròn to
- Sửa lỗi phát âm cho trẻ từ “Cô giáo”
*VĐ nhẹ:
- Cháu đi mẫu giáo
GDBVMT: Khi ra sân HĐNT không được ngắt hoa, bẻ cành, ko vứt rác bừa bãi.
*VĐ nhẹ:
- Đu quay
 - Sửa lỗi phát âm cho trẻ từ “Các bạn”
* VĐ nhẹ: 
- Bóng tròn to
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần 
Vệ sinh ăn chiều trả trẻ
- Cô chuẩn bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho hoạt động vệ sinh ăn chiều như: Nước, khăn mặt, khăn lau tay, đĩa đựng thức ăn, bàn, ghế.
- Cô cho lần lượt từng nhóm 4 - 5 trẻ ra rửa tay, rửa mặt 
- Ăn chiều: Cô giới thiệu món ăn hấp dẫn trẻ, chia ăn cho trẻ, mời trẻ ăn, cô bao quát, động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
- Cô cho trẻ đi vệ sinh, vệ sinh lau mồm, rửa mặt, sửa sang lại quần, giầy dép, trang phục gọn gàng trước khi ra về.
- Trả trẻ: Cô đứng ở của lớp gọi tên từng trẻ ra về, nhắc trẻ chào cô, chào bố, me, cô trao đổi mới phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ các cháu trong ngày. 
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề: Trường mầm non
Thực hiện từ ngày 12/9- 16/9/2022
Nội dung
Chuẩn bị
Yêu cầu
Phương pháp
1. Góc phân vai:
- Cô giáo
(Thứ 2,3,4)
 - Gia đình
(Thứ 5,6)
- Xắc xô, phách tre
Một số đồ dùng nồi, xoong, chảo, bát, đũa, ấm, chén, búp bê, bàn ghế, rau, củ, quả
- Trẻ biết chơi cô giáo dạy các cháu học bài, hát, múa, tập thể dục, học sinh biết vâng lời cô giáo...
- Trẻ biết thể hiện vai chơi như đóng vai làm bố, mẹ chăm sóc các con, cho các con đi học, tắm giặt, rửa rau, nấu cơm
I. Thỏa thuận trước khi chơi
- Cô cho trẻ hát bài hát 
“Vui đến trường ". Hôm nay lớp sẽ tổ chức một buổi vui chơi thật vui. 
Giới thiệu các góc chơi như (Góc xây dựng - lắp ghép, góc phân vai, góc học tập sách, góc nghệ thuật, góc TN). 
- Bạn nào thích làm những chú thợ xây khéo léo, tài ba ở nhóm chơi xây dựng nào? 
- Bạn nào thích chơi ở góc phân vai thì hôm nay còn có góc chơi Gia đình, cô giáo nữa đấy
- Ngoài ra cũng có các nhóm chơi khác cho các bạn lựa chọn như góc nghệ thuật, góc học tập sách, thiên nhiên. Bạn nào thích chơi ở góc nghệ thuật? Ai thích chơi ở nhóm học tập sách?
- Để buổi chơi được diễn ra một cách vui vẻ các bạn phải vui chơi đoàn kết, không tranh giành, không quăng ném đồ chơi, chơi xong phải cất đồ chơi đúng nơi quy định nhé. Cô chúc các con có một buổi chơi vui vẻ, cô mời các con về chỗ cùng chơi nào
+ Giao nhiệm vụ: Khi về nhóm chúng mình sẽ cử 1 bạn làm nhóm trưởng để bảo nhau cùng chơi cho giỏi. Góc phân vai và xây dựng sẽ thoả thuận vai, nhận vai để chơi thật giỏi với vai của mình nhé
II. Qúa trình chơi.
 - Cô đến nhanh với từng nhóm chơi để kịp điều chỉnh số trẻ chơi trong mỗi nhóm cho phù hợp, quan sát và lắng nghe trẻ phân vai, tự nhận vai chơi. Nếu trẻ lúng túng cô gợi ý để trẻ đưa ra nội dung của nhóm chơi và nhận vai
- Trong quá trình trẻ chơi cô tạo ra những tình huống cho trẻ cùng nhau trao đổi suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết, qua đó giúp trẻ phát triển óc tư duy và sáng tạo. Nếu trẻ gặp khó khăn cô có thể gợi ý bằng cách cùng chơi với trẻ, giúp trẻ định hình vai chơi, chuẩn mực đạo đức vai
* Giáo dục KNS: GD trẻ vui chơi đoàn kết, hợp tác ý thức tổ chức trong nhóm và trong hoạt động tập th
III. Nhận xét sau khi chơi.
- Việc nhận xét chơi được tiến hành ngay trong quá trinh chơi của trẻ, cuối buổi chơi cô đến từng nhóm nhận xét nhắc nhở về ý thức, cách thể hiện vai chơi (Cho trẻ tham gia nhận xét lẫn nhau) sau đó cho trẻ cất xếp đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định.
- Nhận xét chung: Cô khen ngợi, động viên, nêu gương những nhóm chơi ngoan, những trẻ chơi tốt để các bạn khác cùng học tập, nhắc nhở trẻ thực hiện tốt hơn trong các buổi chơi sau. Nhắc nhở nề nếp cất dọn đồ chơi tại các góc chơi
2. Góc xây dựng: Xây trường mầm non
Cả tuần) 
3. Góc HTS
- Tập giở sách xem tranh về trường mầm non
- Chơi với vở toán
- Khối gỗ các loại.
- Tranh ảnh về trường MN
- vở toán, tập tô, giấy, sáp màu
- Trẻ biết xếp các khối gỗ cạnh nhau để làm hàng rào, biết xếp các khối gỗ tạo thành ngôi trường MN, xếp cây xanh, cây hoa đẹp mắt để trang trí trường MN.... 
- Trẻ giở từng trang để xem tranh.
- Ôn củng cố kỹ năng toán đã học cho trẻ, phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ, rèn kỹ năng tô màu cho trẻ.
4. Góc NT
* Tô màu đồ dùng, đồ chơi, trường, lớp MN...
- Hát một số bài hát trong chủ đề.
- Hình ảnh chân dung các cô, bác, 
Bút màu
- Trẻ biết cách sử dụng màu để tô tranh, biết tô di màu đẹp.
- Trẻ thuộc các bài hát, biết hát múa các bài hát về chủ đề 
5. Góc thiên nhiên
- Chăm sóc cây cảnh
- Cây cảnh, bình tưới, khăn lau
 - Biết cùng nhau chăm sóc cây: tưới nước, lau lá cây biết ích lợi của việc chăm sóc cây, hứng thú chăm sóc cây, biết phối hợp cùng nhau chăm sóc cây
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2022
Nội dung
Chuẩn bị
Yêu cầu
Phương pháp
1. Trò chuyện sáng: về ngày nghỉ của bé 
- Nội dung trò chuyện
- Trẻ biết ngày nghỉ được bố mẹ đưa đi chơi đi thăm ông bà, ngày nghỉ biết giúp mẹ quét nhà. 
- Cô trò chuyện gơi ý trẻ trả lời các con được bố mẹ đưa đi đâu chơi? đi thăm ai? mẹ thường nấu món gì cho con ăn? ngày nghỉ các còn thường giúp mẹ làm công việc gì?
2. Hoạt động học.
 * LVPTNN: Thơ: Cô giáo của con 
 *ND tích hợp:
- LVPTTM: Bài hát “Cô và mẹ”
- LVPTNT: Đếm số lượng
3. Hoạt động ngoài trời 
* TCVĐ: 
“Đuổi bắt bóng”
- ND trò chơi
Sân chơi sạch sẽ, trang phục gọn gàng
- Trẻ hứng thú tích cực chơi cùng cô và các bạn
 - Cách chơi: Cô cho trẻ đứng tập chung lại ở cuối lớp sau đó cô giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ nghe, cô đẩy bóng lăn cho cả lớp cùng chạy đuổi theo bắt bóng mang về vào rổ. 
- Luật chơi: Bạn nào không bắt được bóng phải nhẩy lò cò 1 vòng. Cô tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần).
* HĐCMĐ:
- Trò chuyện về lớp học của bé
ND trò chuyện
- Trẻ biết được lớp học có cô giáo và các bạn...
- Trước khi xuống sân HĐNT cô giới thiệu ND buổi chơi, nhắc nhở trẻ biết xếp hàng, không đẩy nhau khi ra HĐNT
- Cô trò chuyện cùng trẻ về lớp học, con đến lớp học có thấy vui không? Trong lớp có những ai? Cô giáo làm những gì? Các bạn ngồi học như nào?....
=> Cô giáo dục trẻ khi ngồi học ngoan, không nói chuyện, biết vâng lời cô giáo.... 
* Chơi tự do: chơi với đồ chơi ngoài trời
- TCDG: Nu na nu nống
- Đồ chơi ngoài trời sạch sẽ.
- Quần áo trẻ gọn gàng
- Trẻ chơi nhẹ nhàng, nề nếp, không chen nhau.
- Trẻ hứng thú chơi cùng bạn
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ thực hiện chơi an toàn, không chen lấn xô đẩy, chờ đến lượt, không đánh nhau, không chơi, leo trèo ở những nơi nguy hiểm...đảm bảo an toµn cho trÎ.
 - Cô hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian Nu na nu nống
4. Hoạt động góc 
- Soạn đầy đủ trong kế hoạch hoạt động góc: 
- Góc phân vai
- Góc xây dựng - LG
- Góc HT- sách
- Góc tạo hình nghệ thuật
- Góc thiên nhiên
5. HĐ chiều: 
- VĐ nhẹ: 
Đu quay
- Rèn trẻ biết chào khách khi tới lớp
- Nêu gương cuối ngày
- Đầu tóc trang phục trẻ gọn gàng 
- ND trò chuyện
- Hoa
- Trẻ vận động cùng cô và bạn 
- Trẻ biết khoanh tay chào khách khi khách vào lớp 
- Trẻ lắng nghe cô giáo nhận xét các hoạt động trong ngày
- Cho cả lớp vận động nhẹ nhàng cùng cô 2 -3 lần.
- Cô hỏi trẻ: Khi có khách tới thăm lớp mình chúng mình phải làm gì? 
- Cô nhận xét chung cả lớp, khen ngợi các trẻ ngoan trong ngày, tuyên dương và tặng hoa cho trẻ được cắm vào lọ của mình.
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Tên bài dạy: Thơ: Cô giáo của con
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “Cô giáo của con”
- Bước đầu đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nhịp điệu bài thơ.
- Biết trả lời câu hỏi theo trình tự nội dung bài thơ
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ, rèn lời nói rõ ràng mạch lạc.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
3. Thái độ:
 	- Trẻ ngoan học bài có nề nếp cùng cô cùng bạn
 	II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát “Cô và mẹ” 
- Hình ảnh minh hoạ bài thơ “Cô giáo của con”
2. Đồ dùng của trẻ:
- Quần áo trang phục gọn gàng
 	III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
1. LVPTTM: Bài hát “Cô và mẹ”
2. LVPTNN: Đếm số lượng
IV. CÁCH TIẾN HÀNH:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé vui ca hát
- Cô cho trẻ cùng cô hát bài hát “Cô và mẹ”.
- Cô và các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát đã nói đến ai?
- Đến lớp ai là người dạy các con hát, múa?
- Được đến trường, đi học và chơi cùng các bạn chúng mình cảm thấy như thế nào?
=> Các con ạ nhà thơ Hà Quang ngày còn nhỏ khi đi học cũng được các cô yêu thương chăm sóc, hình ảnh của các cô luôn in đậm trong long nhà thơ và tình cảm được thể hiện qua bài thơ “cô giáo của con” các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ trước nhé
Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ: “cô giáo của con”
- Bài thơ rất hay viết về cô giáo của các con, đó chính là bài thơ “Cô giáo của con” mà cô sẽ đọc cho các con nghe
* Cô đọc mẫu:
- Cô đọc mẫu lần 1: kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
=> Nội dung: Bài thơ “cô giáo của con” nói về tình cảm của cô giáo đối với các học trò nhỏ của mình, cô rất yêu thương các bạn ngoan, biết vâng lời cô, nhưng cô không thích những bạn hay nghịch phá và bạn nào cũng đều yêu quý cô giáo của mình
- Đề chúng mình hiểu sâu hơn nữa các con cùng nghe cô dọc lại bài thơ nhé
- Cô đọc diễn cảm lần 2: kết hợp hình ảnh minh họa.
* Đàm thoại: 
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Mỗi khi vào lớp cô giáo như thế nào? Giảng bài ra sao? Giọng cô như thế nào?
- Giảng giải từ khó “say sưa” nghĩa là khi cô cho các con đọc thơ, học múa học hát thì cô rất là vui cô dạy các con không thấy mệt, lúc nào cô cũng muốn dạy cho các con học bằng tất cả tình yêu thương của mình đấy
(Được thể hiện qua câu thơ nào)
- Bạn nghịch cô có thích không? Bạn học bài chăm ngoan thì cô thế nào?
(Câu thơ nào nói lên điều đó)
- Cô giáo được ví như thế nào? Mọi người có quý mến cô giáo không?
(Câu thơ nào nói lên điều đó)
- Muốn được cô giáo yêu thương thì các con phải làm gì?
- Qua bài thơ các con học tập được điều gì từ các bạn nhỏ?
* Giáo dục: Cô giáo luôn yêu thương các bạn và lúc nào cô cũng mong các con chăm ngoan, học giỏi không chỉ là nghe lời cô giáo mà các con còn biết vâng lời ông bà, con ngoan của bố mẹ vì vậy chúng mình cần biết yêu thương, kính trọng cô giáo
Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
*Trao đổi với trẻ cách đọc thơ
- Khi đọc các con đọc chậm rãi, tình cảm nhẹ nhàng nhấn vào các từ “Giảng bài, hay nghịch, chăm ngoan, .
- Cả lớp đọc cùng cô: 2- 3 lần.
- Cho trẻ đọc theo tổ
- Nhóm bạn trai, bạn gái đọc thơ
- Cho trẻ đếm số bạn lên đọc thơ
- Cá nhân trẻ đọc
- Cả lớp đọc lại 1 lần
Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô tuyên dương khen ngợi trẻ
- Cho trẻ đọc lại bài thơ “Cô giáo của con”.
- Trẻ hứng thú hát
- Bài cô và mẹ, trong bài hát nói về cô giáo và mẹ
- Cô giáo
- Rất vui
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu bài học mới
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý nghe cô đọc
- Trẻ chú ý lăng nghe cô giảng giải nội dung từ đó hiểu đươc nội dung bài thơ
- Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ
- Bài thơ cô giáo của con, do nhà thơ Hà Quang sáng tác
- Cô vào lớp cô cười thật tươi, cô say sưa giảng bài, giọng cô ấm áp
- Trẻ chú ý nghe cô giải từ khó
“ Mỗi khi đến lớp
Cô cười thật tươi
Say sưa giảng bài
Giọng cô ấm áp”
Không thích.
“Bạn nào hay nghịch
Cô chẳng thích đâu
Bạn nào chăm ngoan
Cô yêu lắm đấy”
- Cô giáo được ví như hoa rừng, mọi người ai cũng quý cô giáo
“Cần như hạt muối
Đẹp như hoa rừng
Cô giáo của con
Ai mà chẳng quý”
- Chăm ngoan, học giỏi nghe lời cô giáo
- Học được điều hay, nghe lời, yêu thương cô giáo từ các bạn nhỏ
- Trẻ lắng nghe cô giáo dục và từ đó biết yêu thương, kính trọng cô giáo
- Cả lớp hứng thú đọc thơ, đọc to, rõ ràng, chậm rãi thể hiện tình cảm của mình đối với cô giáo
- Cả lớp đọc thơ cùng cô
- Tổ, nhóm đọc thơ
- Trẻ đếm cùng cô
- Cả lớp đọc lại 1 lần nữa
- Cá nhân trẻ đọc thơ
- Trẻ chú ý nghe cô nhận xét
- Cả lớp đọc lại bài thơ
 V. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
 1. Tình trạng sức khỏe của trẻ
 ....................................................................................................................
 - Sĩ số: ................Trẻ nghỉ .........................................................................
 - Lý do trẻ nghỉ: ..........................................................................................
 2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ (Ghi những thay đổi rõ rệt của trẻ tích cực, tiêu cực)
 .....................................................................................................................
 - Trẻ tích cực:.............................................................................................
 .....................................................
 - Trẻ còn hạn chế:.........................................................................................
 .....................................
 3. Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
 - Mặt tích cực: (Ghi cụ thể tên trẻ)
 ......................................................................................................................
 - Mặt hạn chế: (Ghi cụ thể tên trẻ)
 ......................................................................................................................	
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2022
Nội dung
Chuẩn bị
Yêu cầu
Phương pháp
1. Trò chuyện Về chủ đề đang học
- Nội dung trò chuyện
- Trẻ biết tên chủ đề đang học
- Cô tập trung trẻ lại, cùng trẻ trò chuyện và hỏi trẻ chúng mình đang học chủ đề gì? 
Nếu trẻ không trả lời được cô nói cho trẻ biết tên chủ đề đang học và cho trẻ nhắc tên chủ đề đó “Trường mầm non”
2. Hoạt động học
* LVPTTCKNXH
KNS: Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi và bạn bè
*ND tích hợp: 
- LVPTTM:Hát “Lời chào buổi sáng”; “Tìm bạn thân, đi học về”.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, lễ phép với ông bà, bố mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh.
3. Hoạt động ngoài trời :
*HĐCMĐ: TCVĐ: Tìm bạn thân
- ND trò chơi
Sân chơi sạch sẽ, trang phục gọn gàng
 - Trẻ biết cách chơi và hứng thú tham gia trò
- Trước khi xuống sân HĐNT cô giới thiệu ND buổi chơi, nhắc nhở trẻ biết xếp hàng, không đẩy nhau khi ra HĐNT
- Cô giới thiệu cách chơi: trẻ vừa đi vừa hát, đọc thơ, gõ sắc xô nhanh chậm khi có hiệu lệnh tìm bạn thân thì bạn trai tìm về bạn trai, bạn gái-bạn gái, hoặc 1 bạn trai 1 bạn gái. Thì các bạn nhanh chân tìm đến cầm tay nhau
- Luật chơi: không thực hiện đúng yêu cầu của cô sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi không xô đẩy nhau
* Đọc thơ: Cô giáo của con
Hình ảnh minh hoạ bài thơ
- Trẻ biết tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ, và hiểu nội dung bài thơ
 chơi
- Cô hỏi trẻ đến lớp các con được cô giáo dạy những gì? sau đó dẫn dắt vào bài
- Cô cho trẻ đọc theo cô 2-3 lần, Trẻ biết đọc đủ câu dài, rõ ràng nội dung câu thơ
- Cho trẻ đọc bài thơ theo nhiều hình thức khác nhau, đọc theo tổ, bạn trai, bạn gái cá nhân thi đua nhau đọc
* Chơi tự do: chơi với đồ chơi ngoài trời
- Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành
- Đồ chơi ngoài trời sạch sẽ.
- Quần áo trẻ gọn gàng
- Trẻ chơi nhẹ nhàng, nề nếp, không chen nhau.
- Trẻ hứng thú chơi cùng bạn
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ thực hiện chơi an toàn, không chen lấn xô đẩy, chờ đến lượt, không đánh nhau, không chơi, leo trèo ở những nơi nguy hiểm...đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian Chi chi chành chành
4. Hoạt động góc 
- Soạn đầy đủ trong kế hoạch hoạt động góc: 
- Góc phân vai
- Góc xây dựng - LG
- Góc HT- sách
- Góc tạo hình nghệ thuật
- Góc thiên nhiên
5. Hoạt động
 chiều: 
- VĐ nhẹ: 
“Bóng tròn to”
- Sửa lỗi phát âm cho trẻ từ “Cô giáo”
- Nêu gương cuối ngày
- Đầu tóc trang phục trẻ gọn gàng 
- Chỗ ngồi cho trẻ
- Hoa.
- Trẻ vận động nhẹ nhàng cùng

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_truong_mam_non_chu_de_nhanh_t.doc