Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề tuần 1: Lễ hội đến trường

Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn khời động tay, chân, vai.

* Trọng động: Vận động theo nhạc.

- Hô hấp : “gà gáy”

- Tay 1: “2 tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang”

. TTCB: đứng thẳng 2 chân ngang vai.

. Nhip 1: hai tay đưa thẳng lên cao quá đầu.

. Nhip 2:Đưa thẳng ra phía trước , ngang vai.

. Nhip 1: đưa sang ngang

. Nhip 2: Hạ xuống xuôi theo người.

- Chân 3: “ Từng chân đưa ra trước, ra sau, sang ngang.”

. TTCB: đứng thẳng tay chống hông, 1 chân làm trụ ,

 .Nhịp 1: chân kia đưa lên phía trước.

. Nhịp 2 : đưa chân về phía sau

. Nhịp 1: đưa sang ngang

. Nhịp 2: về tư thế chuẩn bị

 

doc17 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề tuần 1: Lễ hội đến trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHỢ MỚI
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN CHỢ MỚI
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
HÀNG NGÀY
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
CHỦ ĐỀ TUẦN 1
LỄ HỘI ĐẾN TRƯỜNG
GV: TRỊNH THỊ NGỌC BÍCH
LỚP MẦM 3
NĂM HỌC
2017 - 2018
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN 1
(Từ ngày 4/9 đến ngày 8/09/2017)
CHỦ ĐỀ: Trường mầm non
Chủ đề 1: Lễ hội đến trường
Thứ
Thời điểm
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
Trò chuyện: Ai đưa con đi học ?
+ Đến lớp con chào ai?
+ Con học trường nào?
- Trò chuyện: 
+ Ngôi trường con đang học là trường gì?
+ Tên lớp?
+ Tên cô giáo ?
- Trò chuyện 
+ Đến lớp cô dạy con những gì?
+ Con có yêu ngôi trường con đang học không?
- Trò chuyện:
- Ai nấu thức ăn ngon cho con?
- Ngoài ra trong trường cò có ai nữa?
- Cô hiệu trưởng tên là gì?
- Trò chuyện: 
Các con quan sát xem hôm nay chúng ta ăn món gì?
+ Ai nấu cho các con ăn?
+ Vậy để không phí công lao của các cô thì các con ăn như thế nào?
Thể dục sáng
* Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn khời động tay, chân, vai..
* Trọng động: Vận động theo nhạc.
Hô hấp : “gà gáy”
Tay 1: “2 tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang”
. TTCB: đứng thẳng 2 chân ngang vai.
. Nhip 1: hai tay đưa thẳng lên cao quá đầu.
. Nhip 2:Đưa thẳng ra phía trước , ngang vai.
. Nhip 1: đưa sang ngang
. Nhip 2: Hạ xuống xuôi theo người.
Chân 3: “ Từng chân đưa ra trước, ra sau, sang ngang.”
. TTCB: đứng thẳng tay chống hông, 1 chân làm trụ , 
 .Nhịp 1: chân kia đưa lên phía trước..
. Nhịp 2 : đưa chân về phía sau
. Nhịp 1: đưa sang ngang
. Nhịp 2: về tư thế chuẩn bị
Bụng- lườn 2: “đứng nghiêng người sang 2 bên ”
. TTCB: đứng thẳng tay chống hông
. Nhịp 1: nghiêng người sang phải
. Nhịp 2: đứng thẳng
. Nhịp 1: nghiêng trái
. Nhịp 2: đứng thẳng tay chống hông.
Bật 1: bật tại chỗ
Đứng tay chống hông bật nhảy tại chỗ. 3-4 lần
Hồi tĩnh
Đi hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động học
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Cây xanh ngoài sân trường
+ Đây là cây gì?
+ Lá cây có màu gì?
+ Khi chơi ngoài sân các con có được hái lá, ngắt hoa không?
- TTKT: Bật nhảy tại chỗ
-TC: kéo co
- Luật chơi:
Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
- Cách chơi:
Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
-Quan sát: Đồ chơi ngoài sân trường
+ Trường ta có những đồ chơi nào?
+ Khi chơi thì các con phải làm như thế nào?
-TKTT: Dạy trẻ hát Trường chúng cháu là trường mầm non
-TC: Mèo đuổi chuột
“ mèo đuổi chuột”
Luật chơi: Chuột chạy đường nào mèo phải chạy đường đó
Cách chơi: Cho cả lớp đứng thành vòng tròn lớn, 1 bạn làm mèo , 1 bạn làm chuột, bạn làm mèo sẽ rượt bạn làm chuột , nếu bị bắt sẽ bị phạt nhảy lò cò và ngươc lai
Lớp chơi 3 lần
-Quan sát: Các lớp trong trường.
+ Trường ta có những lớp học nào?
+ Đây là lớp gì? Có cô nào?
TTKT: Thơ: Bạn mới
3/Trốn tìm
*Cáchchơi:
- Người chơi cử 1 bạn đi tìm ( có thể xung phong), nhắm mắt thật kĩ ( có nơi dùng khăn hoặc miếng vải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn.
- Khi bạn bịt mắt hỏi: “Xong chưa?” (hoặc bạn đi tìm có thể đọc: “5-10-15-20-..... -100); một bạn trốn đại diện trả lời: “Xong!”. Bạn đi tìm mở mắt đi tìm. 
*Luậtchơi:
- Trong khoảng thời gian quy định, bạn đi tìm tìm thấy bạn nào bạn ấy thua cuộc, không tìm thấy bạn đi tìm chịu phạt.
- Bạn đi tìm trong thời gian quy định tìm thấy hết các bạn chơi bạn đi tìm thắng cuộc.
-Quan sát: Vườn cổ tích
+ Vuồn cổ tích có những gì?
+ Khi chơi ở vườn cổ tích thì các con phải làm như thế nào?
-TTKT: Nhận biết đồ dùng đồ chơi ở lớp theo màu sắc hình dạng . 
-TC: Mèo đuổi chuột 
-Quan sát: Lớp học của bé
+ Trong lớp chúng ta có gì?
+ Khi vào lớp học các con phải làm gì?
-TTKT: trò chuyện về trường mầm non của bé
s- TC: Kéo co
Hoạt động chơi
I. Yêu cầu:
- Trẻ về góc chơi,biết lấy đồ chơi.. 
- Trẻ biết chơi với bạn, không giành đồ chơi với bạn.
II. Chuẩn bị:
 Đồ chơi các góc theo chủ đề “Trường mầm non”
- Góc học tập: tranh về trường mầm non,đồ dùng, đồ chơi của lớp.
- Góc xây dựng: hàng rào,cây xanh, hoa, trường lớp, băng đá.
- Góc nghệ thuật:tập tô, bút màu, nhạc cụ, truyện tranh.
- Góc phân vai:đồ chơi nấu ăn,bác sĩ, bán hàng,gia đình.
- Góc thiên nhiên: bình tưới nước cho cây, sọt rác.
III. Tổ chức tiến hành.
I/ Yêu cầu
Biết tên các góc chơi và hiểu nội dung chơi.
Biết chơi theo hướng dẫn của cô.
II/. Chuẩn bị:
Đồ chơi đủ cho các góc theo chủ đề.
III/. Tổ chức hoạt động:
1/. Ổn định: hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” Đã đến giờ vui chơi rồi, cô mời các con cùng vui chơi với bạn nhé! Chúng ta sẽ chơi theo chủ đề “Trường MN” các con có thích không?
2/ Giới thiệu góc chơi.
- Lớp chúng ta có những góc chơi nào? Hôm nay các con chơi theo chủ đề nào? (gợi ý cho trẻ trả lời). Cho trẻ về các góc chơi theo ý thích của trẻ.
3/ Yêu càu góc chơi:
- Để các góc
- Góc phân vai: cửa hàng ăn uống, bác sỉ, bán hàng , gia đình
Góc xây dựng: xây dựng trường mầm non
Góc học tập: xem tranh về trường MN , ghép tranh , so hình 
Góc nghệ thuật: tô màu, vẽ, nặn về trường MN
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh 
4/ Quá trình chơi: Khi vui chơi,các con cùng đến tham quan góc xây dựng nhe!
5/Nhận xét góc chơi:
 Cô đến từng góc chơi, cho nhóm trưởng nhận xét nhóm chơi của mình, cô nhắc nhở lại nhóm chơi cho các nhóm cắm hoa.
- Tuyên dương các nhóm chơi tốt, khuyến khích các nhóm chơi chưa tốt chơi tốt hơn, cho cháu thu dọn đồ chơi.
Ăn trưa,
ngủ trưa,
ăn xế
- Các cháu rửa tay sạch,ngồi vào bàn ăn,đọc thơ,cháu ăn cơm ngon miệng.
- Ăn xong mang tô xếp đúng nơi qui định.
- Giáo viên rải niệm gối cho cháu ngủ.
- Cháu vào lớp thay quần áo rồi ngủ.
- Cháu thức dậy,cất nệm gối,vệ sinh.
- Ăn xế. 
Hoạt động chiều
PTTC
Bật nhảy tại chỗ
-TC: kéo co
LV: PTTM
DH: “Trường chúng cháu là trường mầm non”
LV: PTNN
Thơ: Bạn mới
LV: PTNT
Nhận biết đồ dùng đồ chơi ở lớp theo màu sắc dạng 
Ôn các bài đã học
Nêu gương 
- Hát “Hoa bé ngoan”.
- Nhận xét cháu ngoan chấm vào sổ.
- Động viên cháu chưa ngoan. 
Trả trẻ
Trao đổi với phụ huynh về việc học và sức khỏe của các cháu.
THỨ HAI 31/08/2015
HOAÏT ÑOÄNG HOÏC
LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: Trò chuyện về ngày hội đến trường
I/. Yêu cầu:
Kiến thức: Trẻ biết được ngày hội đến trường diễn ra vào ngày nào, các hoạt động của ngày hội đến trường
Kỹ năng: trẻ biết hưởng ứng các hoạt động trong ngày hội đến trường. Giữ trật tự khi tham dự lễ hội đến trường.
- Thái độ: Trẻ thích được đi học, thích tham gia những lễ hội của trường
II/ Chuẩn bị:
* Cô: Máy vi tính có hình ảnh về ngày khai giảng
* Trẻ:-Tranh lô tô về ngày hội đến trường, khăn bịt mắt cho trẻ chơi trò chơi 
III/. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của cháu
1/ Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu:
- Cả lớp hát “ Cháu đi mẫu giáo”
-Các con có thích đến trường không?.
- Được đến trường con thấy thế nào?
-Các con có biết hôm nay là ngày lễ gì không?
-Để biết ngày lễ đó như thế nào cô cháu chúng ta cùng nhau trò chuyện về hoạt động của ngày hội đến trường nha! 
2/Hoạt động 2 : Quan sát và trò chuyện
*Tranh Quang cảnh ngày lễ
- Cô cho trẻ xem tranh về ngày lễ khai giảng
- Các con vừa được xem tranh về ngày gì?
- Ngày hội đến trường năm nay được tổ chức vào ngày nào?
 Ngày 31/8 năm nay là ngày hội đến trường còn gọi là ngày khai giảng năm học mới đó con
- Các con nhìn xem, trong bức tranh quang cảnh của ngày hội như thế nào?
 - Vào ngày khai giảng năm học mới các con sẽ được nghe cô Hiệu trưởng đọc phát biểu chào mừng năm học mới, và các vị Đại biểu khác sẽ đọc phát biểu của mình trong buổi lễ .( Xem tranh)
* Tranh các cháu tham dự lễ
- Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?
- Con thấy các bạn như thế nào?
- Vậy khi tham gia ngày hội đến trường con sẽ làm gì?
nào?
- Con nhìn xem các anh chị và các bạn mặc gì trong ngày hội đến trường?
* Tranh Biểu diễn văn nghệ
- Tiếp theo sau phần phát biểu là phần gì?( Cho trẻ xem tranh: Biễu diễn văn nghệ)
-Các bạn xem các anh chị múa ntn?
- Sau tiết mục văn nghệ mọi người thường làm gì?
- Ngoài phần lễ , các bạn còn tham gia phần hội là chơi các trò chơi dân gian.
Xem tranh một số trò chơi dân gian: kéo co, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây
3/ HĐ 3: Thực hiện lô tô
Trẻ giơ tranh lô tô theo yêu cầu của cô
4/Hoạt động4 : Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
 Có rất nhiều trò chơi dân gian bây giờ cô sẽ tổ chức cho các con tham gia trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” các con cùng chơi nhé!
- Cách chơi: Một bạn đóng vai người bắt dê, các bạn khác sẽ trong vai là các chú dê.Các chú dê vừa đi vừa kêu Be he, be he bạn bị bịt mắt sẽ đi bắt dê theo tiếng kêu.Bạn nào bị bắt sẽ thay vào vai người bắt dê. Bắt được dê sẽ có thưởng
 * Củng cố - GDTT
 + CC: Hôm nay cô dạy con học gì?
 + GDTT: Các con ơi! Ngày hội đến trường là một ngày rất vui của năm học Các con sẽ được tham dự lễ được xem các tiết mục văn nghệ và các trò chơi dân gian thật hay . Vì vậy, khi dự lễ các con nhớ là phải giữ im lặng, không làm ồn ào để buổi lễ thật trang nghiêm con nhé!
Nhận xét- Cắm hoa
-Dạ thích
-Trẻ nói lên cảm nghĩ
-Ngày hội đến trường
- Lễ hội đến trường,
- Ngày 31/8
-Vui tươi
- Các bạn tham dự lễ
- Ngồi trật tự trên ghế lắng nghe, không làm ồn ào
- Mặc đồ đẹp, đầu tóc gọn gàng 
- Biểu diễn văn nghệ
-Rất đẹp và hay
- Vỗ tay ủng hộ
-Trẻ chơi 2 lần
Trò chuyện về ngày hội đến trường
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ ba, ngày 1/09/2015 Hoạt động học
Lĩnh vực :phát triển thể chất
HĐ: BẬT TẠI CHỖ
TCVĐ :KÉO CO
I/. Mục đích-Yêu cầu:
Trẻ biết bật tại chổ và tập nhip nhàng với cô.
Biết bật thẳng người lên cao, chạm đất bằng đầu bàn chân.
Qua bài tập giáo dục trẻ biết nên thường xuyên tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh và cho cơ thể luôn rắn chắc
II/. Chuẩn bị:
Cho cô: Sân rộng , thoáng mát, trống lắc.
Cho trẻ: dụng cụ tập thể dục. dây cho trẻ kéo
III/. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của cháu
- Mỗi buổi sáng khi thức dậy thì mọi người làm gì vậy các con?
- Tập thể dục để làm gì?
 - Vậy các con có thích tập thể dục giống như mọi người không?
- Hôm nay cô cháu mình cùng tập thể dục nhé!
* Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn khời động tay, chân, vai..
* Trọng động: Vận động theo nhạc.
Hô hấp : “gà gáy” 3l
Tay 1: “2 tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang”2lx2nh
. TTCB: đứng thẳng 2 chân ngang vai.
. Nhip 1: hai tay đưa thẳng lên cao quá đầu.
. Nhip 2:Đưa thẳng ra phía trước , ngang vai.
. Nhip 1: đưa sang ngang
. Nhip 2: Hạ xuống xuôi theo người.
Chân 3: “ Từng chân đưa ra trước, ra sau, sang ngang.” ĐTNM 4L X2NH
. TTCB: đứng thẳng tay chống hông, 1 chân làm trụ , 
 .Nhịp 1: chân kia đưa lên phía trước..
. Nhịp 2 : đưa chân về phía sau
. Nhịp 1: đưa sang ngang
. Nhịp 2: về tư thế chuẩn bị
Bụng- lườn 2: “đứng nghiêng người sang 2 bên ”2lx2nh
. TTCB: đứng thẳng tay chống hông
. Nhịp 1: nghiêng người sang phải
. Nhịp 2: đứng thẳng
. Nhịp 1: nghiêng trái
. Nhịp 2: đứng thẳng tay chống hông.
Bật 1: bật tại chỗ 3-4 lần
đứng tay chống hông bật nhảy tại chỗ.
b) Vận động cơ bản: Bật tại chổ. 
- Các con cùng hát với cô bài “ trường chúng cháu là trường MN” nha!
-Con vừa hát bài gì?
- Con lên mấy tuổi rồi?
- Trường con đang học có tên là gì ?
- Khi đến trường con được cô giáo dạy điều gì?
- Các con ơi ? vậy muốn cho cơ thể con luôn khỏe mạnh con phải làm gì ?
-A! vậy tiết học hôm nay cô dạy con “ Bật tại chỗ“ con có thích không? 
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2
- Giải thích: Hai tay chèng h«ng, m¾t nh×n th¼ng
Khi cã hiÖu lÖnh “ BËt ” : C« chôm ch©n khuþu gèi bËt lªn cao vµ tiÕp ®Êt b»ng 2 mòi bµn ch©n sau ®ã b»ng c¶ bµn ch©n.
- Gọi 2 cháu khá lên thực hiện 
Lớp thực hiện lần lượt.
Thực hiện lần 2 cho trẻ thi đua với nhau:Cô chuẩn bị một sợi dây và cho 2 trẻ cầm 2 đầu sợi dây đưa lên cao, cô yêu cầu 2 đội chơi phải bật làm sao cho đầu của mình chạm vào dây, đội nào chạm được vào dây nhiều hơn thì đội đó thắng.
c) Trò chơi vận động:Kéo co
- Luật chơi:
Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
- Cách chơi:
Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
. Hồi tĩnh: 
Đi hít thở nhẹ nhàng.
- Củng cố : hôm nay con học gì?
GDTT: Các con ơi muốn cho cơ thể khỏe mạnh ngoài ăn uống đầy đủ chất , vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày con phải nên tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh , rắn chắc con nhớ nha! 
- Nhận xét cắm hoa.
-Tập thể dục
- Cho cơ thể khỏe mạnh
- Dạ thích
- Dạ
Trẻ tập theo cô
-Trường chúng cháu là trường MN
- 3 tuổi
- MN TT CM
- Cháu kể
-thường xuyên tập thể dục
-dạ thích
-các cháu quan sát
Trẻ lên thực hiện
- Trẻ thi đua với nhau
-Trẻ chơi 2 – 3 lần 
- Bật tại chổ
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY.
..
THỨ TƯ 2/9/2015- DH: Trường chúng cháu là trường mầm non.
- Nghe hát : Em yêu trường em
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát tên tác giả, biết hát dúng nhịp, to, rõ.
- Nắm được cách chơi trò chơi.
- Trẻ yêu quí trường lớp thích đi học.
II/. Chuẩn bị:
- Cho cô: Nhạc nền bài hát trường chúng cháu là trường mầm non, cô giáo.Máy vi tính có hình ảnh trường mầm non.
- Cho trẻ: 4 – 5 vòng
III/.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của cháu
1/HĐ 1: Ổn định: 
- Bài thơ “ Bạn mới”.
- Con vừa đọc bài thơ gì?
-Bài thơ nói về gì?
- Các con ơi có ai hỏi con học trường gì thì con trả lời thế nào?
- Lớp con học là lớp gì?
 À trường con học là trường mầm non. Và bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” cũng là bài hát mà hôm nay cô sẽ dạy các con hát nhé!
2/ HĐ 2: Dạy hát: 
- Cô hát lần 1
Giảng nội dung: Bài hát nói về trường mầm non, đến trường các cháu được múa hát thật vui và được cô yêu thương chăm sóc và dạy dỗ như mẹ yêu thương con.
- Cô hát lần 2
* Trẻ hát: 
- Lớp hát
- Tổ hát
- Nhóm hát
- cá nhân hát
* Đàm thoại:
Cô và các con vừa hát bài hát gì?
Của nhạc sĩ nào sáng tác?
Đến trường con được làm gì?
 -Trường các con đang học là trường gì?
3/ Nghe hát: em yêu trường em
-Lắng nghe!
 - Các con ơi đến lớp con được cô dạy ca hát và nhiều điều hay và gặp các bạn dễ thương. Có bạn nhỏ rất yêu thương trường của mình, yêu cô giáo, yêu bạn bè như yêu quê hương,và yêu rất nhiều về trường của mình. Bây giờ các con lắng nghe cô hát và nhớ xem bạn nhỏ yêu những gì nhe! Đó là bài hát “em yêu trường em”của tác giả Hoàng Vân.
- Cô hát lần 1:
- Cô hát lần 2: cho trẻ hát theo cô.
4/ Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cách chơi: 4-5 trẻ lên chơi, số trẻ nhiều hơn số vòng. Cô quy định khi cô hát (hoặc lắc trống) nhỏ thì các bạn đi ngoài vòng tròn. Khi cô hát và vỗ trống lắc to và nhanh thì các bạn nhảy vào vòng tròn (mỗi bạn một vòng). Bạn nào không tìm được vòng sẽ bị phạt.
* GDTT: Hàng ngày con được ba mẹ đua đi học , đến lớp con gặp được nhiều bạn chơi đùa rất vui và được các cô yêu thương chăm sóc. Vậy con đi học không khóc nhè con nhớ chưa?
*Nhận xét – cắm hoa
- Trẻ đọc cùng cô.
- Bạn mới.
- Bạn mới đến trường nên còn nhút nhát.
- Trường Mn TTCM.
- Mầm 2
- Trẻ lắng nghe
- Lớp hát
- Tổ hát
- Nhóm hát
- cá nhân hát
- Trường chúng cháu là trường mầm non
- Phạm Tuyên.
- Hát, múa,
- Trường mầm non TTCM
- Nghe gì?
- Trẻ chơi vài lần.
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ năm ,3/9/ 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động : Thơ “ Bạn mới”
I.Yêu Câu:
*Kiến thức: Trẻ thuộc thơ và thể hiện tình cảm của bài thơ. Nhớ tên bài thơ tên tác giả.Trẻ biết chơi theo sự hướng dẫn của cô
*Kĩ Năng: Luyện phát âm cho trẻ đọc thơ diễn cảm, rèn phản xạ nhanh nhẹn, sự chú ý của trẻ
*Thái Độ: trẻ biết đoàn kết, thân ái với bạn bè, thích đến trường, đến lớp
II. Chuẩn bị: 
 * CÔ:- Tranh minh họa bài thơ
 * TRẺ:- Tranh bé và các bạn trong lớp .chơi trò ghép tranh khuyết..Cô chuẩn bị 1 tranh hoàn chỉnh và 2 tranh cắt rời cho trẻ tìm ghép
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:ổn định : 
- Hát “ Cháu đi mẫu giáo”
-Lớp mình vừa hát bài gì?
- Đến lớp học con được chơi những trò chơi có thích không?
- Lớp mình là lớp gì?
- Trong lớp có những ai?
- Các con chơi với nhau phải như thế nào? 
- Cô có một bài thơ rất hay nói về tình bạn đó là bài thơ “ Bạn mới” của tác giả lê Thị Mỹ Phương.hôm nay cô dạy lớp mình nhe!
*-Hoạt động 2:dạy đọc thơ 
- Cô đọc lần 1 : (diễn cảm )
-Giảng nội dung:
+ Bài thơ nói về các bạn nhỏ học cùng lớp biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. 
- Cô đọc lần 2 :( giảng khổ thơ)
+ Khổ 1 : “ Bạn mới..còn nhút nhát”
Nói về 1 bạn mới đi học còn rụt rè nhút nhát
+ Khổ 2 : “ Cô dạyrủ bạn cùng chơi”
Cô dạy bạn hát ca, còn dạy chúng em chơi cùng bạn.
+ Khổ 3: “ Cô thấy đoàn kết”
Cô rất vui trươc việc làm chúng em, khen chúng em biết đoàn kết.
* Đàm thoại:
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Bài thơ của tác giả nào ?
- Bài thơ nói về ai?
- Bé đến trường như thế nào?
- Thấy bạn nhút nhát bé đã làm gì?
- Các con đến lớp thì phải ntn?
- Thấy em bé ngoan cô giáo đã làm gì?
- Cô khen ntn?
*Cho trẻ đọc thơ:
* Trò chơi: gắn tranh khuyết
2 đội thi đua gắn tranh hòan chỉnh. Đội nào hoàn thành trước đúng sẽ thắng. 
*Hoạt động 3 :cũng cố +GDTT 
* cũng cố: c/c vừa đọc bài thơ gì?
*./ GDTT : giáo dục trẻ ngoan ngoãn đi học không khóc nhè để bố mẹ an tâm công tác. Các bạn học cùng lớp phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
 NX –Cắm Hoa
- Lớp hát
- bài hát “ Cháu đi mẫu giáo”
- trẻ trả lời
- Lớp mầm 1
- trẻ kể
- Trẻ trả lời 
- Lớp nhắc lại tên bài thơ
- trẻ nghe cô đọc thơ
- Bạn mới
- Lê Thị Mỹ Phương
- Nói về bạn mới đi học
- Bạn mới đến trường nên còn nhút nhát
- Bé chơi cùng bạn
- trẻ trả lời cô
- Cô thấy cô cười
- Cô khen đoàn kết
Lớp đọc thơ
Nhóm, tổ đọc thơ
Cá nhân vài cháu đọc thơ
- 2 đội thi đua gắn tranh , trẻ chơi 2 lần
- Bài thơ “ bạn mới”
* NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Thứ 6 ngày 4/9/2015
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Nhận biết đồ dùng đồ chơi ở lớp theo màu sắc, hình dạng
 I/. Mục đích-Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được tên gọi của một số đồ dùng đồ chơi qua hình dạng, màu sắc.
- Trẻ có kĩ năng phân biệt được một số đồ dùng, đồ chơi theo màu sắc, hình dạng.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản và sắp xếp đồ chơi ở lớp ngay ngắn.
II/. Chuẩn bị:
 Chuẩn bị cho cô: ĐDĐC ở lớp ( Quả cam, cái dĩa, quyển sách, trống lắc, tivi,)
Chuẩn bị cho trẻ: loto ( đồng hồ , cái dĩa, quyển sách) đủ cho tất cả các trẻ thực hiện luyện tập.
Lô tô một số ĐDĐC cho trẻ chơi trò chơi ( Tivi, quả cam, quả mãng cầu, quyển sách, .)
III/. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
1/ Hoạt động 1 : ổn định – giới thiệu bài
- Hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Khi đến trường các con nhìn thấy trường mình có những ĐDĐC gì?
- Còn trong lớp mình có những đồ dùng đồ chơi gì?
- Cô mời một bạn tìm cho cô 1 món đồ chơi bất kì có màu xanh?
- Vậy cô đố các bạn quả mãng cầu có dạng hình gì?
Để biết rõ hơn một số đồ chơi trong lớp mình thì hôm nay cô và các bạn sẽ cùng nhau “nhận biết đồ dung đồ chơi ở lớp theo hình dạng màu sắc” nhe!
-2/ Hoạt động 2 : nhận biết đồ dùng đồ chơi ở lớp theo hình dạng màu sắc
 * Quả cam 
- Cô có gì đây các con?
- Quả cam có màu gì?
- Quả cam có dạng gì?
- Quả cam lăn được không?
- Cả lớp cùng quan sát xem trong lớp còn có vật gì hình tròn nữa?
+ Quả mãng cầu màu gì?
*Quyển sách
- Còn đây là gì?
- Quyển sách của cô có màu gì?
- Quyển sách có dạng gì?
- Quyển sách lăn được không? Vì sao?
- Tìm cho cô một số ĐDĐC ở lớp có dạng hình chữ nhật? màu gì?
* Đồng hồ 
- Đồng hồ có màu gì?
- Đồng hồ có dạng hình gì?
- Đồng hồ có đặc điểm gì?
- Tìm cho cô một số ĐDĐC ở lớp có dạng hình vuông? Màu gì?
-3/ Hoạt động 3 : luyện tập
- Giơ lô tô theo yêu cầu của cô
+ Chọn cho cô ĐDĐC có dạng hình tròn
+ C

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_truong_MN.doc
Giáo Án Liên Quan