Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non của bé

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:

1/ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng:

+ Đón trẻ:

- Cô mở cửa vệ sinh lớp thông thoáng sạch sẽ.

- Cô đón trẻ, nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ từ phụ huynh. Quan sát sắc mặt, thái độ của trẻ để biết tình hình sức khỏe trẻ trước khi đến lớp

- Nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, các bạn, chào khách khi có khách.

- Nhắc nhở trẻ cách sắp xếp giầy dép, mũ nón đúng nơi qui định. Đăng ký góc chơi

- Trao đổi với phụ huynh về chủ đề trẻ đang học.

- Trò chuyện với trẻ về trường lớp mầm non.

 

doc23 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC
Chủ đề: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
Chủ đề nhánh: NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ (Tuần 1)
Thực hiện từ ngày 14/09/ 2020 – 18/09/ 2020 
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Nhận thức
- Trẻ biết ngày 5/9 là ngày hội đến trường, biết tên trường, lớp ĐDĐC của lớp.
Trẻ nhận biết được các màu sắc thông qua các đồ dùng trong lớp học.
- Trẻ biết ngày 5-9 là ngày khai giảng năm học mới, và biết ý nghĩa của ngày hội đến trường của bé. Biết được một số đặc điểm riêng biệt của trường lớp mầm non.
Trẻ biết được các màu sắc thông qua các đồ dùng trong lớp học.
- Khám phá xã hội: Tọa đàm về trường lớp mầm non của bé.
LQVT: Phân biệt màu sắc
Ngôn ngữ
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, đồ dùng, sự vật ở lớp học của bé.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ theo sự hướng dẫn của cô, biết thêm một số từ mới qua bài thơ, câu chuyện, câu đố...
- Đọc thơ, hát, kể chuyện, đố vui, trò chuyện về những ngày đầu tiên đi học của bé.
Thể lực
- Giúp trẻ phát triển về thể chất và khả năng giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi nối bàn chân tiến về phía trước
- Trẻ biết làm theo trò chơi “Đuổi bắt cô giáo”, trẻ biết hiệu lệnh của cô để chơi.
- Đi nối bàn chân tiến về phía trước
Trò chơi “Đuổi bắt cô giáo”
Tình cảm xã hội
- Trẻ biết một số qui định của lớp (để đồ dùng đồ chơi đúng chổ)
- Biết yêu quí lớp học của bé, biết giữ gìn lớp học sạch sẽ, biết tiết kiệm nước khi làm vệ sinh.
- Qua các hoạt động chơi và học tạo cho trẻ sự gần gũi, biết yêu thương bạn bè, vâng lời cô giáo, cô giáo như là mẹ hiền để trẻ thích đến lớp học.
- Trò chuyện đóng vai giúp trẻ biểu lộ cảm xúc, tính hợp tác qua trò chơi cô giáo
Thẩm mỹ
- Yêu thích cái đẹp của trường lớp cháu đang học, biết giữ gìn lớp học sạch sẽ.
- Thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình qua giai điệu bài hát.
- Dạy trẻ yêu thích ca hát, biết cách vỗ tay khi hát.
- Trẻ làm quen với thao tác tô màu
- Tô màu đu quay
- Dạy hát bài: “Em đi mẫu giáo”. TC: “Lật ô số hát theo hình ảnh”
DỰ KIẾN NHỮNG ĐỒ DÙNG CẦN CHUẨN BỊ
 ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ (TUẦN 1)
STT
Hoạt động
Đồ dùng dạy học
Địa điểm tổ chức
Nhận xét điều chỉnh
1
HĐTH
Hình ảnh về các loại đồ chơi trong trường mầm non, tập tạo hình, bút màu, tranh mẫu
Tại lớp
2
LQVT
Tranh ảnh, đồ dùng về màu sắc, bút màu.
Tại lớp
3
PTNN
Nhạc, tranh ghép, hình ảnh về trường mầm non
Tại lớp
4
MTXQ
Tranh ảnh về những ngày đầu đi học của bé, hình ảnh về ngày khai trường, nhạc
Tại lớp
5
GDAN
Nhạc, Power point trò chơi ô số, thơ.
Tại lớp
6
TDGH
Vạch mức, đường thẳng, mũ dê
Ngoài sân
7
HĐNT
Diều, xe đạp, cầu lông, bóng, dây thun, đồ chơi ngoài trời, .
Ngoài sân
8
HĐVC
Xây trường lớp mẫu giáo, tranh truyện cho trẻ xem, hình tô màu, bình tưới
Tại lớp
TUẦN 1
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC
Chủ đề: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
Chủ đề nhánh: NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ (Tuần 1)
Thực hiện từ ngày 09/09/2019 – 13/09/2019 
Tên hoạt động
Thứ Hai (14/09/2020)
Thứ Ba (15/09/2020)
Thứ Tư (16/09/2020)
Thứ Năm (17/09/2020)
Thứ Sáu (18/09/2020)
Đón trẻ, trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh.
Đón trẻ:
Đón trẻ từ tay phụ huynh
Trò chuyện với trẻ về ngày hội đến trường của bé.
Điểm danh:
 Cô cho từng tổ điểm danh xem tổ nào vắng bạn nào.
 Cô ghi vào sổ điểm danh, tên bạn vắng, và tìm hiểu lý do vắng.
 Cô thông báo tên bạn vắng trong ngày, nêu lý do vắng.
Thể dục sáng
Thở 1, tay 1, lườn 1, chân 1, bật 1.
Hoạt động
có chủ đích
HĐTH
Tô màu đu quay
(Trang 02)
PTNN
Trò chuyện về những ngày đầu tiên đi học của bé
 MTXQ
Tọa đàm về trường lớp mầm non của bé
LQVT
Phân biệt màu sắc
GDÂN
Hát vận động bài: “Em đi mẫu giáo”
TC: Lật ô số hát theo hình ảnh.
TDVĐ 
Đi nối bàn chân tiến về phía trước 
Hoạt động ngoài trời
Quan sát khuôn viên trường
Quan sát cây hoa sứ
Quan sát công việc của chú bảo vệ
Khám phá khoa học “Mặt trời in hình”
Làm vệ sinh môi trường bên ngoài lớp
Hoạt động vui chơi
 - Góc XD: Xây trường lớp mẫu giáo. (tt) 
 - Góc HT: Xem tranh kể chuyện về trường mầm non
 - Góc NT: Nặn đồ chơi, vẽ, tô màu cảnh trường của bé
 - Góc PV: Cô giáo
 - Góc thiên nhiên: Chăm sóc thiên nhiên của lớp
Vệ sinh- ăn trưa,- ngủ trưa - ăn phụ chiều.
- Tập cho trẻ rửa tay, lau mặt bằng khăn ướt.
- Vào ngồi vào bàn ăn đúng chỗ
- Ngủ trưa 
- Cho trẻ ăn phụ chiều.
Hoạt động chiều
HDTT: Rửa tay, lau mặt.
Hoạt động ngoại khóa
 Chơi trò chơi: Lộn cầu vồng
Hoạt động ngoại khóa
Vệ sinh lớp
Trả trẻ
- Chuẩn bị sửa sang quần áo, làm vệ sinh cá nhân.
- Nêu gương bé ngoan cuối ngày (Thứ 6 nêu gương cuối tuần tuyên dương và khen thưởng bé ngoan)
- Trả trẻ.
TUẦN 1
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC
Chủ đề: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
Chủ đề nhánh: NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ (Tuần 1)
Thực hiện từ ngày 14/09/ 2020 – 18/09/ 2020 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm trường mầm non mà mình đang theo học, biết yêu trường mầm non của mình, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn đồ chơi trong sân trường, chăm sóc cây xanh trong sân trường.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1/ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng: 
+ Đón trẻ:
Cô mở cửa vệ sinh lớp thông thoáng sạch sẽ.
Cô đón trẻ, nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ từ phụ huynh. Quan sát sắc mặt, thái độ của trẻ để biết tình hình sức khỏe trẻ trước khi đến lớp
Nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, các bạn, chào khách khi có khách.
Nhắc nhở trẻ cách sắp xếp giầy dép, mũ nón đúng nơi qui định. Đăng ký góc chơi
Trao đổi với phụ huynh về chủ đề trẻ đang học. 
Trò chuyện với trẻ về trường lớp mầm non.
 + Thể dục sáng: Thở 1, tay 1, lườn 1, chân 1, bật 1.
Khởi động: Từ 3 hàng dọc chuyển thành đội hình tự do, cho trẻ đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm, về đội hình 3 hàng ngang.
Trọng động:
- Thở 1: Gà gáy
- Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao (Có thể tập với cờ, nơ, gậy bóng theo nhịp hô). (2l x 2n)
N1: Bước chân trái sang ngang một bước đồng thời đưa 2 tay ra trước (lòng bàn tay sấp).
N2: Đưa 2 tay lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
N3: Như nhịp 1.
N4: Về TTCB (Sau đổi chân). 
- Lườn1: Đứng quay thân 90 độ (2l x 2n)
TTCB: Ngồi duỗi thẳng chân lưng thẳng tay dọc thân
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang 1 bước, tay chống hông.
Nhịp 2: Quay người sang trái 90o, tay chống hông hoặc tay đưa ngang lòng bàn tay ngửa.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị, sau đổi quay người sang phải.
- Chân 1: Ngồi xổm đứng lên, ngồi xuống liên tục (2l x 2n)
+ Nhịp 1: Kiểng gót chân, tay đưa cao lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 2: Về TTCB
+ Nhịp 3: Co chân phải, Như nhịp 1
+ Nhịp 4: VTTCB 
- Bật 1: Bật tại chỗ: Trẻ đứng, tay chống hông bật nhảy tại chỗ. (2l x 2n)
Hồi tĩnh: Cho trẻ thực hiện các động tác hít thở đều.
* Điểm danh:
Cô cho từng tổ điểm danh xem vắng bạn nào, sau đó tổ trưởng báo cáo lại với cô.
Cô ghi vào sổ điểm danh, tên bạn vắng và tìm lý do vắng.
Cô thông báo tên bạn vắng trong ngày, nêu lý do vắng.
* Trò chuyện và thông báo tiêu chuẩn bé ngoan:
Cô và trẻ trò chuyện họp mặt đầu tuần
Cô mời trẻ kể lại những việc đã làm vào ngày thứ bảy, chủ nhật, thông qua những việc trẻ kể cô giáo dục tư tưởng.
Cô thông báo tiêu chuẩn mà trẻ cần thực hiện trong tuần.
1. Bé đi học đều, đúng giờ.
2. Bé đi học không khóc nhè.
3. Bé tiêu tiểu đúng nơi qui định.
Trẻ cùng cô nhắc lại 3 TCBN 2-3 lần, cá nhân nhắc lại
2/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thứ hai 14/09/2020
 QUAN SÁT KHUÔN VIÊN TRƯỜNG
 Mục đích yêu cầu:
Trẻ tích cực quan sát khuôn viên trường mầm non và trò chuyện cùng với cô, biết được tên gọi, đặc điểm của trường mầm non.
Chuẩn bị: 
Nhạc bài hát: “Em yêu trường em”, sân bãi sạch sẽ, các đồ chơi như bóng, bowlling, và các đồ chơi ngoài trời.
 3. Tiến hành: 
 - Ổn định trong lớp: Cô và trẻ hát bài “Em yêu trường em”, cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động: Hôm nay trời rất đẹp cô và các con sẽ cùng ra ngoài dạo chơi, quan sát khuôn viên trường, chơi TCVĐ chuyền bóng qua đầu qua chân. Cô nhắc nhở trẻ ý thức khi dạo chơi. Kiểm tra sức khỏe, quần áo, giày dép trước khi ra sân. Trước khi ra ngoài trời cô tắt điện, tắt quạt trong lớp.
 - Đưa trẻ đi dạo chơi vừa đi dạo vừa hát bài “Khúc hát dạo chơi”
Hoạt động 1: Quan sát khuôn viên trường
+ Các con thấy sân trường mình như thế nào?
+ Sân trường có những đặc điểm gì?
+ Con thích nhất nơi nào trong khuôn viên trường của mình? Vì sao?
Cô giới thiệu từng nơi cho trẻ xem và đặc câu hỏi, trò chuyện khuyến khích trẻ phát biểu và đặt câu hỏi cho cô.
Giáo dục trẻ biết yêu trường, không xả rác trong sân trường, biết chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường.
Hoạt động 2: Cho trẻ chơi TCVĐ: “Chuyền bóng qua đầu qua chân”
+ Luật chơi: Đội nào xong trước là thắng cuộc. 
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, trẻ nọ cách trẻ kia 0,3-0,4 m. Khi có hiệu lệch “bắt đầu”. Trẻ đầu tiên cầm lấy quả bóng rồi chuyền bóng qua đầu cho bạn đứng sau và bạn đứng sau nhận bóng và chuyền xuống chân và chuyển tiếp cho đến hết. Trẻ cuối cùng lấy bóng dùng 2 tay cầm bóng và chạy đứng lên phía đầu hàng.
Cho trẻ chơi vài lần.
Hoạt động 3: Trẻ chơi tự do.
Cho trẻ chơi tự do.
- Cô bao quát cháu khi chơi.
- Báo sắp hết giờ.
- Tập trung trẻ và nhận xét buổi hoạt động.
- Nhắc cháu đi vệ sinh, rửa tay chân sạch sẽ trước khi vào lớp.
Kết thúc.
Thứ ba 15/09/2020
QUAN SÁT CÂY HOA SỨ
 1. Mục đích yêu cầu: 
 - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô, biết được lợi ích của hoa, chơi được các trò chơi 
. Chuẩn bị:
Nhạc bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”, cây hoa sứ, trò chơi, sân bãi sạch sẽ, các đồ chơi như bóng, bolling, và các đồ chơi ngoài trời.
 3. Tiến hành: 
- Ổn định trong lớp: Cô và trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”, cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động: Hôm nay trời rất đẹp cô và các con sẽ cùng ra ngoài dạo chơi, quan sát cây hoa sứ, chơi TCVĐ “Bịt mắt bắt dê”. Cô nhắc nhở trẻ ý thức khi dạo chơi. Kiểm tra sức khỏe, quần áo, giày dép trước khi ra sân. Trước khi ra ngoài trời cô tắt điện, tắt quạt trong lớp.
 - Đưa trẻ đi dạo chơi vừa đi dạo vừa hát bài “Khúc hát dạo chơi”
Hoạt động1: Quan sát cây hoa sứ
Các con có biết cây này là cây gì không?
Hoa sứ có mấy phần? 
Gồm những phần nào?
Hoa sứ này có màu gì?
Thân cây như thế nào?
Lá cây ra sao? Có màu gì?
Rễ cây thì như thế nào?
Ngoài màu này ra thì hoa sứ còn có những màu nào nữa?
*Giáo dục trẻ biết yêu hoa, cây xanh, biết chăm sóc cây tươi tốt. 
Hoạt động 2: Chơi TCVĐ “Bịt mắt bắt dê”.
 - Luật chơi: Nếu bị dê bắt là người thua cuộc.
- Cách chơi: Cô cho 3 trẻ làm dê và 1 trẻ làm người bắt dê. Người đi bắt dê bị bịt mắt lại. các chú dê vừa đi vừa kêu be be  để người bắt xác định được hướng dê.
- Tiến hành cho trẻ chơi vài lần
- Cô bao quát, nhắc nhở cháu chơi không xô đẩy.
Hoạt động 3: Chơi tự do
Cho trẻ chơi tự do các đồ chơi ngoài trời.
Cô bao quát trẻ khi chơi.
Báo sắp hết giờ.
Tập trung trẻ và nhận xét buổi hoạt động.
- Nhắc trẻ đi vệ sinh, rửa tay chân sạch sẽ trước khi vào lớp.
4. Kết thúc.
Thứ tư 16/09/2020
 QUAN SÁT CÔNG VIỆC CỦA CHÚ BẢO VỆ
Mục đích yêu cầu: 
Trẻ biết được hình dáng, trang phục, công việc hằng ngày của chú bảo vệ, biết chơi trò chơi bắt vịt trên cạn.
 2. Chuẩn bị: 
Đĩa bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”, sân bãi sạch sẽ, các đồ chơi như bóng, bolling...và các đồ chơi ngoài trời.
 3. Tiến hành: 
- Ổn định trong lớp: Cô và trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”, cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động: Hôm nay trời rất đẹp cô và các con sẽ cùng ra ngoài dạo chơi, quan sát công việc của chú bảo vệ, chơi TCVĐ: “Bắt vịt trên cạn”. Cô nhắc nhở trẻ ý thức khi dạo chơi. Kiểm tra sức khỏe, quần áo, giày dép trước khi ra sân. Trước khi ra ngoài trời cô tắt điện, tắt quạt trong lớp.
 - Đưa trẻ đi dạo chơi vừa đi dạo vừa hát bài “Khúc hát dạo chơi”
Hoạt động 1: Quan sát công việc của chú bảo vệ
Hôm nay cô và các con cùng nhau xem chú bảo vệ làm những công việc gì nha!
Cô và trẻ đến quan sát công việc của chú bảo vệ. 
Trò chuyện với chú bảo vệ 
Cô khuyến khích trẻ trò chuyện, cho trẻ đặt câu hỏi với chú bảo vệ.
* Giáo dục trẻ biết quý trọng chú bảo vệ, biết chào hỏi khi gặp chú, biết giúp đỡ những việc nhỏ.
 Hoạt động 2: TCVĐ: “Bắt vịt trên cạn”
 + Luật chơi: Các con vịt không được ra khỏi hàng rào, ai bắt được vịt là người thắng cuộc.
 + Cách chơi: Cho trẻ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn làm hàng rào nhốt vịt. Hai trẻ làm người đi bắt vịt phải bịt kín bằng khăn, hai trẻ làm vịt đứng ở trong vòng tròn kêu “cạc, cạc”. Khi có lệnh chơi người bắt vịt chú ý lắng nghe định hướng tiếng kêu để bắt vịt, hai trẻ làm vịt không được ra khỏi hàng rào. Ai bắt được vịt thì được cô và các bạn vỗ tay khen, vịt bị bắt thì phải đóng vai người đi bắt vịt
Hoạt động 3: Cho trẻ chơi tự do
Cho trẻ chơi tự do theo các nhóm
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Kéo cưa lừa xẻ”
Cô báo quát các cháu chơi
Báo sắp hết giờ
Cô nhận xét từng nhóm chơi: Thu dọn đồ dùng đồ chơi, nhắc các cháu đi vệ sinh và rửa tay sạch sẽ nhắc các cháu vặn nhỏ nước khi làm vệ sinh và vào lớp
Kết thúc.
Thứ năm 17/09/2020
 KHÁM PHÁ KHOA HỌC: “MẶT TRỜI IN HÌNH”
 1. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết được nội dung buổi thử nghiệm ngoài trời, thích thú với hoạt động. 
2. Chuẩn bị: 
Giấy tối màu (loại giấy mỏng dễ bị phai màu)
Một số đồ vật như: vỏ hộp sữa, hộp giấy, đồ dùng - đồ chơi có hình dạng khác nhau.
Sân bãi sạch sẽ, các đồ chơi như bóng, bowling, và các đồ chơi ngoài trời
3. Tiến hành: 
 - Ổn định trong lớp: Cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở trẻ ý thức khi dạo chơi
 - Kiểm tra sức khỏe, quần áo, giầy dép trước khi ra sân. 
 - Hôm nay cô sẽ cho các con thử nghiệm với ánh nắng mặt trời, chơi trò chơi vận động lăn bóng, sau đó chơi tự do.
 - Trước khi ra ngoài trời cô tắt diện, tắt quạt trong lớp.
- Cô cho cháu dạo quanh sân trường.
- Cô và trẻ cùng dạo chơi, vừa đi vừa hát: “Khúc hát dạo chơi” 
Hoạt động 1: Khám phá khoa học “Mặt trời in hình”
Cô và trẻ cùng thảo luận về tên gọi, hình dạng và kích thước các đồ vật cô đã chuẩn bị sẵn.
Cô yêu cầu từng trẻ chọn 1 vài đồ vật và đặt chúng trên những mảnh giấy tối màu. Khuyến khích trẻ dự đoán xem điều gì xảy ra đối với giấy màu khi nó được đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Đặt những đồ vật trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Sau một thời gian cho trẻ lấy đồ vật ra và khám phá xem điều gì đã xảy ra với những mảnh giấy. 
Cô và trẻ cùng thảo luận tại sao các hình dạng của các đồ vật vẫn còn trên giấy ngay cả khi đã bỏ các đồ vật ra.
Cho trẻ so sánh kết quả với dự đoán của mình.
 *Giáo dục trẻ biết tránh nắng, biết mặc trang phục khi ra nắng.
Hoạt động 2: TCVĐ: “Lăn bóng”
+ Luật chơi: 
Lăn thẳng hướng, bóng phải chui qua khe chân của các bạn. Hàng nào lăn bóng xong nhanh hơn là thắng cuộc.
 + Cách chơi:
Chia trẻ thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc, trẻ nọ cách trẻ kia 0.5m. Trẻ đứng theo tư thế chân rộng hơn vai thân người hơi cúi xuống hai tay chống đùi. Trẻ đứng trên cầm bóng, trẻ đứng cuối cùng buông xuôi tay chuẩn bị bắt bóng. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ đứng trên lăn bóng qua khe chân của các bạn, trẻ cuối hàng nhận bóng rồi cầm bóng nhảy lò cò lên phía trước và tiếp tục lăn bóng.
Tiến hành cho cháu chơi vài lần
Hoạt động 3: Cho trẻ chơi tự do
Cho trẻ chơi tự do theo các nhóm
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”
Cô báo quát các cháu chơi
Báo sắp hết giờ
Cô nhận xét từng nhóm chơi: Thu dọn đồ dùng đồ chơi, nhắc các cháu đi vệ sinh và rửa tay sạch sẽ nhắc các cháu vặn nhỏ nước khi làm vệ sinh và vào lớp
Kết thúc.
Thứ sáu 18/09/2020
 LÀM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI LỚP 
1. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết vệ sinh môi trường là một hoạt động hữu ích, tích cực lao động cùng cô.
2. Chuẩn bị: 
Dụng cụ lao động phù hợp với trẻ (an toàn với trẻ) và dụng cụ của cô, đồ chơi
3. Tiến hành: 
 - Ổn định trong lớp: Cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở trẻ ý thức khi lao động
 - Kiểm tra sức khỏe, quần áo, giày dép trước khi ra sân. 
 - Hôm nay là ngày cuối tuần, cô và các con sẽ cùng nhau dọn dẹp vệ sinh môi trường bên ngoài lớp, chơi trò chơi vận động lăn bóng, sau đó chơi tự do.
- Trước khi ra ngoài trời cô tắt diện, tắt quạt trong lớp.
- Cô cho cháu dạo quanh sân trường
- Cô và trẻ cùng dạo chơi, vừa đi vừa hát: “Khúc hát dạo chơi” 
Hoạt động 1: Làm vệ sinh môi trường bên ngoài lớp
Cho trẻ tập trung 3 tổ trước sân trường.
Trò chuyện với trẻ về lợi ích vệ sinh môi trường ngoài lớp
 *Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.
Phân công công việc cho 3 tổ:
+ Tổ màu đỏ: Chăm sóc góc thiên nhiên (cây xanh, hoa) của lớp
+ Tổ màu xanh: Nhổ cỏ, nhặt rác
+ Tổ màu vàng: Chà rửa vách tường, kệ để dép, bồn rửa tay 
Trước khi lao động cô dặn trẻ không dụi tay lên mặt, lên mắt.
Cô lao động cùng trẻ, đồng thời quan sát, xử lý tình huống, hướng dẫn, khuyến khích cổ vũ trẻ hăng say lao động.
 - Sau khi làm xong, cô cho trẻ tự nhận xét thành quả của nhóm, lớp
 - Cô tuyên dương lớp.
Hoạt động 2: TCVĐ “Lăn bóng”
 + Luật chơi: 
Lăn thẳng hướng, bóng phải chui qua khe chân của các bạn. Hàng nào lăn bóng xong nhanh hơn là thắng cuộc.
 + Cách chơi:
Chia trẻ thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc, trẻ nọ cách trẻ kia 0.5m. Trẻ đứng theo tư thế chân rộng hơn vai thân người hơi cúi xuống hai tay chống đùi. Trẻ đứng trên cầm bnóng, trẻ đứng cuối cùng buông xuôi tay chuẩn bị bắt bóng. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ đứng trên lăn bóng qua khe chân của các bạn, trẻ cuối hàng nhận bóng rồi cầm bóng nhảy lò cò lên phía trước và tiếp tục lăn bóng.
Tiến hành cho cháu chơi vài lần
Hoạt động 3: Cho trẻ chơi tự do
Cho trẻ chơi tự do theo các nhóm
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây”
Cô báo quát các cháu chơi
Báo sắp hết giờ
Cô nhận xét từng nhóm chơi: Thu dọn đồ dùng đồ chơi, nhắc các cháu đi vệ sinh và rửa tay sạch sẽ bằng xà phồng nhắc các cháu vặn nhỏ nước khi làm vệ sinh và vào lớp.
 4. Kết thúc.
 3/ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
NỘI DUNG:
 - Góc XD: Xây trường lớp mẫu giáo. (tt) 
 - Góc HT: Xem tranh kể chuyện về trường mầm non
 - Góc NT: Nặn đồ chơi, vẽ, tô màu cảnh trường của bé
 - Góc PV: Cô giáo
 - Góc thiên nhiên: Chăm sóc thiên nhiên của lớp
 Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu lẻ để xây trường lớp mẫu giáo.
2. Chuẩn bị: Cổng, hàng rào, cây xanh, Giấy vẽ, bút chì màu, hũ râu câu, các loại hoa, đất, bình tướiTranh về trường mầm non
3. Tiến hành: 
- Hát vận động: “Cháu đi Mẫu giáo”
- Cô đàm thoại:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát nói đến các con đi đâu?
+ Các con ai cũng yêu quí trường lớp của mình.
+ Đến trường ngoài cô giáo và các bạn các con biết những ai nữa?
+ Cho trẻ kể: 
Vậy hôm nay cô cho các con chơi phân vai cô giáo, xây trường mẫu giáo, xem tranh, cắt dán tô màu trường MN, trồng nhiều hoa
Giới thiệu nội dung buổi hoạt động và các góc chơi.
Cho cháu vào góc chơi.
Góc xây dựng: Xây trường lớp mẫu giáo
Trẻ tự phân công việc cho từng người, biết nội dung xây, phân chia bố cục hợp lý, hài hòa đẹp mắt.
Tổ chức xây cho trẻ xây trường mẫu giáo, có các loại đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị sẵn.
Góc Phân vai: Cô giáo
Trẻ tự phân công việc cho từng người, biết nội dung chơi cô giáo làm gì trong một ngày. 
Góc học tập: Xem tranh kể chuyện về trường mầm non
Trẻ biết giở xem tranh, hiểu nội dung trong tranh, kể chuyện theo nhân vật trong tranh.
Góc nghệ thuật: Nặn đồ chơi, vẽ, tô màu cảnh trường của bé
Trẻ biết dùng bút chì để vẽ. Tô màu tranh các bạn theo yêu cầu của cô, biết phối hợp màu tô, tô đều, đẹp không lem ra ngoài. 
Góc thiên nhiên: Chăm sóc thiên nhiên của lớp.
- Cô cho trẻ dùng bình tưới nước dể tưới cây góc thiên nhiên.
- Cô giáo dục trẻ biết nhẹ nhàng, không nói chuyện trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi.
- Cô cho trẻ vào các góc chơi. 
- Cô bao quát trẻ chơi ở các góc.
- Cô thông báo sắp hết giờ. Cô đến nhận xét tuyên dương từng góc. Trẻ dọn dẹp đồ chơi vào đúng nơi quy định.
4. Kết thúc.
4/ VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA - ĂN PHỤ CHIỀU:
- Vệ sinh: Cho trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn thao tác rửa tay, lau mặt, trẻ xếp hàng lần lượt các thao tác. Lần lượt thực hiện các thao tác rửa tay, lau mặt bằng khăn ướt
- Ăn trưa: Cô giới 

File đính kèm:

  • doclop 3 tuoi_12919282.doc
Giáo Án Liên Quan