Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Yên Đức

MT2: Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh:

- Trẻ thực hiện được đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.

 

docx14 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non - Năm học 2021-2022 - Trường Mầm non Yên Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian thực hiện (4 tuần): từ ngày 06/09/2021 đến ngày 01/10/2021
(Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi C1)
Năm học 2021 - 2022
Trường Mầm non Yên Đức
Mục tiêu giáo dục trong chủ đề
Nội dung giáo dục 
trong chủ đề
Dự kiến các hoạt động giáo dục
Lĩnh vực phát triển thể chất
MT2: Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh:
- Trẻ thực hiện được đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
- Động tác hô hấp:
+ Hít vào thật sâu, thở ra từ từ.
+ Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực bằng các động tác: 2 tay dang ngang, đưa tay ra phía trước lên cao.
+ Thở ra từ từ thu hẹp lồng ngực bằng động tác: Hai tay thả xuôi xuống, đưa tay ra trước bắt chéo trước ngực.
+ Hít vào, thở ra kết hợp với sử dụng đồ vật (dải lụa, sợi len...) Hoặc bắt chước tiếng kêu của động vật, đồ vật ( gà gáy, còi ủ...)
- Các động tác phát triển cơ tay và bả vai: 
+ Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang hai bên
+ Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao.
+ Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao
+ Hai tay đánh chéo nhau về phía trước và ra sau
+ Từng tay đưa lên cao, hai tay dang ngang
- Các động tác phát triển cơ lưng, bụng, lườn: 
+ Đứng cúi về phía trước
+ Đứng nghiêng người sang hai bên
+ Đứng quay người sang hai bên
+ Đứng cúi về trước, ngả người ra sau.
+ Đứng quay người sang hai bên, kết hợp tay đưa cao hoạc sau gáy.
- Các động tác phát triển cơ chân 
+ Bước lên phía trước, bước sang ngang	
+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
+ Co duỗi chân
+ Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối.
+ Đứng, một chân đưa lên trước, ra sau, sang ngang, khuỵu gối..
+ Đứng một chân, nâng cao gập gối.
+ Bật tách chụm chân tại chỗ
+ Bật tiến về trước, lùi lại sang hai bên.
HĐ thể dục sáng: Yêu cầu trẻ tập đúng các động tác bài tập phát triển chung thể dục sáng
Động tác hô hấp: Thổi nơ bay
Động tác Tay: Từng tay đưa lên cao, hai tay dang ngang
Động tác Chân: Đứng một chân, nâng cao gập gối.
Động tác Bụng: Đứng quay người sang hai bên, kết hợp tay đưa cao hoạc sau gáy.
Động tác Bật: Bật tiến về trước, lùi lại sang hai bên.
Động tác Hô hấp: Còi tàu kêu tu tu
Động tác Tay: Hai tay đánh chéo nhau về phía trước và ra sau
Động tác Chân: Đứng, một chân đưa lên trước, ra sau, sang ngang, khuỵu gối.
Động tác Bụng :Đứng cúi về trước, ngả người ra sau.
Động tác Bật: Bật tách chụm chân tại chỗ
Động tác Hô hấp: Thổi bóng bay
Động tác Tay: Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao
 Động tác Chân: Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối.
Động tác Bụng: Đứng quay người sang hai bên
Động tác Bật: Bật tách chụm chân tại chỗ
Động tác hô hấp: Gà gáy ò ó o
Động tác Tay: Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao.
Động tác Chân: Co duỗi chân
Động tác Bụng: Đứng nghiêng người sang hai bên
Động tác Bật: Bật tại chỗ.
MT 3:Trẻ thể hiện kĩ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động
+ Đi kiễng gót.
-HĐ học: Đi khiễng gót, Bật tiến về phía trước
- HĐ chơi: Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”, “Bắt chước tạo dáng”
MT 5: Trẻ có khả năng thực hiện các vận động
+ Lăn bóng cho cô
- HĐ học: Lăn bóng cho cô bằng hai tay.
- HĐ chơi: Trò chơi: Cáo ơi ngủ à, Ô tô và chim sẻ”
MT 4: Trẻ có kỹ năng thực hiện được vận động bật, nhảy bằng hai chân, chạm đất và giữ được thăng bằng cơ thể thi bật nhảy.
+Bật nhảy tại chỗ
-HĐ học : Bật nhảy tại chỗ
- HĐ chơi: Trò chơi “ Ném qua dây”
- MT13: Trẻ nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh.
- Nhận biết một số thực phẩm quen thuộc: Thịt cá, trứng, sữa, rau
HĐăn: Trong giờ ăn cô giáo dục trẻ biết một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn hàng ngày.
- MT17:Trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách 
- Làm quen cách đánh răng
- Tập rửa tay bằng xà phòng
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
- Hoạt động sáng cô giáo dục trẻ cách đánh răng
-Hoạt động ăn trưa giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng
MT16:Trẻ thực hiện được một số việc đơn giản 
- Rửa tay, lau mặt, súc miệng.
- Tháo tất, cởi quần, áo
HĐ ăn: Lồng ghép giáo dục trẻ biết rửa tay sạch sẽ, biết lao động tự phục vụ cho bản thân trẻ
Phát triển nhận thức
MT 34: Trẻ biết đếm, nói kết quả đếm, nhận ra 1 và nhiều 
- Đếm trên cùng đối tượng 
( Đồ dùng, đồ chơi) và nói kết quả đếm.
- Trẻ biết đếm 1 và nhiều.
- HĐ học: Đếm 1 và nhiều..
HĐ chơi, lao động tự phục vụ: Yêu cầu trẻ lấy cất đồ chơi, đồ dùng và làm một số việc tự phục vụ theo theo yêu cầu. 
+ Trẻ chơi “ Tìm bạn thân” “ cái gì biến mất”
MT 51: Trẻ biết được một số lễ hội và danh lam, thắng cảnh
- Kể tên một số lễ hội: Ngày khai giảng, Tết trung thu...
- Kể tên một vài danh lam, thắng cảnh ở địa phương.
-HĐ học: Trò chuyện về ngày tết trung thu
HĐ chơi, lao động tự phục vụ: Yêu cầu trẻ lấy cất đồ chơi, đồ dùng và làm một số việc tự phục vụ theo theo yêu cầu. 
MT 47: Trẻ nói được tên trường/ lớp, cô giáo, bạn, đồ chơi, đồ dùng trong lớp.
- Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo.
- Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường
-HĐ học: Quan sát trò chuyện về lớp học của bé
-HĐ chơi: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
Phát triển ngôn ngữ
MT 58: Trẻ biết đọc thuộc bài thơ theo hướng dẫn của cô.
- Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao..
- HĐ học: Thơ “ Bạn mới, Trăng sáng”
- HĐ chơi: Trẻ chơi ở góc sách truyện, kể chuyện đọc thơ về chủ đề “ Trường mầm non”.
MT 52: Trẻ nghe và làm theo yêu cầu đơn giản 
- Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.
- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản.
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
- HĐ học: Cô yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ : "Chiếc đèn ông sao”
MT 60: Trẻ có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện
- Xem tranh minh họa và gọi tên nhân vật.
- Kể chuyện theo tranh vẽ. 
- Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được;
- HĐ học: Kể chuyện “Thỏ trắng đi học”
- HĐ chơi: Trẻ chơi ở góc sách truyện, góc tạo hình kể chuyện vẽ tranh về các bạn trong lớp
 Phát triển tình cảm kỹ năng- xã hội
MT 74: Trẻ biết được một số hành vi và quy tắc ứng xửxã hội
- Một số quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ).
- Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn).Chờ đến lượt
- Yêu mến bố, mẹ, anh, chị, em ruột.
- Nhận biết hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”.
HĐ sáng: Đón trẻ: trẻ biết một số quy định ở lớp, biết chào cô chào bố mẹ.
-HĐ chơi: Yêu cầu trẻ tự lấy đồ dùng đồ chơi theo ý thích của trẻ, trẻ biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi.
Trẻ chơi ở các góc : góc phân vai, góc học tập, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên
- HĐ học: Giáo dục trẻ đoàn kết cùng bạn khi tham gia hoạt động 
MT 82: Trẻ thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường, lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
- Thực hành và luyện tập một số hành vi ứng xử với bạn, và người lớn 
- Lễ phép với ngườn lớn.
- Trò chuyện về những hành vi, chơi thân thiện với bạn bè và giữ vệ sinh trong lớp.
- HĐ sáng: Đón trẻ vào lớp trẻ biết chào cô chào bố mẹ khi tơi lớp.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, biết chia sẻ đồ chơi với bạn
Phát triển thẩm mỹ
MT 91: Trẻ có một sô kỹ năng trong hoạt động âm nhạc .
- Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc.
- HĐ học: Dạy hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”, “ Vui đến trường” 
- HĐ chơi; Trò chơi “Ô cửa bí mật” “ Ai đang hát”
MT 94: Thích hát ,nghe hát ,nghe nhạc 
- Nghe các bài hát, bản nhạc thiếu nhi, dân ca
- HĐ học: Nghe hát “ Chiếc đèn ông sao”
- HĐ chơi : Trò chơi “ Ai đang hát”
MT 96: Trẻ yêu thích cái đẹp và thể hiện được cảm xúc, tình cảm qua các sản phẩm vẽ, nặn, cắt dán và qua các bài hát, múa vận động
- Làm hoa, cây đồ chơi,...trang trí lớp.
- Chơi các trò chơi âm nhạc.
- Hát, múa, vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc.
- HĐ học: Dạy vận động “ Vui đến trường”
- Nghe hát: Em yêu trường em.
MT98a: Trẻ có kỹ năng tô màu để hoàn thiện sản phẩm
- Trẻ tô màu sản phẩm
- HĐ học: Tô màu đèn ông sao 
HĐ chơi: Trẻ chơi ở góc tạo hình trẻ tô màu về trường mầm non.
MT 98: Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản
- Vẽ các nét thẳng, nét xiên, ngang.
- Xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản.
- Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối.
- Sử dụng một số kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách để tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.
- HĐ học: Nặn viên gạch
HĐ chơi: Trẻ chơi ở góc tạo hình.
MT98a: Trẻ có kỹ năng hoàn thiện sản phẩm
- Trẻ tạo ra sản phẩm
- HĐ học: Làm bánh trung thu
MT 98: Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản
- Vẽ các nét thẳng, nét xiên, ngang.
- Xé theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản.
- Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối. 
- Sử dụng một số kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách để tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.
- HĐ học: Vẽ bút chì
HĐ chơi: trò chơi ở góc học tập.
MT98b: Trẻ có kỹ năng tô màu để hoàn thiện sản phẩm
- Trẻ tô màu sản phẩm
- HĐ học: Tô màu đèn ông sao 
HĐ chơi: Trẻ chơi ở góc tạo hình trẻ tô màu về trường mầm non.
d, Dự kiến môi trường giáo dục
- Môi trường trong lớp học: 
+ Tranh ảnh, sách truyện, thơ, đồng dao về chủ đề trường mầm non
+ Tổ chức cho trẻ hoạt động 5 góc chơi: Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc học tập, góc thiên nhiên.
+ Đồ dùng đồ chơi: Sách truyện, tranh ảnh, đồ dùng học tập, sách, tranh thơ, tranh truyện, đàn oocgan, máy chiếu,đất nặn, bóng, bút màu, mũ chóp kín
+ Nguyên vật liệu: cây xanh, bìa cát tông
- Môi trường ngoài lớp học:
+ Góc thiên nhiên, sân chơi, đồ chơi ngoài trời
+ Bình tưới cây
e, Xác định mục tiêu chưa đạt và nội dung chưa thực hiện được cùng nguyên nhân trong quá trình thực hiện chủ đề cần tiếp tục thực hiện ở chủ đề sau.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 01
Chủ đề nhánh 1: Trường mầm non thân yêu.
Chủ đề: Trường mầm non
Thời gian thực hiện: Từ ngày 06/ 09/2021 đến ngày 10/09 /2021
Thứ
Thời điểm
Thứ 2
06/09
Thứ 3
07/09
Thứ 4
08/09
Thứ 5
9/09
Thứ 6
10/09
Đón trẻ, chơi, thể dục 
sáng.
- Đón trẻ: Trò chuyện về bạn mới; cảm xúc của trẻ về trường mầm non thân yêu.
- Chơi với các đồ chơi trong lớp
- Thể dục buổi sáng: 
Động tác hô hấp: Thổi nơ bay.
Động tác Tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang hai bên
Động tác Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang
Động tác Bụng: Đứng cúi về phía trước
Động tác Bật: Bật tiến về phía trước
- Tập theo cô và tập với bài hát “Vui đến trường” 
- Điểm danh.
Hoạt động học
Thể Dục
VĐCB: Lăn bóng cho cô bằng 2 tay.
TCVĐ: Cáo ơi ngủ à.
KPKH
Trò chuyện về trường mầm non thân yêu của bé
Văn Học
Thơ: “Bạn mới” 
Âm nhạc
Dạy hát : “Trường chúng cháu là trường mầm non” (NDTT)
TCAN “Ô cửa bí mật” (NDKH)
Tạo hình
Tô màu bập bênh
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Chơi đóng vai lớp học. Cô giáo và học sinh.
- Góc xây dựng: Trẻ phối hợp các loại đồ chơi, vật liệu chơi, các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm như: Khu trường học của bé. Hàng rào.
- Góc nghệ thuật: Phối hợp các kỹ năng tạo ra sản phẩm để tô màu trường mầm non (tô cẩn thận khéo léo không chờm màu ra ngoài...)
- Góc học tập: Xem sách tranh về ngày trường mầm non.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.
Hoạt động ngoài trời
* Hoạt động có mục đích:
- Quan sát khuôn viên trường học.
* Trò chơi vận động: “Kết bạn”, “chim bay cò bay”
- Chơi các trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng.
* Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời(Cầu trượt, xích đu, đu quay...).
- Vẽ tự do trên sân.
Ăn chính, ngủ, ăn phụ
* Hoạt động ăn:
- Trẻ biết một số thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn ( rửa tay, rửa mặt).
- Trẻ biết mời cô mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kĩ. Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. 
- Trẻ biết kể tên một số món ăn hằng ngày. Biết thực phẩm giàu chất đạm, vitamin.
- Biêt một số thói quen văn minh, lịch sự trong ăn uống như: Ho, hắt hơi phải che miệng, không nói chuyện khi ăn
* Hoạt động ngủ:
- Trẻ có thói quen ngủ đúng giờ giấc, ngủ sâu, ngon giấc.
* Hoạt động ăn phụ:
- Trẻ vận động nhẹ nhàng sau khi ngủ dạy tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất của trẻ.
Chơi, hoạt động theo ý thích.
- Ôn kiến thức đã học buổi sáng.
- Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Giáo dục BVMT,KNS,ATGT
- Sắp xếp đồ chơi gọn gàng.
Trả trẻ
- Biểu diễn văn nghệ. Nêu gương cuối ngày, cuối tuân:
- Cho trẻ các thao tác vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
- Trẻ lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Biết lễ phép chào cô, chào bạn khi ra về.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 02
Chủ đề nhánh 2: Đồ dùng đồ chơi của bé.
Chủ đề: Trường mầm non.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 13/ 09/2021 đến ngày 17/09 /2021
Thứ
Thời điểm
Thứ 2
13/09
Thứ 3
14/09
Thứ 4
15/09
Thứ 5
16/09
Thứ 6
17/09
Đón trẻ, 
chơi, thể dục sáng.
- Đón trẻ: Trò chuyện về lớp học; về đồ dùng đồ chơi của bé
- Chơi với các đồ chơi trong lớp
- Thể dục buổi sáng: 
Động tác hô hấp: Thổi nơ bay.
Động tác Tay: Hai taydang ngang hai bên, đưa lên cao, dang ngang .
Động tác Chân: Bước lên phía trước khụy gối
Động tác Bụng: Đứng cúi về phía trước
Động tác Bật: Bật tiến về phía trước
- Tập theo cô và tập với bài hát “ Em đi mẫu giáo” 
- Điểm danh
Hoạt động học
Thể dục
VĐCB: Đi kiễng gót
TCVĐ: Thi xem ai nhanh
Toán
Đếm một và nhiều.
Văn học
Truyện “ Thỏ trắng đi học”
Âm nhạc:
 Dạy hát: Vui đến trường
TCÂN: Ô cửa bí mật
Tạo hình:
Vẽ bút chì
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Chơi đóng vai lớp học, các bạn trong lớp học
- Góc xây dựng: trẻ phối hợp các loại đồ chơi, chơi đồ chơi sáng tạo, vật liệu chơi, các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm như: ngôi nhà, hàng rào, vườn cây, khu vui chơi.
- Góc nghệ thuật: hát, múa, vận động theo nhạc về những bài hát về trường, lớp.
- Góc học tập: chơi với giấy màu, tô màu về đồ dùng đồ chơi ở lớp bé
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh	
Hoạt động ngoài trời
* Hoạt động có chủ đích:
- Dạo quanh sân trường: Quan sát, trò chuyệnđồ dùng đồ chơi của bé
* Trò chơi vận động: 
Ai giỏi nhất, mèo đuổi chuột
* Chơi tự do:
- Vẽ tự do trên sân.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.( Xích đu, cầu trượt, đu quay...)
Ăn chính, ngủ, ăn phụ
* Hoạt động ăn:
- Trẻ biết một số thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn ( rửa tay, rửa mặt).
- Trẻ biết mời cô mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kĩ. Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. 
- Trẻ biết kể tên một số món ăn hằng ngày. Biết thực phẩm giàu chất đạm, vitamin.
- Biêt một số thói quen văn minh, lịch sự trong ăn uống như: Ho, hắt hơi phải che miệng, không nói chuyện khi ăn
* Hoạt động ngủ:
- Trẻ có thói quen ngủ đúng giờ giấc, ngủ sâu, ngon giấc.
* Hoạt động ăn phụ:
- Trẻ vận động nhẹ nhàng sau khi ngủ dạy tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất của trẻ
Chơi, hoạt động theo ý thích.
- Ôn kiến thức đã học buổi sáng
- Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Giáo dục BVMT,KNS,ATGT
- Bổ sung những hoạt động hàng ngày cho trẻ yếu.
- Sắp xếp đồ chơi gọn gàng.
Trả trẻ
- Biểu diễn văn nghệ. 
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuân:
- Cho trẻ các thao tác vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
- Trẻ lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Biết lễ phép chào cô, chào bạn khi ra về.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 03
Chủ đề nhánh 03: Tết trung thu
Chủ đề: Trường mầm non
Thời gian thực hiện: Từ ngày 20/ 09/2021 đến ngày 24/09/2021
Thứ
Thời điểm
Thứ 2
20/09
Thứ 3
21/09
Thứ 4
22/09
Thứ 5
23/09
Thứ 6
24/09
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng.
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trò chuyện cùng trẻ về lớp học của bé
- Hướng trẻ chơi với đồ chơi ở các góc theo ý thích.
- Thể dục sáng:
Động tác Hô hấp: Gà gáy ò ó o.
Động tác Tay: Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao.
Động tác Chân: Ngồi xổm, đứng lên
Động tác Bụng :Đứng nghiêng người sang hai bên.
Động tác Bật: Bật tại chỗ.
- Tập kết hợp với bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Điểm danh:
Hoạt động học
Thể Dục:
VĐCB:Bật tiến về phía trước
TCVĐ:Bắt chước tạo dáng
Toán
Nhận biết phía trên, phía dưới. trước, sau của bản thân.
Văn Học
 Thơ: “Trăng sáng” 
Âm nhạc.
Nghe hát : Chiếc đèn ông sao” (NDTT)
TCAN “ Ai đang hát” (NDKH)
Tao hình
Làm bánh trung thu
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Chơi đóng vai gia đình, cô giáo, người bán hàng
- Góc xây dựng: Trẻ phối hợp các loại đồ chơi, vật liệu chơi, các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm như: ngôi nhà, hàng rào, vườn cây, khu vui chơi.
- Góc nghệ thuật: Tô màu đồ dùng, đồ chơi
- Góc học tập: Chơi lô tô về các loại đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh	
Hoạt động
ngoàitrời
* Hoạt động có mục đích:
- Quan sát, trò chuyện về lớp học của bé
* Trò chơi vận động: “Kết bạn, cáo ơi ngủ à” 
- Chơi các trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê.
* Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời(Cầu trượt, xích đu, đu quay...).
Ăn chính, ngủ, ăn phụ
* Hoạt động ăn:
- Trẻ biết một số thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn ( rửa tay, rửa mặt).
- Trẻ biết mời cô mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kĩ. Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. 
- Trẻ biết kể tên một số món ăn hằng ngày. Biết thực phẩm giàu chất đạm, vitamin.
- Biết một số thói quen văn minh, lịch sự trong ăn uống như: Ho, hắt hơi phải che miệng, không nói chuyện khi ăn
* Hoạt động ăn phụ:
- Trẻ vận động nhẹ nhàng sau khi ngủ dạy tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất của trẻ
Chơi, hoạt đông theo ý thích.
- Ôn kiến thức đã học buổi sáng
- Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Giáo dục BVMT,KNS,ATGT
- Sắp xếp đồ chơi gọn gàng.
Trả trẻ
- Biểu diễn văn nghệ. Nêu gương cuối ngày, cuối tuân:
- Cho trẻ các thao tác vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
- Trẻ lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Biết lễ phép chào cô, chào bạn khi ra về.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 04
Chủ đề nhánh 4: Lớp học của bé
Chủ đề: Trường mầm non
Thời gian thực hiện: Từ ngày 27/ 09/2021 đến ngày 01/10 /2021
Thứ
Thời điểm
Thứ 2
27/09
Thứ 3
28/09
Thứ 4
29/09
Thứ 5
30/09
Thứ 6
01/10
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng.
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trò chuyện cùng trẻ về ngày tết Trung thu
- Hướng trẻ chơi với đồ chơi ở các góc theo ý thích.
- Thể dục sáng:
Động tác Hô hấp: Thổi nơ bay
Động tác Tay: Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
Động tác chân: Co duỗi chân
Động tác Bụng : Đứng quay người sang hai bên
Động tác Bật: Bật nhảy về các phía.
- Tập kết hợp với bài “Gác trăng”
- Điểm danh:
Hoạt động học
Thể dục
VĐCB: Bật nhảy tại chỗ
- TCVĐ:
“Ném qua dây”
KPKH
Quan sát trò chuyện về lớp học của bé
Văn Học
Truyện: 
“ Đôi bạn tốt” 
Âm nhạc.
DVĐ: “ Vui đến trường(NDTT)
Nghe hát: “Em yêu trường em(NDKH)”
Tạo hình
Chơi với đất nặn
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Chơi đóng vai gia đình, cửa hàng bán bánh trung thu
- Góc xây dựng: Trẻ phối hợp các loại đồ chơi, vật liệu chơi, các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm như: Khu vui chơi dành cho ngày tết trung thu, hàng rào
- Góc nghệ thuật: Phối hợp các kỹ năng tạo ra sản phẩm 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_truong_mam_non_nam_hoc_2021_2.docx
Giáo Án Liên Quan