Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường Mầm non - Tuần 4: Lễ hội trăng rằm - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: Thẩm mĩ
HĐ: Âm nhạc
ĐT: Đêm trung thu
NDTT: Dạy hát
NDKH: Múa minh họa
TCAN: Bao nhiêu bạn hát
I. Mục đích- yêu cầu.
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- 4 tuổi: Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng lời biết vận động nhịp nhàng theo bài hát.
- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc.
- Phát triển thính giác, khả năng phản ứng nhanh.
2.Kỹ năng:
- 3 tuổi: rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng ca hát và vận động theo nhịp bài hát.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú với giờ học và có nề nếp học tập.
- Trẻ yêu thích trung thu, đi học đều nghe lời cô giáo.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học
- Bản nhạc BH “Đêm trung thu”; Mũ âm nhạc.
- Trẻ : Tâm lý thoải mái.
- NDTH: MTXQ,Toán.
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON (4 TUẦN) Tuần 4: Lễ hội trăng rằm (Thời gian thực hiện: 28/9- 02/10/2020) Ngày soạn: ngày 21 tháng 9 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 28 tháng 9 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT: Thẩm mĩ HĐ: Âm nhạc ĐT: Đêm trung thu NDTT: Dạy hát NDKH: Múa minh họa TCAN: Bao nhiêu bạn hát I. Mục đích- yêu cầu. 1.Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. - 4 tuổi: Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng lời biết vận động nhịp nhàng theo bài hát. - Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc. - Phát triển thính giác, khả năng phản ứng nhanh. 2.Kỹ năng: - 3 tuổi: rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - 4 tuổi: Rèn kỹ năng ca hát và vận động theo nhịp bài hát. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú với giờ học và có nề nếp học tập. - Trẻ yêu thích trung thu, đi học đều nghe lời cô giáo. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: tại lớp học - Bản nhạc BH “Đêm trung thu”; Mũ âm nhạc. - Trẻ : Tâm lý thoải mái. - NDTH: MTXQ,Toán. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bé xem tranh - Cô cho trẻ xem tranh đêm trung thu. Các con đang quan sát tranh gì đây? - Trong đêm trung thu có những hoạt động gì nhỉ? - Các con thấy cảnh đêm trung thu có vui không? - Vậy đêm trung thu các con sẽ làm gì? - Bây giờ các con có muốn đến với đêm trung thu qua bài hát “ Đêm trung thu” Của nhạc sĩ Phùng Như Thạch cùng cô không? - Cô sẽ hát cho chúng mình nghe nhé. 2. Hoạt động 2: Bé ca hát - Cô hát cho trẻ nghe 2 – 3 lầ kèm động tác minh hoạ - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? - Do ai sáng tác? - Trong bài há nói về cái gì? - Đúng rồi! Đêm trung thu rất vui các bạn nhỏ được rước đèn dưới ánh trăng, được nghe tiếng trống vang lên cùng với các bạn nhỏ xem múa sư tử rất là hay. Trong đêm trung thu các bạn còn được nghe những lời ca tiếng hát, được phá cỗ liên hoan đấy. - Cho trẻ hát cùng cô 1- 2 lần cả bài. - Mời tổ, cá nhân hát. - Cô chú ý thay đổi hình thức cho trẻ hát. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Giáo dục: Các con ạ sắp đến tết trung thu rồi đấy các con phải đi học đều, ngoan ngoãn cô sẽ cho các con phá cỗ và rước đèn trong đêm trung thu nhé. Giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ * Vận động: múa minh họa - Các con hát rất là hay rồi nhưng bay giờ cô sẽ cho các con hát và múa theo bài hát cho bài hát sinh động và hay hơn nhé. - Cô hát và múa một lần cho trẻ quan sát.kèm phân tích động tác - Cô cùng trẻ thực hiện 1- 2 lần. - Cô khuyến khích trẻ múa đều và múa dẻo. - Hỏi trẻ tên bài. 3. Hoạt động 3: Bé chơi trò chơi âm nhạc - Cô sẽ thưởng cho lớp mình trò chơi “ Bao nhiêu bạn hát” - Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi. - Gọi một trẻ lên chơi thử. - Sau đó cho trẻ chơi 2- 3 lần ( mỗi lần nâng cao dần yêu cầu). Kết thúc: Ra chơi. - Đêm trung thu - Có chị hằng Nga múa hát, có các bạn rước đèn - Có ạ - Trả lời cô - Có ạ - Nghe cô hát - Đêm trung thu - Phùng Như Thạch - Đêm trung thu rất vui - Cả lớp hát cùng cô. - Tổ , cá nhân hát. - Quan sát cô. - Trẻ thực hiện 1- 2 lần - Trẻ chơi trò chơi. - Ra chơi II.CHƠI NGOÀI TRỜI: Dạo chơi, trò chuyện về tết trung thu Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe; - Trẻ biết được nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết trung thu - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ; - Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn; II. Chuấn bị: - Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường; - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động; - Chuẩn bị tiếng việt: từ “tết trung thu” III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung. 2. Trong khi chơi a. Dạo chơi, Trò chuyện về tết trung thu - Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p - Trò chuyện về ngày tết trung thu: + Chúng mình biết sắp đến ngày tết gì của thiếu nhi chúng mình không? + Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “tết trung thu” 3-4 lần với các hình thức khác nhau. + Chúng mình biết gì về ngày tết trung thu? + Ngày tết trung thu có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? + Trong ngày tết trung thu mọi người thường làm gì? + Quang cảnh vào đêm rằm như thế nào? + Chúng mình có yêu tết trung thu không? Vì sao? - GD trẻ: biết yêu thích ngày tết trung thu. b.CTD - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, bao quát trẻ chơi. 3. Sau khi chơi: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp. III. HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai : Bé làm chú Cuội, chị Hằng Góc xây dựng : Ghép hình bé tập thể dục Góc học tập : Phân nhóm đồ vật (theo màu sắc, hình dạng...) Góc Sách truyện : Nghe kể chuyện “Sự tích chú Cuội” I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện hành động vai chơi của mình ở các góc.Biết liên kết với các bạn cùng chơi. - Sáng tạo trong các hành động chơi - Trẻ nói rõ ràng mạch lạc. - Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ và bắt trước. -Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Đoàn kết với các bạn. II.Chuẩn bị: + Địa điểm:Trong lớp tại các góc chơi. + Đồ dùng : đ/d, đ/c đủ cho trẻ chơi ở các góc. III. Hướng dẫn Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Thỏa thuận trước khi chơi : - Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: Góc phân vai : Bé làm chú Cuội, chị Hằng Góc xây dựng : Ghép hình bé tập thể dục Góc học tập : Phân nhóm đồ vật (theo màu sắc, hình dạng...) Góc Sách truyện : Nghe kể chuyện “Sự tích chú Cuội” - Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích - Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận 2. Thực hiện quá trình chơi: - Nhắc trẻ bầu nhóm trưởng để bao quát nhóm chơi của mình. - Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi - Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi ntn? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác. - Cô giáo hướng dẫn lần lượt 4 góc chơi. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi. 3. Sau khi chơi - Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan .Bạn trưởng nhóm xây dựng sẽ giới thiệu về công trình của mình. Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định => Kết thúc: Trẻ chơi tự do - Nghe cô giới thiệu đồ chơi và chủ đề chơi ở các góc. - Trẻ thỏa thuận góc chơi của mình - Trẻ lấy ký hiệu góc chơi - Trẻ bầu nhóm trưởng - Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn. - Trẻ tham quan góc xây dựng và nghe cô nhận xét. - Trẻ cất đ/c đúng nơi quy định. --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG Tài năng chiến sĩ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ được tập luyện kĩ năng bò và chui qua cổng. - Trẻ biết chơi trò chơi, biết tên trò chơi - Rèn khản năng định hướng cho trẻ. - Trẻ hợp tác và đoàn kết với bạn. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp - Hai cổng thể dục của trẻ; 1 cổng thể dục của giáo viên - Tâm thế trẻ thoải mái III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định tổ chức 1. Trước khi chơi: - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề - Cô giới thiệu tên trò chơi : Tài năng chiến sĩ + Cách chơi: Cho trẻ đứng thành đội hình hai hàng dọc quay mặt vào nhau. + Giáo viên làm mẫu kết hợp phân tích động tác: TTCB: Quỳ hai đầu gối, cẳng chân và mua bàn chân sát sàn, hai tay chống xuống sàn trước vạch xuất phát, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh bò các chiến sĩ bò kết hợp tay nọ chân kia, thẳng về phía trước. Khi bò chui qua cổng, các chiến sĩ chú ý cúi thấp đầu và lưng xuống, khéo léo bò qua cổng để không chạm vào cổng. Sau đó, tiếp tục bò về đích, đứng lên và đi về, xếp vào cuối hàng. + Giáo viên lần lượt cho trẻ lên chơi (hai trẻ một lượt). Giáo viên và các bạn quan sát. 2. Trong khi chơi: - Tiến hành cho trẻ chơi - Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi nhiệt tình, vui vẻ. 3. Sau khi chơi: - Cô hỏi trẻ tên trò chơi? - Cô nhận xét, giáo dục. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ nghe - Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi - Trẻ chơi vui vẻ - Trẻ trả lời - Trẻ nghe. II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ 1. Nêu gương cắm cờ - Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan - Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét - Cô nhận xét - Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 2. Vệ sinh trả trẻ - Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân - Cho trẻ chơi đồ chơi - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. - - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn: ngày 21 tháng 9 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 29 tháng 9 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT: Nhận thức HĐ: Khám phá xã hội ĐT: Trò chuyện về tết trung thu I. Mục đích ,yêu cầu: 1.Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ biết về tên gọi của ngày tết trung thu. - 4 tuổi: Trẻ nêu được những đặc điểm nổi bật của tết trung thu, các ngày lễ hội trong mùa thu các loại hoa quả đặc trưng của đêm trung thu. -Trẻ tra lời các câu hỏi của cô đủ câu rõ ràng. 2.Kỹ năng: - 3 tuổi: Luyện kỹ năng quan sát cho trẻ. - 4 tuổi: Luyện kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú với giờ học. - Trẻ yêu mùa thu, yêu các ngày lễ hội, trong mùa thu và tích cực tham gia các hoạt động trào đón tết trung thu: II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Tại lớp học: - Đồ dùng: Tranh ảnh về đêm trung thu, các ngày lễ hội trong mùa thu, 1 số loại quả đặc trưng của mùa thu: - Đồ dùng của trẻ: 1 số quả nhựa, đất nặn, khung đèn ông sao, keo dán, giấy mầu, kéo. - NDTH: Âm nhạc: Vườn trường mùa thu: Chiếc đèn ông sao: Rước đèn ông sao. - Chuẩn bị TV: từ “mâm ngũ quả”. III. Tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bé trò chuyện về mùa thu: - Cô cùng trẻ hát bài: “ vườn trường mùa thu”. - Cô cùng trẻ trò chuyện về mùa thu, mùa thu thời tiết như thế nào? cây cối quang cảnh ra sao? - Mùa thu thời tiết mát mẻ, bầu trời trong xanh, trời toả nắng vàng nhẹ cây cối có nhiều lá vàng. - Các con có biết trong mùa thu có những lễ hội gì? - Đúng rồi trong mùa thu có ngày lễ quốc khánh 2/9, ngày hội đến trường của bé, ngày tết trung thu. - Các con có nhớ ngày tết trung thu năm ngoái không: Hôm nay cô cùng các con tái hiện lại đêm trung thu nhé. 2. Hoạt động 2: Kỷ niệm đêm trung thu: - Cô cho trẻ hoạt động theo nhóm. + Nhóm 1: Bầy mâm ngũ quả. - Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “mâm ngũ quả” 3-4 lần với các hình thức khác nhau. + Nhóm 2: Nặn các loại bánh, kẹo, hoa quả trong đếm trung thu: + Nhóm 3: Trang trí đèn ông sao: - Cô cho trẻ về nhóm thực hiện theo yêu cầu của cô - Khi trẻ thực hiện cô đi quan sát từng nhóm đang làm gì? làm như thế nào? có những gì? ( Ví dụ): Có đến nhóm bầy mâm ngũ quả hỏi trẻ có những loại quả gì? những loại quả này có đặc điểm gì ? có mùi vị ra sao? - Gợi ý cho trẻ xếp quả gì trước, quả gì sau để cho mâm ngũ quả được đẹp hơn. - Nhóm nặn bánh kẹo, quả: Hỏi trẻ đang nặn gì? Nặn như thế nào. - Gợi hỏi trẻ nặn quả, bánh , kẹo. - Nhóm trang trí đèn ông sao, phải cắt dán khéo, trang trí dây hoa xung quanh. - Sau đó cho trẻ ngồi xung quanh cho các nhóm giới thiệu về hoạt động của nhóm mình. - Trong đêm trung thu các con còn thấy gì ? - Các con thấy quang cảnh sân trường lúc đó như thế nào? - Cho trẻ kể quang cảnh về đêm trung thu theo trí nhớ của trẻ? - Trong đêm trung thu sân trường rất đẹp, có nhiều đèn ông sao, còn có cô hiệu trưởng nêu ý nghĩa về tết trung thu, có rất nhiều các đại biểu đến thăm tăm và tặng quà cho chúng mình và có các tiết mục văn nghệ chào mừng, có cả múa sư tử đúng không nào? - Chốt lại: giờ học hôm nay cô và các con vừa làm gì? - Các con thấy đêm trung thu có vui không? + Mở rộng: Ngoài tết trung thu ra còn có ngày tết nào dành cho chúng mình nữa nào? - Bây giờ các bé tổ chức múa hát chào đón trung thu. 3. Hoạt động 3: Chào mừng đêm trung thu: - Cô cho trẻ hát múa những bài hát về đêm trung thu. - Cô là người dẫn chương trình giới thiệu các nhóm, tổ, các cá nhân, lên biểu diễn: - Các bài hát: - Rước đèn dưới trăng: - Chiếc đèn ông sao: - Phá cỗ đêm trăng + Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài chơi. - Cả lớp hát. - Trò chuyện cùng cô về mùa thu. - Ngày hội đến trường của bé, Tết trung thu. - Trẻ hoạt động theo nhóm mà cô yêu cầu. - Trẻ đọc - Trẻ trả lời. - Đang nặn bánh nướng hình vuông, bánh dẻo hình tròn - Trẻ cắt hoa, dán đường viền. - Trẻ giới thiệu nhóm chúng tôi đã xếp được mâm ngũ quả bưởi quả hồng đỏ, quả nho. - Có đèn ông sao, mâm ngũ quả, bánh kẹo. - Đông vui, nhộn nhịp. - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Có ạh - Lắng nghe - Ngày tết thiếu nhi 1/6. - Trẻ múa hát chào đón trung thu. - Trẻ ra ngoài chơi. II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Dạo chơi, TCVĐ: Trời tối, trời sáng Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe; - Trẻ nhớ tên trò chơi, nhớ cách chơi và hứng thú tham gia chơi. - Trẻ được tập luyện các động tác phát triển nhóm cơ tay, chân lưng, bụng, lườn. - Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát và bắt chước - Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn; II. Chuấn bị: - Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường; - Mũ mèo hoặc mũ gà - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động; III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung. 2. Trong khi chơi a. Dạo chơi; TCVĐ: Trời tối, trời sáng: - Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p * TCVĐ: Trời tối, trời sáng: - Cách chơi: + Cho trẻ giả làm đàn gà con đi quanh sân chơi để kiếm mồi. Hai bàn tay giơ sang ngang làm động tác nghiêng bên này hoặc ngả sang bên kia vừa vẫy tay vừa kêu “chíp, chíp”. + Khi nghe giáo viên ra lệnh “trời tối”, trẻ phải ngồi thụp xuống đất nghiêng đầu áp hai bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để trẻ nhắm mắt ngủ trong khoảng 30 giây, sau đó giáo viên ra lệnh trời sáng , trẻ khum hai bàn tay trước miệng và giả làm tiếng chú gà trống gáy: ò....ó...o. + Trò chơi tiếp tục: Cho trẻ giả làm mèo con đi quanh sân chơi. Hai tay chống nạnh, chân nhún xuống, vừa đi vừa nghiêng đầu bên này hoặc ngả đầu sang bên kia miệng kêu “meo meo”. + Khi nghe giáo viên ra lệnh “trời tối”, trẻ phải ngồi thụp xuống đất nghiêng đầu áp hai bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để trẻ nhắm mắt ngủ trong khoảng 30 giây, sau đó giáo viên ra lệnh trời sáng , trẻ khum hai bàn tay trước miệng và giả làm tiếng mèo con kêu: meo...meo. - Tiến hành chơi - Nhận xét giờ chơi 3. Sau khi chơi: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp. III. HOẠT ĐỘNG GÓC( Đã soạn thứ 2) --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ - - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn: ngày 23 tháng 09 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 26 tháng 09 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT: Ngôn ngữ HĐ: Văn học ĐT: Thơ “Trăng rằm tháng 8” I.Mục đích, yêu cầu: 1.Kiến thức: - 3 tuổi: trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, biết đọc thơ theo cô giáo. - 4 tuổi: Trẻ thuộc thơ hiểu nội dung bài thơ, biết đọc thơ diễn cảm. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 2.Kỹ năng: - 3 tuổi: rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - 4 tuổi: rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú với giờ học và có nề nếp học tập. - GD: trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu. II.Chuẩn bị: - Địa điểm: tại lớp học - Tranh minh hoạ bài thơ - Hệ thống câu hỏi đàm thoại - Trẻ: Tâm lý thoải mái - NDTH: Âm nhạc, Toán - Chuẩn bị tiếng việt: từ “ trăng rằm” III.Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Bé ca hát - Cô và trẻ hát bài hát: Chiếc đèn ông sao - Đàm thoại về bài hát - GD: trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu. 2.Hoạt động 2: Bé trổ tài - Giới thiệu bài: Trăng rằm tháng tám - Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “ trăng rằm” 3-4 lần theo các hình thức khác nhau. - Cô đọc thơ : +Lần 1: giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả + Lần 2: Kèm tranh minh họa *Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm: + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Trăng rằm tháng tám sáng như thế nào? + Trăng được ví như cái gì? + Trăng như muốn cùng bạn nhỏ làm gì? + Với bạn nhỏ trăng được ví như ai? + Trăng soi bước bạn nhỏ đi những đâu? + Nội dung bài thơ nói lên điều gì? - Giảng nội dung: bài thơ nói ngày rằm tháng tám trăng sáng như gương, tròn như cái bánh treo trên trời. Trăng cùng bạn nhỏ đi chơi, rước đèn phá cỗ và soi bước bạn nhỏ đi khắp làng xóm vui trung thu. 3.Hoạt động 3: Những nhà thơ tài ba - Cô cho cả lớp đọc 3 lần - Nhóm,cá nhân đọc theo nhiều hình thức khác nhau.( Cô khuyến khích sửa sai cho trẻ) - Củng cố: + Hôm nay chúng mình học bài thơ gì? + Các con ạ cô thấy các con đọc thơ giỏi rồi nhưng để giỏi hơn các con nhớ về nhà đọc thật nhiều vào thì các con mới học giỏi được và các con học xong các con nhớ tắt điện nhé. - Kết thúc : ra chơi - Lắng nghe - Trò chuyện cùng cô - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ nghe - Trăng rằm tháng 8 - Sáng tỏ như gương - Như chiếc bánh - Cùng em đi chơi, rước đèn, phá cỗ và xem múa lân. - Trăng như người bạn - Đi khắp làng xóm vui trung thu. - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ đọc thơ - Nhóm, cá nhân đọc - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ ra chơi II.CHƠI NGOÀI TRỜI: HĐCMĐ: Quan sát cây đào Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên, đặc điểm, tác dụng của cây đào - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết được ích lợi của hoa, biết chăm sóc bảo vệ các loài hoa. II. Chuấn bị: - Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn hoa của trường; - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động; III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung. 2. Trong khi chơi a. HĐCMĐ: Quan sát cây đào - Cô cho trẻ ra sân - Cô đặt các câu hỏi để trẻ tự nhận xét về cây đào: + Cây đào có những bộ phận nào? + Lá cây như thế nào? + Cây đào thường được trồng ở đâu? + Cây đào có tác dụng gì? + Hoa đào có đẹp không? Màu gì? + Quả đào ăn có ngon không? * Giáo dục: trẻ không ngắt lá, bẻ cành cây; biết chăm sóc và bảo vệ cây; b. Chơi tự do - Trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ chơi. 3. Sau khi chơi: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp. III. HOẠT ĐỘNG GÓC:(Đã soạn thứ 2) --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I. TRÒ CHƠI HỌC TẬP: * TCHT: Nhớ tên I. Mục đích, yêu cầu: - Phát triển ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Rèn luyện trí nhớ, khả năng diễn đạt của trẻ - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi. - GD trẻ: hợp tác và đoàn kết với bạn. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: tại lớp học; - Tâm sinh lý thoải mái. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Trước khi chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi: TCHT: Nhớ tên * Cô giới thiệu cách chơi: - Cách chơi Trẻ ngồi thành vòng tròn theo từng nhóm(khoảng 3-5 trẻ). Cô giáo hoặc trẻ trong nhóm vỗ nhẹ vào vai bạn bên cạnh và nói tên một bạn nào đó trong lớp. Trẻ phải nhắc lại tên đó rồi lại vỗ nhẹ vào bạn bên cạnh và nói một tên khác(không được trùng tên với tên mà trẻ đã nói trước đó). Trẻ nào nói được nhiều tên bạn trong lớp nhất sẽ là người thắng cuộc. 2. Trong khi chơi - Cho trẻ chơi trò chơi. - Cô hướng dẫn trẻ chơi . Bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi mạnh dạn cùng các bạn . 3. Sau khi chơi - Cô vừa cho lớp mình chơi trò chơi gì? - Cô giáo dục trẻ thường xuyên chơi trò chơi . - Cô nhận xét buổi chơi. - Cô cho trẻ ra chơi - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu trò chơi - Lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ nghe cô nhận xét - Trẻ trả lời II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ - - - - - - - - - - - - - -
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_truong_mam_non_tuan_4_le_hoi.docx