Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ điểm: Các con vật nuôi sống dưới nước - Sống trong rừng
- Góc thao tác vai : Chơi với búp bê cho em ăn, ru em ngủ
- Góc xây dựng : chơi lắp gháp, xếp đường đi cho gà, vịt về chuồng.
- Góc nghệ thuật : đọc thơ, hát các bài hát theo chủ đề
- Góc học tập : Xem tranh, xem sách về những con vật nuôi trong gia đình. Bò chui qua cổng, đi trong đường hẹp
- Cho trẻ quan sát về những con vật nuôi trong gia đình chó, mèo, các con vật nhóm gia cầm, con gà, vịt
- Cho trẻ chơi các trò chơi.
- Trò chuyện với trẻ : Về các con vật nuôi trong gia đình. - Chơi vận động : Chơi trò chơi: dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, hát các bài hát về các con vật đáng yêu.
- Trò chuyện với trẻ : Về các con vật nuôi trong gia đình. - Chơi vận động : Chơi trò chơi: dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, hát các bài hát về các con vật đáng yêu. - Trò chuyện với trẻ : Về các con vật nuôi trong gia đình.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ ĐIỂM: CÁC CON VẬT NUÔI SỐNG DƯỚI NƯỚC- SỐNG TRONG RỪNG Từ ngày: 23/11 đến ngày 27/11/2015 Ngày/HĐ THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU ĐÓN TRẺ/ THỂ DỤC SÁNG - Thể dục sáng : “ Gà con ” - Trò chuyện với trẻ : Về những con vật nuôi trong gia đình - Cô chuẩn bị các hoạt động trong ngày. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH PTTC-XH Trò chuyện về một số con vật thuộc nhóm gia súc. PTNT Nhận biết: Con chó- con Mèo PTTCKNXH - TM Dạy hát: Rửa mặt như mèo VĐTN: Rửa mặt như mèo PTNN Chuyện của Thỏ con PTTC Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng. Trò chơi “ gà trong vườn rau”. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc thao tác vai : Chơi với búp bê cho em ăn, ru em ngủ - Góc xây dựng : chơi lắp gháp, xếp đường đi cho gà, vịt về chuồng. - Góc nghệ thuật : đọc thơ, hát các bài hát theo chủ đề - Góc học tập : Xem tranh, xem sách về những con vật nuôi trong gia đình. Bò chui qua cổng, đi trong đường hẹp HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Cho trẻ quan sát về những con vật nuôi trong gia đình chó, mèo, các con vật nhóm gia cầm, con gà, vịt - Cho trẻ chơi các trò chơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Trò chuyện với trẻ : Về các con vật nuôi trong gia đình. - Chơi vận động : Chơi trò chơi: dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, hát các bài hát về các con vật đáng yêu. - Trò chuyện với trẻ : Về các con vật nuôi trong gia đình. - Chơi vận động : Chơi trò chơi: dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, hát các bài hát về các con vật đáng yêu. - Trò chuyện với trẻ : Về các con vật nuôi trong gia đình. Thứ hai, ngày 23 tháng 11 năm 2015 TRÒ CHUYỆN -ĐIỂM DANH - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ - Cô trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình - Điểm danh trẻ có mặt trong ngày,báo ăn THẾ DỤC SÁNG ( TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 6) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết ích lợi tập thể dục cho sức khỏe. - Rèn kỹ năng phát triển các cơ cho trẻ. - Trẻ chú ý tập theo cô từng động tác một cách chính xác. II. CHUẨN BỊ : - Sân bãi sạch sẽ. - Giáo viên thuộc các động tác thể dục. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 1/ Khởi động: Cô cho trẻ khởi động đi kiểng gót chân. Sau đó chuyển đội hình thành 1 hàng ngang. 2/ Trọng động: Bài tập phát triển chung: Cô cho trẻ tập các động tác sau : - Động tác 1: “Gà vổ cánh” + TTCB: đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi + Cô nói: Gà vổ cánh” trẻ đưa 2 tay giang ngang và vổ vào đùi - Động tác 2: “ Gà mổ thóc” + Trẻ ngồi xuống hai tay giả vở gỏ xuống sàn cốc cốc như gà đang mổ thóc. + Về TTCB - Động tác 3: “ Gà con tìm mồi” + TTCB: Đứng tự nhiên + Hai tay chấp sau lưng nghiêng về 2 phía phải trái vờ như kiếm mồi. + Về TTCB 3/ Hồi tỉnh : PTTC-XH: Trò chuyện về một số con vật thuộc nhóm gia súc. I- Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được đặc điểm, cấu tạo và môi trường sống của các con vật gia súc nuôi trong gia đình. - Biết ích lợi và tác hại của chúng đến môi trường. - Trẻ hiểu và có ý thức trong việc chăm sóc các con vật. - Giáo dục trẻ biết yêu thương và không nên chọc phá các con vật gia súc nuôi trong gia đình. II- Chuẩn bị: - Tranh các con vật: con chó, lợn và một số tranh gia súc nuôi khác. - Một số hình bìa các con vật gia súc và 1 vài hình con vật nhóm gia cầm. III- Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Mở đầu hoạt động. - Bài hát nói về con gì ? - Mèo sống ở đâu ? - Trong gia đình của con có nuôi những con vật nào ? - Hôm nay, cô và c/c cùng trò chyện về một số con vật nhóm gia súc nuôi ở gia đình nhé! * Hoạt động 2: Tìm hiểu và khám phá. - Ở trên bàn cô có nhiều tranh các con vật. Bây giờ, cô mời đại diện các nhóm lên chọn tranh cho nhóm của mình. * “Cô hỏi, cô hỏi”: Nhóm 1, con thảo luận về con vật nào vậy ? - Con biết gì về con chó hãy nói cho cô và các bạn cùng biết ? - Con chó sủa như thế nào ? + Con có biết bài hát nào có nhắc đến con chó hãy hát cho cô và các bạn cùng nghe nào. * Thế còn nhóm 2, con đã thảo luận về con vật nuôi nào nhỉ ? - Miền Nam gọi con heo, miền Bắc gọi con lợn. - Con có hiểu thế nào về con lợn ? - Con lợn kêu như thế nào ? + Đúng rồi! tất cả những con vật con vừa kể đều có 4 chân, đẻ con, nuôi trong gia đình. Được xếp vào nhóm gia súc. + “Cô đố, cô đố” Con có nhận xét gì về con chó và con lợn ? - Con hãy kể tên những con vật thuộc nhóm gia súc nuôi trong gia đình ? (Cô cho trẻ xem một số tranh về con vật thuộc nhóm gia súc) * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh” - Cho 2 đội nam, nữ. Mỗi đội 5 cháu. - Trẻ thi đua chọn con vật thuộc nhóm gia súc. - Sau mỗi lần chơi, cô kiểm tra và tuyên dương đội thắng. * Giáo dục tư tưởng: Tất cả những con vật nuôi đều có ích cho con người, con mèo thì bắt chuột , chó giữ nhà. Heo, trâu , bò, dê cho ta thịt. Trâu bò kéo cày, bò cho ta sữa. Ở nhà con nào có nuôi các con vật,c/c phải chăm sóc chúng, cho chúng ăn đầy đủ để cho chúng mau lớn. C/c phải tiêm phòng bệnh cho chúng, phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường. C/c không được chọc phá chúng. Nếu lở bị những con vật này quào trầy xướt hoặc cắn phải, con phải nói ba mẹ đưa đi chích ngừa, nghe không các con ? &. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Cho trẻ quan sát góc thiên nhiên các loại cây xanh, hoa - Chơi trò chơi: Nu na nu nống &. HOẠT ĐỘNG ĂN NGỦ: 1- Hoạt động ăn: Trẻ ăn không ngậm cơm, không nhả cơm, ăn hết suát. 2- Hoạt động ngủ: Không phá bạn, nằm đúng chỗ, ngủ sâu, ngon giấc. &. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Trò chuyện với trẻ : Về các con vật nuôi trong gia đình &. NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY - Hát bài “Hoa bé ngoan”. Vệ sinh cho cháu quần áo gọn gàng chuẩn bị ra về. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba, ngày 24 tháng 11 năm 2015 PTNT:Những con vật đáng yêu: Chó Mèo I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -: Dạy trẻ nhận biết, tên gọi những con vật thuộc nhóm gia cầm như Chó, Mèo. Trẻ biết những con vật này có lợi ích gì -Dạy trẻ nói được tên gọi những con vật đáng yêu -Trẻ nói được những câu đầy đủ: con vật gồm có: đầu, mình, chân, dùng để làm gì ? - Khả năng tri giác, trí nhớ, trí tưởng tượng -Khả năng chú ý, tư duy trực quan, hành động - Giáo dục trẻ phải biết yêu quý các con vật,con chó và con mèo rất có ích cho chúng ta, chó thì giữ nhà còn mèo thì bắt chuột vì vậy các con phải nhắc bố mẹ nhớ cho chó, mèo ăn nhớ chưa nào - Trong giờ học các con không được nghịch phá đồ chơi của cô và tranh giành đồ chơi của bạn, ngồi học phải ngay ngắn và học cho ngoan, khi học xong phải nhớ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay cho sạch nhớ chưa nào II. CHUẨN BỊ: Tranh to Chó,Mèo Tranh lô tô và con vật bằng mút Máy cattset, đĩa nhạc Mô hình Tranh con mèo trên giấy A4, bút sáp III. TIẾN HÀNH: v Hoạt động 1: Bé yêu Nhạc Cô cho cả lớp hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con” Cô trò chuyện với trẻ về con chó và con mèo : Nhà bạn nào có nuôi chó , mèo ? cô cho trẻ kể về con mèo và con chó. ( Cô lần lượt trò chuyện với một số trẻ, hỏi để trẻ trả lời cho cả lớp nghe) v Hoạt động 2: Bé yêu thích các con vật Trẻ Nhận biết, tên gọi, tập nói từ, câu - Cô dẫn trẻ đi xem mô hình Bây giờ cả lớp mình đi xem mô hình của nhà bạn lan (cho trẻ xem các con vật cho trẻ trả lời những câu đơn giản của cô) + Đây là con gì ? + Sống ở đâu ? + Kêu như thế nào ? + Thích ăn gì ? + Phần này gọi là gì ? + Người ta nuôi chó, mèo để làm gì ? + Các con có yêu chó, mèo không ? Vì sao ? “ lần lượt hỏi theo thứ tự từng con” v Hoạt động 2: Bé nào giỏi nhất - Cô phát cho mỗi trẻ 1 con vật và tổ chức cho trẻ chơi v Hoạt động 3: Hội thi của bé - Cô phát cho mỗi trẻ một bộ tranh lô tô - Cho trẻ chọn tranh theo yêu cầu của cô v Hoạt động 4: Bé làm họa sĩ - Cô tổ chức cho trẻ tô mắt con mèo .Nhắc nhở trẻ tô cho giỏi, cho đẹp chiều về khoe với gia đình mình nhé ! Cô nhận xét tuyên dương những trẻ tô giỏi - Bạn nào tô xong thu gom đồ dùng và cùng đi rửa tay với cô nhé! * Kết thúc: - Nhận xét, tuyên dương - Cho trẻ hát và đi nhẹ nhàng ra ngoài. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư, ngày 25 tháng 11 năm 2015 PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Dạy hát: Rửa mặt như mèo VĐTN: Rửa mặt như mèo I. Mục đích, yêu cầu:- Trẻ chú ý nghe cô hát. - Hát vuốt theo cô, minh hoạ theo bài hát. - Hiểu nội dung bài hát. - Giúp trẻ cảm nhận được trọn vẹn giai điệu của bài hát. - Giúp trẻ quen dần nhịp điệu của bài hát. - Trẻ biết tên bài hát:" Rửa mặt như mèo". - Phát triển tai nghe âm nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc. - Giáo dục trẻ trật tự, lắng nghe cô hát, không chọc phá bạn. II. Phương Pháp: - Biểu diễn diễn cảm. - Đàm thoại + giải thích + thực hành. III Chuẩn bị: - Khăn tay cho cô. - Tranh con mèo. - Băng + máy casset. - Đôi hình vòng cung. IV. Tiến trình giờ học: - Cô cho trẻ chơi trò chơi: " Mưa to- mưa nhỏ". - Cô đố các con cô có cái gì đây? À! Đây là chiếc khăn tay, chiếc khăn tay có thêu hình con chim đang đậu trên cành hoa đó.( Cô cho trẻ xem hình khăn tay.). - Cô có một bài hát nói về chiếc khăn tay. Đó là bài " Chiếc khăn tay". Các con nói đi. - Bây giờ, cô sẽ hát cho các con nghe. - Cô hát mẫu lần 1+ mở máy + động tác minh hoạ. - Cô vừa hát cho các con nghe bài gì vậy? - Các con thích nghe cô hát nữa không? - Cô hát lần 2 + động tác minh hoạ. * Diễn giải nội dung: Các con ơi! Chiếc khăn tay mẹ may cho em. Trên chiếc khăn tay có thêu hình con chim đậu trên cành hoa rất đẹp. Các con nhớ giữ khăn sạch để lau mặt, lau tay nhé! - Có một người bạn cũng hát rất hay các con cùng lắng nghe nha! + Cô mở máy cho trẻ nghe. - Các con vừa nghe hát bài gì đó? - Các con chơi với cô trò chơi nha:" Ú..à". - Cô đố các con: Cô có bức tranh gì đây?. À! Đúng rồi. Có một bài hát cũng nói về con mèo rất hay. Cô sẽ hát cho các con nghe nha ! - Cô hát lần 1+ động tác minh hoạ. - Cô vừa hát bài gì vậy các con? - Cô hát lần 2. : Bạn mèo rửa mặt không có sạch nè con, mẹ bạn mèo không có thương bạn mèo, bạn mèo ngồi khóc đó. Các con đừng có bắt chước bạn mèo nhé! Phải rửa mặt bằng khăn sạch hàng ngày thì mới không bị đau mắt, và mẹ sẽ thương. - Ai đây các con? - Bạn mèo rửa mặt có sạch không ? - Nên bạn mèo bị làm sao? - Các con đừng bắt chước bạn mèo như vậy là không ngoan nhé! - Cả lớp vỗ tay và hát với cô nha. - Cả lớp hát hai lần với cô. . Mời tổ. . Mời nhóm. . Mời cá nhân. - Cả lớp hát lại một lần nữa. À! Cô vừa dạy cho các con hát bài gì vậy? - Cô cho trẻ chơi :"Bồ ơi Bồ". - Các con có thích cô múa không? - Cô múa mẫu lần 1 + Mở máy. - Cô vừa múa cho các con xem bài gì vậy? - À!. Khi múa :" Lêu lêu rửa mặt như mèo" thì các con vuốt ria mép như mèo nhé. Xấu xấu lắm thì các con chỉ, chẳng được mẹ yêu thì các con lắc tay, khăn mặt đâu mà ngồi liếm mép, đau mắt rồi lại khóc meo meo thì các con dụi mắt nhé! - Cô múa lần 2. - Cho cả lớp múa 2 lần. : Cô vừa cho các con múa bài gì vậy? - Hôm nay cô thấy lớp mình học ngoan và giỏi nè! Lần sau cô sẽ cho các con múa tiếp nha! Bây giờ, các con làm những chú mèo đi chơi nha. &. HOẠT ĐỘNG GÓC - Như ngày thứ hai. - Chuyển sang góc nghệ thuật : Đọc thơ, nghe hát các bài hát theo chủ đề. &. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Cho trẻ quan sát vê những con vật nuôi trong gia đình, những con vật thuộc nhóm gia cầm vịt, gà - Chơi trò chơi: kéo cưa lừa xẻ. &. HOẠT ĐỘNG ĂN NGỦ: 1- Hoạt động ăn: Trẻ ăn không ngậm cơm, không nhả cơm, ăn hết suát. 2- Hoạt động ngủ: Không phá bạn, nằm đúng chỗ, ngủ sâu, ngon giấc. &. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Trò chuyện với trẻ : Về các con vật nuôi trong gia đình. &. NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY - Thực hiện như ngày thứ hai. & TRẢ TRẺ Vệ sinh cho cháuquần áo gọn gàng chuẩn bị ra về. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm, ngày 26 tháng 11 năm 2015 THẾ DỤC SÁNG I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết ích lợi tập thể dục cho sức khỏe. - Rèn kỹ năng phát triển các cơ cho trẻ. - Trẻ chú ý tập theo cô từng động tác một cách chính xác. II. CHUẨN BỊ : - Sân bãi sạch sẽ. - Giáo viên thuộc các động tác thể dục. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 1/ Khởi động: Cô cho trẻ khởi động đi kiểng gót chân. Sau đó chuyển đội hình thành 1 hàng ngang. 2/ Trọng động: Bài tập phát triển chung: Cô cho trẻ tập các động tác sau : - Động tác 1: “Gà vổ cánh” + TTCB: đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi + Cô nói: Gà vổ cánh” trẻ đưa 2 tay giang ngang và vổ vào đùi - Động tác 2: “ Gà mổ thóc” + Trẻ ngồi xuống hai tay giả vở gỏ xuống sàn cốc cốc như gà đang mổ thóc. + Về TTCB - Động tác 3: “ Gà con tìm mồi” + TTCB: Đứng tự nhiên + Hai tay chấp sau lưng nghiêng về 2 phía phải trái vờ như kiếm mồi. + Về TTCB 3/ Hồi tỉnh : &. HOẠT ĐỘNG HỌC PTNN: CHUYỆN “CHUYỆN CỦA THỎ CON” I- Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Vì Thỏ bỏ rác bẩn xuống ao mà gây hại nhiều điều. + Kỹ năng: - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô. + Thái độ, hành vi: - Giáo dục trẻ biết yêu kính và vâng lời bà. II- Chuẩn bị: - Cô thuộc chuyện. - Tranh chuyện. - Một số tranh lô tô các con vật bị thỏ con làm hại trong truyện và vài hình con vật khác. III- Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Mở đầu hoạt động. - Bài hát nói về gì thế ? - Thỏ thuộc nhóm nào ? - Có một câu chuyện nói về một chú thỏ rất là hay. Và sự việc đã xảy ra như thế nào ? Muốn biết c/c hãy lắng nghe cô kể chuyện “Chuyện của chú Thỏ con” thì sẽ rõ nhé! * Hoạt động 2: Kể chuyện và đàm thoại. - “Lắng nghe, lắng nghe” Cô kể chuyện diễn cảm lần 1. - Cô kể chuyện lần 2 (kết hợp xem tranh) (Cô ngừng lại từng đoạn gợi ý hỏi trẻ) * Đàm thoại: (kết hợp giảng từ khó) + Bẩn: dơ. + Quẩy đuôi: vẩy đuôi . - Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì ? - Câu chuyện cô vừa kể có những con vật nào ? - Hàng ngày ăn sáng xong Thỏ con đã làm gì ? Vì thế đã xảy ra điều gì ? - Cá Rô Ron bị làm sao ? - Bác Ếch già cũng thế nào ? - Nhưng Thỏ có để ý đến những việc đã xảy ra không - Cho đến một hôm, điều gì đã xảy ra cho Thỏ ? - Thỏ đã ngạc nhiên khi thấy được điều gì ? - Hiểu được việc làm của mình Thỏ như thế nào ? - Và Thỏ đã làm những gì ? - Chẳng bao lâu việc gì xảy ra ? - Việc làm tốt của Thỏ con đã khiến cho các bạn của Thỏ làm gì ? * Hoạt động 3: Trẻ kể lại chuyện. - Cô gắn tranh lên bảng. Cho trẻ kể lại chuyện qua tranh * Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Những con vật nào là nạn nhân của việc làm Thỏ” - Cho 2 đội nam nữ thi nhau chọn hình gắn lên bảng. * Giáo dục tư tưởng: C/c thấy đó, vì không giữ vệ sinh môi trường mà Thỏ đã gây ra nhiều phiền phức cho những bạn xung quanh. Còn c/c thì sao ? Có thế thì c/c mới được mọi người khen tặng nhé! * NXTD cắm hoa. ( HOẠT ĐỘNG CHƠI: Cho cháu chơi ở các góc chủ đề “Một số con vật gia súc nuôi trong gia đình” J HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: 1- Quan sát: Cho trẻ quan sát tranh các con vật gia súc nuôi trong gia đình. 2- Cung cấp kiến thức: Dạy trẻ tung bóng lên cao và bắt bóng. - Cô làm mẫu và hướng dẫn. - Trẻ thực hiện. 3- TCVĐ: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” &. HOẠT ĐỘNG ĂN NGỦ: 1- Hoạt động ăn: Trẻ ăn không ngậm cơm, không nhả cơm, ăn hết suát. 2- Hoạt động ngủ: Không phá bạn, nằm đúng chỗ, ngủ sâu, ngon giấc. &. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Chơi vận động : Chơi trò chơi: dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, hát các bài hát về các con vật đáng yêu. &. NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY - Thực hiện như ngày thứ hai. & TRẢ TRẺ Vệ sinh cho cháu quần áo gọn gàng chuẩn bị ra về. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2015 &. HOẠT ĐỘNG HỌC PTTC: Vận động cơ bản: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng. Bài tập phát triển chung: Thỏ con Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa. I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Hình thành vận động bò thẳng hướng có mang vật trên lưng. - Củng cố vận động chạy, nhảy thông qua trò chơi “Trời nắng trời mưa ”. Thông qua bài tập phát triển tố chất khéo léo, nhanh nhẹn, phản xạ nhanh. 2. Kỹ năng - Trẻ bò thẳng lưng, không làm rơi bao cát, khi bò ngẩng cao đầu, nhìn thẳng về phía trước. 3. Giáo dục: - Yêu thích luyện tập, có tình cảm với buổi tập. - Biết vâng lời cô giáo. - Giáo dục trẻ cùng gia đình chăm sóc các con vật. II. Chuẩn bị: - Nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, “Trời nắng trời mưa”. - Xốp ghép nền cho trẻ bò dài 3,5m. - Vạch đề can làm vạch xuất phát và vạch đích. - Rổ đựng bao cát 4 cái. - Bao cát đủ cho trẻ. - Mũ thỏ đủ cho trẻ. - Mô hình nhà Thỏ. - Mô hình trang trại: + Con vật nuôi trong gia đình: Gia súc, gia cầm. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, hợp thời tiết III. Hướng dẫn: 1. Ổn đinh, trò chuyện - Cho trẻ đi thăm trang trại các con vật vừa đi, vừa hát bài: “ Gà trống, mèo con và cún con ” - Đến trang trại chăn nuôi hỏi trẻ: Trong trang trại có những con vật gì? - Giáo dục: Trong gia đình các con có nuôi những con vật này các con cùng bố mẹ chăm sóc bảo vệ chúng nhé. - Đã hết thời gian đi thăm trang trại rồi cô mời các con đi về lớp nào. Các con đi vòng tròn cùng cô nào. 2. Nội dung: a. Khởi động - Cho trẻ đi vòng tròn khi vòng tròn khép kín cô đi ngược chiều với trẻ với các tốc độ: Đi thường -> đi nhanh -> đi thường -> đi chậm -> đi thường -> chạy nhanh -> chạy chậm -> chạy chậm dần -> đứng lại thành vòng tròn nắm tay nhau dãn cách đều. b.Trọng động: Bây giờ cô và các con tập bài thể dục Thỏ con để cơ thể khỏe mạnh nào. * Bài tập phát triển chung: Bài Thỏ con - Động tác 1: Thỏ vươn vai. TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi 1. Hai tay giang ngang, ngực ưỡn về phía trước 2. Hạ tay xuống ( về TTCB ) - Động tác 2: Thỏ nhổ củ cà rốt. TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi 1.Cúi người giả vờ cầm củ cà rốt kéo lên. 2.Từ từ ngẩng lên - Động tác 3: T
File đính kèm:
- GIAO_AN_NHA_TRE.doc