Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ điểm: Các phương tiện giao thông - Đề tài: Xé dán thuyền trên biển

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Kiến thức:

- Rèn kỹ năng đã học, trẻ biết cầm giấy xé theo giải, xé bấm để tạo thành chiếc thuyền, cánh buồm, sóng biển và dán trên trang giấy.

2/ Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng khéo léo khi xé, biết xé theo đường xiên, đường thẳng, đường lượn sóng để tạo lên thuyền, cánh buồm và sóng biển.

- Phát triển thị giác, khả năng quan sát, chú ý, năng lực cảm thụ và sáng tạo cái đẹp.

3/ Giáo dục:

- Trẻ tập trung chú ý, yêu thích và hứng thú với giờ học.

- Trẻ nhận ra cái đẹp, yêu thích cái đẹp và biết yêu, biết giữ gìn sản phẩm do mình cũng như do bạn tạo ra.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ điểm: Các phương tiện giao thông - Đề tài: Xé dán thuyền trên biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Phần giảng viên hoặc giáo viên hướng dẫn duyệt, góp ý
Chủ điểm: Các phương tiện giao thông
Tên đề tài: Xé dán thuyền trên biển
Loại tiết: Tiết mẫu
Lứa tuổi: 4-5 tuổi
Lớp: Nhỡ 1
Trường: Mầm non Cát Linh
Số lượng: 20-25 trẻ
Thời gian: 25-30 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người thực hiện: Hoàng Hồng Ánh
Sinh viên lớp:
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
- Rèn kỹ năng đã học, trẻ biết cầm giấy xé theo giải, xé bấm để tạo thành chiếc thuyền, cánh buồm, sóng biển và dán trên trang giấy.
2/ Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng khéo léo khi xé, biết xé theo đường xiên, đường thẳng, đường lượn sóng để tạo lên thuyền, cánh buồm và sóng biển.
- Phát triển thị giác, khả năng quan sát, chú ý, năng lực cảm thụ và sáng tạo cái đẹp.
3/ Giáo dục:
- Trẻ tập trung chú ý, yêu thích và hứng thú với giờ học.
- Trẻ nhận ra cái đẹp, yêu thích cái đẹp và biết yêu, biết giữ gìn sản phẩm do mình cũng như do bạn tạo ra.
- Trẻ biết được ý nghĩa của thuyền đối với cuộc sống của con người.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong và sau giờ tạo hình.
- Trẻ biết hoàn thành sản phẩm trong thời gian quy định.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Đồ dùng của cô:
- Tranh mẫu cơ bản: Thuyền trên biển.
- 2 tranh mở rộng.
- Khung tranh A3.
- Giấy mầu.
- Hồ dán.
2/ Đồ dùng của trẻ:
- Giấy màu.
- Hồ dán.
- Giấy vẽ A4.
- Khăn lau.
- Bàn ghế phù hợp với trẻ, đủ với số lượng trẻ.
3/ Môi trường hoạt động:
- Địa điểm: Trẻ ngồi trên bàn, trong lớp học.
- Tâm sinh lý, trang phục của cô và trẻ:
+ Cho trẻ đi vệ sinh trước khi hoạt động.
+ Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với nội dung hoạt động.
- Vị trí của cô trong lớp học: Cô ngồi chính giữa.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1/ Ổn định, gây hứng thú, giao nhiệm vụ cho trẻ.
- Cô cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền”.
- Bài hát cô và các con vừa hát nói về cái gì các con nhỉ?
- Bài hát chúng mình vừa hát nói về những chiếc thuyền đấy! Những chiếc thuyền thật là đẹp đúng không nào các con?
- Chúng mình có muốn cùng cô xé dán những chiếc thuyền trên biển không nào?
- Cô mang đến cho chúng mình bức tranh xé dán rất nhiều thuyền trên biển đây này. Chúng mình cùng xem tranh của cô nhé!
2/ Hướng dẫn, giải thích cho trẻ việc thực hiện nhiệm vụ:
a/ Cô cho trẻ quan sát bài mẫu cơ bản mà cô thể hiện “xé dán thuyền trên biển” kết hợp với đàm thoại, phân tích.
- Các con nhìn xem trên tay cô là bức tranh gì đây?
- Bạn nào trả lời cho cô những chiếc thuyền này đang ở đâu đây nhỉ?
- Thuyền đang ở trên biển đấy! Vậy thuyền có dán sát vào nhau không các con?
- Thuyền to dán ở gần, thuyền nhỏ dán ở xa. Bạn nào cho cô biết trên thuyền có gì đây?
- Cánh buồm có dạng hình gì các con?
- Còn sóng biển có dạng đường gì đây?
- Chúng mình có muốn xé dán một bức tranh thuyền trên biển thật đẹp không nào?
- Vậy chúng mình cùng xem cô làm mẫu nhé!
b/ Cô thực hiện thao tác mẫu.
- Lần 1: Làm mẫu không giải thích.
- Lần 2: Vừa làm mẫu vừa giải thích.
+ Xé thuyền: Cô chọn tờ giấy hình chữ nhật. Cô miết hai đầu ở hai góc tờ giấy theo đường xiên, đầu trên to, đầu dưới nhỏ. Cô dùng ngón tay cái và ngón trỏ miết thật chặt và xé bấm theo đường cô vừa miết. Cô đã xé được một chiếc thuyền rồi.
+ Xé cánh buồm: Cô chọn hình vuông và gập chéo hình vuông lại được hai hình tam giác. Cô lại miết thật chặt và xé theo bấm từ góc dưới xiên lên góc trên. Cô đã xé được cánh buồm rồi đấy!
+ Xé sóng biển: Để xé sóng biển cô cũng chọn một hình chữ nhật nhỏ. Ở cạnh dài của hình chữ nhật cô xé bấm theo đường cong lượn sóng từ góc này cho tới góc kia đến hết cạnh hình chữ nhật. Cô làm lại tương tự với cạnh bên kia của hình chữ nhật. Cô đã xé xong hình sóng biển rồi.
+ Cô xếp hình xé được thành thuyền, sau đó cô lật mặt sau lên phết hồ và lấy tay miết thật chặt. Cô đặt một tờ giấy sạch lên trên thuyền cô dùng tay miết mạnh để thuyền được phẳng và dính chặt vào bức tranh đấy!
+ Dán cánh buồm, sóng biển: tương tự.
+ Cô chuẩn bị sẵn thuyền nhỏ và dán lên tranh.
+ Cô dán thuyền to ở dưới, thuyền nhỏ ở trên. Thuyền càng gần bờ càng to, thuyền càng xa bờ càng nhỏ và với song biển cô cũng làm tương tự như vậy đấy!
c/ Thăm dò, tiếp tục gợi cảm xúc, mở rộng khả năng sáng tạo của trẻ:
- Bạn nào cho cô biết cô vừa hướng dẫn chúng mình xé dán những gì nào?
- Bạn nào nhắc lại cho cô cách xé thuyền nào?
- Bạn nào nhắc lại cho cô cách xé cánh buồm?
- Còn cách xé sóng biển như thế nào nhỉ?
(Cô gọi 3-5 trẻ trả lời. Nếu trẻ trả lời thiếu cô bổ sung vào câu trả lời của trẻ. Sau đó cô nhắc lại cách gấp, miết và xé thuyền, cánh buồm, sóng biển.)
- Cô còn hai bức tranh khác xé dán về thuyền trên biển đây này. Chúng mình cùng xem cô đã xé dán thêm những gì để bức tranh thêm sinh động nhé.
- Cô đã xé dán thêm gì đây con?
- Để bức tranh thêm sinh động cô đã xé dán thêm bãi cát, cỏ, cây dừa, núi, chim và ông mặt trời đấy!
- Cô đã xé dán thuyền có đủ màu đúng không nào?
- Khi chúng mình xé dán chúng mình cũng có thể sử dụng nhiều màu sắc để tạo lên thuyền và chúng mình còn có thể xé dán thêm ông mặt trời, mây, chim, núi, rất nhiều thứ khắc để bức tranh của chúng mình thêm sinh động và đẹp mắt đấy!
- Khi dán thì các con nhớ là dùng một lượng hồ vừa đủ thôi vì nếu dùng nhiều quá thì gây lãng phí và còn rất là bẩn, mất vệ sinh đấy, nếu dùng ít quá thì thuyền của chúng mình không dính được đâu!
3/ Trẻ thực hiện nhiệm vụ.
- Cô phát giấy vẽ, giấy màu, hồ dán cho trẻ.
- Cô ghi tên cho trẻ vào giấy.
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ kỹ năng gấp, miết, xé để tạo lên thuyền, cánh buồm, sóng biển. Chú ý phát triển kỹ năng quan sát cho trẻ.
- Cô khuyến khích, động viên trẻ hoàn thiện bài xé dán.
4/ Trưng bày sản phẩm, nhận xét, đánh giá, kết thúc.
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá.
- Cô thấy lớp mình có nhiều bạn xé dán thuyền trên biển rất là đẹp đấy. Chúng mình cùng xem bài của bạn nào đẹp nhất nhé!
- Con thích bức tranh của bạn nào nhất?
- Vì sao con lại thích bức tranh này nhất?
(Gọi 2-3 trẻ. Động viên, khuyến khích trẻ nói lên cảm nghĩ của mình về bài của bạn và khi tham gia xé dán thuyền trên biển.)
- Cô nhận xét một số bài làm tốt nhất và đặt tên cho bức tranh.
- Cô khen toàn thể lớp. Nếu còn bài chưa hoàn thiện cô động viên trẻ để giờ sau hoàn thiện để bức tranh được đẹp hơn và cô động viên trẻ giờ học sau cố gắng hơn để hoàn thiện tranh.
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh lớp với bài “Chim bay cò bay”.

- Trẻ hát và vận động theo bài hát.
- Bài hát nói về thuyền.
- Vâng ạ!
- Có ạ!
- Vâng ạ!
- Tranh xé dán những chiếc thuyền.
- Biển.
- Không ạ!
- Cánh buồm.
- Hình tam giác.
- Đường cong lượn sóng.
- Có ạ!
- Vâng ạ!
- Thuyền, cánh buồm, sóng biển.
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ nhắc lại.
- Bãi cát, cỏ, cây dừa, núi, chim, mặt trời.
- Vâng ạ!
- Trẻ thực hiện xé dán thuyền trên biển.
- Trẻ treo tranh lên giá
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát và vận động theo bài hát.
GIÁO ÁN VĂN HỌC
Phần giảng viên hoặc giáo viên hướng dẫn duyệt, góp ý
Chủ đề: Nghề giáo viên
Tác phẩm: Thơ “Em cũng là cô giáo”
Hoạt động: Dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm thơ
Loại tiết: 1
Lứa tuổi: 4-5 tuổi
Lớp: Nhỡ 1
Trường: Mầm non Cát Linh
Số lượng: 20-25 trẻ
Thời gian: 25-30 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người thực hiện: Hoàng Hồng Ánh
Sinh viên lớp: 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Nhận thức:
- Trẻ nhớ được tên bài thơ “Em cũng là cô giáo”.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Tình cảm và niềm vui của cô cấp dưỡng khi được chăm sóc các cháu qua từng bữa ăn hàng ngày.
2. Kỹ năng:
- Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ, thể hiện với tư thế mạnh dạn, hồn nhiên với sự giúp đỡ của cô giáo thông qua hình thức nối tiếp; kết hợp tranh.
- Trả lời các câu hỏi của cô bằng các câu đơn và câu ghép.
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ.
- Trẻ yêu thích môn học, biết thể hiện tình cảm của mình với cô giáo và cô cấp dưỡng trong trường mầm non.
II – CHUẨN BỊ:
1. Xác định cách đọc bài thơ:
- Đọc bài thơ với giọng điệu: Nhẹ nhàng, vui tươi.
- Nhịp diệu, nhấn giọng:
Em cũng là cô giáo
Em cũng là/ cô giáo
Ngày/ hai buổi đến trường
Dành tất cả/ tình thương
Cho/ tuổi thơ của bé
Nhìn/ bé ăn vui vẻ
Ngon miệng/ và vệ sinh
Dù nóng/ – lạnh bên mình
Ấm tình/ cô với bé
Ngày/ qua ngày như thế
Chăm bé khỏe/ bé ngoan
Bục giảng/ hay bếp than
Bé/ luôn chào cô giáo
2. Đồ dùng:
- Giáo án, hệ thống câu hỏi.
- Ảnh minh họa.
	+ Ảnh 1: Cô cấp dưỡng vui vẻ đến trường.
	+ Ảnh 2: Bé đang ăn.
	+ Ảnh 3: Bé đang chơi.
	+ Ảnh 4: Bé chào cô cấp dưỡng.
III – TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1/ Ổn đinh tổ chức:
- Đưa ra hoạt cảnh: Cô cấp dưỡng tới chơi.
- Các con ơi có ai tới lớp chúng ta thế nhỉ?
- Cô chào các con!
- Chúng mình cùng chào cô nào.
- Hôm nay, lớp chúng mình có cô Khang tới chơi đấy! Bây giờ cô mời cô Khang xuống ngồi cùng các con nhé!
- Cô đố chúng mình biết cô Khang làm gì nhỉ?
- Đúng rồi! Cô Khang là cô cấp dưỡng, cô nấu lên những món ăn ngon chăm sóc cho từng bữa ăn của chúng mình. Niềm vui của cô cũng như của các cô cấp dưỡng chính là nhìn thấy chúng mình ăn ngon miệng, vui lớn từng ngày đấy!
- Chúng mình vỗ tay để cám ơn cô và các cô cấp dưỡng nào!
2/ Bài mới:
2.1/ Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả:
- Để hiểu được tình cảm của các cô giành cho chúng mình nhiều như thế nào thì tất cả chúng mình cùng chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ “Em cũng là cô giáo” nhé!
2.2/ Cô đọc bài thơ 2 lần.
* Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
- Cô vừa đọc bài thơ gì cho cả lớp chúng mình nghe?
- Bài thơ “Em cũng là cô giáo” nói về tình cảm và niềm vui của cô cấp dưỡng khi được chăm sóc các bé qua từng ngày đấy. Bây giờ cô đọc lại bài thơ “Em cũng là cô giáo” kết hợp với tranh cả lớp chú ý nghe cô đọc nhé.
* Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp với tranh (đồ dùng trực quan)
2.3/ Giúp trẻ ghi nhớ tác phẩm:
- Tên của bài thơ cô vừa đọc là gì?
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ “Em cũng là cô giáo”.
- Từ “Em” trong câu thơ “Em cũng là cô giáo” nói đến ai?
(Kết hợp ảnh 1)
- Từ “Em” trong câu thơ “Em cũng là cô giáo” nói đến cô cấp dưỡng.
“Em cũng là cô giáo
Ngày hai buổi đến trường”
- Cô đã dành tình cảm như thế nào với các cháu?
(Kết hợp ảnh 2)
- Cô đã dành tất cả tình thương cho các cháu.
“Dành tất cả tình thương
Cho tuổi thơ của bé
Nhìn bé ăn vui vẻ
Ngon miệng và vệ sinh ”
- Dù nóng – lạnh bên mình nhưng tình cảm cô với bé luôn như thế nào?
- Đó là luôn ấm tình cô với bé.
“Dù nóng – lạnh bên mình
Ấm tình cô với bé”
- Ngày qua ngày cô chăm sóc bé qua từng bữa ăn, bé chào cô là gì?
(Kết hợp ảnh 4)
- Bé chào cô là cô giáo.
“Ngày qua ngày như thế
Chăm bé khỏe bé ngoan
Bục giảng hay bếp than
Bé luôn chào cô giáo”
- Cô đã dành thật nhiều tình cảm tốt đẹp cho chúng mình, chúng mình có yêu cô không nào?
- Vậy chúng mình làm gì để tỏ lòng biết ơn với cô nhỉ?
- Chúng mình phải ăn hết suất, không để rơi vãi cơm, thức ăn, ăn thật nhanh, ăn ngon miệng, giữ gìn vệ sinh khi ăn và phải lễ phép với các cô.
- Sắp đến ngày 20/11 rồi chúng mình làm gì để chúc mừng các cô?
- Chúng mình phải chăm ngoan, học giỏi, vâng lời các cô.
2.4/ Dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm thơ:
- Cô đọc lại bài thơ 3 lần cùng cả lớp. Cô ngắt giọng ở đâu trẻ ngắt giọng ở đó, cô đọc câu thơ tiếp trẻ cùng đọc.
- Cả lớp đọc 2-3 lần.
- Mỗi tổ đọc 1 lần.
- 1-2 nhóm trẻ đọc.
- 1-2 cá nhân trẻ lên đọc
* Giáo viên nhắc khi trẻ quên.
* Giáo viên sửa sai cho trẻ.
* Cho trẻ nhận xét.
* Giáo viên nhận xét.
* Củng cố:
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
- Chúng mình vừa đọc bài thơ “Em cũng là cô giáo”. Bài thơ nói về tình cảm và niềm vui của cô cấp dưỡng khi được chăm sóc chúng mình qua từng ngày đấy. Chúng mình phải ăn hết suất, không để rơi vãi cơm, thức ăn, ăn thật nhanh, ăn ngon miệng, giữ gìn vệ sinh khi ăn và phải lễ phép với các cô để cám ơn tình cảm của các cô nhé!
- Cô mời cả lớp đọc lại bài thơ với cô một lần nữa.
3/ Kết thúc:
3.1/ Nhận xét tiết học:
- Hôm nay cô thấy cả lớp mình đã rất chú ý lắng nghe cô đọc thơ, rất sôi nổi trả lời câu hỏi, đọc rất là thuộc diễn cảm bài thơ “Em cũng là cô giáo”, cô thấy có bạn có những động tác minh họa rất là sinh động khi đọc thơ đấy! Cô khen cả lớp mình nào!
3.2/ Chuyển hoạt động:
- Cho trẻ hát bài “Cô giáo miền xuôi”
- Cô Khang ạ!
- Chúng con chào cô ạ!
- Cô làm đầu bếp, làm nấu ăn, 
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ nghe cô đọc thơ.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô đọc thơ.
- Mỗi câu hỏi 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ nhận xét các bạn đọc.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ vỗ tay.
GIÁO ÁN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
GIỜ HỌC THỂ DỤC
Phần giảng viên hoặc giáo viên hướng dẫn duyệt, góp ý
Chủ đề: Ước mơ của bé
Đề tài: Ném trúng đích nằm ngang
Lứa tuổi: 4-5 tuổi
Lớp: Nhỡ 1
Trường: Mầm non Cát Linh
Số lượng: 20-25 trẻ
Thời gian: 20-25 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người thực hiện: Hoàng Hồng Ánh
Sinh viên lớp: 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ kỹ năng vận động ném trúng đích nằm ngang cho trẻ.
2. Kỹ năng:
- Khi ném trẻ biết đứng chân trước chân sau cầm túi cát cùng phía với chân sau, đưa tay ngang tầm mắt và ném vào đích.
- Trẻ có tư thế đứng vững.
- Trẻ có phản ứng nhanh khi nghe thấy tín hiệu.
- Thông qua bài dạy phát triển tố chất nhanh mạnh.
- Giúp trẻ phát triển thị giác, phát triển các nhóm cơ tay cơ chân, sự nhanh nhẹn và khéo léo.
- Ngoài ra phát triển khả năng định hướng trong không gian, cảm giác thăng bằng.
3. Giáo dục:
- Trẻ yêu thích tập luyện, hứng thú khi tham gia bài tập.
- Trẻ biết nghe lời cô, có ý thức kỷ luật, mạnh dạn và tự tin.
II – CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Trong lớp: Sản đủ rộng, sạch sẽ, bằng phẳng.
2. Dụng cụ:
- Giấy đề can.
- Xắc xô.
- Rổ: 2 cái.
- Túi cát: 20-25 túi cát.
- Vòng tròn: 2 cái
3. Trang phục:
- Gọn gàng, thoải mái, phù hợp với thời tiết, thuận tiện cho cử động.
III – TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1/ Khởi động:
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn rộng vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu tí xíu”. Khi vòng tròn khép kín cô đi vào trong vòng tròn, đi ngược chiều với trẻ. Tàu đi thường (trẻ đi thường - 5m) → tàu lên dốc (trẻ đi kiễng chân - 2m) → hết dốc rồi (trẻ đi thường - 5m) → tàu xuống dốc (trẻ đi bằng gót chân - 2m) → tàu đi thường (trẻ đi thường - 5m) → tàu tăng tốc (trẻ chạy nhanh - 1 vòng) → tàu giảm tốc (trẻ chạy chậm lại - 1 vòng) → tàu đi thường (trẻ đi thường - 5m) → Tàu về ga (trẻ trở về đội hình 4 hàng ngang).
- Cô cho trẻ dãn cách đều tập bài tập phát triển chung.
2/ Trọng động:
2.1/ Bài tập phát triển chung:
- Động tác 1: Hô hấp – Thổi bóng: Hai tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa hai tay ra ngang
CB
- Động tác 2: Tay vai – Hai tay đưa ngang, lên cao (6x4)
CB, 4
1, 3
2
- Động tác 3: Bụng lườn – Hai tay đưa lên cao cúi người về phía trước (4x4)
CB, 4
1, 3
2
- Động tác 4: Chân – Đứng đưa 1 chân ra phía trước (6x4)
CB, 2, 4
1
3
2.2/ Vận động cơ bản: “Ném trúng đích nằm ngang”
* Sơ đồ vận động cơ bản:
1,4 m
x x x x x x
x x x x x x
3 m
Rổ cát
Rổ cát
x
Ném vào vòng tròn
* Bước 1: Giới thiệu tên bài tập “Ném trúng đích nằm ngang”.
* Bước 2: Cô làm mẫu.
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Làm mẫu chậm kết hợp với giảng giải, giải thích.
Cô đi từ ghế ra trước vạch và lấy một túi cát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, cô đưa tay cao ngang tầm mắt nhằm vào đích (vòng tròn). Khi có hiệu lệnh “ném” cô ném túi cát vào trong vòng tròn.
+ Lần 3: Làm mẫu và nhấn mạnh vào những điểm chính.
* Bước 3: Cho trẻ tập thử.
- Gọi trẻ lên tập thử: 1-2 trẻ.
+ Nếu trẻ làm được cho tiến hành tập luyện.
+ Nếu trẻ chưa làm được cô cho trẻ làm lại, sửa sai và nhắc lại yêu cầu của bài tập. 
- Cho trẻ tập luyện:
+ Lần 1: Từng tổ lên tập.
+ Lần 2: Hai tổ thi đua.
Trong quá trình trẻ tập luyện cô quan sát sửa sai cho trẻ.
- Củng cố:
+ Cô gọi 1-2 trẻ nhắc lại bài tập.
+ Gọi 1-2 trẻ tập tốt nhất lên tập lại.
2.3/ Trò chơi vận động: “Sói và dê”
* Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi “Sói và dê”.
* Bước 2: Nêu cách chơi và luật chơi.
Luật chơi: 
- Khi nghe tiếng sói, dê chạy nhanh về chuồng nhà mình.
- Sói chỉ được bắt con dê nào ở ngoài vòng tròn.
- Con dê nào bị bắt phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
- Chọn một trẻ làm “chó sói” ngồi ở góc khuất ở góc lớp, các trẻ còn lại là “dê con” đứng trong chuồng. Cô nói “Phía trước là một bãi cỏ non, các chú dê con đi tìm lá non và uống nước mát nào!”.
- Tất cả các con dê bước ra phía trước uống nước và kiếm cỏ non, khoảng 30 giây, chó sói xuất hiện và kêu “Hừm hừm”. Khi có tiếng chó sói, các chú dê con chạy về chuồng của mình. Cùng lúc đó chó sói chạy đuổi theo đàn dê. Chú dê nào chạy chậm để chó sói bắt thì phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục, cô cho đổi cháu khác giả làm sói.
* Bước 3: Phân vai chơi.
Chọn 1 trẻ làm sói.
Cho tất cả trẻ còn lại làm dê con.
* Bước 4: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô cho trẻ thực hiện chơi.
- Cô chú ý quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Bước 5: Kết thúc trò chơi.
- Củng cố: Cô cho trẻ nhắc lại tên trò chơi.
3/ Hồi tĩnh: 
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp 2-3 vòng (giả làm chim bay cò bay, vừa đi vừa nói).
4/ Kết thúc:
- Củng cố: Nhận xét, đánh giá toàn giờ học, tuyên dương những trẻ tập tốt.
- Trẻ đi theo các kiểu đi: đi thường → đi kiễng chân → đi thường → đi bằng gót chân → đi thường → chạy nhanh → chạy chậm → đi thường → xếp hàng ngang.
- Trẻ thực hiện các động tác 4 lần 4 nhịp với các động tác bổ trợ tay, chân là 6 lần 4 nhịp.
- Trẻ di chuyển về 2 hàng ngang đối diện với nhau đứng cách nhau 3m.
- Trẻ chú ý lắng nghe và theo dõi cô làm mẫu.
- Trẻ lên tập thử.
- Trẻ tập luyện.
- Trẻ nhắc lại bài tập.
- Trẻ lên tập lại bài tập.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Trẻ nhận vai chơi.
- Trẻ thực hiện chơi.
- Trẻ nhắc lại tên trò chơi.
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng.

File đính kèm:

  • docgiup_moi_nguoi.doc