Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Dạy hát “Gà trống, mèo con và cún con”, Nghe hát “Gà gáy le te”

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài hát “ Gà trống, mèo con và cún con ”.

- Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Gà trống , mèo con và cún con ”. Nói về những con vật rất đáng yêu và sống gần gũi với mỗi con người cũng như trong gia đình.

2. Kỹ năng

- Trẻ hát đúng giai điệu, thể hiện tình cảm, điệu bộ khi thể hiện bài hát.

3. Thái độ

- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và bước đầu cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát “ Gà gáy le te ”.

- Trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động.

- Trẻ yêu quý, chăm sóc các con vật.

 

docx5 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 5040 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Dạy hát “Gà trống, mèo con và cún con”, Nghe hát “Gà gáy le te”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG ANH
TRƯỜNG MẦM NON THƯ LÂM
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 NDTT : Dạy hát “ Gà trống, mèo con và cún con ”
 ( Nhạc và lời : Thế Vinh )
 NDKH : Nghe hát “ Gà gáy le te ”
 ( Dân ca Cống Khao )
 Lứa tuổi : 3 - 4 tuổi
 Số lượng : 15 - 20 trẻ
 Thời gian : 20 - 25 phút
 Người soạn : Nguyễn Thanh Mai
Năm học: 2019-2020
I. Mục đích – yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ biết tên bài hát “ Gà trống, mèo con và cún con ”. 
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Gà trống , mèo con và cún con ”. Nói về những con vật rất đáng yêu và sống gần gũi với mỗi con người cũng như trong gia đình. 
2. Kỹ năng
- Trẻ hát đúng giai điệu, thể hiện tình cảm, điệu bộ khi thể hiện bài hát.
3. Thái độ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và bước đầu cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát “ Gà gáy le te ”.
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ yêu quý, chăm sóc các con vật. 
II. Chuẩn bị 
1. Đồ dùng 
* Đồ dùng của cô
- Mô hình sân khấu, trang phục dân tộc.
- Nhạc không lời bài hát “ Gà trống, mèo con và cún con ” và “ Gà gáy le te ”
* Đồ dùng của trẻ
- Mũ các con vật (gà trống, cún con, mèo con)
- Trang phục gọn gàng
- Ghế
2. Địa điểm
- Trong lớp học.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức.
- Xúm xít, xúm xít
- Cô giới thiệu các vị đại biểu
- Bây giờ chúng mình cùng bắt đầu vào học nhé
- Các con chú ý lắng nghe xem đây là tiếng kêu của gì nào? (ÒÓO) Con gì? Vậy con cún con kêu như thế nào, mèo con kêu như thế nào nhể. À bây giờ cô con mình cùng chơi trò chơi “ Bắt chước tiếng kêu các con vật ” khi cô nói con gì thì các con hãy hô to tiếng kêu con vật đó nhé! Chúng mình đã sẵn sàng chưa?
- Trẻ nghe hiệu lệnh của cô
+ Cô nói: “ Gà trống gáy ”
+ Cô nói: “ Cún con kêu ”
+ Cô nói: “ Mèo con kêu ”
- Ôi! Các con chơi rất giỏi cô khen các con một tràng pháo tay. 
- Có một bài hát rất hay nhắc đến các con vật này mà nhạc sĩ Thế Vinh đã sáng tác. Mà hôm nay, cô Mai sẽ dạy cho chúng mình nghe bài hát này đấy. Chúng mình có thích không nào?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
* Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con ”
- Bài hát đó có tên là “Gà trống, mèo con và cún con” sáng tác của nhạc sĩ Thế Vinh. Chúng mình hãy cùng lắng nghe cô hát nhé! 
- Cô hát lần 1: Không nhạc
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
- Bây giờ chúng mình hãy nhẹ nhàng về ghế ngồi của mình để nghe cô hát lại một lần nữa nhé
- Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc
=> Giảng nội dung: Bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, nói về những con vật rất đáng yêu và sống gần gũi đối với con người. Con gà trống gáy vang òóo. đánh thức mọi người dậy vào mỗi buổi sáng, mèo con rình bắt chuột, cún con rất chăm chỉ canh gác nhà. Vì vậy, các con hãy yêu thương và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình mình nhé.
- Cô hát lần 3: Kết hợp cùng động tác minh họa
- Cô cho cả lớp hát 2 - 3 lần (Nhận xét và sửa sai cho trẻ)
- Để cho bài hát được sinh động và ý nghĩa hơn. Cô và cô vi đã chuẩn bị rất nhiều những chiếc mũ có mặt các con vật trong bài hát. Bây giờ cô mời Các con đến lấy mỗi bạn một cái rồi đội lên đầu để biểu diễn cho các cô và các bạn cùng xem nhé.
- Cô mời trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
- Bây giờ chúng mình sẽ hát nâng cao hơn một chút xem bạn nào giỏi nào đó là hát nối tiếp, khi cô đánh nhịp về tổ nào thì các con hát thật hay bài hát và khi cô đánh nhịp cả hai tay thì cả lớp chúng mình sẽ cùng hát thật to nha. Các con chú ý nhìn lên tay của cô nhé! ( Cô khen trẻ ) 
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần trẻ thể hiện, động viên, khuyến khích những trẻ hát còn yếu, chưa mạnh dạn.
- Hôm nay, cô thấy các con hát thật giỏi và đáng yêu cô giành cho các con một tràng pháo tay. Và thưởng cho các con cô sẽ hát tặng cho các con một bài hát dân ca có tên là “ Gà gáy le te ”. Trước khi cô hát và biểu diễn các con hãy cùng trò chuyện với cô Vi để cô đi thay trang phục nhé!
*Hoạt động 2 : Nghe hát “ Gà gáy le te ” ( Dân ca Cống Khao )
- Bây giờ cô hát cho các con nghe bài hát “ Gà gáy le te ” của dân ca Cống Khao
- Cô hát lần 1: Không nhạc 
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát của dân ca nào?
- Cô hát lần 2: Cô hát kết hợp nhạc, múa
=> Nội dung: Bài hát nói về con gà gáy le te đánh thức mọi dậy đi làm rẫy và đánh thức chúng mình dậy đến trường học nữa đấy.
- Lần 3: Cô mở nhạc ca sĩ hát, trẻ hưởng ứng cùng cô 
3.Kết thúc
Cô chuyển hoạt động.
- Bên cô, bên cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- ÒÓO
- Gâugâugâu
- Meomeomeo
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp hát
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát 
- Trẻ lắng nghe và hát nối tiếp theo tổ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng cùng cô

File đính kèm:

  • docxphat trien tinh cam tham mi 3 tuoi_12875049.docx