Giáo án mầm non lớp mầm - Đề tài: Ghép thành cặp đối tượng có mối liên quan

• Thông tin cá nhân của trẻ:

Họ và tên:

Sinh năm:

Tuổi trí tuệ:

Dạng tật:

Học sinh lớp: Tiền Học Đường 1

• Ưu điểm:

- Hiểu được yêu cầu của cô

- Thể hiện được ý muốn bằng lời nói

• Khuyết điểm:

- Vận động tinh, vận động thô yếu

- Kém tập trung

- Nhút nhát

 Nhu cầu cần thiết:

- Phát triển ngôn ngữ

- Phát triển vận động tinh

- Phát triển vận động thô

I) Mục đích – yêu cầu:

• Kiến thức:

- Nhận biết các cặp đối tượng có mối liên quan

- Ghép được các cặp đối tượng có mối liên quan

• Kỹ năng:

- Phát triển vận động tinh

- Phát triển vận động thô

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 5416 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Đề tài: Ghép thành cặp đối tượng có mối liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH
TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT HƯỚNG DƯƠNG
CõB
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN
Môn: Toán
Đề tài: Ghép thành cặp đối tượng 
có mối liên quan
Lớp : Tiền học đường 1
Hình thức: Cá nhân
Thời gian: 20 – 30 phút
SVTH:
GVHD
Ngày thực hiện: 31 /3/2015
Năm học: 2014 - 2015
Thông tin cá nhân của trẻ:
Họ và tên:
Sinh năm:
Tuổi trí tuệ:
Dạng tật:
Học sinh lớp: Tiền Học Đường 1
Ưu điểm:
Hiểu được yêu cầu của cô
Thể hiện được ý muốn bằng lời nói
Khuyết điểm:
Vận động tinh, vận động thô yếu
Kém tập trung
Nhút nhát
Nhu cầu cần thiết:
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển vận động tinh
Phát triển vận động thô
Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức:
Nhận biết các cặp đối tượng có mối liên quan
Ghép được các cặp đối tượng có mối liên quan
Kỹ năng:
Phát triển vận động tinh
Phát triển vận động thô
Thái độ:
Giáo dục trẻ biết tập trung chú ý
Tự tin tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:
Cô:
Các đồ dùng có mối liên quan
Lô-tô các cặp có mối liên quan
Máy casset, nhạc
Mô hình các hoạt động
Trẻ:
Tâm thế ổn định – thoải mái
Phương pháp
Phương pháp chủ đạo: Trực quan, dùng lời
Biện pháp hỗ trợ: Thực hành, khích lệ
Tích hợp: Tự nhiên xã hội, âm nhạc, thể dục
Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Dự kiến tình huống
Giới thiệu danh tánh – tạo hứng thú
Cô chào bạn Anh Thư. Anh Thư ơi đây là ai? (chỉ vào cô)
Còn đây là ai? (Chỉ vào trẻ)
Đúng rồi, Anh Thư giỏi lắm.
Thư nè, cô Sương đã chuyển đến ở nhà mới mấy ngày rồi, nhưng chưa có thời gian dọn dẹp nhà cửa, hôm nay Anh Thư có thể đến giúp cô cùng dọn dẹp được không?
Giới thiệu các hoạt động
Đến nhà cô, Anh Thư và cô sẽ tham gia ba hoạt động sau:
Bé có biết không?
Bé giúp cô
Đôi bạn thân
Anh Thư thích không nào?
Triển khai các hoạt động
Bé có biết không?
Bây giờ cô và Anh Thư sẽ đến nhà cô nhé, chúng ta sẽ đi bằng xe máy nhé. À lúc nãy cô có mua một ít ly và hoa, Anh Thư có thể cầm dùm cô được không, trong giỏ cô để cả chìa khóa nhà nữa đấy, Anh Thư cầm cẩn thận nha.
À Thư ơi, khi đi xe máy, thì mình phải đội cái gì nhỉ?
Thế mình đội mũ bảo hiểm để làm gì?
À, đúng rồi, khi đi xe máy mình phải đội mũ bảo hiểm, để nếu có bị tai nạn thì mũ bảo hiểm sẽ giúp mình bảo vệ cái đầu của mình nè, vì thế xe máy và mũ bảo hiểm có mối liên quan với nhau, và là đôi bạn thân của nhau đấy. Để cô lấy mũ bảo hiểm cho cô và cả Anh Thư nữa nhé.
Chúng ta cùng lên xe đến nhà cô nào.
Đến nhà cô rồi nè, nhà cô khóa rồi, bây giờ cô cần cái gì để mở ổ khóa đây?
À, đúng rồi lúc nãy cô nhờ Anh Thư cầm chìa khóa đấy, Anh Thư đưa chìa khóa cho cô mở cửa nhà nào.
Cô đố Anh Thư biết chúng ta chúng ta khóa cửa nhà để làm gì nào?
Anh thư này chúng ta thường dùng khoá và chìa khoá để khoá/ mở cửa nhà mình, đảm bảo an toàn, tránh kẻ gian xâm nhập khi chúng ta đi vắng. Ổ khoá và chìa khoá có mối liên quan với nhau nên chúng là đôi bạn thân của nhau đấy
Anh Thư nhắc lại cho cô nào: khóa và chìa khóa có.
Cô mời Anh Thư ngồi. Anh Thư ơi, cô khát nước quá, con có khát nước không? 
Cô có bình nước đây rồi, nhưng bây giờ mình cần cái gì để lấy nước uống nào?
Đúng rồi, mình phải dùng cái ly để uống nước.
Vậy nước và ly có mối liên quan với nhau, chúng là đôi bạn thân của nhau đấy.
Anh Thư nói lại cho cô nào, nước và ly có
Anh Thư xem trong giỏ còn có gì nữa nào?
A, cô mua hoa về để chưng trên bàn đấy, vậy bây giờ mình phải lấy cái gì để cắm hoa nào?
Đúng rồi mình phải lấy cái cái bình để cho hoa vào. Bình hoa, và hoa là
Đúng rồi bình hoa và hoa là đôi bạn thân của nhau và chúng có mối liên quan với nhau đấy.
Bây giờ Anh Thư và cô cùng cắm hoa vào bình nhé.
Lúc nãy tới giờ mình đã gặp rất nhiều đồ vật có mối liên quan với nhau, và là bạn thân của nhau, Anh Thư có thể kể lại cho cô được không.
Thứ nhất là xe máy và.
Thứ hai là
Thứ 3 là
Thứ 4 là
Anh thư có thể kể thêm cho cô một số đôi bạn thân nữa không nào?
(cô gợi ý cho trẻ kể)
Trong nhà cô Sương còn có rất nhiều đội bạn thân 
Là những cặp đồ vật có liên quan với nhau đấy. bây giờ chúng ta sẽ cùng qua phòng bên cạnh và sắp xếp chúng lại với nhau nhé.
A, phòng này cũng bị khóa rồi nè, bây giờ cô cần cái gì để mở khóa đây?
Đúng rồi, Anh Thư giỏi lắm.
Bé giúp cô
Ôi, phòng này lộn xộn quá cô và Anh Thư sẽ cùng dọn dẹp cho nó ngăn nắp lại nhé. 
Anh Thư ơi, ở đây cô có một cái thùng chứa những đồ vật cô cần dùng và trên kia là những đồ vật có liên quan với những đồvật ở trong thùng. Nhiệm vụ của con là ghép chúng lại với nhau, thành từng đôi bạn thân. Con hiểu chưa nào. (cô lấy ví dụ)
Khi cô mở nhạc, cô và Anh Thư sẽ cùng nhau dọn dẹp. Anh Thư sẽ lấy một đồ vật trong thùng, sau đó đi qua đường hẹp và để đồ vật đó vào đúng vị trí của nó. Còn cô Sương sẽ quét nhà và dọn dẹp khu vực này. 
Khi nào cô và Anh Thư làm xong thì cô sẽ tắt nhạc và chúng ta kiểm tra công việc cuarnhau nhé.
Bây giờ cô Sương sẽ làm mẫu cho Anh Thư xem nhé.
Anh Thư hiểu chưa nào, bây giờ cô và Anh Thư sẽ bắt đầu nhé.
1, 2, 3 bắt đầu.
Cô chú ý quan sát và hỗ trợ trẻ
Cô nhận xét.
Cùng vui chơi
Anh Thư sắp xếp đồ dùng thật gọn gàng và đúng vị trí nè, Anh thư giỏi quá. 
Thế là nhà cửa đã gọn gàng rồi, cô cảm ơn Anh Thư nhé, đây là phần quà của Anh Thư nè.
Anh Thư mở xem trong đó có cái gì.
A, Phần quà là một bộ lô tô lắp ghép các đối tượng có mối liên quan với nhau đó. Anh Thư Thích chơi cái này không nào? Cô Sương rất thích chơi đó, Anh Thư cho cô chơi với nhé.
Bây giờ những đồ vật nào là bạn thân với nhau thì chúng ta sẽ ghép lại với nhau nhé. Mình vừa chơi vừa nghe nhạc nhé.
Cô cho trẻ chơi
Cô nhận xét
Nhắc lại các hoạt động
Anh Thư ơi, hôm nay cô và Anh thư đã cùng nhau làm những gì nào? (cô gợi ý cho trẻ tự trả lời)
Kết thúc
Nhận xét – tuyên dương
Giới thiệu hoạt động sau
Cô Sương
Anh Thư
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Mũ bảo hiểm
Để bảo vệ đầu
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Chìa khóa
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ nhút nhát
Trẻ không chú ý
Trẻ không biết 
Trẻ không hiểu
Trẻ không nhớ
Trẻ không hiểu
Trẻ gặp khó khăn
Giáo viên hướng dẫn	Sinh viên thực hiện

File đính kèm:

  • docGiao_an_ghep_tuong_ung_1_1.doc
Giáo Án Liên Quan