Giáo án mầm non lớp mầm - Đề tài: Nhận biết, so sánh sự khác biệt về chiều cao 2 đối tượng

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:

- Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 2 đối tượng.

- Trẻ biết sử dụng đúng các từ “Cao hơn – Thấp hơn” để diễn đạt.

- Rèn kỹ năng nhận biết, phân biệt, kỹ năng so sánh cao hơn – Thấp hơn.

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.

II. CHUẨN BỊ:

- Slide powpoirt giáo án điện tử cây Cao hơn – Thấp hơn.

- 2 cây xanh cao, thấp khác nhau treo quả để trẻ hái.

- Mỗi trẻ 1 cây cau (cao hơn) và 1 cây chuối (thấp hơn).

- Nhạc lời bài hát “Em yêu cây xanh”, nhạc về chủ đề.

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

* Ôn Cao hơn – Thấp hơn

- Cô cho trẻ đứng đội hình vòng tròn hát vận động bài: “Em yêu cây xanh”.

- Cây xanh có ích gì cho chúng ta?

- Thế các con có muốn cùng cô hái quả không nào?

Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”

Cô có gì đây nào?

 

docx2 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Đề tài: Nhận biết, so sánh sự khác biệt về chiều cao 2 đối tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Môn: Làm quen với toán
Đề tài: Nhận biết, so sánh sự khác biệt về chiều cao 2 đối tượng
Độ tuổi: Mẫu giáo bé 
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Nga
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
- Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 2 đối tượng.
- Trẻ biết sử dụng đúng các từ “Cao hơn – Thấp hơn” để diễn đạt.
- Rèn kỹ năng nhận biết, phân biệt, kỹ năng so sánh cao hơn – Thấp hơn.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.
II. CHUẨN BỊ:
- Slide powpoirt giáo án điện tử cây Cao hơn – Thấp hơn.
- 2 cây xanh cao, thấp khác nhau treo quả để trẻ hái.
- Mỗi trẻ 1 cây cau (cao hơn) và 1 cây chuối (thấp hơn).
- Nhạc lời bài hát “Em yêu cây xanh”, nhạc về chủ đề.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
* Ôn Cao hơn – Thấp hơn
- Cô cho trẻ đứng đội hình vòng tròn hát vận động bài: “Em yêu cây xanh”.
- Cây xanh có ích gì cho chúng ta?
- Thế các con có muốn cùng cô hái quả không nào?
Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”
Cô có gì đây nào?
+ Cô có một cái cây có rất nhiều quả, các con thi hái quả nếu ai hái được quả sẽ thắng cuộc. (Lần đầu cô để cây thấp để cho trẻ hái được quả) Cho 2-3 trẻ lên hái.
+ Bạn đã hái được quả chưa? Chúng mình cùng đếm xem các bạn đã hái được ba nhiêu quả nào. Vì sao bạn hái được quả nhỉ? (Vì cây thấp).
+ Cho trẻ chơi trốn cô và đưa cây cao hơn ra.
+ Các con thấy bây giờ có mấy cây? (Cho trẻ đếm).
+ Bây giờ cô có yêu cầu khó hơn. Bạn nào lên chơi?
(Cô mời 3 bạn lên không hái được, cho trẻ nhảy cao lên để hái).
+ Bạn nào lên hái giúp các bạn? (Cô cho tất cả trẻ muốn chơi lên hái, lần lượt 3 trẻ một vẫn không hái được)
+ Tại sao các con không hái được? (Trẻ thấp, cây cao)
+ Bây giờ cô giúp các bạn hái thử xem nhé.
+ Cô có hái được quả không?
+ Tại sao cô lại hái được mà các cháu lại không hái được? (Cô cao hơn, lớn hơn)
+ Có đúng là cô cao hơn không, mời 1 bạn lên đo với cô xem ai cao hơn? Ai thấp hơn?
* Nhận biết sự khác biệt về chiều cao 2 đối tượng.
Các con có muốn được ăn nhiều quả ngon không nào?
- Vậy bây giờ chúng mình cùng trồng cây thật đẹp để lấy quả nào. (Cho trẻ hát bài cái cây xanh xanh) và cho trẻ đi vòng tròn lấy rổ về chổ ngồi hình chữ U).
- Các con nhìn xem trong rổ các con có gì?
- Các con hãy trồng cây thật đẹp nào.
- Cho trẻ xếp 2 cây thấp và cao đứng cạnh nhau (Xếp từ trái qua phải, cây thấp trước cây cao sau).
- Các con hãy quan sát thật kỹ xem 2 cây như thế nào với nhau?
- Cây nào cao hơn? (Cây cau cao hơn).
- Cây nào thấp hơn? (Cây chuối thấp hơn).
(Cả lớp, tổ, cá nhân trả lời)
- Vì sao các con biết cây cau cao hơn, cây chuối thấp hơn? (Vì con thấy cây cau nhô cao hơn cây chuối một đỉnh đầu).
- Cho trẻ quan sát bạn trên màn hình của cô và nhận xét cao hơn – thấp hơn 1 lần nữa.
 + Trò chơi: “Ai nhanh hơn”.
Cô thấy các con học rất giỏi, rất ngoan rồi. Bây giờ cô cháu mình cùng thi xem “ai nhanh hơn” nhé. Khi cô nói “Cao hơn” các con phải giơ cây cao hơn lên và nói cao hơn. Khi cô nói thấp hơn các con giơ cây thấp hơn và nói “Thấp hơn”.
- Bây giờ cô có yêu cầu khó hơn dành cho các con đấy. Khi cô nói cây cau, các con giơ cây cau lên và nói “Cao hơn hay thấp hơn”. (Cho trẻ chơi 3- 4lần).
- Cô mời 2 trẻ lên hát 1 bài.
+ Các con thấy 2 bạn này như thế nào với nhau?
+ Bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn?
+ Vì sao con biết? (Vì khi 2 bạn đứng cạnh nhau con thấy bạn Tường cao hơn bạn Diệp 1 cái đầu; bạn Diệp chỉ đến cổ bạn Tường).
* Luyện tập nhận biết cao hơn – thấp hơn:
- Trò chơi: “Cây cao, cỏ thấp”
Trẻ đứng vòng tròn, cô nêu cách chơi cho cả lớp chơi chung.
Lần 2 cô đi xung quanh trẻ và chỉ vào từng trẻ. Vừa chỉ cô vừa nói “Cây cao” thì trẻ đó nói “Cây cao” và đứng giơ 2 tay lên cao. Sau đó cô chỉ vào bạn tiếp theo và nói “Cỏ thấp” trẻ đó nói “Cỏ thấp” và phải ngồi xuống. 
- Trò chơi: “Bé thông minh nhanh nhẹn”
Cô giới thiệu 2 bức tranh ngôi nhà ( cao – thấp)
Chia lớp thành 2 đội thi trồng cây vào đúng ngôi nhà.
Khi kết thúc 1 bản nhạc đội nào trồng đúng mà không bị nhầm đội đó sẽ thắng cuộc.
( ĐÕm kÕt qu¶ so s¸nh sè c©y)
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ.

File đính kèm:

  • docxso sanh cao thap_12252578.docx