Giáo án mầm non lớp mầm - Giao thông đường thủy và đường hàng không

Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ

- Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thủy: tàu, thuyền, ca nô giao thông đường hàng không: máy bay, trực thăng, khinh khí cầu

- Trẻ biết công dụng của giao thông đườg thủy và đường hàng không: chở người và chở hàng hóa

- Chơi với đồ chơi ở lớp

- Thể dục sáng: tập theo bài “cô dạy bé bài học giao thông”, tập với gậy.

- Tay : 2 tay cầm gậy đưa ra trước, đưa vào ngực

- Chân: đứng co 1 chân, đưa gậy ra phía trước, đổi chân

- Bụng: 2 tay cầm gậy cúi người xuống

- Bật: bật tách khép chân, đưa gậy ra phía trước

 

doc27 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Giao thông đường thủy và đường hàng không, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mạng hoạt động nhánh 2
Phát triển tình cảm và các kỹ năng xã hội:
Phân vai: chơi đóng vai mẹ dẫn con đi học phải đi trên vỉa hè bên phải, chơi cửa hàng bán các loại PTGT,bán mũ bảo hiểm
Nghệ thuật: hát, đọc thơ về các PT và LLGT
Xây dựng: chơi lắp ráp các PTGT, làm tài xế chở hàng hóa
Học tập: xem sách, tranh ảnh về PT và LLGT, vẽ các PTGT
Thiên nhiên: tưới cây, tưới hoa đem lên ô tô chở ra chợ bán
GDPT thể chất: 
-Trẻ biết bò dích dắt qua 4 chướng ngại vật không được đụng vào vật cản
- Biết chơi TCVĐ: thuyền về bến
 .
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
GDPT nhận thức:
 - Trẻ nhận biết được một số giao thông đường thủy: thuyền, tàu thủy, ca nô và giao thông đường hàng không: máy bay, trực thăng, khinh khí cầu
- So sánh được điểm giống và khác nhau giữa thuyền buồm và máy bay
- So sánh chiều dài 2 đối tượng
GDPT thẩm mỹ:
- Hát “em đi chơi thuyền”
- Hứng thú nghe cô hát bài “anh phi công ơi”, hiểu nội dung bài nghe hát
- Biết chơi thành thạo trò chơi “ô cửa bí mật
 - GD trẻ khi đi trên thuyền không thò đầu ra cửa sổ để tay xuống nước.
- Trẻ biết dán cánh buồm
GDPT ngôn ngữ:
Thơ “cô dạy con”
Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm được bài thơ
Hiểu nghĩa các từ khó 
Biết trò chuyện cùng cô về nội dung bài thơ, qua các câu hỏi đàm thoại 
KẾ HOẠCH TUẦN 2
 Ngày
Hoạt
động
Thứ hai
(13-3)
Thứ ba
(14-3)
Thứ tư
15-3)
Thứ năm
(16-3)
Thứ sáu
(17-3)
Đón trẻ, thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ
- Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thủy: tàu, thuyền, ca nô giao thông đường hàng không: máy bay, trực thăng, khinh khí cầu
- Trẻ biết công dụng của giao thông đườg thủy và đường hàng không: chở người và chở hàng hóa 
- Chơi với đồ chơi ở lớp
- Thể dục sáng: tập theo bài “cô dạy bé bài học giao thông”, tập với gậy.
- Tay : 2 tay cầm gậy đưa ra trước, đưa vào ngực
- Chân: đứng co 1 chân, đưa gậy ra phía trước, đổi chân
- Bụng: 2 tay cầm gậy cúi người xuống
- Bật: bật tách khép chân, đưa gậy ra phía trước
Hoạt động có chủ đích
*GDPTNT:
-Tìm hiểu một số ptgt đường thủy và đường hàng không
*GDPTTM
- ÂN: “em đi chơi thuyền”
- NH: anh phi công ơi
- TC: ô cửa bí mật
*GDPTNT:
- So sánh chiều dài 2 đối tượng
*GDPTTC:
 - Bò dích dắc qua 4 vật cản
- TCVĐ: thuyền về bến
*GDPTTM:
 - Dán cánh buồm
Hoạt động ngoài trời
-Trò chuyện về 1 số giao thông đường thủy: ca nô, tàu, thuyền, bè và giao thông đường hàng không: máy bay, trực thăng, khinh khí cầu
. -Quan sát các góc ở lớp: góc xây dựng, góc bán hàng, góc âm nhạc, góc tạo hình, góc kể chuyện.
* TCDG+ TCVĐ: mèo đuổi chuột, thuyền vào bến
- Chơi với đồ chơi ngoài trời: chơi cát nước, nhà banh
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên thuyền và máy bay không để tay ra ngoài, không đùa giỡn
Hoạt động góc
* Cô giới thiệu chủ đề chơi, tên các góc chơi, nội dung các góc chơi và đàm thoại cùng trẻ, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi chơi.
1. Góc xây dựng( Góc chơi chính): Xây bến tàu
- Biết xếp gạch nối tiếp nhau làm mô hình 
-Trẻ nhanh nhẹn khéo léo khi thực hiện, sắp xếp mô hình hợp lí
- Biết hổ trợ, chia sẻ công việc, thể hiện vai chơi
b. Chuẩn bị:
- Gạch, cây xanh, một số tàu, thuyền, ca nô, máy bay, trực thăng tự làm
- 1 số bằng nguyên vật liệu mở : hộp sữa, đá, nắp chai, thùng giấy ccáttong.
c. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
- Hát, minh họa “em đi chơi thuyền”
- Cô giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi và cho trẻ chọn vai chơi.
* Quá trình chơi:
- Trẻ thỏa thuận vào góc chơi và tiến hành chơi.
- Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ để chơi chung
- Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét và tập trung trẻ lại để nhận xét góc chơi chính.
2. Đóng vai
- Chơi: .. Đóng vai người bán ptgt: tàu, thuyền, ca nô, máy bay
3. Học tập
- Tô màu, vẽ, xé dán thuyền buồm
4. Thư viện 
 - Xem truyện tranh về chủ đề
5. Âm nhạc
- Hát, đọc thơ về chủ đề giao thông
6. Thiên nhiên
- Chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
Hoạt động chiều
- Dạy c/c hát “em đi chơi thuyền”
- GD trẻ khi đi thuyền phải ngồi ngay ngắn, không thò tay, thò đầu ra ngoài
Dạy c/c biết so sánh chiều dài của 2 đối tượng
- Gd trẻ đoàn kết với nhau trong mọi hoạt động
-Dạy c/c ‘bò dích dắt qua 4 vật cản”
- GD trật tự khi học và chơi, rèn tính mạnh dạn tự tin khi thực hiện bài tập
- Dạy c/c dán cánh buồm
- Giáo dục trẻ khi làm ra sản phẩm phải giữ gìn cẩn thận
- Cho c/c hát đọc thơ về chủ đề giao thông
 - Gd trẻ biết chấp hành luật giao thông khi đi trên đường
- Chơi tự do với các góc
- Nêu gương - trả trẻ
Thứ 2
27/2/2017
LĨNH VỰC: GDPT NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ HÀNG KHÔNG
I/ YÊU CẦU :
 Trẻ biết gọi tên, nêu đặc điểm chính và công dụng của 1 số phương tiện giao thông đường thuỷ, đường hàng không.
 Trẻ biết nhận xét, so sánh phương tiện giao thông đường thủy và gt đường hàng không
Giáo dục tẻ thực hiện tốt luật lệ ptgt, khi ngồi trên thuyền và máy không đùa nghịch.	
II/ CHUẨN BỊ :
Bài hát “Em đi chơi thuyền”
Mô hình của 1 số phương tiện giao thông đường thuỷ, đường hàng không.
Màn hình pp.
Câu đố, bài hát.
Tranh lô tô các loại phương tiện.
Bài hát về giao thông đường thuỷ, đường hàng không.
3 Tranh lớn chơi gắn hình.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HOẠT ĐỘNG 1: “Bé đi tham quan”
Hôm nay trời trong xanh mát mẻ cô cháu mình cùng đi tham quan, các con có thích không?
Cho các cháu vừa đi vừa hát bài “ Em đi chơi thuyền”.
Cô và trẻ đến mô hình.
Đến nơi! Ở đây có khu trưng bày các loại phương tiện giao thông rất nhiều, cô và c.c đến xem có những loại phương tiện gì? 
Để biết các loại phương tiện này hoạt động như thế nào. Cô và c.c về lớp cùng tìm hiểu nha!
HOẠT ĐỘNG 2: “ Tìm hiều về phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng không”
+ Lắng nghe!( 2 lần)
Làm bằng gỗ
Bơi trên sông
Có buồm giông
Nhanh đến bến, đố c/c là gì?
 - Mời cả lớp, cá nhân nhắc lại
- Các con nhận xét gì về thuyền buồm ?
- Cánh thuyền như thế nào? Thuyền buồm chạy được nhờ đâu?
- Thuyền buồm chuyên chở gì?
- Thuyền buồm thường chạy ở đâu?
- Thuyền buồm là phương tiên giao thông gì ?
* Cô chốt: Thuyền buồm gồm có đáy thuyền, thân thuyền có cánh buồm . Thuyền buồm chạy được nhờ sức gió, cánh buồm to giúp thuyền di chuyển. Thuyền buồm chuyên chở người và hàng hóa, là ptgt đường thủy đó c/c
- Cùng làm những cánh buồm lướt gió vượt biển nào!
+ Nghe vẻ , nghe ve tôi vè bạn nhé!
Thân tôi bằng sắt
Nổi được trên sông
Chở chú hải quân
Tuần tra trên biển
- Đố bé là gì?
- Mời cả lớp, cá nhân nhắc lại
- Các con nhận xét gì về tàu thủy?
- Tàu thủy chuyên chở gì?
- Tàu thủy chạy bằng gì?
- Đố c/c tàu thủy thường chạy ở đâu?
 - Tàu thủy còn gọi phương tiên giao thông gì ?
* Cô chốt: Tàu thủy có đáy tàu, thân tàu to và dài có nhiều khoan tàu. Tàu thủy chạy bằng động cơ nên di chuyển rất nhanh dùng để chở người, là phương tiện giao thông đường thủy đó các con.
+ Ngoài ra cô còn có nhiều loại phương tiện giao thông đường thuỷ như: Ghe, thúng, ca nô
- Cô giới thiệu trên màn hình một số phương tiện giao thông
+ Lắng nghe! Lắng nghe
- Cô click chuột cho trẻ đoán âm thanh máy bay
- Đố các con âm thanh của ptgt gì đây?
- Mời cả lớp, cá nhân nhắc lại
- Máy bay có những đặc điểm gì?
- Máy bay bay được nhờ gì?
- Máy bay chuyên chở gì?
- Máy bay thường bay ở đâu?
- Máy bay là phương tiên giao thông gì?
* Cô chốt: Máy bay có 3 phần: đầu , thân có 2 cánh có bánh xe di chuyển trên đường băng, phần đuôi máy bay nhỏ. Máy bay chạy bằng động cơ nên bay rất nhanh dùng để chở người, hàng hóa, là phương tiện giao thông đường hàng không.
+ Ngoài máy bay ra cô còn có nhiều loại phương tiện giao thông đường hàng không như: trực thăng, khinh khí cầu, tên lửa
- Vừa rồi, các con khám phá những ptgt nào?
* Cho trẻ chơi TC “ Cái gì biến mất”
- Các con có nhận xét gì về 2 ptgt thuyền buồm và máy bay
+ Giống nhau: Chúng đều là loại phương tiện giao thông dùng để chở người và hàng hoá.
+ Khác Nhau :
 * Thuyền buồm * Máy bay
- Chạy nhờ sức gió - Chạy nhờ động cơ 
- Có kích thước nhỏ - Có kích thức to 
- Chở ít người ít hàng hóa - Chở nhiều người và 
 hàng hóa 
 - Chạy chậm - Chạy nhanh 
- Các con ơi! C/c có muốn trở thành những hành khách thông thái không. Cùng nhanh tay chọn những ptgt mình thích nhé
* Trò chơi củng cố “ Chọn nhanh, chọn đúng”
- Chọn nhanh!( 2 lần) chọn ptgt chạy sức gió
- Cô nêu đặc điểm, trẻ chọn tranh lô tô theo yêu cầu 
 *Giáo dục: Khi c/c ngồi trên các phương tiện giao thông này c/c phải làm gì? 
 - Khi c/c ngồi máy bay c/c làm gì trước khi máy bay cất cánh
Hoạt động 3: Ai nhanh nhất
 - Vừa rồi c/c khám phá rất nhiều các ptgt. C/c có muốn trở thành những hành khách may mắn để có cơ hội nhận quà từ TC “ Xem ai chọn đúng”. Mời c/c nhanh chân tham gia TC
* Cách chơi: cô chia c/c thành 3 đội chơi. Cô có 3 bức tranh và1 số loại ptgt các loại. Các đội sẽ thi đua chọn ptgt theo đúng nơi hoạt động. 
+ Đội 1: sẽ dán ptgt đường thủy 
+ Đội 2: sẽ chọn ptgt đường hàng không 
+ Đội 3: sẽ chọn ptgt đường thủy và hàng không
- Đội nào dán nhanh, đúng sẽ nhận món cánh?
KẾT THÚC : NXT
Thuyền, tàu, ca nô, máy bay, trực thăng....
Thuyền buồm
Đáy thuyền ,thân thuyền, cánh buồm 
 To, nhờ sức gió
Chở người, hàng hóa
Biển, sông, hồ
Phương tiện giao thông đường thủy
Trẻ mô phỏng cánh buồm lướt gió
Tàu thủy
Đáy tàu, thân tàu to có nhiều khoan tàu.
Chở người
Động cơ
Biển, sông lớn
 ptgt đường thủy 
Trẻ kể tên
Trẻ nghe âm thanh của máy bay
Máy bay
Phần đầu, thân máy bay có 2 cánh, đuôi máy bay
Động cơ, nhiên liệu
 Người, hàng hóa
Trên bầu trời
PTGT đường hàng không
Tàu thủy, thuyền buồm, máy bay
Trẻ kể tên
Trẻ chọn tranh lô tô và giơ lên
Ngồi ngắn, không đua giỡn, mặc áo phao
Cài dây an toàn
Thứ 3
28/2/107
LĨNH VỰC: GD PT THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: “CON CHUỒN CHUỒN”
TT: VTTN
NH: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
TCÂN: Ô CỬA BÍ MẬT
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ tên bài hát và chơi được trò chơi“ ô cửa bí mật”. Hiểu nội dung, nhớ tên tác giả
- Trẻ hát đúng lời, đúng nhịp, đúng giai điệu của bài hát .Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ.
- Giáo dục các cháu biết yêu quí và bảo vệ các con loại côn trùng có ích, tiêu diệt và tránh xa các loại côn trùng có hại
II.CHUẨN BỊ:
- Mũ chuồn chuồn
- Đàn nhạc bài hát “con chuồn chuồn”.
- P.P trò chơi “ô cửa bí mật”
- Trống lắc, thanh gõ, gáo dừa.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoat động1: Trò chuyện cùng trẻ
-Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố:
“Con gì cánh mỏng,
tên gọi hai lần,
bay cao trời nắng,
thấp dần trời mưa
- Đố là con gì
- Đúng rồi. Vậy các con có biết con chuồn chuồn thuộc nhóm động vật gì không? Ngoài chuồn chuồn còn có con gì thuộc nhóm côn trùng nữa?
- C/c có biết bài hát nào nói về con chuồn chuồn không?
- C/c thuộc bài hát này chưa?
- Cô và cc cùng hát ( trẻ hát 1 lần)
- Các con biết không, trong thiên nhiên có rất nhiều loài côn trùng khác nhau, có loài thì rất có ích, cũng có loài rất có hại. Con chuồn chuồn thuộc loại côn trùng có ích đó các con, ngoài việc bay lượn như những đám tàu để cho phong cảnh thêm đẹp thì chúng còn giúp cho con người dự báo thời tiết trong ngày
- Cc hãy hát bài “con chuồn chuồn” thật hay nha!
 - Cho c/c hát lại 1 lần nữa
v Hoạt động 2: Hát k/h vttn “con chuồn chuồn”
- C/c ơi ! để bài hát thêm hay và thêm sinh động. Hôm nay cô sẽ cho c/c vỗ tay theo nhịp nhé!
 - Vỗ theo nhịp là c/c vỗ 1 nhịp nghĩ 1 nhịp với bài hát này c/c vỗ vào chữ “ con” nghĩ vào chữ “ chuồn”, vỗ vào chữ “ chuồn”, nghĩ vào chữ “ bay” cứ như thế cho đến hết bài hát
 - Cả lớp cùng vỗ tay 2 lần .
- Từng tổ vỗ bằng dụng cụ.( ss cho trẻ)
 - Nhóm bạn trai , bạn gái. ( ss cho trẻ)
 - Cho 3 tổ hát
 - Cá nhân ( 1-2 cháu ).
 - Cả lớp hát và vỗ lại lần cuối.
v Hoạt động 3: Nghe hát “chị ong nâu và em bé”
 - Lắng nghe! Lắng nghe!
Con gì bé tí
Chăm chỉ suốt ngày
Bay khắp vườn cây
Tìm hoa kiếm mật
- Đố c/c là con gì?
- Các con thấy con ong ở đâu?
- Hôm nay cô sẽ hát tặng cho c/c 1 bài hát nói về bạn ong rất chăm chỉ. Bài hát có tên là “ chị ong nâu và em bé” sang tác của Tân Huyền, c/c lắng nghe nha
- Cô hát và minh họa lần 1
 - Bài hát nói về chị ong nâu bay đi tìm mật từ rất sớm trong vườn hoa đẹp. Chị gặp anh gà trống đang gáy sáng, ông mặt trời thì vừa ló dạng. Chị ong rất là chăm chỉ vì thế các con cũng phải nghe lời chị ong dặn chăm học không nên lười.
- Cô hát lần 2 minh họa cùng trẻ
vHoạt động 4: TCAN : “ô cửa bí mất”
- Xin chào các bạn đến với trò chơi “ Ô cửa bí mật”.Trên đây cô có các ô số 1,2,3,4, cô sẽ mời các bạn lên chọn cho mình 1 ô số , phía sau mỗi ô số là hình ảnh hoặc 1 đoạn nhạc về các loại côn trùng và các con hãy đoán tên bài hát sau đó sẽ hát một bài hát có nội dung phù hợp với hình ảnh hoặc đoạn nhạc đó, sau đây xin mời các bạn chúng ta cùng tham gia.
- Cô mời từng bạn.
- Ô cửa số 1 hát bài “con chim non”
- Ô cửa số 2 hát bài “ kìa con bướm vàng ”.
- Ô cửa số 3 hát bài “con chuồn chuồn”.
- Ô cửa số 4 hát bài “ chị ong nâu và em bé”.
vKết thúc: Nhận xét tuyên dương
Con chuồn chuồn
Con bướm, con cào cào, con ruồi, con muỗi
Dạ biết
Dạ rồi
Trẻ chú ý
Con ong
Trẻ chơi
Thứ 4
1/3/2017
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: SO SÁNH THÊM BỚT TRONG PHẠM VI 5
I/ YÊU CẦU:
Trẻ nhận biết được mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 5, biết so sánh thêm, bớt để tạo sự bằng nhau.
Rèn kĩ năng xếp tương ứng 1-1, trẻ nhanh nhẹn khi thực hiện theo yêu cầu của cô.
Thông qua trò chơi củng cố cho trẻ kỹ năng đếm, so sánh thêm bớt có số lượng là 5.
II/ CHUẨN BỊ :
Power point thêm bớt trong phạm vi 5
Đồ dùng của mỗi trẻ: 1 rổ đựng 1 cái bảng con, 4 con cào cào màu xanh, 1 con cào cào màu đỏ, 5 con chuồn chuồn, thẻ số 
Mô hình vườn hoa 5 conchim chích bông, ong, chuồn chuồn
* Tích hợp: Bài hát: “chim chích bông”, “tết đến rồi”
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Ôn: “Đếm đến 5
- Cô và trẻ hát bài hát: “Chim chích bông”
- Trong bài hát có con vật gì?
- Cô cháu đi đếm mô hình. Các con hãy đếm xem có bao nhiêu con chim chích bông sà xuống bắt sâu nào?
- Có mấy con chim ? 
-5 con chim tương ứng với số mấy? Bạn nào giúp cô lên gắn thẻ số 5.
- Ngoài chim ra các con hãy nhìn xem còn có con gì đang hút mật nữa đó các con.
- Có bao nhiêu con ong ? 
 - 5 con ong tương ứng với số mấy? Bạn nào giúp cô lên gắn thẻ số 5.
 - Lần lược cho trẻ đếm số lượng con chuồn chuồn 
- Trời hôm nay nắng đẹp, Cô cháu mình cùng làm những chú bướm bay đi tìm hoa nhé.
- C/C ơi, đến giờ học rồi cùng về lớp đi nào.
HĐ 2: so sánh, thêm bớt trong phạm vi 5
- Các con ơi khi cô cháu mình bay về lớp thì cô thấy có những con vật bay theo các con hãy đón xem đó là con gì nha.
Con gì màu sắc đẹp
Bay rập rờn bên hoa
Suốt ngày chỉ la cà
Không chăm lo làm việc.
- Là con gì?
* Cô
- Cô bấm màn hình lần lượt 5 con bướm xuất hiện
- Các con hãy đếm xem có bao nhiêu con bướm nhé 
- Những chú ong cũng bay theo con bướm
- C/c xem bên dưới con bướm có mấy con ong 
- Nhóm bướm nhiều hơn hay nhóm ong nhiều hơn ? (Cho trẻ lặp lại)
Nhiều hơn là mấy? (Cho trẻ lặp lại)
Nhóm ong ít hơn hay nhóm bướm ít hơn ? (Cho trẻ lặp lại)
It hơn là mấy? Vì sao con biết?
Bây giờ C/c thấy nhóm bướm và nhóm ong như thế nào so với nhau? có bằng nhau không? 
Đúng rồi nhóm bướm và nhóm ong không bằng nhau
Muốn nhóm bướm và nhóm ong bằng nhau thì ta phải làm sao?
Cho 1 trẻ lên thêm
Cho trẻ nhắc lại 4 con ong thêm một con ong là 5 con ong. Vậy 4 thêm 1 là 5.
Bây giờ nhóm bướm và nhóm ong như thế nào với nhau? và bằng mấy? thẻ số mấy 
* Trẻ
Cho trẻ đọc đồng dao “con chuồn chuồn” 
 Vừa đọc vừa lấy rổ đồ dùng về 3 tổ 
Cô và c/c vừa đọc đồng dao nói về con gì?
Bây giờ c/c hãy xếp tất cả con chuồn chuồn ra bảng, xếp thành hàng ngang từ trái qua phải
C/c xếp tất cả con cào cào màu xanh bên dưới con chuồn chuồn.. 
Bây giờ c/c hãy đếm xem có bao nhiêu con cào cào?
Có bao nhiêu con chuồn chuồn? 
Nhóm chuồn chuồn nhiều hơn hay nhóm cào cào nhiều hơn ? (Cho trẻ lặp lại)
Nhiều hơn là mấy? (Cho trẻ lặp lại)
Nhóm cào cào ít hơn hay nhóm chuồn chuồn ít hơn ? (Cho trẻ lặp lại)
It hơn là mấy? Vì sao con biết?
-Bây giờ c/c thấy nhóm chuồn chuồn và nhóm cào cào như thế nào so với nhau? có bằng nhau không? 
Muốn nhóm chuồn chuồn và nhóm cào cào bằng nhau thì ta phải làm sao?
Bây giờ c/c hãy lấy 1 con cào cào màu đỏ thêm vào
Cho trẻ nhắc lại 4 con cào cào thêm một là 5 con cào cào. Vậy 4 thêm 1 là 5
Nhóm chuồn chuồn và nhóm cào cào như thế nào với nhau? Và bằng mấy? thẻ số mấy
* Cô
- Có 1 con ong bay đi hút mật ( Cô bấm cho 1 con ong mất đi)
- Vậy còn lại mấy con ong 
- Tương ứng với 4 con ong đặt thẻ số mấy?
- Vậy: 5 bớt 1 còn 4 ( cho trẻ nhắc lại)
- Bây giờ nhóm bướm và nhóm ong như thế nào so với nhau?
- Nhóm nào nhiều hơn?
- Nhiều hơn mấy?
- Nhóm nào ít hơn?
- Ít hơn mấy?
- Vì sao con biết?
- Muốn cho nhóm ong và nhóm bướm bằng nhau phải làm thế nào?
- Cô sẽ chọn cách lấy thêm 1 con ong nữa ( cô bấm máy cho 1 con ong nữa xuất hiện)
- Có 4 con ong thêm 1 con ong nữa thành mấy con ong?( Cho c/c đếm lại)
-Vậy : 4 thêm 1 là mấy? 
- Tương tự cô cho trẻ bớt 2,3,4,5
HĐ 3: 
Chim chích bông
1,2,3,4,5 tất cả có 5 con chim chích bông 
Số 5. cho 1 trẻ lên chọn số 5
Con ong
1,2,3,4,5 tất cả có 5 con ong 
Số 5 cho 1 trẻ lên chọn số 5
Con bướm
1,2,3,4,5 tất cả là 5 con bướm
1,2,3,4 tất cả có 4 con ong
Nhóm bướm nhiều hơn
Nhiều hơn 1
Nhóm ong ít hơn nhóm bướm
Ít hơn 1. Vì thiếu 1 con ong
Không bằng nhau
- Thêm 1 con ong
Trẻ nhắc lại
Bằng nhau. Bằng 5. số 5
Con chuồn chuồn
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
- 4 con cào cào
5 con chuồn chuồn
Nhóm chuồn chuồn nhiều hơn
Nhiều hơn 1
Nhóm cào cào ít hơn
Ít hơn 1. Vì thiếu 1 con cào cào
Không bằng nhau
Thêm 1 con cào cào
Trẻ đọc theo cô
Bằng nhau. Và bằng 5. thẻ số 5
4 con ong
Số 4
Không bằng nhau
Nhóm bướm nhiều hơn
nhiều hơn 1
Nhóm ong ít hơn
ít hơn 1
 Bớt đi 1 con ong
 lấy thêm 1 con ong nữa
Thứ 5
9/2/2017
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: THƠ “ONG VÀ BƯỚM”
I/ YÊU CẦU:
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả
-Trẻ đọc thuộc thơ, đọc rỏ ràng và biết ngắt đúng nhịp để thể hiện nội dung bài thơ, trả lời được câu hỏi đàm thoại và tham gia chơi các t/c cùng bạn. Làm quen 1 số từ khó: bay vội
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ, nghe lời ông bà, ba mẹ, chăm chỉ làm việc, không bò đi chơi khi việc chưa xong
II./ CHUẨN BỊ:
Power point bài thơ. “ong và bướm”
Mô hình bài thơ “ong và bướm”
Hình ảnh ong và bướm có số cho trẻ chơi trò chơi
Mũ ong và bướm đủ cho trẻ
TH: ÂN “ kìa con bướm vàng”, toán
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện cùng trẻ
- Cô và c/c cùng vận động bài hát “ kìa con bướm vàng”
- Trong bài hát nói đến con vật gì?
 - C/c đã nhìn thấy con bướm bao giờ chưa? 
- C/c thường nhìn thấy bướm ở đâu? 
- Hôm nay thời tiết rất đẹp chúng mình hãy làm những chú bướm xinh đẹp để bay đến những vườn hoa, tô điểm cho vườn hoa thêm rực rỡ nhé. 
*Cho 1 trẻ đúng làm chú ong bay lấp ló ngoài cửa. 
Cô nói : Các bạn bướm ơi bạn ong đang bay đi đâu kìa? 
- Chúng mình hãy gọi ong lại đây chơi với mình đi. 
- Bạn ong ơi bạn ong lại đây chơi với chị em nhà bướm chúng mình. 
- Ong nói: “Không! Không! Tôi không đi chơi đâu, tôi còn bận (rồi bạn ong bay đi)
- Ồ! Tại sao bạn ong lại không đi chơi với chị em nhà bướm chúng mình, các bạn bướm có biết vì sao không?
- Để biết vì sao bạn ong lại như vậy thì c/c cùng lắng nghe bài thơ “ ong và bướm” của tác giả “ Nhược Thủy” nhé!
*HĐ2: Thơ “ong và bướm”
-Cô đọc thơ lần 1: Trên mô hình 
- Chúng mình đã biết vì sao mà bạn ong không đi chơi với chị em nhà bướm chúng mình chưa? 
- Vậy thì các bạn bướm xinh đẹp ơi, chúng mình hãy học tập bạn ong luôn chăm chỉ và nghe lời mẹ nhé. 
- Chúng mình hãy tạm biệt bạn ong đáng yêu. Bây giờ cô m

File đính kèm:

  • docptgt đường thủy và hàng không 2.doc