Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Kế hoạch chủ đề: Bản thân - Năm học 2020-2021

* Phát triển vận động.

1. Thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn.

2. Giữ được thăng bằng trong vận động: Bật

3. Phối hợp tay, mắt trong vận động:Tung- bắt

4 Phối hợp tay, chân trong vận động: Bò

* Dinh dưỡng sức khỏe:

5. Biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

- Thực hiện được một số công việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn: Rửa tay, lau mặt, súc miệng

 

doc9 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Kế hoạch chủ đề: Bản thân - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ “BẢN THÂN”
Thời gian thực hiện 4 tuần: (Từ 21/09 đến 16/10/2020)
 - Tôi là ai
 - Tết trung thu 
 - Cơ thể tôi
 - Tôi cần gì để lớn lên, khoẻ mạnh.
Độ tuổi
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
I. Phát triển thể chất
5 tuổi
* Phát triển vận động
1. Biết thực hiện đúng thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
2. Bật chụm liên tục vào 5 vòng.
3. Phối hợp tay, mắt trong vận động: Tung – bắt
3. Phối hợp tay, chân trong vận động: Bò
*Dinh dưỡng sức khỏe
4. Biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều loại nước ngọt, nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe. (Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe (CS 20)
5. Có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh và phòng bệnh. (Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp (CS 17))
- Tự lau mặt, đánh răng. (Tự rửa mặt và chải răng hàng ngày (cs 16))
- Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng (Chỉ số 18)
*Phát triển vận động
- Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Hô hấp, tay, bụng, chân.)
- Bật liên tục vào vòng
- Tung bóng lên cao và bắt
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m - 5m
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của việc ăn đủ lượng đủ chất.
- Tập luyện một số thói quen: Lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
- Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt hàng ngày
- Chải hoặc vuốt lại tóc khi bù rối. Chỉnh lại quần áo khi bị xộc xệch hoặc phủi bụi đất khi bị dính bẩn.
* Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay - vai: Đưa 2 tay lên cao, ra trước sang 2 bên
- Lưng - bụng:Ngửa người ra sau kết hợp tay lên cao, chân bước sang phải sang trái. 
- Chân: Đưa ra trước , đưa sang ngang đưa về phía sau.
* Vận động cơ bản:
- Bật liên tục vào vòng
- Tung bóng lên cao và bắt
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m - 5m 
* Dinh dưỡng sức khỏe 
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh trong ngày của trẻ.
- Thực hiện mọi lúc mọi nơi 
4 tuổi
* Phát triển vận động 
1. Thực hiện đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
2. Giữ được thăng bằng trong vận động: Bật
3. Phối hợp tay, mắt trong vận động: Tung - bắt
4. Phối hợp tay, chân trong vận động: Bò
* Dinh dưỡng sức khỏe :
5. Biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.
- Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở: Đánh răng, tự lau mặt
- Luyện tập động tác phát triển các nhóm cơ, hô hấp: Hô hấp, tay, bụng, chân.
- Bật liên tục về phía trước
- Tung bóng lên cao và bắt
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 3m - 4m
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của việc ăn đủ lượng đủ chất.
- Tập đánh răng, lau mặt.
3 tuổi
* Phát triển vận động.
1. Thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn.
2. Giữ được thăng bằng trong vận động: Bật
3. Phối hợp tay, mắt trong vận động:Tung- bắt
4 Phối hợp tay, chân trong vận động: Bò
* Dinh dưỡng sức khỏe: 
5. Biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Thực hiện được một số công việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn: Rửa tay, lau mặt, súc miệng
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ, hô hấp: Hô hấp, tay, chân, bụng.
- Tập luyện các vận động cơ bản:
+ Bật tại chỗ
+ Tung bắt bóng với cô
+ Bò theo hướng thẳng
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của việc ăn đủ lượng đủ chất.
- Làm quen cách đánh răng, lau mặt.
II. Phát triển nhận thức
5 tuổi
1. Nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện
2. Kể tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội
2. Phối hợp các giác quan khác nhau để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật như sử dụng các giác quan để xem xét hoa, quả,  và thảo luận về đặc điểm của đối tượng.
3. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn. (Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải trái) của một vật so với một vật khác (Chỉ số 108))
4. Thêm bớt trong phạm vi 6
- Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình.
-Đặc điểm nổi bật cảu tết trung thu
- Chức năng của các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
- Xác định vị trí của đồ vật (phía trước – phía sau; phía trên – phía dưới; phía phải – phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm chuẩn.
- So sánh thêm bớt nhóm đối tượng có số lượng là 6.
MTXQ:
+ Trò chuyện về bản thân của bé 
+ Trò chuyện về ngày tết trung thu. 
+ Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé/Nhận biết, phân biệt 5 giác quan.
Làm quen toán
- Xác định vị trí đồ vật (trong - ngoài; phía trên - phía dưới) so với 1 vật nào đó làm chuẩn
 - Xác định vị trí đồ vật (phía trước - phía sau; phía phải - phía trái) so với 1 vật nào đó làm chuẩn 
- So sánh thêm bớt nhóm đối tượng có số lượng là 6.
4 tuổi
1. Nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.
2. Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm  để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng.
3. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác.
4. Thêm bớt trong phạm vi 6 theo khả năng
 - Họ và tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân.
- Chức năng của các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
- Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác (phía trước – phía sau; phía trên – phía dưới; phía phải – phía trái).
- So sánh thêm bớt nhóm đối tượng có số lượng là 6 theo khả năng
3 tuổi
1. Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi và trò chuyện.
2. Sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: nhìn, nghe, ngửi, sờ  để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng.
3. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân.
4. Thêm bớt trong phạm vi 6 theo khả năng
- Tên, tuổi, giới tính của bản thân.
- Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
- Nhận biết phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, tay phải – tay trái.
- So sánh thêm bớt nhóm đối tượng có số lượng là 6 theo khả năng.
III. Phát triển ngôn ngữ
5 tuổi
1. Dùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh....
2. Đọc biểu cảm bài thơ, ca dao.
3. Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng, câu chuyện nào đó để người nghe có thể hiểu. (Kể lại được nội dung câu chuyện đã nghe theo trình tự nhất định (Chỉ số 71))
4. Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm...phù hợp với ngữ cảnh (Sử dụng các từ chỉ tên gọi, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày (Chỉ số 66))
5. Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi (cs61) 
6. Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểmphù hợp với ngữ cảnh. (Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân (Cs 68)
7. Không nói tục, chửi bậy (Chỉ số 78)
8. Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt (cs 91)
9. Tô các nét chữ. (Biết viết chữ theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống dưới (cs 90))
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau 
- Đọc thơ, ca dao.
- Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự
- Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh, tại sao, có cái gì giống nhau, do đâu mà có.
- Nhận ra cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi hoặc tức giận của người khác qua ngữ điệu lời nói của họ. Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.
- Trẻ không nói hoặc bắt chước lời nói tục trong bất cứ tình huống nào
- Nhận dạng các chữ cái 
- Tập tô các nét chữ.
Làm quen tiếng Việt: 
- Trò chuyện về bản thân
Văn học: 
Thơ:
+ Chiếc bóng (TG :Phạm Thanh Quang) 
+ Những con mắt / Tay ngoan
+Lời bé
Chuyện
+ Câu chuyện tay trái, tay phải (tg: Lý Thị Minh Hà) / Đôi tai xấu xí (Theo báo Họa Mi) 
* Mọi lúc mọi nơi.
Chữ cái
+Tập tô o ô ơ
+ Làm quen chữ cái a ă â
+ Trò chơi chữ cái a, ă, â
+ Tập tô chữ cái a, ă, â
4 tuổi
1. Sử dụng các câu đơn câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định.
2. Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm
3. Đọc thuộc bài thơ, ca dao.
4. Nói rõ để người nghe có thể hiểu được.
5. Sử dụng các từ lễ phép trong giao tiếp.
6. Trẻ nhận biết phát âm chữ cái.
7. Trẻ biết gạch chân chữ cái trong từ và tô màu chữ in rỗng
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.
- Đọc thơ, ca dao
- Kể lại truyện đã được nghe.
- Sử dụng các từ biểu thị lễ phép
- Trẻ nhận dạng một số chữ cái 
- Tập tô các nét chữ.
3 tuổi
1. Sử dụng được câu đơn, câu ghép.
2. Sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm
2. Đọc thuộc bài thơ, ca dao.
3. Nói rõ các tiếng.
4. Sử dụng các từ “Vâng ạ; “Dạ”; “Thưa”... trong giao tiếp.
5. Nhật biết và phát âm đúng chữ cái cùng anh chị.
6. Trẻ biết tô màu chữ in rỗng
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng.
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng.
- Đọc các đoạn thơ, ca dao.
- Kể lại 1 vài tình tiết của truyện đã được nghe.
- Sử dụng các từ biểu thị lễ phép
- Trẻ tiếp xúc với chữ
- Tô màu chữ in rỗng
IV. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội 
5 tuổi
1. Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân 
2. Ứng sử phù hợp với giới tính của bản thân (Chỉ số 28)
3. Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không làm được (Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân (Chỉ số 29)
4. Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn (Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (Chỉ số 34))
5. Nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích, khả năng)(Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (Chỉ số 59
6. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
- Tên, tuổi, giới tính
- Nhận ra được một số hành vi ứng xử cần có, sở thích có thể khác nhau giữa bạn trai và bạn gái. Thường thể hiện các hành vi ứng xử phù hợp: Trai thể hiện sự mạnh mẽ dứt khoát. Gái thể hiện nhẹ nhàng ý tứ. Lựa chọn trang phục phù hợp với gới tính.
- Sở thích và khả năng của bản thân
- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận.
- Điểm giống và khác nhau của mình với người khác
- Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi: đúng - sai, tốt – xấu
Hoạt động chơi
- GPV: 
+ Bán hàng thời trang của bé.
+Bán hàng
+ Phòng khám, bác sĩ
+ Cửa hàng thực phẩm
- GXD: 
+ Xây nhà của bé.
+ Xây cửa hàng thực phẩm
- GTH: 
. Vẽ và tô màu bạn trai bạn gái. 
. Nặn, vẽ, tô mầu bánh, đèn ông sao
. Vẽ thêm các bộ phận trên cơ thể, bạn trai, bạn gái.
 . Vẽ và tô màu bốn nhóm thực phẩm 
- GÂN: Hát múa các bài hát về bản thân. Chơi với dụng cụ âm nhạc
- GTV: 
+ Xem sách truyện về bản thân/ tết trung thu
+ Sách truyện xem tranh sách truyện về các bộ phận trên cơ thể
+ Xem sách truyện, tranh ảnh về các nhóm thực phẩm
- GKPKH - TN: 
+ KPKH: 
. Chơi đồ dùng học toán, chơi số. 
. Phân loại tranh lôtô về các loại bánh kẹo ngày tết trung thu và đặt thẻ số tương ứng
. Phân loại tranh lôtô bạn trai, bạn gái và đặt thẻ số tương ứng
. Phân loại tranh lôtô về 4 nhóm thực phẩm và đặt thẻ số tương ứng
+KPTN: Chăm sóc bảo vệ cây xanh của lớp
KĨ NĂNG XÃ HỘI
+ Dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp 
4 tuổi
1.Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân 
2. Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được
3. Biết lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
4. Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn bè để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật...)
- Tên, tuổi, giới tính
- Sở thích, khả năng của bản thân
- Phân biệt hành vi: đúng - sai, tốt – xấu
- Quan tâm, giúp đỡ bạn.
3 tuổi
1.Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân 
2. Nói được điều bé thích, không thích.
3. Biết lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp khi được nhắc nhở.
- Tên, tuổi, giới tính
- Những điều bé thích, không thích
- Nhận biết hành vi: đúng - sai, tốt – xấu.
V. Phát triển thẩm mĩ
5 tuổi
1. Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm
3. Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. (Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình (Cs 103)
4. Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát với các hình thức (vỗ tay theo tiết tấu,múa)
5. Nhận ra giai điệu(vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc (Cs 99)
- Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm
- Nói lên ý tưởng sản phẩm tạo hình của mình
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa)
- Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc.
Tạo hình
+ Tạo hình bé trai, bé gái
+
Âm nhạc
Hát, vận động các bài hát:
- Sinh nhật của bé (nvl Hoàng Công Dụng)
- Gác trăng
- Năm ngón tay ngoan. (nvl Trần Văn Thụ)
- Mời bạn ăn.
Nghe hát
- Em là bông hồng nhỏ
- Dân ca tự chọn
 TCÂN
+ Tai ai tinh.
4 tuổi
1. Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm
2. Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
3. Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu,múa)
- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm
- Nói lên ý tưởng sản phẩm tạo hình của mình.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát.
3 tuổi
1. Tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
2. Vận động theo nhịp điệu bài hát (vỗ tay theo phách, nhịp, tiết tấu, vận động minh họa)
 - Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát.
 TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_ke_hoach_chu_de_ban_than_nam_hoc_202.doc
Giáo Án Liên Quan