Giáo án mầm non lớp Mầm - Làm quen văn học - Đề tài: Truyện Chú vịt xám
Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện “Chú vịt xám”, tên các nhân vật trong truyện: Vịt Mẹ, Cáo, vịt Xám và đàn vịt con.
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện: Câu chuyện nói về vịt Xám được mẹ dẫn đi chơi nhưng khi đi chơi vịt xám không biết nghe lời mẹ dặn nên vịt Xám chút nữa bị Cáo ăn thịt may là có vịt Mẹ đến cứu nên vịt Xám đã thoát chết. Từ đó trở đi vịt Xám luôn vâng lời mẹ dặn, không dám làm sai lời mẹ dặn.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời được các câu hỏi của cô to, rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và sự chú ý cho trẻ.
- Trẻ nhớ được giọng điệu của các nhân vật trong truyện.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào giờ học.
- Trẻ biết vâng lời người lớn.
- Trẻ biết yêu quí và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
GIÁO ÁN: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Truyện “Chú vịt xám”. Đối tượng: MGB. Số lượng: 15 – 20 trẻ. Thời gian: 20 – 25 phút. Ngày soạn: 8/11/2018. Ngày dạy: 15/11/2018 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy. I. Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện “Chú vịt xám”, tên các nhân vật trong truyện: Vịt Mẹ, Cáo, vịt Xám và đàn vịt con. - Trẻ hiểu nội dung câu truyện: Câu chuyện nói về vịt Xám được mẹ dẫn đi chơi nhưng khi đi chơi vịt xám không biết nghe lời mẹ dặn nên vịt Xám chút nữa bị Cáo ăn thịt may là có vịt Mẹ đến cứu nên vịt Xám đã thoát chết. Từ đó trở đi vịt Xám luôn vâng lời mẹ dặn, không dám làm sai lời mẹ dặn. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời được các câu hỏi của cô to, rõ ràng, mạch lạc. - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và sự chú ý cho trẻ. - Trẻ nhớ được giọng điệu của các nhân vật trong truyện. 3. Thái độ: - Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào giờ học. - Trẻ biết vâng lời người lớn. - Trẻ biết yêu quí và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô - Sa bàn truyện. - Phông diễn kịch, trang phục biểu diễn. 2. Tâm thế trẻ: Trẻ vui vẻ, hào hứng. III. Các bước tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cô phụ đóng làm người bán bóng và dẫn dắt vào bài. - Trò chuyện với trẻ: + Các con có biết đây là những quả gì? + Con thấy những quả bóng này như thế nào? + Ngoài những quả bóng dài này có thể làm được rất nhiều những hình khác nhau đấy như hình bông hoa, trái tim và ngoài ra có thể làm hình con vật nữa đấy. Bây giờ các con hãy cùng chú ý xem bác làm con vật gì nhé! Các bạn ơi, bác đã làm con gì từ quả bóng vậy? Hôm nay cô cũng có một câu chuyện rất hay nói về chú vịt được mẹ dẫn đi chơi, nhưng khi đi chơi chú vịt xám đã không biết nghe lời mẹ dặn. Chuyện gì đã xảy ra với chú vịt xám. Muốn biết điều gì xảy ra với chú vịt xám, chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Chú vịt xám” của bác Thu Thủy sưu tầm nhé! 2. Nội dung chính: - Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Cô kể lần 2: Kết hợp sa bàn truyện. * Đàm thoại trích dẫn: + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Truyện: Chú vịt xám) + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? (Trong truyện có vịt mẹ, cáo, vịt xám và đàn vịt con) + Trước khi đi chơi vịt mẹ dặn các con điều gì? (Các con nhớ phải đi theo mẹ, theo đàn, không được tách ra đi một mình) “Một buổi sáng.. con đấy + “Khi vịt mẹ dặn chú vịt nào đã không nghe lời mẹ” (Vịt xám) “Vừa ra khỏi lời mẹ dặn”. Vịt xám không nghe lời mẹ, vịt xám lẻn đi chơi một mình. Ai giỏi cho cô biết lẻn có nghĩa thế nào? (Trốn đi) + Vịt xám đã đi đến đâu? (cái ao) “Cuối cùng chú..tanh tách” + Lúc hốt hoảng vịt Xám đã gọi ai và gọi như thế nào? (vít, vít, vít) “Lúc ăn đã gần vít, vít, vít” + Điều gì xảy ra với chú vịt Xám? + Ai đã cứu chú vịt xám thoát chết? (Vịt mẹ) “Đúng lúc đó vịt mẹ..lời mẹ dặn nữa” + Vậy con thấy vịt xám trong truyện như thế nào? Giáo dục trẻ: Biết vâng lời bố mẹ, không bỏ đi chơi một mình khi chưa xin phép bố mẹ nhé! - Lần 3: Cô và trẻ diễn kịch. + Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện “Chú vịt xám” rồi. Bây giờ chúng mình có muốn gặp các nhân vật trong truyện không? - Cô mời trẻ đóng các vai:vịt Xám, Cáo và đàn vịt con. - Cô hóa trang các nhân vật cho trẻ. - Cô làm người dẫn chuyện 3. Kết thúc: - Cô nhận xét, khuyến khích trẻ. - Cô và trẻ cùng hát bài “Đàn vịt con” Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời
File đính kèm:
- 9.doc